Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Mở đầu - Bài 3: Quy định an toàn trong phòng thực hành. Giới thiệu một số dụng cụ đo sử dụng kính lúp và kính hiển vi quang học

Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Mở đầu - Bài 3: Quy định an toàn trong phòng thực hành. Giới thiệu một số dụng cụ đo sử dụng kính lúp và kính hiển vi quang học

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức

- Nêu được các quy định an toàn khi học trong phòng thực hành.

- Phân biệt được các kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành.

- Đọc và phân biệt được các hình ảnh quy định an toàn trong phòng thực hành.

- Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo thường gặp khi học tập môn Khoa học tự nhiên.

- Biết cách sử dụng kính lúp và kính hiển vi quang học.

2. Năng lực:

 2.1Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu các quy định an toàn trong phòng thực hành; cách sử dụng một số dụng cụ đo thường gặp, kính lúp và kính hiển vi quang học trong phòng thực hành;

+ Giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cẩu của GV trong phòng thực hành, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo;

 Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

 2.2.Năng lực khoa học tự nhiên:

Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được các quỵ định an toàn khi học trong phòng thực hành; Phân biệt được các kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành;

 Tim hiểu tự nhiên: Đọc và phân biệt được các hình ảnh quỵ định an toàn trong phòng thực hành; Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo thường gặp khi học tập môn Khoa học tự nhiên;

 Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết cách sử dụng một số dụng cụ đo thường gặp, kính lúp và kính hiển vi quang học khi học tập môn Khoa học tự nhiên.

3. Phẩm chất:

Ý thức cao trong việc thực hiện nghiêm túc các quỵ định an toàn trong phòng thực hành;

Trung thực và cẩn thận trong quá trình làm thực hành;

 Học tập tác phong làm việc nghiêm túc trong phòng thực hành;

 Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.

 

