Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề 11: Trái Đất và bầu trời - Bài 43: Chuyển động nhìn thấy của mặt trời (Bản hay)

Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề 11: Trái Đất và bầu trời - Bài 43: Chuyển động nhìn thấy của mặt trời (Bản hay)

I. MỤC TIÊU CHUNG CỦA BÀI HỌC

1. Mức độ/kiến thức cần đạt

Giải thích được một cách định tính và sơ lược: từ Trái Đất thấy được Mặt Trời mọc và lặn hằng ngày.

2. Năng lực

- Năng lực chung :

+ Tự chủ và tự học:Tự học có hướng dẫn của GVđể tìm hiểu về chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời;

+ Giao tiếp và hợp tác: Tổ chức hoạt động nhóm hiệu quả; Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về khái niệm chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời;

+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết các vấn đề xảy ra trong quá trình thảo luận các nội dung về chuyển động nhìn thấy của MặtTrời.

- Năng lực khoa học tự nhiên:

+ Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được chuyển động nhìn thấy hằng ngày của Mặt Trời;

+ Tim hiểu tự nhiên: Giải thích được chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời và hiện tượng từTrái Đất thấy được Mặt Trời mọc và lặn hằng ngày;

+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Thực hiện được các yêu cầu khi thực hành với mô hình Trái Đất và MặtTrời.

3. Phẩm chất

+ Kiên trì, cẩn thận trong quá trình quan sát, thu thập và xử lí thông tin; Có ý chí vượt qua khó khăn khi thực hiện các nhiệm vụ học tập vận dụng, mở rộng;

+ Trách nhiệm trong hoạt động nhóm;

+ Nhiệt tình và gương mẫu hoàn thành phẩn việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; Khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.

 

