Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương trình cả năm - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Tân Long

Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương trình cả năm - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Tân Long

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Nêu đơn vị đo thời gian trong hệ SI và dụng cụ thường dùng để đo thời gian.

- Trình bày được các bước sử dụng đồng hồ để đo thời gian một hoạt động và chỉ ra được cách khắc phục một số thao tác sai bằng đồng hồ khi đo thời gian.

- Hiểu được tầm quan trọng của việc ước lượng trước khi đo và ước lượng được thời gian trong một số trường hợp đơn giản.

2. Năng lực:

2.1. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết vận dụng kiến thức thực tế về đo thời gian, tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về đơn vị, dụng cụ đo và cách khắc phục một số thao tác sai khi sử dụng đồng hồ đo thời gian.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra các bước sử dụng đồng hồ đo thời gian một hoạt động, hợp tác trong thực hiện đo thời gian của một hoạt động bằng đồng hồ.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ trong thực hiện đo thời gian của một hoạt động bằng đồng hồ.

2.2. Năng lực khoa học tự nhiên

- Lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về thời gian của một hoạt động.

- Nêu đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo thời gian.

- Trình bày được các bước sử dụng đồng hồ để đo thời gian một hoạt động và chỉ ra được cách khắc phục một số thao tác sai bằng đồng hồ khi đo thời gian.

- Xác định được tầm quan trọng của việc ước lượng thời gian trước khi đo.

- Thực hiện được ước lượng thời gian trong một số trường hợp đơn giản.

- Thực hiện được đo thời gian của một hoạt động bằng đồng hồ.

3. Phẩm chất:

- Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:

+ Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về thời gian.

+ Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thí nghiệm, thảo luận về dụng cụ, đơn vị đo thời gian và thực hành đo thời gian.

+ Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thí nghiệm đo thời gian của một hoạt động bằng đồng hồ đo.

 