docx 17 trang huongdt93 04/06/2022 2380
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Mở đầu - Bài 3: Quy định an toàn trong phòng thực hành. Giới thiệu một số dụng cụ đo sử dụng kính lúp và kính hiển vi quang học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy : 
BÀI 3 : QUY ĐỊNH AN TOÀN TRONG PHÒNG THỰC HÀNH. GIỚI THIỆU MỘT SỐ DỤNG CỤ ĐO - SỬ DỤNG KÍNH LÚP VÀ KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC
Thời gian thực hiện: 04 tiết
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức
- Nêu được các quy định an toàn khi học trong phòng thực hành.
- Phân biệt được các kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành.
- Đọc và phân biệt được các hình ảnh quy định an toàn trong phòng thực hành.
- Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo thường gặp khi học tập môn Khoa học tự nhiên.
- Biết cách sử dụng kính lúp và kính hiển vi quang học.
2. Năng lực:
 2.1Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu các quy định an toàn trong phòng thực hành; cách sử dụng một số dụng cụ đo thường gặp, kính lúp và kính hiển vi quang học trong phòng thực hành;
+ Giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cẩu của GV trong phòng thực hành, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo;
 Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
 2.2.Năng lực khoa học tự nhiên:
Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được các quỵ định an toàn khi học trong phòng thực hành; Phân biệt được các kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành;
 Tim hiểu tự nhiên: Đọc và phân biệt được các hình ảnh quỵ định an toàn trong phòng thực hành; Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo thường gặp khi học tập môn Khoa học tự nhiên;
 Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết cách sử dụng một số dụng cụ đo thường gặp, kính lúp và kính hiển vi quang học khi học tập môn Khoa học tự nhiên.
3. Phẩm chất:
Ý thức cao trong việc thực hiện nghiêm túc các quỵ định an toàn trong phòng thực hành;
Trung thực và cẩn thận trong quá trình làm thực hành;
 Học tập tác phong làm việc nghiêm túc trong phòng thực hành;
 Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
II. Thiết bị dạy học và học liệu:
1.Chuẩn bị của giáo viên:
- SGK.
- Bài giảng powerpoint (Kèm kênh: tranh, hình ảnh về quy định an toàn trong phòng thực hành).
- Kính lúp, kính hiển vi quang học. Bộ mẫu vật tế bào cố định hoặc mẫu vật tươi, lamen, lam kính, nước cất, que cấy....
- Một số dụng cụ đo lường thường gặp trong học tập môn KHTN: Cân đồng hồ, nhiệt kế, ống đong, pipet, cốc đong....
- Phiếu học tập cá nhân; Phiếu học tập nhóm.
- Trò chơi sử dụng câu hỏi liên quan đến bài, sử dụng các tương tác trực tuyến.
2.Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc bài trước ở nhà. Tự tìm hiểu về các tài liệu trên internet có liên quan đến nội dung của bài học.
- Vở ghi chép, SGK.
III. Tiến trình dạy học 
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:
Khởi động:	
Hoạt động 1 : Tổ chức tình huống học tập
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài thực hành
b. Nội dung:HS dưới sự hướng dẫn của GV trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo
viên
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
+ Tại sao phải thực hiện các quy định an toàn trong phòng thực hành? Làm thế nào để đo được kích thước, khối lượng, nhiệt độ,... của một vật thể?
Muốn quan sát những vật có kích thước nhỏ và rất nhỏ, chúng ta dùng dụng cụ nào?
- Thực hiện nhiệm vụ
- Thực hiện nhiệm vụ
+ Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ
+ GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Thực hiện nhiệm vụ
- Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV có thể gọi HS trình bày sản phẩm của mình.
- HS khác lắng nghe, thảo luận thêm, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.