doc 8 trang huongdt93 04/06/2022 3270
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề 11: Trái Đất và bầu trời - Bài 43: Chuyển động nhìn thấy của mặt trời (Bản hay)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy : 
CHỦ ĐỀ 11 : TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI
TIẾT - BÀI 53 : CHUYỂN ĐỘNG THẤY CỦA MẶT TRỜI (2 TIẾT)
TIẾT 1 : CHUYỂN ĐỘNG NHÌN THẤY CỦA MẶT TRỜI 
TIẾT 2 : MẶT TRỜI MỌC VÀ LẶN 
I. MỤC TIÊU CHUNG CỦA BÀI HỌC 
1. Mức độ/kiến thức cần đạt
Giải thích được một cách định tính và sơ lược: từ Trái Đất thấy được Mặt Trời mọc và lặn hằng ngày.
2. Năng lực 
- Năng lực chung :
+ Tự chủ và tự học:Tự học có hướng dẫn của GVđể tìm hiểu về chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời;
+ Giao tiếp và hợp tác: Tổ chức hoạt động nhóm hiệu quả; Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về khái niệm chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời;
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết các vấn đề xảy ra trong quá trình thảo luận các nội dung về chuyển động nhìn thấy của MặtTrời.
- Năng lực khoa học tự nhiên:
+ Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được chuyển động nhìn thấy hằng ngày của Mặt Trời;
+ Tim hiểu tự nhiên: Giải thích được chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời và hiện tượng từTrái Đất thấy được Mặt Trời mọc và lặn hằng ngày;
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Thực hiện được các yêu cầu khi thực hành với mô hình Trái Đất và MặtTrời.
3. Phẩm chất
+ Kiên trì, cẩn thận trong quá trình quan sát, thu thập và xử lí thông tin; Có ý chí vượt qua khó khăn khi thực hiện các nhiệm vụ học tập vận dụng, mở rộng;
+ Trách nhiệm trong hoạt động nhóm;
+ Nhiệt tình và gương mẫu hoàn thành phẩn việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; Khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
II. CHUẨN BỊ THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, sgk. Bảng phụ ghi câu hỏi trang 214. Tranh phóng to H 43.1; 43.2; 43.3 SGK. Phiếu học tập. Máy chiếu, laptop(nếu có)
Dụng cụ:
 1 quả địa cầu tượng trưng cho Trái Đất;
 1 bóng đèn tròn tượng trưng cho Mặt Trời.
Hoặc bộ đồ dùng thiết bị cũ: “ứng dụng truyền thẳng ánh sáng”
Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi, vở bài tập, đọc trước bài ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 	
HOẠT ĐỘNG 1 : KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới
b. Nội dung: Giáo viên chiếu tranh ( hoặc Vi deo ( giới thiệu bài mới
c. Sản phẩm: Lời giới thiệu của giáo viên, câu hỏi của GV và câu trả lời của học sinh
d. Cách thức tổ chức hoạt động : Quan sát tranh(video)- trả lời nhanh
GV nhận xét và giới thiệu bài mới
HOẠT ĐỘNG 2 : HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
I. CHUYỂN ĐỘNG NHÌN THẤY CỦA MẶT TRỜI 
a. Mục tiêu: Giải thích được một cách định tính và sơ lược: từ Trái Đất thấy được Mặt Trời chuyển động
b. Nội dung: Quan sát hình 43.1. và 43.2. hoàn thành phiếu trả lời câu hỏi
Phiếu học tập:
Hằng ngày Mặt Trời mọc ở đằng ..và lặn ở đằng 
Nguyên nhân của hiện tượng này là do Trái Đất chuyển động tự quay quanh trục của nó theo chiều từ sang ..
c. Sản phẩm: Là phiếu học tập của học sinh được hoàn thành
d. Cách thức tổ chức hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Bước 1 : Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV giới thiệu lẩn lượt các tranh hình 43.1 và 43.2 
Học sinh quan sát tranh hình 43.1 và 43.2 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV tổ chức hoạt động nhóm cặp đôi cho HS thảo luận các nội dung trong SGK.
? Em hãy mô tả sự "chuyển động"của MặtTrời hằng ngày trên bầu trời.
? Quan sát hình 43.2, em hãy cho biết Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo chiều nào và mỗi thời điểm, ánh sáng mặt trời chiếu tới Trái Đất sẽ làm bao nhiêu phần diện tích mặt đất được chiếu sáng?
 ? Người ở tại vị trí B (hình 43.2a) khi ánh sáng mặt trời vừa chiếu tới sẽ quan sát thấy hiện tượng gì? Sau đó, người tại vị trí B sẽ tiếp tục thấy Mặt Trời "chuỵển động" như thế nào? Vì sao?
 ? Người ởtại vị trí c (hình 43.2b) khi ánh sáng mặt trời vừa khuất sẽ quan sát thấy hiện tượng gì? Vì sao?
GV phát phiếu học tập -> các nhân HS hoàn hành
Thông qua quan sát tranh hình và thảo luận các nội dung trong SGK, HS hiểu và giải thích được một cách định tính chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời 
Hằng ngày, chúng ta thấy MặtTrời mọc ở hướng đông. Nó chuyển động trên bầu trời về hướng tây rồi lặn.
Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo chiều ngược chiều kim đồng hồ từ tây sang đông. Mỗi thời điểm, ánh sáng mặt trời chiếu tới Trái Đất sẽ làm một nửa diện tích trái đất (khoảng 50% diện tích mặt đất) được chiếu sáng.