doc 151 trang huongdt93 06/06/2022 2190
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương trình cả năm - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Tân Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phụ lục I:	KHUNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
(Kèm theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Bộ GDĐT)
TRƯỜNG: THCS TÂN LONG
TỔ: TKTN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
MÔN HỌC/HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KHTN, KHỐI LỚP 6
(Năm học 2021 - 2022.)
I. Đặc điểm tình hình
1. Số lớp: ..................; Số học sinh: ...................; Số học sinh học chuyên đề lựa chọn (nếu có): 
2. Tình hình đội ngũ: Số giáo viên:...................; Trình độ đào tạo: Cao đẳng: ........ Đại học:...........; Trên đại học:.............
	 Mức đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên Theo Thô4ng tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông.
: Tốt:.............; Khá:................; Đạt:...............; Chưa đạt:........
3. Thiết bị dạy học: (Trình bày cụ thể các thiết bị dạy học có thể sử dụng để tổ chức dạy học môn học/hoạt động giáo dục)
STT
Thiết bị dạy học
Số lượng
Các bài thí nghiệm/thực hành
Ghi chú
1
Bộ thước đo độ dài (Thước thẳng, thước cuộn, thước dây )
4 bộ thước đo
Bài 5- Đo chiều dài
2
Một số loại cân thông dụng, vật để cân, quả cân 
4 bộ quả cân
Bài 6- Đo khối lượng
3
Hình ảnh, một số loại đồng hồ đo thời gian.
4 cái
Bài -7 Đo thời gian
4
Thiết bị thí nghiệm mô tả sự nở vì nhiệt của chất lỏng. Một số loại nhiệt kế ( Nhiệt kế điện tử, nhiệt kế thủy ngân)
4 nhiệt kế thủy ngân
Bài 8- Đo nhiệt độ
5
Gía gắn lò xo lá tròn có dây kéo, xe lăn; 2 xe lăn có đặt nam châm, Lò xo xoắn, dây cao su,...
4 bộ
Bài 40- Lực là gì?
6
các quả nặng có cùng khối lượng, thước có ĐCNN là 1mm, giá đỡ quả nặng Các loại lò xo có chiều dài khác nhau, 
- Một số đồ dùng thường ngày hoạt động dựa trên sự biến dạng của lò xo.
4 bộ
Bài 42- Biến dạng lò xo
8
Các dụng cụ để làm thí nghiệm đo trọng lượng: Lực kế lò xo, quả nặng có khối lượng 50g, 100g, 200g
4 bộ 
Bài 43- Trọng Lực- Lực hấp dẫn
9
-Lực kế lò xo, khối gỗ, quả nặng
-Tranh ảnh về tác dụng thúc đẩy chuyển động và tác dụng có hại của lực ma sát
4 bộ
Bài 44-Lực ma sát
10
1 hộp thủy tinh hoặc nhựa cứng, trong suốt dạng hình hộp chữ nhật; 1 xe lăn, 1 tấm cản hình chữ nhật, 1 đường ray cho xe lăn chạy, 1 ròng rọc cố định, 1 phễu rót nước, 1 đoạn dây mảnh, 1 lực kế lò xo GHĐ 5N, 1 van xả nước
1 bộ
Bài 45- Lực cản của nước
11
Một vài chiếc xe đồ chơi giống nhau, ống hút ,Đèn pin, bóng đèn, nguồn điện..
Bài 46- Năng lượng và sự truyền năng lượng
12
2 con lắc gồm 2 quả cầu giống nhau, giá treo cố định, thước mét, tấm bìa
2 bộ
Bài 47- Một số dạng năng lượng
13
1 quả bóng teniss (hoặc bóng cao su), thước dây (hoặc thước cuộn), 1 sợi dây dài hơn 1m
4 bộ
Bài 48- Sự chuyển hóa năng lượng
14
Quả bóng tenis, thước dây, que tăm, lõi chỉ, phiếu học tập...
4 bộ
Bài 49- Năng lượng hao phí
15
Một số đồng xu hay miếng kim loại nhỏ, ống thổi và một số vật nhỏ Dụng cụ chế tạo tua bin đơn giản 
4 bộ
Bài 50- Năng lượng tái tạo
18
Một vài tấm bìa các-tông, 1 quả bóng nhỏ, 1 đèn pin, băng dính, kéo, sợi dây treo.
1 bộ
Bài 53- Mặt trăng
19
Đinh ghim, giấy nến, hộp các-tông, băng dính Và các vật dụng chế tạo dụng cụ quan sát vết đen trên Mặt Trời.
1 bộ
Bài 54-Hệ Mặt trời
20
Các vật liệu: Bìa màu xanh thẫm, màu vẽ, que làm trục quay của chong chóng, quạt điện nhỏ để tạo gió 
