Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề 9: Lực - Bài 38: Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc

Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề 9: Lực - Bài 38: Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

 - Nêu được lực tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu được tác dụng của lực, lấy được ví dụ về lực tiếp xúc.

 - Nêu được lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực, lấy được ví dụ về lực không tiếp xúc.

2. Về năng lực

a. Năng lực chung

 - Tự chủ và tự học: Biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến lực tiếp xúc và không tiếp xúc từ các sự vật hiện tượng, các hoạt động trong cuốc sống;

 - Giao tiếp và hợp tác: Phân công nhiệm vụ phù hợp cho các thành viên tham gia hoạt động;

 - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận hiệu quả với các thành viên trong nhóm để tìm hiểu về lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc.

b. Năng lực chuyên biệt

 - Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được lực tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực; Nêu được lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực;

 - Tìm hiểu tự nhiên: Giải thích được các trường hợp xuất hiện lực tiếp xúc và không tiếp xúc;

 - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Lấy được ví dụ về lực tiếp xúc, lực không tiếp xúc trong đời sống.

3. Về phẩm chất

 - Trách nhiệm trong nhiệm vụ của nhóm;

 - Chăm chỉ trong học tập.

 

docx 5 trang huongdt93 04/06/2022 2160
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề 9: Lực - Bài 38: Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 38: LỰC TIẾP XÚC VÀ LỰC KHÔNG TIẾP XÚC
Môn học: Khoa học tự nhiên lớp 6
Thời gian thực hiện: 01 tiết 
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
 - Nêu được lực tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu được tác dụng của lực, lấy được ví dụ về lực tiếp xúc.
 - Nêu được lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực, lấy được ví dụ về lực không tiếp xúc.
2. Về năng lực
a. Năng lực chung
 - Tự chủ và tự học: Biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến lực tiếp xúc và không tiếp xúc từ các sự vật hiện tượng, các hoạt động trong cuốc sống;
 - Giao tiếp và hợp tác: Phân công nhiệm vụ phù hợp cho các thành viên tham gia hoạt động;
 - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận hiệu quả với các thành viên trong nhóm để tìm hiểu về lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc.
b. Năng lực chuyên biệt
 - Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được lực tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực; Nêu được lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực;
 - Tìm hiểu tự nhiên: Giải thích được các trường hợp xuất hiện lực tiếp xúc và không tiếp xúc;
 - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Lấy được ví dụ về lực tiếp xúc, lực không tiếp xúc trong đời sống.
3. Về phẩm chất
 - Trách nhiệm trong nhiệm vụ của nhóm;
 - Chăm chỉ trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Các hình 38.1a; 38.1b; 38.2;
 - Phiếu trả lời câu hỏi của nhóm;
 - Ti vi, bảng nhóm; 
 - Phiếu học tập số 1,2.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Nhóm: 
Lực tiếp xúc
Lực không tiếp xúc
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Nhóm: 
Các hoạt động
Lực tiếp xúc
Lực không tiếp xúc
Hình 38.1a
Hình 38.1b
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Chơi trò chơi “Quan sát nhanh, kết luận nhanh”
a) Mục tiêu: Tạo ra cho HS sự hứng thú để HS bày tỏ quan điểm các nhân về khoa học tự nhiên, vai trò của khoa học tự nhiên trong việc giúp HS tìm hiểu về lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc.
b) Nội dung: GV tổ chức cho HS xem clip giới thiệu về đưa thanh nam châm lại gần một viên bi sắt đang nằm yên trên mặt bàn; HS xem và hoàn thành phiếu học tập.
c) Sản phẩm: Phiếu học tập số 1
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Thông báo luật chơi: Quan sát clip để trả lời câu hỏi. Kết thúc clip sẽ kết thúc trả lời câu hỏi. Cuối buổi học, các nhóm đánh giá lẫn nhau để cho điểm từng nhóm.
Ghi nhớ luật chơi.
Giao nhiệm vụ: Quan sát clip đưa thanh nam châm lại gần một viên bi sắt đang nằm yên trên mặt bàn, ta thấy viên bi sắt lăn lại gần phía nam châm. Tại sao lại như vậy?
Thời gian hoàn thành nhiệm vụ là đúng 1 phút sau khi kết thúc clip.
Nhận nhiệm vụ.
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: Chiếu clip để HS quan sát, hỗ trợ khi cần thiết.
Thực hiện nhiệm vụ: Hoàn thành phiếu học tập số 1.
Thu phiếu học tập của các nhóm. 
Nạp phiếu học tập. 