Người ở tại vị trí B trong hình 43.2a khi ánh sáng mặt trời vừa chiếu tới sẽ quan sát thấy hiện tượng Mặt Trời mọc. Sau đó, người ở tại vị trí B sẽ tiếp tục thấy Mặt Trời "chuyển động "dẩn về hướng tây vì Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo chiều từ tây sang đông.
Người ở tại vị trí c (hình 43.2b) khi ánh sáng mặt trời vừa khuất sẽ quan sát thấy hiện tượng Mặt Trời lặn vì trái đất quay quanh trục khiến cho vị trí C bị quay đi khuất ánh mặt trời (không được Mặt Trời chiếu sáng cho tới ngày hôm sau) 
Hoàn thành phiếu học tập:
Hằng ngày Mặt Trời mọc ở đằng .. và lặn ở đằng 
Nguyên nhân của hiện tượng này là do Trái Đất chuyển động tự quay quanh trục của nó theo chiều từ sang .
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
? Qua phiếu học tập, hãy nêu chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời và giải thích vì sao lại chuyển động như vậy?
- GV chốt lại : Nếu quan sát bầu trời trong một ngày đêm, ta sẽ thấy Mặt Trời mọc ở hướng đông vào buổi sáng và lặn dần ở hướng tây lúc xế chiều.
Trước đây, con người vẫn tưởng rằng Trái Đất đứng yên trong không gian; Mặt Trời di chuyển quanh Trái Đất, mỗi ngày một vòng.
Thực ra, Trái Đất không đứng yên mà xoay quanh trục của nó, một vòng mỗi ngày. Trục của Trái Đất là đường nối từ cực Bắc đến cực Nam của nó. Chiều quay của Trái Đất là từ tây sang đông.
Hằng ngày, chúng ta thấy Mặt Trời mọc ở hướng đông và “chuyển động” trên bầu trời dần về hướng tây rồi lặn.
Nguyên nhân của hiện tượng này là do Trái Đất chuyển động tự quay quanh trục của nó theo chiều từ tây sang đông
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV tổng kết kiến thức
Học sinh nghe
NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT PHẦN I:
Hằng ngày, chúng ta thấy Mặt Trời mọc ở hướng đông và “chuyển động” trên bầu trời dần về hướng tây rồi lặn.
Nguyên nhân của hiện tượng này là do Trái Đất chuyển động tự quay quanh trục của nó theo chiều từ tây sang đông
II. MẶT TRỜI MỌC VÀ LẶN
a. Mục tiêu: Giải thích được từ Trái Đất thấy được Mặt Trời mọc và lặn hằng ngày.
b. Nội dung: Thực hành quan sát hình 43.3. Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm: Là các câu trả lời của học sinh
d. Cách thức tổ chức hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Bước 1 : Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Yêu cầu HS quan sát thí nghiệm thực hành như hình 43.3
GV chuẩn bị dụng cụ:như hình 43.3. 
+1 quả địa cầu tượng trưng cho Trái Đất;
+1 bóng đèn tròn tượng trưng cho Mặt Trời.
Tiến hành:
 Đặt quả địa cầu trên bàn;
 Đặt bóng đèn điện trước quả địa cầu;
 Bật bóng đèn chiếu sáng quả địa cầu đổng thời tắt hết các bóng đèn khác trong phòng. Xoay quả địa cẩu chuyển động từ tâỵ sang đông. Yêu cẩu HS thảo luận và thực hiện các nội dung trong SGK.
Hoặc 
GV sử dụng mô hình sau:
 Tiến hành: Gắn mô hình người vào mô hình Trái Đất. Bật đèn và điều chỉnh sao cho mô hình người bắt đầu có ánh sáng đèn chiếu vào. Đó là lúc Mặt Trời mọc ở phía đông.
 Quay từ từ mô hình Trái Đất theo chiều từ phía tây sang phía đông. Quá trình đó tương ứng với Mặt Trời lên cao dần và cao nhất trên bầu trời vào lúc trưa.
 Tiếp tục quay từ từ mô hình Trái Đất theo chiều từ phía tây sang phía đông. Khi người không còn nhận được ánh sáng đèn chiếu vào nữa là lúc Mặt Trời lặn ở phía tây.
HS quan sát 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV tổ chức hoạt động nhóm cho HS thảo luận, thực hiện các nội dung trong SGK.
 ? 4. Giữ quả địa cầu tại một vị trí bất kì. Em hãỵ xác định các vị trí trên quả địa cẩu mà ánh sáng sẽ chiếu tới và các vị trí trên quả địa cẩu mà ánh sáng sẽ khuất ngay khi quay tiếp quả địa cầu.
Các vị trí trên quả địa cầu mà ánh sáng sẽ chiếu tới là những vị trí ánh sáng vừa mới chiếu tới ngay khi ta quay tiếp quả địa cầu.
Các vị trí trên quả địa cẩu mà ánh sáng sẽ khuất là những vị trí ánh sáng sắp bị khuất ngay khi ta quay tiếp quả địa cẩu.
 ? 5 Em hãy quay quả địa cẩu để tại vị trí của Việt Nam trên quả địa cầu sẽ có ánh sáng chiếu tới ngay khi ta quay tiếp quả địa cẩu.
Để tại vị trí của Việt Nam trên quả địa cẩu sẽ có ánh sáng chiếu tới ngay khi ta quay tiếp quả địa cẩu, ta phải quay quả địa cầu tới vị trí sao cho ánh sáng vừa mới chiếu tới vị trí của Việt Nam.
 ? 6. Từ nội dung thảo luận 4 và 5, em hãy liên hệ tới hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất, MặtTrời mọc và Mặt Trời lặn khi quan sáttừTrái Đất.
Hiện tượng Mặt Trời mọc và lặn trên Trái Đất dẫn đến có sự luân phiên ngày và đêm.
Học sinh thảo luận nhóm đại diện trả lời
 Học sinh thực hành theo yêu cầu và tự xác định các vị trí
Học sinh tìm vị trí của Việt Nam trên quả địa cầu, sau đó tự thực hành
