Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề 4 - Bài 11: Một số vật liệu thông dụng

Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề 4 - Bài 11: Một số vật liệu thông dụng

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

- Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số vật liệu thông dụng.

- Đề xuất được phương án tìm hiểu về một số tính chất của một số vật liệu thông dụng.

- Thu thập dữ liệu, phân tích, thảo luận, so sánh để rút ra được kết luận về tính chất của một số vật liệu thông dụng.

- Nêu được cách sử dụng của một số vật liệu an toàn, hiệu quả và đảm bảo sự phát triển bền vững.

 2. Năng lực:

 a. Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về tính chất và ứng dụng của một số vật liệu trong cuộc sống.

- Giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận hiệu quả với các thành viên trong nhóm để hoàn thành các phương án tìm hiểu tính chất và ứng dụng của vật liệu.

 b. Năng lực khoa học tự nhiên:

- Nhận thức khoa học tự nhiên: Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số vật liệu thông dụng.

- Tìm hiểu tự nhiên: Đề xuất được phương án tìm hiểu về một số tính chất của vật liệu thông dụng. Thu thập dữ liệu, phân tích, thảo luận, so sánh để rút ra được kết luận về tính chất của một số vật liệu.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Sử dụng một số vật liệu an toàn, hiệu quả và đảm bảo sự phát triển bền vững.

 3. Phẩm chất:

- Cẩn thận, khách quan và trung thực trong thực hành.

- Tuyên truyền tích cực cho việc sử dụng vật liệu tiết kiệm, than thiện môi trường.

- Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản than.

- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.

 