1 bộ 
Bài 55- Ngân hà
4. Phòng học bộ môn/phòng thí nghiệm/phòng đa năng/sân chơi, bãi tập (Trình bày cụ thể các phòng thí nghiệm/phòng bộ môn/phòng đa năng/sân chơi/bãi tập có thể sử dụng để tổ chức dạy học môn học/hoạt động giáo dục)
STT
Tên phòng
Số lượng
Phạm vi và nội dung sử dụng
Ghi chú
1
phòng học bộ môn vật lí
01
Quan sát các hiện tượng vật lí qua thí nghiệm mẫu;Thực hiện được các hoạt động giáo dục qua việc làm các thí nghiệm chứng minh đơn giản
Sử dụng các đồ thí nghiệm được nhà trường cung cấp và các đồ TN tự làm bổ xung
2
Phòng học tại lớp
01
Thực hiện được các hoạt động giáo dục qua môn học Vật lí
Sử dụng Tivi, và các đồ dùng của lớp,cá nhân
...
II. Kế hoạch dạy học Đối với tổ ghép môn học: khung phân phối chương trình cho các môn
1. Phân phối chương trình
STT
Bài học
(1)
Số tiết
(2)
Yêu cầu cần đạt
(3)
HỌC KI I
1
Bài 5: Đo chiều dài
2
Nêu được cách đo, đơn vị, một số dụng cụ đo chiều dài. Đo được chiều dài bằng thước
2
Bài 6: Đo khối lượng
2
Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo khối lượng. Đo được khối lượng bằng cân.
3
Bài 7: Đo thời gian
2
Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo thời gian. Đo được thời gian bằng đồng hồ.
4
Bài 8: Đo nhiệt độ
2
Nhận biết được các dụng cụ đo nhiệt độ. Nêu được cách sử dụng nhiệt kế, thang nhiệt độ Celsius. Đo được nhiệt độ với kết quả tin cậy
5
Ôn tập học kì I
2
Vận dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng thực tế liên quan đến bài học.
Luyện tập làm các bài tập vận dụng kiến thức đã học
HỌC KI II
6
Bài 40: Lực là gì
2
- Nhận biết được sự đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực
- Nhận biết được lực có tác dụng làm thay đổi chuyển động, biến dạng vật.
- Tìm được ví dụ về các loại lực trong đời sống.
- Nhận biết được có hai loại lực, lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc.
- Mô tả được các hiện tượng trong đời sống có liên quan đến lực bằng các thuật ngữ vật lí.
- Tìm được ví dụ về các loại lực trong đời sống.
- Phân loại được các loại lực.
7
Bài 41: Biểu diễn lực
2
- Nhận biết được các đặc trưng của lực: Điểm đặt, độ lớn, phương và chiều.
- Kể tên được đơn vị lực là Niutơn (N)
Mô tả được cấu tạo của lực kế lò xo và sử dụng lực kế này để đo độ lớn của một số lực đơn giản. 
- Biểu diễn được lực bằng mũi tên theo hướng của lực và mô tả được các đặc trưng của một lực dựa trên mũi tên biểu diễn lực này.
8
Bài 42: Biến dạng của lò xo
2
Nhận biết được biến dạng của lò xo.
- Tìm được ứng dụng của lò xo trong đời sống.
Thực hiện được thí nghiệm chứng minh độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng vật treo.
9
Bài 43: Trọng lượng và lực hấp dẫn
2
Nêu được khái niệm khối lượng, lực hấp dẫn, trọng lượng của vật.
- Phân biệt được trọng lượng và khối lượng.
Học sinh trải nghiệm thực tế sự rơi của các vật về mặt đất.
- Quan sát đường rơi của các vật khi ném xiên vật lên không trung. Lấy được ví dụ và giải thích được một số hiện tượng đơn giản về mối liên hệ giữa khối lượng, trọng lượng, lực hấp dẫn.
10
Bài 44: Lực ma sát
2
Nhận biết được lực ma sát là lực tiếp xúc ở bề mặt ở bề mặt tiếp xúc giữa hai vật.
Nhận biết lực ma sát có tác dụng cản trở hoặc thúc đẩy chuyển động. Tìm hiểu về ma sát trong an toàn giao thông.
- Vận dụng được kiến thức về lực ma sát để giải thích được một số hiện tượng đơn giản thường gặp trong đời sống.
- Lấy một số ví dụ về lực ma sát.
11