 Liên hệ hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất, Mặt Trời mọc và Mặt Trời lặn khi quan sát từ Trái Đất
 + Hiện tượng ngày và đêm: Hình khối cầu của Trái đất luôn được Mặt trời chiếu sáng một nửa, vì thế đã sinh ra ngày và đêm.
 + Hiện tượng Mặt trời mọc, mặt trời lặn: Khi Trái Đất quay, góc nghiêng giữa mặt trời và mặt đất cũng dần lớn lên, đồng thời nó tự quay quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông, vì vậy ta có cảm giác mặt trời mọc từ thấp lên cao, mọc ở đằng đông, lặn ở đằng tây 
Hiện tượng ngày và đêm sinh ra do Trái Đất tự quay quanh trục: Hình khối cầu của Trái đất luôn được Mặt trời chiếu sáng một nửa, vì thế đã sinh ra ngày và đêm, do Trái đất tự quay quanh trục, nên mọi nơi bề mặt của Trái Đất đều lần lượt được mặt trời chiếu sáng.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Từ nội dung thảo luận 4 và 5, em có liên hệ gì tới hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất, Mặt Trời mọc và Mặt Trời lặn khi quan sát từTrái Đất
 HS trao đổi nhóm, nêu được:
 Hiện tượng Mặt trời mọc, mặt trời lặn: Khi Trái Đất quay, góc nghiêng giữa mặt trời và mặt đất cũng dần lớn lên, đồng thời nó tự quay quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông, vì vậy ta có cảm giác mặt trời mọc từ thấp lên cao, mọc ở đằng đông, lặn ở đằng tây 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV tổng kết kiến thức
Học sinh ghi nội dung vào vở
NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT PHẦN II
Hiện tượng Mặt trời mọc, mặt trời lặn: Khi Trái Đất quay, góc nghiêng giữa mặt trời và mặt đất cũng dần lớn lên, đồng thời nó tự quay quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông, vì vậy ta có cảm giác mặt trời mọc từ thấp lên cao, mọc ở đằng đông, lặn ở đằng tây 
HOẠT ĐỘNG 3 : HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Ôn tập lại các kiến thức vừa được học
b. Nội dung: hệ thống câu hỏi ôn tập tự luận và trắc nghiệm
c. Sản phẩm: Các câu hỏi được trả lời
d. Cách thức tổ chức hoạt động : Vấn đáp học sinh hoặc hoạt động nhóm
NỘI DUNG CÂU HỎI LUYỆN TẬP:
1. Khi Mặt Trời lặn nghĩa là ở bất kì đâu trên Trái đất đều không thể nhìn thấy Mặt trời. Kết luận này đúng hay sai? Tại sao?
2. Theo em, hằng ngày người sinh sống ở Hà Nội hay ở Điện Biên sẽ quan sát thấy Mặt trời mọc trước? Tại sao?
3. Khoảng thời gian mỗi ngày đêm trên Trái đất là bao lâu? Em hãy cho biết khoảng thời gian đó thể hiện điều gì? 
Trả lời:
1. Sai. Bởi vì Hiện tượng Mặt trời lặn: là sự biến mất hàng ngày của Mặt Trời phía dưới đường chân trời do kết quả của sự tự quay của Trái Đất. Khi Trái Đất quay, góc nghiêng giữa mặt trời và mặt đất cũng dần lớn lên, đồng thời nó tự quay quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông, vì vậy Mặt trời lặn ở phía tây bầu trời có nghĩa là ra khỏi vùng sáng ở phía đông, trong khi đó một nửa Trái đất còn lại sẽ xảy ra hiện tượng Mặt trời mọc ở phía đông có nghĩa là bầu trời tại một vị trí bắt đầu đi vào vùng sáng ở phía tây của vùng sáng.
2. Hà nội sẽ quan sát thấy mặt trời mọc sớm hơn Điện Biên. Vì Điện Biên nằm cách Thủ đô Hà Nội 504 km về phía Tây
3. Khoảng thời gian mỗi ngày đêm trên Trái Đất là 24h. Khoảng thời gian đó thể hiện Trái Đất quay một vòng mất khoảng 24h 
HOẠT ĐỘNG 4 : HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để 
b. Nội dung: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm
c. Sản phẩm: Các câu hỏi được trả lời
d. Cách thức tổ chức hoạt động : hoạt động nhóm hoặc hđ cá nhân
 Trả lời câu hỏi trắc nghiệm 
Câu 1/Hình ảnh dưới đây cho biết thời điểm nào trong ngày?
A. Sáng sớm.	B. Giữa trưa.	C. Xế chiều.	D.Tối.
Câu2/ Hình ảnh dưới đây cho biết thời điểm nào trong ngày?
A. Sáng sớm.	B. Giữa trưa.	C. Xế chiều.	D.Tối.
Câu 3.Trái Đất có hiện tượng ngày và đêm luân phiên là do
A. MặtTrời mọc ở đằng đông, lặn ở đằng tây.
B. Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo hướng từ tâỵ sang đông, 
C. Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo hướng từ đông sang tây.
D. Mặt Trời chuyển động từ đông sang tây.
HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG – HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Đọc thêm “Thuyết Nhật tâm” SGK trang 216
- Giải thích hiện tượng ngày, đêm trên Trái Đất và nguyên nhân dẫn đến sự luân phiên ngày và đêm
Hướng dẫn về nhà:
 - Về nhà tìm hiểu xem “bầu trời và Mặt đất” trên kênh YouTube. ( Nêu được Mặt Trời và sao là các thiên thể phát sáng; Mặt Trăng, các hành tinh và sao chổi phản xạ ánh sáng Mặt Trời.
-Trả lời câu hỏi cuối bài. Làm bài tập SBT
- Đọc trước bài tiếp theo

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_sach_chan_troi_sang_tao_chu.doc