- Chốt lại và đặt vấn đề vào bài:Từ những hiểu biết đã có của HS, GV dẫn dắt vào nội dung bài mới.
Chuẩn bị sách vở học bài
 Hình thành kiến thức mới:
Tiết 1:
Hoạt động 2: Tìm hiểu quy định an toàn phòng thực hành
a. Mục tiêu: HS tìm hiểu các quỵ định an toàn phòng thực hành qua nội quy phòng thực hành của trường cũng như giới thiệu trong SGK.
b. Nội dung: GV sử dụng kĩ thuật mảnh ghép hoặc phòng tranh qua việc chia nhóm cho HS thảo luận và điền thông tin vào bảng
c. Sản phẩm học tập: Trả lời được các câu hỏi của giáo viên
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
+ GV cho quan sát hình 3.1 và cho biết những điều phải làm, không được làm trong phòng thực hành. GV sử dụng kĩ thuật mảnh ghép qua việc chia nhóm cho HS thảo luận và điền thông tin vào bảng sau:
Việc phải làm
Việc không được làm
- Nhận nhiệm vụ
- Thực hiện nhiệm vụ
+ GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
- HS thảo luận thực hiện nhiệm vụ giáo viên giao. 
- Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận:
+ Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV có thể gọi HS trình bày sản phẩm của mình. 
Dự kiến sản phẩm ( bảng bên dưới)
- Trình bày sản phẩm
+ Hình 3.1 a), b) và c) cho thấy một số hành động không được làm trong phòng thực hành như: để cặp sách, túi sách, chai nước, đổ ăn,... trên bàn trong phòng thực hành; tóc thả dài; không đeo găng tay, khẩu trang, kính; lấy hoá chất bằng tay.
+ Hình 3.1 d) là hành động phải làm như đeo găng tay, đeo kính, khẩu trang,... khi thực hành.
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:
+ GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung nếu thấy cần thiết
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm
Phải làm
Không được làm
Cặp, túi, ba lô phải để đúng nơi quy định. Có đấy đủ các dụng cụ bảo hộ như kính bảo vệ mắt, găng tay lấy hoá chất, khẩu trang thí nghiệm, áo quấn bảo hộ thích hợp, ... khi làm thí nghiệm, thực hành
Ăn, uống, làm mất trật tự trong phòng thực hành
Chỉ làm các thí nghiệm, các bài thực hành khi có sự hướng dẫn và giám sát của GV
Tóc thả dài, đi giày dép cao gót
Thực hiện đúng nguyên tắc khi sử dụng hoá chất, dụng cụ, thiết bị trong phòng thực hành để đảm bảo an toàn tuyệt đối khi làm thí nghiệm
Tự làm các thí nghiệm khi chưa có sự đóng ý của GV
Thực hiện đúng nội quy phòng thực hành, hiểu rõ các kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành
Nếm thử hoá chất, làm hư hỏng các dụng cụ, vật mẫu thực hành
Biết cách sử dụng thiết bị chữa cháy có trong phòng thực hành
Cầm và lẫy hoá chất bằng tay
Rửa tay thường xuyên để tránh dính hoá chất
Thông báo ngay với GV khi gặp các sự cố mất an toàn như bị đứt tay, hoá chất bắn vào mắt, bỏng hoá chất, bỏng nhiệt, làm vô dụng cụ thuỷ tinh, gây đổ hoá chất, cháy nổ, chập điện,...
Hoạt động 3: Quan sát một số kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành
a. Mục tiêu: HS tìm hiểu một số kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành của nhà trường.
b. Nội dung: GV chuẩn bị sẵn các biển kí hiệu cảnh báo như trong SGK cho HS quan sát, hướng dẫn HS tìm hiểu một số kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành của nhà trường.
c. Sản phẩm học tập: Trả lời được các câu hỏi của giáo viên
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Tại sao lại dùng kí hiệu cảnh báo thay cho mô tả bằng chữ?
- GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi Đuổi hình bắt chữ
- GV sử dụng các kí hiệu không theo trật tự trong SGK và yêu cầu các em chỉ ra ý nghĩa của các kí hiệu cảnh báo đó.
- Nhận nhiệm vụ
- Để có thể tạo sự chú ý mạnh và dễ quan sát.
- Thực hiện nhiệm vụ
+ GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
- Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ Qua tham gia trò chơi, HS hiểu một số kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành 