 Bài 45: Lực cản của nước
2
- Nhận biết được lực cản của nước và sự phụ thuộc của nó vào diện tích mặt cản.
- Giải thích được một số hiện tượng liên quan đến đời sống.
12
Ôn tập giữa ki II
2
Vận dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng thực tế liên quan đến bài học.
Luyện tập làm các bài tập vận dụng kiến thức đã học
13
Bài 46: Năng lượng và truyền năng lượng
2
- Nhận biết được mọi sự biến đổi trong tự nhiên đều cần năng lượng.
- Nhận biết được đơn vị của năng lượng là Jun (J).
- Lấy được ví dụ chứng tỏ năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực.
- Nhận biết được năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác.
- Lấy được ví dụ về năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác thông qua các hiện tượng trong cuộc sống.
14
Bài 47: Một số dạng năng lượng
2
Nhận biết được một số dạng năng lượng được sinh ra từ một số nguồn trong tự nhiên và trong đời sống.
Phân biệt được các dạng năng lượng theo nguồn phát ra chúng.
Tìm hiểu một số dạng năng lượng trong đời sống thường gặp.
- Cách sử dụng năng lượng hiệu quả tiết kiệm và bảo vệ nguồn năng lượng.
15
Bài 48: Sự chuyển hóa năng lượng
2
Lấy được ví dụ chứng tỏ: Năng lượng có thể chuyển từ dạng này sang dạng khác, từ vật này sang vật khác.
Nêu được định luật bảo toàn năng lượng và lấy ví dụ minh họa.
16
Bài 49: Năng lượng hao phí
2
Chỉ ra được năng lượng nào là hữu ích và năng lượng nào là hao phí.
- Nhận biết năng lượng hao phí thường xuất hiện dưới dạng nhiệt năng.
Nêu được năng lượng hao phí luôn xuất hiện khi năng lượng được chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác, từ vật này sang vật khác.
17
Bài 50: Năng lượng tái tạo
2
Nhận biết được các nguồn năng lượng trong tự nhiên.
Hiểu được ưu, nhược điểm và sự cần thiết của việc sử dụng nguồn năng lượng tái tạo.
Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết một số vấn đề liên quan đến năng lượng sử dụng trong cuộc sống.
18
Bài 51: Tiết kiệm năng lượng
2
- Hiểu được tại sao cần phải tiết kiệm năng lượng.
Đề xuất một số biện pháp tiết kiệm năng lượng và ứng dụng các biện pháp đó vào trong đời sống.
19
Bài 52: Chuyển động nhìn thấy của bầu trời và thiên thể
2
Giải thích được một cách định tính và sơ lược hiện tượng: Trái đất thấy mặt trời mọc và lặn hằng ngày.
Nêu được Mặt Trời và sao là các thiên thể tự phát sáng.
Nêu được mặt Trăng, các hành tinh và Sao Chổi phản xạ ánh sáng Mặt Trời.
20
Bài 53: Mặt trăng
2
Hiểu được Mặt Trăng là một vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất.
Hiểu được vì sao nhìn thấy mặt trăng, hình dạng mặt trăng lại thay đổi trong một tháng.
Vận dụng kiến thức đã học vào trong thực tế (nhìn Trăng đoán ngày)
21
Bài 54: Hệ mặt trời
2
Mô tả được cấu trúc của hệ Mặt Trời.
Nêu được các hành tinh cách Mặt Trời các khoảng cách khác nhau và có chu kỳ quay khác nhau.
Vận dụng kiến thức vào đời sống thực tế (Chế tạo dụng cụ quan sát vết đen trên mặt trời)
22
Bài 55: Ngân hà
2
Thông qua hoạt động học sinh hình dung được cấu trúc của Ngân Hà
23
Ôn tập học ki II
2
Vận dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng thực tế liên quan đến bài học.
Luyện tập làm các bài tập vận dụng kiến thức đã học
2. Chuyên đề lựa chọn (đối với cấp trung học phổ thông)
STT
Chuyên đề
(1)
Số tiết
(2)
Yêu cầu cần đạt
(3)
1
Chủ đề 1: Các phép đo
08
1. Về kiến thức: 
Nêu được cách đo, đơn vị, một số dụng cụ đo chiều dài. Đo được chiều dài bằng thước
Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo khối lượng. Đo được khối lượng bằng cân.
Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo thời gian. Đo được thời gian bằng đồng hồ.
Nhận biết được các dụng cụ đo nhiệt độ. Nêu được cách sử dụng nhiệt kế, thang nhiệt độ Celsius. Đo được nhiệt độ với kết quả tin cậy
2.1 Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa kết hợp quan sát tranh, xem video để nhận biết được các loại phép đo
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hợp tác để tham gia trò chơi. Thảo luận nhóm để nhận biết được chiều dài, khối lượng của một vật, đơn vị đo thời gian, biết cách sử dụng nhiệt kế thường gặp
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Bố trí được thí nghiệm để tìm hiểu về các phép đo 
2
Chủ đề 2:Lực
12
1. Về kiến thức: 
- Nhận biết được các loại lực 
- Nhận biết được lực có thế làm thay đổi chuyển động, biến dạng vật. Lấy được ví dụ về tác dụng của lực làm: thay đổi chuyển động, biến dạng vật. 
- Nêu được lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc xuất hiện khi nào và lấy được ví dụ về các lực đó.
2. Về năng lực: 
2.1 Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa kết hợp quan sát tranh, xem video để nhận biết được các loại lực 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hợp tác để tham gia trò chơi. Thảo luận nhóm để nhận biết được lực có thế làm thay đổi: tốc độ, hướng chuyển động, biến dạng vật.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Bố trí được thí nghiệm để tìm hiểu về lực 
	2.2. Năng lực khoa học tự nhiên:
- Lấy được ví dụ khác sách giáo khoa chứng tỏ lực là sự đẩy hoặc sự kéo.
- Nêu được lực có thế làm thay đổi: tốc độ, hướng chuyển động, biến dạng vật trong tình huống cụ thể.
- Thực hiện được thí nghiệm để phát hiện ra lực
3
Chủ đề 3: Năng lượng
12
Kiến thức: 
Nêu được mọi sự biến đổi trong tự nhiên đều cần năng lượng.
Trình bày được năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác thông qua tác dụng lực, truyền nhiệt
- Hiểu được tại sao cần phải tiết kiệm năng lượng.
Năng lực: 
2.1. Năng lực chung
Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về năng lượng, mối liên hệ giữa năng lượng và lực, sự truyền năng lượng.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để tìm ra, hiểu được rằng mọi sự biến đổi đều cần năng lượng, năng lượng càng mạnh thì lực càng mạnh, thời gian càng dài, sự truyền năng lượng có thể qua tác dụng lực hoặc truyền nhiệt.
 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Liên hệ giữa năng lượng với các tình huống trong thực tế.
	2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
Lấy được ví dụ chứng tỏ sự liên hệ giữa năng lượng và sự biến đổi
Nêu đơn sự liên hệ giữa năng lượng và tác dụng lực.
Trình bày được một số hình thức truyền năng lượng từ vật này sang vật khác.
Xác định được tầm quan trọng năng lượng với sự vận động và phát triển, sự thay đổi.
Thực hiện được một số thí nghiệm đơn giản liên quan đến năng lượng.
4
Chủ đề 4: Trái đất và bầu trời
08
1.Kiến thức: 
Phân biệt được chuyển động “nhìn thấy” và chuyển động “thực”.
Giải thích được sự chuyển động của Mặt Trời nhìn từ Trái Đất: Mặt Trời mọc ở hướng Đông, lặn ở hướng Tây là do Trái Đất quay quanh trục của nó từ Tây sang Đông. 
Phân biệt được sao, hành tinh và vệ tinh: sao là thiên thể tự phát sáng, hành tinh là thiên thể không tự phát sáng và chuyển động quanh sao, vệ tinh là thiên thể không tự phát sáng và chuyển động quanh hành tinh.