docx 11 trang huongdt93 04/06/2022 2040
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề 4 - Bài 11: Một số vật liệu thông dụng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 11: MỘT SỐ VẬT LIỆU THÔNG DỤNG
(Thời gian thực hiện: 2 tiết)
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức:
- Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số vật liệu thông dụng. 
- Đề xuất được phương án tìm hiểu về một số tính chất của một số vật liệu thông dụng.
- Thu thập dữ liệu, phân tích, thảo luận, so sánh để rút ra được kết luận về tính chất của một số vật liệu thông dụng.
- Nêu được cách sử dụng của một số vật liệu an toàn, hiệu quả và đảm bảo sự phát triển bền vững.
	2. Năng lực:
	a. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về tính chất và ứng dụng của một số vật liệu trong cuộc sống.
- Giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận hiệu quả với các thành viên trong nhóm để hoàn thành các phương án tìm hiểu tính chất và ứng dụng của vật liệu.
	b. Năng lực khoa học tự nhiên:
- Nhận thức khoa học tự nhiên: Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số vật liệu thông dụng.
- Tìm hiểu tự nhiên: Đề xuất được phương án tìm hiểu về một số tính chất của vật liệu thông dụng. Thu thập dữ liệu, phân tích, thảo luận, so sánh để rút ra được kết luận về tính chất của một số vật liệu.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Sử dụng một số vật liệu an toàn, hiệu quả và đảm bảo sự phát triển bền vững.
	3. Phẩm chất:
- Cẩn thận, khách quan và trung thực trong thực hành.
- Tuyên truyền tích cực cho việc sử dụng vật liệu tiết kiệm, than thiện môi trường.
- Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản than.
- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
II. Thiết bị dạy học và học liệu:
- Hình ảnh 11.1, 11.2, 11.3, 11.4, 11.5
- Thí nghiệm 1: Giấm ăn, đinh sắt, miếng kính, miếng nhựa, miếng cao su, mẫu đá vôi, mẫu sành.
- Thí nghiệm 2: Đèn cồn, kẹp, đinh sắt, dây đồng, gỗ, mẫu nhôm, miếng nhựa, mẫu sành.
- Thí nghiệm 3: Đoạn dây cao su, cốc nước nóng, cốc nước nguội
- Thí nghiệm 4: Cục tẩy, xăng..
- Phiếu học tập:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Nhóm: 
Câu 1: Kể tên một số vật liệu trong cuộc sống mà em biết?
Câu 2: Liệt kê các loại đồ vật hoặc công trình xây dựng được làm từ những loại vật liệu trong hình 11.1?
Câu 3: Hoàn thành bảng 11.1
Đồng
Nhôm
Sắt
Nhựa
Cao su
Gỗ
Dây điện
Phin pha cà phê
Đồ chơi lego
Dây phanh xe đạp
Lốp xe đạp
Tủ quần áo
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Nhóm: 
Bảng 11.2: Một số tính chất của vật liệu
Cứng
Dẻo
Giòn
Đàn hồi
Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt
Dễ cháy
Bị gỉ
Bị ăn mòn
Kim loại
Cao su
Nhựa
Gỗ
Thủy tinh
Gốm
III. Tiến trình dạy học:
TIẾT 1:
	1. Khởi động:
	a. Mục tiêu: Tạo cho học sinh hứng thú về việc tìm hiểu tính chất và ứng dụng của các vật liệu trong đời sống.
	b. Nội dung: GV sử dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề, tạo cho học sinh hứng thú về việc tìm hiểu tính chất và ứng dụng của các vật liệu trong đời sống.
	c. Sản phẩm: HS hứng thú về việc tìm hiểu tính chất và ứng dụng của các vật liệu trong đời sống.
	d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- Giao nhiệm vụ:
GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
+ Lốp xe được chế tạo từ vật liệu gì?
+ Tại sao lốp xe lại được chế tạo từ cao su, mà không chế tạo từ các vật liệu khác như sắt, thép, gỗ . ?
- Thực hiện nhiệm vụ
HS trả lời câu hỏi
+ Cao su
+ 
- Báo cáo kết quả: 
- Tổng kết: 
GV: Để tìm hiểu tại sao lốp xe lại được chế tạo từ cao su, mà không chế tạo từ các vật liệu khác như nhôm, thép, gỗ ., ta nghiên cứu trong bài học ngày hôm nay.