+ GV hướng dẫn HS rút ra kết luận theo SCK.
Dự kiến câu trả lời:
Chất dễ cháy:Tránh gần các nguổn lửa gây nguy hiểm cháy nổ;
Chất ăn mòn: Không để dây ra kim loại, các vật dụng hoặc cơ thể vì có thể gây ăn mòn;
Chất độc cho môi trường: Không thải ra môi trường nước, không khí, đất;
Chất độc sinh học: Tác nhân virus, vi khuẩn nguy hiểm sinh học, không đến gẩn;
Nguy hiểm về điện: Tránh xa vì có thể bị điện giật;
Hoá chất độc hại: Hoá chất độc đối với sức khoẻ, chỉ sửdụng cho mục đích thí nghiệm;
Chất phóng xạ: Nguồn phóng xạ gây nguy hiểm cho sức khoẻ;
Cấm sử dụng nước uống: Nước dùng cho thí nghiệm, không phải nước uống;
Cấm lửa: Khu vực dễ xảy ra cháy, cẩn thận với nguồn lửa;
Nơi có bình chữa cháy: Khu vực có bình chữa cháy, lưu ý để sử dụng khi có sự cố cháy;
Lối thoát hiểm: Chỗ thoát hiểm khi gặp sự cố hoả hoạn, cháy nổ,...
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ	
GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung .
- GV: Làm rõ vấn đề cần giải quyết/giải thích; nhiệm vụ học tập phải thực hiện tiếp theo: Trong PTH còn có đầy đủcác thiết bị, dụng cụ... để thực hiện thí nghiệm, thực hành. Thường gặp trong PTH các thiết bị, dụng cụ... nào? Tác dụng và cách sử dụng các thiết bị, dụng cụ... đó như thế nào?
- HS thực hiện nhiệm vụ giáo viên giao hoàn thành vào phiếu
- Nhóm được chọn trình bày kết quả.
- Nhóm khác nhận xét.
* Mỗi kí hiệu cảnh báo thường có hình dạng và màu sắc riêng để dễ nhận biết.
Kí hiệu cảnh báo cấm: hình tròn, viền đỏ, nền trắng.
Kí hiệu cảnh báo các khu vực nguy hiểm: hình tam giác đều, viền đen hoặc đỏ, nền vàng.
Kí hiệu cảnh báo nguy hại do hoá chất gầy ra: hình vuông, viền đen, nền đỏ.
Kí hiệu cảnh báo chỉ dẫn thực hiện: hình chữ nhật, nền xanh hoặc đỏ.
- Lắng nghe
- HS giải quyết vấn đề
Hoạt động 4: Luyện tập
a. Mục tiêu: 
Củng cố cho HS kiến thức về các kí hiệu cảnh báo an toàn, quy định an toàn PTH... và kiến thức về sử dụng các dụng cụ đo, kính lúp, kính hiển vi QH.
b. Nội dung: 
Câu hỏi, bài tập GV giao cho học sinh thực hiện:
Câu 1. Việc làm nào sau đây được cho là KHÔNG an toàn trong phòng thực hành?
A.Đeo găng tay khi lấy hóa chất.
B.Tự ý làm thí nghiệm.
C.Quan sát lối thoát hiểm của phòng thực hành.
D.Rửa tay trước khi ra khỏi phòng thực hành. 
Câu 2.Khi gặp sự cố mất an toàn trong phòng thực hành, em cần:
A.Báo cáo ngay với giáo viên trong phòng thực hành
B.Tự xử lí và không thông báo với giáo viên 
C.Nhờ bạn xử lí sự cố 
D.Tiếp tục làm thí nghiệm 
Câu 3.Kí hiệu cảnh báo nào sau đây cho biết em đang ở gần vị trí có hóa chất độc hại? 
Đáp án B.
Câu 4.Quan sát hình 3.2(trang 13), em hãy cho biết những kí hiệu cảnh báo nào thuộc: (GV hướng dẫn HS tìm đúng đáp án)
a) Kí hiệu chỉ dẫn thực hiện b) Kí hiệu báo nguy hại do hóa chất gây ra 
c) Kí hiệu báo các khu vực nguy hiểm d) Kí hiệu báo cấm
Câu 5.Cho các dụng cụ sau trong phòng thực hành: Lực kế, nhiệt kế, cân đồng hồ,thước dây.(GV hướng dẫn HS tìm đúng đáp án)
Hãy chọn dụng cụ thích hợp để đo:
a) Nhiệt độ của một cốc nước b) Khối lượng của viên bi sắt 
Câu 6. Kính lúp và KHV thường được dùng để quan sát những vật có đặc điểm như thế nào? (Đáp án: Kích thước nhỏ, không quan sát được bằng mắt thường)
c. Sản phẩm: 
Đáp án, lời giải của các câu hỏi, bài tậpdo học sinh thực hiện. Kết quả tìm ra đội chiến thắng (Đội trả lời đúng và nhanh nhất =>Điểm cao nhất)
d. Tổ chức thực hiện: 
GV chia lớp thành 4 nhóm (4 đội), sử dụng phần mềm gameshow để HS tham gia trả lời theo nhóm, trực tuyến.
GV giới thiệu số lượng câu hỏi, luật chơi và hướng dẫn, hỗ trợ học sinh thực hiện. GV, HS cùng được tham gia đánh giá kết quả thực hiện. Phần mềm tự động chấm điểm dựa trên câu trả lời đúng của nhóm HS. 
Hoạt động 5: Vận dụng
a. Mục tiêu:Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà 
c. Sản phẩm: Bài tập nhóm
d. Tổ chức thực hiện:
3.8 (SBT) 
 Lực kế	 
 Sau thí nghiêm để luônquả nặng trên 
 thiết bị rồi treo lên giá đỡ
a.Tên thiết bị này là gì?
b. Thiết bị này dùng để làm gì?
 Sau khi dùng thiết bị nàỵ làm thí nghiệm, bạn Nguyên không gỡ quả nặng trên thiết bị và treo lén giá đỡ. Theo em, bạn An làm vậy là đúng hay sai? Giải thích.
Đáp án:
 a) Thiết bị có tên là lực kế.
 b) Lực kế dùng để đo lực. Bạn Nguyên để nguyên quả nặng trên lực kế rồi treo lên giá đỡ là không đúng. Nếu treo liên tực nó sẽ làm dãn lò xò của lực kế và làm mất độ chính xác của các lẩn đo sau.
Tiết 2:
Hoạt động 6: Tìm hiểu một số dụng cụ đo
a. Mục tiêu: GV hướng dẫn HS tìm hiểu một số dụng cụ đo thường gặp trong thực tế và trong phòng thực hành.
b. Nội dung:GV chuẩn bị sẵn các biển kí hiệu cảnh báo như trong SGK cho HS quan sát, hướng dẫn HS tìm hiểu một số kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành của nhà trường.
c. Sản phẩm học tập: Trả lời được các câu hỏi của giáo viên
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
+ GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm cặp đôi hoặc các nhóm nhỏ, hướng dẫn HS quan sát hình 3.3 và gợi ý HS thảo luận các nội dung 4,5,6 trong SGK.
Gia đình em thường sử dụng dụng cụ đo nào? Kể tên một số dụng cụ đo mà em biết?
Em hãy cho biết các dụng cụ trong hình 3.3 dùng để làm gì?
Trình bày cách sử dụng bình chia độ để đo thể tích chất lỏng.
- HS nhận nhiệm vụ
* Khi cẩn đo thể tích của chất lỏng bằng cốc chia độ, em cẩn thực hiện các bước:
Ước lượng thể tích chất lỏng cẩn đo.
Chọn cốc chia độ thích hợp với thể tích cẩn đo.
Đặt cốc chia độ thẳng đứng, cho chất lỏng vào bình.
Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mức chất lỏng trong cốc.
Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mức chất lỏng trong cốc chia độ.
- Thực hiện nhiệm vụ
- GV hướng dẫn HS quan sát đối tượng (vật, chất,...) cần đo để chọn dụng cụ đo phù hợp, sau đó hướng dẫn HS cách đo.
- GV có thể hướng dẫn cho HS nội dung đọc thêm trong SGK về cách sử dụng pipette đơn giản để lấy lượng nhỏ thể tích chất lỏng.
- HS thực hiện nhiệm vụ giáo viên giao. 
- Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV có thể gọi HS trình bày sản phẩm của mình. 
 + GV lựa chọn 01 nhóm 02 học sinh nhanh nhất báo cáo trình bày: Thuyết trình trên máy chiếu. 
- Nhóm được chọn trình bày kết quả.
- HS khác bổ sung, nhận xét, đánh giá.
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung nếu thấy cần thiết
- Ghi vào vở
Hoạt động 7: Luyện tập
a.Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về 
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
c. Sản phẩm:hoàn thành phiếu học tập thể hiện đầy đủ nội dung bài học; 
d. Tổ chức thực hiện:
GV giao nhiệm vụ :
NV1:Hoàn thiện quy trình đo bằng cách điền số thứ tự các bước theo mẫu bảng sau cho phù hợp:
Quy trình đo
Nội dung
Bước...?
Chọn dụng cụ đo phù hợp
Bước...?
Ước lượng đại lượng cấn đo
Bước...?
Đọc và ghi kết quả mỏi lãn đo
Bước...?
Điếu chỉnh dụng cụ đo vé vạch số 0
Bước...?
Thực hiện phép đo
- GV hướng dẫn HS điền và sắp xếp lại thứ tự nội dung các bước:
Quy trình đo
Nội dung
Bước 2
Chọn dụng cụ đo phù hợp
Bước1
Ước lượng đại lượng cấn đo
Bước 5
Đọc và ghi kết quả mỗi lán đo
Bước 3
Điếu chỉnh dụng cụ đo vẽ vạch sô' 0
Bước 4
Thực hiện phép đo
Hoạt động 8: Vận dụng
a. Mục tiêu:Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập.
b. Nội dung:GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà 
c. Sản phẩm: Bài tập nhóm
d. Tổ chức thực hiện:
* Em hãy thực hành đo khối lượng và thể tích hòn đá bằng cách sử dụng cân đo và cốc chia độ.
Đây là hoạt động thực hành vận dụng nội dung bài học, GV có thể hướng dẫn HS thực hành trên lớp hoặc trong phòng thực hành.Trong trường hợp không đủ thời gian thực hành trên lớp, GV có thể chia các nhóm và giao nhiệm vụ về nhà làm, có thể gợi ý các nhóm quay lại cách làm bằng điện thoại (nếu có), làm minh chứng để tiết sau lên lớp thảo luận.