Chốt lại và đặt vấn đề vào bài: Các em đã đưa ra nhận định về khái niệm lực tác dụng vào vật, vai trò của các lực đó. Bài học hôm nay chúng ta sẽ làm rõ các vấn đề trên.
Chuẩn bị sách vở học bài mới.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2: Tìm hiểu về lực tiếp xúc
a) Mục tiêu: Quan sát 1 số hình ảnh ví dụ về lực tiếp xúc trong đời sống. Phân biệt được lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc. Từ đó nêu được khái niệm lực tiếp xúc.
b) Nội dung: GV tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi để làm rõ mục tiêu trên.
c) Sản phẩm: Phiếu học tập của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: Quan sát hình 38.1a; 38.1b trong SGK, hoạt động cặp đôi hoàn thành phiếu học tập số 2.
Nhận nhiệm vụ.
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: 2 bạn ngồi cạnh nhau sẽ ghép thành một cặp đôi, thảo luận và hoàn thành phiếu học tập số 2. Sau khi thảo luận xong, nhóm nào xung phong trình bày và chất lượng tốt sẽ có điểm cộng.
Thảo luận cặp đôi hoàn thành phiếu học tập số 2.
Báo cáo kết quả: 
- Chọn 1 cặp đôi lên bảng trình bày kết quả.
- Mời nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến bổ sung.
- Nhóm được chọn trình bày kết quả ở phiếu học tập.
- Nhóm khác nhận xét phần trình bày của nhóm bạn.
Tổng kết: 
- Tổng hợp để đi đến kết luận lực tiếp xúc.
- Yêu cầu HS chốt lại kết luận về khái niệm lực tiếp xúc.
- Kết luận về khái niệm lực tiếp xúc.
- Ghi kết luận vào vở.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về lực không tiếp xúc
a) Mục tiêu: Quan sát 1 số hình ảnh ví dụ về lực không tiếp xúc trong đời sống. Phân biệt được lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc. Từ đó nêu được khái niệm lực không tiếp xúc.
b) Nội dung: GV tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi để làm rõ mục tiêu trên.
c) Sản phẩm: Phiếu học tập của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: Quan sát hình 38.2 trong SGK , hoạt động cặp đôi hoàn thành phiếu học tập số 2.
Nhận nhiệm vụ.
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: 2 bạn ngồi cạnh nhau sẽ ghép thành một cặp đôi, thảo luận và hoàn thành phiếu học tập số 2. Sau khi thảo luận xong, nhóm nào xung phong trình bày và chất lượng tốt sẽ có điểm cộng.
Thảo luận cặp đôi hoàn thành phiếu học tập số 2.
Báo cáo kết quả: 
- Chọn 1 cặp đôi lên bảng trình bày kết quả.
- Mời nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến bổ sung.
- Nhóm được chọn trình bày kết quả ở phiếu học tập.
- Nhóm khác nhận xét phần trình bày của nhóm bạn.
Tổng kết: 
- Tổng hợp để đi đến kết luận lực không tiếp xúc.
- Yêu cầu HS chốt lại kết luận về khái niệm lực không tiếp xúc.
- Kết luận về khái niệm lực không tiếp xúc.
- Ghi kết luận vào vở.
Hoạt động 4: Luyện tập 
a) Mục tiêu: HS sử dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi trong SGK.
b) Nội dung: HS làm poster trả lời câu hỏi: Em hãy lấy một số ví dụ về lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc trong đời sống.
c) Sản phẩm: Bằng poster.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: Mỗi nhóm gồm 4 bạn, vẽ poster và trả lời câu hỏi: Em hãy lấy một số ví dụ về lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc trong đời sống.
Nhận nhiệm vụ.
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: GV quan sát hỗ trợ HS khi cần thiết.
Làm poster.
Báo cáo kết quả: Các nhóm treo poster lên bảng. GV sẽ đánh gia một số nhóm.
Theo dõi đánh giá của GV.
Tổng kết: Đánh giá nhóm nào nêu được nhiều ví dụ về lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc trong đời sống. Khen ngợi HS.
Hoạt động 5: Vận dụng
a) Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi thực tế.
b) Nội dung: Dùng phiếu học tập để trả lời câu hỏi về lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc trong SGK.
c) Sản phẩm: Phiếu trả lời câu hỏi của học sinh.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: Trả lời câu hỏi: Trong các hình sau đây, hình ảnh nào cho thấy sự xuất hiện lực tiếp xúc, lực không tiếp xúc?
Nhận nhiệm vụ.
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: Thực hiện tại nhà, GV đưa ra hướng dẫn cần thiết.
Thực hiện nhiệm vụ ở nhà.
Báo cáo kết quả: Tiết học sau nạp lại cho GV.
C. DẶN DÒ
- HS về nhà học bài, làm BT SGK, SBT;
- Chuẩn bị bài tiếp theo: đọc bài trước ở nhà.
D. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN
 Kết thúc bài học, GV cho HS tự đánh giá theo bảng sau:
Họ tên HS: .
Các tiêu chí
Tốt
Khá
Trung
bình
Chưa
đạt
Chuẩn bị bài trước khi đến lớp
Tham gia các hoạt động nhóm theo yêu cầu của GV
Nêu được khái niệm khoa học tự nhiên
Trình bày được khái niệm khoa học tự nhiên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_sach_chan_troi_sang_tao_chu.docx