	2. Hình thành kiến thức mới:
	Hoạt động 1: Tìm hiểu một số vật liệu.
	a. Mục tiêu: GV hướng dẫn HS tìm hiểu một số vật liệu thông dụng.
	b. Nội dung: GV tổ chức các hoạt động để làm rõ các mục tiêu trên.
	c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1, khái niệm vật liệu
	d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- Giao nhiệm vụ: GV hướng dẫn HS quan sát thực tế và hình 11.1, 11.2 trong SGK, yêu cầu HS liệt kê được các vật liệu, đồ vật được làm từ vật liệu đó và hoàn thành phiếu học tập số 1
- Nhận nhiệm vụ: 
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
GV chia lớp thành 2-3 nhóm, yêu cầu HS quan sát hình 11.1, 11.2 trong SGK , hướng dẫn từng nhóm HS thảo luận các nội dung sau:
+ Kể tên một số vật liệu trong cuộc sống mà em biết.
+ Liệt kê các loại đồ vật hoặc công trình xây dựng được làm từ những loại vật liệu trong hình 11.1.
+ Quan sát các sản phẩm trong hình 11.2, em hãy cho biết các sản phẩm đó được làm từ vật liệu gì? 
- Thực hiện nhiệm vụ:
HS hoạt động nhóm thảo luận các nội dung mà GV đưa ra và hoàn thành phiếu học tập số 1.
- Báo cáo kết quả:
+ GV chọn 1 nhóm lên bảng trình bày kết quả.
+ Mời các nhóm khác nhận xét
+ GV chốt lại.
- Nhóm được chọn trình bày kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét.
- Tổng kết: 
+ GV yêu cầu HS tìm hiểu khái niệm vật liệu và phân biệt được với sản phẩm làm ra từ vật liệu, qua đó biết được ứng dụng của vật liệu.
- Khái niệm: vật liệu là chất hoặc hỗn hợp một số chất được con người sử dụng như nguyên liệu đầu vào trong một quá trình sản xuất hoặc chế tạo để làm ra những sản phẩm phục vụ cuộc sống.
	Hoạt động 2: Một số tính chất của vật liệu.
	a. Mục tiêu: GV hướng dẫn HS tìm hiểu tính chất của một số vật liệu thông dụng.
	b. Nội dung: GV sử dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề cùng với việc tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm, hướng dẫn HS biết được mỗi vật liệu có tính chất khác nhau.
	c. Sản phẩm: HS biết được một số tính chất của vật liệu, phiếu học tập số 2.
	d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- Giao nhiệm vụ: GV tổ chức cho HS thảo luận để hoàn thành nội dung trong bảng 11.2
- Nhận nhiệm vụ: 
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS thảo luận và gợi ý hoàn thành nội dung trong bảng 11.2 vào phiếu học tập số 2.
- Thực hiện nhiệm vụ:
HS hoạt động nhóm thảo luận các nội dung mà GV đưa ra và hoàn thành phiếu học tập số 2.
- Báo cáo kết quả:
+ GV chọn 1 nhóm lên bảng trình bày kết quả.
+ Mời các nhóm khác nhận xét
+ GV chốt lại.
- Nhóm được chọn trình bày kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét.
- Tổng kết: 
+ GV nhận xét một số tính chất của các vật liệu: kim loại, cao su, nhựa, gỗ, thủy tinh và gốm.
 Hoạt động 4: Tìm hiểu về khả năng ăn mòn của một số vật liệu.
	a. Mục tiêu: GV hướng dẫn HS tìm hiểu về khả năng ăn mòn của một số vật liệu.
	b. Nội dung: GV sử dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề giúp học sinh tìm hiểu về khả năng ăn mòn của một số vật liệu.
	c. Sản phẩm: HS tìm hiểu về khả năng ăn mòn của một số vật liệu.
	d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- Giao nhiệm vụ: GV tổ chức cho HS làm thí nghiệm 1 trong SGK.
- Nhận nhiệm vụ: 
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
GV chia lớp thành 4 nhóm, hướng dẫn HS làm thí nghiệm 1 trong SGK 
+ Rót một ít dấm ăn vào cốc thủy tinh lần lượt chứa các vật sau: đinh sắt, kính, miếng nhựa, miếng cao su, mẩu đá vôi, mẩu sành.
+ Quan sát hiện tượng xảy ra?
- Thực hiện nhiệm vụ:
HS hoạt động nhóm làm thí nghiệm.
- Báo cáo kết quả:
+ GV chọn 1 nhóm lên bảng trình bày kết quả.