GV hướng dẫn HS ước lượng khối lượng hòn đá và chọn cân phù hợp, trong trường hợp này hòn đá có khối lượng khoảng 500 g nên có thể chọn cân điện tử và cân được 482,63 g.Sau đó cho HScân khay đựng và trừ đi sẽ có khối lượng của hòn đá.
Để xác định được thể tích vật rắn chìm được trong nước và không thấm nước, GV hướng dẫn HS dùng cốc chia độ hoặc bình tràn như sau:
Cách dùng cốc chia độ như sau:
Bước 1: Ước lượng thể tích cần đo;
Bước 2: Chọn cốc chia độ có giới hạn đo (GHĐ), độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) thích hợp;
Bước 3:Thả chìm vật đó vào, nước dâng lên bằng thể tích của vật.
Cách sử dụng bình tràn như sau: Nên thực hành đo vật có kích thước nhỏ (hòn đá, hòn sỏi,...). Khi vật rắn không bỏ lọt vào cốc chia độ thì thả vật đó vào trong bình tràn. Thể tích của nước tràn ra bằng thể tích của vật.
Bước 1:Thả vật vào bình tràn, đổng thời hứng nước tràn ra vào bình chứa;
Bước 2: Đo thể tích nước tràn ra bằng cốc chia độ hoặc bình chia độ, đó là thể tích của vật cẩn đo.
Nếu dùng ca (nhựa/thuỷ tinh) thay cho bình tràn và chậu (nhựa/ nhôm) thay cho bình chứa để đo thể tích của vật thì cần lưu ý:
+ Lau khô chậu trước khi đo;
+ Khi nhấc ca ra khỏi chậu, không làm đổ hoặc sánh nước ra chậu;
+ Đổ hết nước cẩn thận từ chậu vào cốc chia độ (tránh làm đổ nước ra ngoài).
Tiết 3:
Hoạt động 9: Tìm hiểu cách sử dụng kính lúp
a. Mục tiêu:GV hướng dẫn HS tìm hiểu cấu tạo và cách sử dụng kính lúp.
b. Nội dung:GV cho HS quan sát kính lúp trong phòng thực hành và quan sát qua hình. Sau đó, gợi ý cho HS thảo luận.
c. Sản phẩm học tập:trả lời được các câu hỏi của giáo viên
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
+ GV sử dụng phương pháp quan sát yếu cầu quan sát và nêu cấu tạo?
+ GV cho HS quan sát kính lúp trong phòng thực hành và quan sát qua hình 3.6,3.7 trong SGK. Sau đó, gợi ý cho HS chia nhóm thảo luận câu hỏi 7 trong SGK.
Khi sử dụng kính lúp thì kích thước của vật thay đổi như thế nào sovới khi không sử dụng?
+ Nêu cách sử dụng kính lúp?
- HS nhận nhiệm vụ
* Cấu tạo kính lúp gồm3 bộ phận: mặt kính,khung kính, tay cẩm
* Cách sử dụng: Tay cẩm kính lúp để điều chỉnh khoảng cách giữa kínhvới vật cẩn quan sát cho tới khi quan sát rõ vật.
Kính lúp được sử dụngquan sát rõ hơn các vật thể nhỏ mà mắt thường khó quan sát
- Thực hiện nhiệm vụ
+ GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
- HS thực hiện nhiệm vụ giáo viên giao. 
- Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
 + Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV có thể gọi HS trình bày sản phẩm của mình. 
- Nhóm được chọn trình bày kết quả.
- HS khác lắng nghe, thảo luận thêm, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung nếu thấy cần thiết
- Ghi vào vở
* Thực hành kính lúp:
Em hãy dùng kính lúp đọc các dòng chữ trong SGK
Hoạt động 10: Luyện tập
a. Mục tiêu: 
Củng cố cho HS kiến thức về sử dụng các dụng cụ đo, kính lúp QH.
b. Nội dung: 
GV yêu cầu học sinh lựa chọn dụng cụ, mẫu vật, sử dụng dụng cụ để quan sát mẫu vật trên kính lúp có trong PTH.
c. Sản phẩm: Hoàn thành phiếu học tập thể hiện đầy đủ nội dung bài học; 
d. Tổ chức thực hiện: 
 - Giao cho các nhóm (06 học sinh) thực hiện trong giờ học trên lớp. Tổ chức cho các nhóm HS báo cáo, trao đổi, chia sẻ trước lớp. HS nhóm khác và GV tham gia đánh giá theo tiêu chí GV cùng các nhóm HS đã thống nhất trước đó.
 - Em hãỵ dùng kính lúp đọc các dòng chữ trong sách giáo khoa.
 - GV hướng dẫn HS dùng kính lúp để đọc chữ và HS nhận ra dễ đọc vì kích cỡ chữ phóng to lên nhiều.
Hoạt động 11: Vận dụng
a. Mục tiêu: 
Vận dụng kiến thức, kĩ năng sử dụng dụng cụ, kính lúp vào thực tiễn nghiên cứu một số mẫu tiêu bản trong PTH. 
b. Nội dung: 