+ Mời các nhóm khác nhận xét
+ GV chốt lại: đinh sắt, mẫu đá vôi có bọt khí thoát ra, các vật khác không có hiện tượng.
- Nhóm được chọn trình bày kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét.
- Tổng kết: 
+ GV nhận xét: Rót một ít dấm ăn vào cốc thủy tinh lần lượt chứa các vật sau: đinh sắt, kính, miếng nhựa, miếng cao su, mẩu đá vôi, mẩu sành thì đinh sắt, mẫu đá vôi bị ăn mòn.
	Hoạt động 4: Tìm hiểu về tính dẫn nhiệt, khả năng chịu nhiệt của một số vật liệu.
	a. Mục tiêu: GV hướng dẫn HS tìm hiểu về tính dẫn nhiệt, khả năng chịu nhiệt của một số vật liệu.
	b. Nội dung: GV sử dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề giúp học sinh tìm hiểu về tính dẫn nhiệt, khả năng chịu nhiệt của một số vật liệu.
	c. Sản phẩm: HS tìm hiểu về tính dẫn nhiệt, khả năng chịu nhiệt của một số vật liệu.
	d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- Giao nhiệm vụ: GV tổ chức cho HS làm thí nghiệm 2 trong SGK.
- Nhận nhiệm vụ: 
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
GV chia lớp thành 4 nhóm, hướng dẫn HS làm thí nghiệm 2 trong SGK để trả lời các câu hỏi
+ Vật liệu nào dễ cháy?
+ Vật liệu nào dẫn nhiệt tốt?
- Thực hiện nhiệm vụ:
HS hoạt động nhóm làm thí nghiệm.
- Báo cáo kết quả:
+ GV chọn 1 nhóm lên bảng trình bày kết quả.
+ Mời các nhóm khác nhận xét
+ GV chốt lại: 
- Nhóm được chọn trình bày kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét.
- Tổng kết: 
+ GV nhận xét: 
Vật liệu dễ cháy: mẫu gỗ
Vật liệu dẫn nhiệt tốt: đinh sắt, dây đồng, mẫu nhôm.
	Hoạt động 5: Tìm hiểu về khả năng bị ăn mòn, bị gỉ của một số công trình, vật dụng.
	a. Mục tiêu: GV hướng dẫn HS tìm hiểu về khả năng bị ăn mòn, bị gỉ của một số công trình, vật dụng.
	b. Nội dung: GV hướng dẫn HS quan sát các hình 11.3, 11.4 và 11.5 trong SGK, HS hiểu được một số công trình bằng kim loại sẽ bị ăn mòn và bị gỉ.
	c. Sản phẩm: HS hiểu được một số công trình bằng kim loại sẽ bị ăn mòn và bị gỉ.	d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- Giao nhiệm vụ: GV tổ chức cho HS quan sát hình 11.3, 11.4 và 11.5 trong SGK. 
- Nhận nhiệm vụ: 
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
GV tổ chức cho HS quan sát hình 11.3, 11.4 và 11.5 trong SGK, và gợi ý cho HS thảo luận các nội dung sau:
+Những vật liệu nào dễ bị ăn mòn, bị hoen gỉ dẫn đến hư hỏng công trình, vật dụng?
+ Nêu nguyên nhân dẫn đến hư hỏng đó?
- Thực hiện nhiệm vụ:
HS hoạt động nhóm làm thí nghiệm.
- Báo cáo kết quả:
+ GV chọn 1 HS lên bảng trình bày kết quả.
+ Mời các HS khác nhận xét
+ GV chốt lại: 
- HS được chọn trình bày kết quả.
- Các HS khác nhận xét.
- Tổng kết: 
+ GV nhận xét: 
Các công trình, vật liệu làm bằng kim loại dễ bị hư hỏng.
Do các vật liệu này khi tiếp xúc với môi trường chứa các tác nhân ăn mòn (không khí, nước biển, ) sẽ bị ăn mòn và hoen gỉ bởi oxygen trong không khí (hình 11.5), mưa acid (hình 11.3) và môi trường nước biển (hình 11.4).
	Hoạt động 6: Khảo sát tính chất của cao su.
	a. Mục tiêu: GV hướng dẫn HS tìm hiểu một số tính chất cơ bản của cao su.
	b. Nội dung: GV sử dụng phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, hướng dẫn HS tìm hiểu một số tính chất cơ bản của cao su.
	c. Sản phẩm: HS hiểu được một số tính chất cơ bản của cao su.
	d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- Giao nhiệm vụ: GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm làm thí nghiệm 3, 4 trong SGK. 
- Nhận nhiệm vụ: 
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm làm thí nghiệm 3, 4 trong SGK và thảo luận các nội dung:
+ 8. Đập quả bóng cao su xuống mặt đường hoặc ném vào tường sẽ xảy ra hiện tượng gì?
+ 9. Kéo căng sợi dây cao su rồi buông tay, có hiện tượng gì xảy ra?
+ 10. Em hãy rút ra tính chất quan trọng của cao su? Kể tên một số ứng dụng của cao su.
- Thực hiện nhiệm vụ:
HS hoạt động nhóm làm thí nghiệm.
- Báo cáo kết quả:
+ GV chọn 1 HS lên bảng trình bày kết quả.
+ Mời các HS khác nhận xét
+ GV chốt lại: 
8. Qủa bóng nảy lên và bật ngược lại.
9. Dây co lại nhanh chóng.
10. Cao su có tính đàn hồi tốt, ít bị biến đổi khi gặp nóng hoặc lạnh, cách nhiệt, cách điện, ít bị ăn mòn, không tan trong nước, tan được trong xăng, dầu. Cao su được sử dụng làm săm, lốp xe, bóng cao su, dây chun cột đồ, các chi tiết của đồ dùng điện, máy móc và đồ dùng điện trong gia đình.
- Nhóm được chọn trình bày kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét.
- Tổng kết: 
+ Từ các nội dung thảo luận ở trên, GV hướng dẫn HS đưa ra kết luận như SGK.
TIẾT 2
Hoạt động 7: Sử dụng vật liệu an toàn, hiệu quả.
	a. Mục tiêu: GV hướng dẫn HS sử dụng vật liệu an toàn, hiệu quả.
	b. Nội dung: Qua việc hướng dẫn quan sát thực tế, GV giúp HS biết cách sử dụng vật liệu an toàn, hiệu quả.
	c. Sản phẩm: HS biết cách sử dụng vật liệu an toàn, hiệu quả.
	d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- Giao nhiệm vụ: GV cho HS thảo luận nhóm các nội dung 11, 12, 13. 
- Nhận nhiệm vụ: 
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
GV cho HS thảo luận nhóm các nội dung sau đây bằng cách hướng dẫn các em trình bày kết quả thảo luận:
+ Cách sử dụng đồ vật bằng nhựa an toàn, hiệu quả
+ Cách sử dụng đồ vật bằng cao su an toàn, hiệu quả
+ Biện pháp để hạn chế sự hoen, gỉ của kim loại
- Thực hiện nhiệm vụ:
HS thảo luận nhóm các nội dung trên, trình bày kết quả thảo luận trên các áp phích hoặc làm slide trình chiếu.
+ Hạn chế sử dụng đổ nhựa để đựng nước uống, thực phẩm, thức ăn, nên thay bằng đồ thuỷ tỉnh.
+ Không sử dụng hộp nhựa để đựng thực phẩm ở nhiệt độ cao (nước sôi, thức ăn nóng) hay sử dụng trong lò vi XXXsóng nhằm tránh các hoá chất độc hại lây nhiễm vào thức ăn, nước uống.
+ Hạn chế cho trẻ em chơi đồ chơi nhựa vì chúng thường được chế tạo từ nhựa tái chế chứa nhiều hoá chất độc hại và các bột kim loại pha sơn tạo màu bắt mắt cho đồ chơi.
+ Không nên để các đồ dùng bằng cao su ở nơi có nhiệt độ quá cao (cao su sẽ bị chảy) hoặc ở nơi có nhiệt độ quá thấp (cao su sẽ bị giòn, cứng....). Không để các hoá chất dính vào cao su. Không tẩy giặt bằng xà phòng hay xăng dầu làm biến chất, lão hoá cao su.
+ Khi sử đụng các vật liệu bằng kim loại, để tránh hoen gỉ, nên ngăn cách các vật liệu này với môi trường bằng một số biện pháp như sơn phủ bể mặt vật liệu, bôi dầu mỡ, ...
- Báo cáo kết quả:
+ GV chọn 1 nhóm lên bảng trình bày kết quả.
+ Mời các nhóm khác nhận xét
+ GV chốt lại: 
- Nhóm được chọn trình bày kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét.
- Tổng kết: 
+ Từ các nội dung thảo luận ở trên, GV hướng dẫn HS đưa ra kết luận như SGK.
+ GV hướng dẫn HS tìm hiểu cách sử dụng vật liệu an toàn, hiệu quả theo mô hình 3R.
Kết luận: Sử dụng vật liệu an toàn, hiệu quả sẽ bảo vệ sức khỏe con người và tiết kiệm để giảm giá thành sản phẩm.
Hoạt động 8: Tìm hiểu việc sử dụng các vật liệu đảm bảo sự phát triển bền vững.
	a. Mục tiêu: GV hướng dẫn tìm hiểu việc sử dụng các vật liệu đảm bảo sự phát triển bền vững.
	b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm, hướng dẫn HS quan sát thực tế và các hình 11.9, 11.10 và 11.11 trong SGK, qua đó tìm hiểu việc sử dụng các vật liệu đảm bảo sự phát triển bền vững.
	c. Sản phẩm: HS hiểu việc sử dụng các vật liệu đảm bảo sự phát triển bền vững.
	d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- Giao nhiệm vụ: GV cho HS thảo luận nhóm các nội dung 14, 15. 