GV yêu cầu học sinh lựa chọn dụng cụ, mẫu vật, sử dụng dụng cụ để quan sát mẫu vật trên kính lúp có trong PTH.
c. Sản phẩm: Bài tập nhóm
d. Tổ chức thực hiện:
- GV cũng có thể chuẩn bị sẵn một số mẫu vật như lá cây, bông hoa, con châu chấu,... để cho HS quan sát bằng kính lúp hoặc tổ chức cho HSquan sát thực tế ngoài thiên nhiên (vườn trường,...).
Tiết 4:
Hoạt động 12: Tìm hiểu cách sử dụng kính hiển vi quang học
a. Mục tiêu: GV hướng dẫn HS tìm hiểu cấu tạo và cách sử dụng kính hiển vi quang học.
b. Nội dung: GV cho HS quan sát kính hiển vi trong phòng thực hành và quan sát qua hình. Sau đó, gợi ý cho HS thảo luận.
c. Sản phẩm học tập: Trả lời được các câu hỏi của giáo viên
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
+ GV cho HS quan sát kính hiển vi trong phòng thực hành của trường và quan sát hình 3.8, hướng dẫn HS thảo luận các nội dung 8 và 9 trong SGK.
+ Quan sát hình 3.8, chỉ rõ bộ phận cơ học và quang học trong cấu tạo kính hiển vi quang học.
+ Kính hiển vi quang học có vai trò gì trong nghiên cứu khoa học?
+ Cách sử dụng?
- HS thực hiện nhiệm vụ giáo viên 
giao.
* Cấu tạo kính hiển vi quang học bao gồm 4 hệ thống chính: hệ thống giá đỡ, hệ thống phóng đại, hệ thống chiếu sáng và hệ thống điều chỉnh (hình 3.9).
* Cách sử dụng kính hiển vi qua 3 bước:
Bước 1. Chuẩn bị kính
Bước 2. Điều chỉnh ánh sáng
Bước 3. Quan sát vật mẫu:
- Thực hiện nhiệm vụ
+ GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
- Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV có thể gọi HS trình bày sản phẩm của mình. 
- HS khác lắng nghe, thảo luận thêm, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung nếu thấy cần thiết. GV lưu ý cho Hs:
Bảo quản kính hiển vi:
Lau khô kính hiển vi sau khi sử dụng.
Kính đê’ nơi khô ráo, tránh mốc ở bộ phận quang học.
Kính phải được bảo dưỡng định kì.
GV hướng dẫn HS rút ra kết luận 3 bước sử dụng kính hiển vi quang học theo gợi ý của SGK.
Hoạt động 13: Luyện tập
 a.Mục tiêu: Củng cố cho HS kiến thức về sử dụng các dụng cụ đo, kính hiển vi QH.
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
c. Sản phẩm: Hoàn thành phiếu học tập thể hiện đầy đủ nội dung bài học; 
d. Tổ chức thực hiện:
GV giao nhiệm vụ :
Thực hành các bước sử dụng kính hiển vi quang học.
GV chia các nhóm HS và cho thực hành 3 bước sử dụng kính hiển vi như SGK. Đây là hoạt động thực hành nên GV phải ỵêu cầu các em đọc kĩ các bước sử dụng kính hiển vi trong SGK và hướng dẫn HS làm theo mô phỏng hình 3.9. GV sẵn sàng trợ giúp HS thực hiện đúng các thao tác khi cẩn thiết và lưu ý HS cách bảo quản kính hiển vi.
Hoạt động 14: Vận dụng
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức, kĩ năng sử dụng dụng cụ, kính hiển vi vào thực tiễn nghiên cứu một số mẫu tiêu bản trong PTH. 
b. Nội dung:GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà 
c. Sản phẩm: Bài tập nhóm
d. Tổ chức thực hiện:
* Thực hành:
- Sửdụng kính hiển vi, em hãy quan sát một số mẫu tiêu bản trong phòng thực hành.
- Sau khi HS hiểu rõ các bước sử dụng kính hiển vi, GV có thể sử dụng hộp tiêu bản có sẵn (đã được nhuộm màu) cho kính hiển vi để yêu cẩu HS tập quan sát bằng kính hiển vi quang học.
Hộp tiêu bản hiển vi
Dặn dò:
Học sinh làm bài tập SGK, SBT
 Chuẩn bị bài “ Chủ đề 1: Các phép đo” trước khi đến lớp
Kiểm tra đánh giá thường xuyên:
Hình thức đánh giá 
Phương pháp đánh giá 
Công cụ đánh giá 
Ghi chú
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học 
- Gắn với thực tế 
Tạo cơ hội thực hành cho người học 
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học 
- Hấp dẫn, sinh động 
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học 
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung
- Báo cáo thực hiện công việc. 
- Phiếu học tập 
- Hệ thống câu hỏi và bài tập 
- Trao đổi, thảo 
luận

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_sach_chan_troi_sang_tao_mo_d.docx