- Nhận nhiệm vụ: 
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
GV cho HS thảo luận nhóm các nội dung 14, 15 sau đây:
+ Kể tên một số vật liệu mới được sử dụng trong xây dựng để phát triển bền vững.
+ Ưu điểm của một số vật liệu mới so với vật liệu truyền thống trong xây dựng
- Thực hiện nhiệm vụ:
HS thảo luận nhóm các nội dung trên, trình bày kết quả thảo luận trên các áp phích hoặc làm slide trình chiếu.
+ Kính xây dựng, gạch không nung, gỗ công nghiệp, panen đúc sẵn, 
+ Ưu điểm:
Tiết kiệm, chi phí, năng lượng;
Than thiện môi trường;
An toàn cháy nổ;
Đảm bảo kiến trúc, thẩm mĩ;
Tăng nhanh tốc độ xây dựng.
- Báo cáo kết quả:
+ GV chọn 1 nhóm lên bảng trình bày kết quả.
+ Mời các nhóm khác nhận xét
+ GV chốt lại: 
- Nhóm được chọn trình bày kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét.
- Tổng kết: 
+ Từ các nội dung thảo luận ở trên, GV hướng dẫn HS đưa ra kết luận như SGK.
Kết luận: Sử dụng các vật liệu mới, tiết kiệm kinh tế, tiết kiệm năng lượng, than thiện với môi trường sẽ đảm bảo phát triển bền vững
3. Luyện tập
	a. Mục tiêu: GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi trong SGK.
	b. Nội dung: GV hướng dẫn HS hoạt động nhóm trả lời các câu hỏi trong SGK.
	c. Sản phẩm: HS trả lời các câu hỏi trong SGK.
	d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- Giao nhiệm vụ: GV cho HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi trong SGK. 
- Nhận nhiệm vụ: 
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
GV cho HS thảo luận nhóm, vẽ poster trả lời các bài tập 1, 2 trong SGK.
- Thực hiện nhiệm vụ:
HS thảo luận nhóm các nội dung trên, trình bày kết quả thảo luận trên poster 
- Báo cáo kết quả:
+ GV chọn 1 nhóm lên bảng trình bày kết quả.
+ Mời các nhóm khác nhận xét
+ GV chốt lại: 
- Nhóm được chọn trình bày kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét.
- Tổng kết: 
GV đánh giá hoạt động của các nhóm.
4. Vận dụng
	a. Mục tiêu: GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi trong thực tế.
	b. Nội dung: GV hướng dẫn HS hoạt động nhóm trả lời các câu hỏi trong thực tế.
	c. Sản phẩm: HS trả lời các câu hỏi trong thực tế.
	d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong thực tế 
- Nhận nhiệm vụ: 
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
+ GV yêu cầu HS hoạt động nhóm thiết kế một áp phích tuyên truyền việc sử dụng vật liệu tái chế để tạo ra những sản phẩm có ứng dụng trong đời sống hàng ngày.
+ Vật dụng nào sau đây là thân thiện với môi trường: pin máy tính, túi ni long, ống hút làm từ bột gạo?
- Thực hiện nhiệm vụ:
+HS hoạt động nhóm thiết kế một áp phích
+ Ống hút làm từ bột gạo.
- Báo cáo kết quả:
+ GV chọn 1 nhóm lên bảng trình bày kết quả.
+ Mời các nhóm khác nhận xét
+ GV chốt lại: 
- Nhóm được chọn trình bày kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét.
- Tổng kết: 
GV đánh giá hoạt động của các nhóm.
IV. Dặn dò
- Học sinh làm bài tập SGK, SBT
- Chuẩn bị bài mới trước khi lên lớp
V. Kiểm tra đánh giá thường xuyên
- Kết thúc bài học, Gv cho học sinh tự đánh giá theo bảng sau
Họ và tên học sinh: .
Lớp: ..
Các tiêu chí
Tốt
Khá
TB
Chưa đạt
Chuẩn bị bài trước khi đến lớp
Tham gia hoạt động nhóm theo yêu cầu của GV
Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số vật liệu thông dụng
Đề xuất được phương án tìm hiểu về một số tính chất của một số vật liệu thông dụng.
Thu thập dữ liệu, phân tích, thảo luận, so sánh để rút ra được kết luận về tính chất của một số vật liệu thông dụng.
Nêu được cách sử dụng của một số vật liệu an toàn, hiệu quả và đảm bảo sự phát triển bền vững.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_sach_chan_troi_sang_tao_chu.docx