Thiết kế mô hình đồng hồ Mặt Trời đơn giản.
2.Năng lực: 
2.1. Năng lực chung
Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về chuyển động “nhìn thấy” và chuyển động “thực”, chuyển động của Mặt Trời nhìn từ Trái Đất và khái niệm của sao, hành tinh, vệ tinh. 
Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra các khái niệm, hợp tác trong thực hiện hoạt động thiết kế mô hình đồng hồ Mặt Trời đơn giản.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: giải quyết các câu hỏi, vấn đề liên quan đến kiến thức trong bài học, giải quyết vấn đề khó khăn và sáng tạo trong hoạt động thiết kế mô hình đồng hồ Mặt Trời.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
Lấy được ví dụ phân biệt chuyển động “nhìn thấy” và chuyển động “thực”.
Trình bày được chuyển động “nhìn thấy” và chuyển động “thực” của Mặt Trời.
Xác định được tầm quan trọng của việc mô tả đúng chuyển động của Mặt Trời nhìn từ Trái Đất, từ đó giải thích được cách xác định thời gian. 
Thực hiện tự chế tạo một đồng hồ Mặt Trời đơn giản.
Nêu và phân biệt được các thiên thể.	
(1) Tên bài học/chuyên đề được xây dựng từ nội dung/chủ đề/chuyên đề (được lấy nguyên hoặc thiết kế lại phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường) theo chương trình, sách giáo khoa môn học/hoạt động giáo dục.
(2) Số tiết được sử dụng để thực hiện bài học/chủ đề/chuyên đề.
(3) Yêu cầu (mức độ) cần đạt theo chương trình môn học: Giáo viên chủ động các đơn vị bài học, chủ đề và xác định yêu cầu (mức độ) cần đạt.
3. Kiểm tra, đánh giá định kỳ
Bài kiểm tra, đánh giá
Thời gian
(1)
Thời điểm
(2)
Yêu cầu cần đạt
(3)
Hình thức
(4)
Giữa Học kỳ 1
Cuối Học kỳ 1
45’
Tuần 18
Biết Vận dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng thực tế liên quan đến bài học trong chủ đề 1:Các phép đo.
Luyện tập làm các bài tập vận dụng kiến thức về các phép đo.
viết (trên giấy)
Giữa Học kỳ 2
45’
Tuần 26
Biết Vận dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng thực tế liên quan đến bài học trong chủ đề 2 :Lực
Luyện tập làm các bài tập vận dụng kiến thức về Các loại lực
viết (trên giấy)
Cuối Học kỳ 2
45’
Tuần 35
Biết Vận dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng thực tế liên quan đến bài học trong các chủ đề 2 :Lực ;Năng lượng;Trái đất và bầu trời 
Luyện tập làm các bài tập vận dụng kiến thức về Lực ;Năng lượng;Trái đất và bầu trời 
viết (trên giấy)
 (1) Thời gian làm bài kiểm tra, đánh giá.
(2) Tuần thứ, tháng, năm thực hiện bài kiểm tra, đánh giá.
(3) Yêu cầu (mức độ) cần đạt đến thời điểm kiểm tra, đánh giá (theo phân phối chương trình).
(4) Hình thức bài kiểm tra, đánh giá: viết (trên giấy hoặc trên máy tính); bài thực hành; dự án học tập.
III. Các nội dung khác (nếu có):
Phụ lục III
KHUNG KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CỦA GIÁO VIÊN 
(Kèm theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Bộ GDĐT)
TRƯỜNG: THCS TÂN LONG
TỔ: KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Họ và tên giáo viên: Trần Thu Thủy
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CỦA GIÁO VIÊN
MÔN HỌC/HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Khoa học Tự Nhiên (Vật Lý), LỚP 6
(Năm học 2021 - 2022)
I. Kế hoạch dạy học
1. Phân phối chương trình
STT
Bài học
(1)
Số tiết
(2)
Thời điểm
(3)
Thiết bị dạy học
(4)
Địa điểm dạy học
(5)
1-2
CHỦ ĐỀ 1: CÁC PHÉP ĐO
Bài 5- Đo chiều dài
02
Tuần 12 
Tuần 13
Bộ thước đo độ dài (Thước thẳng, thước cuộn, thước dây )
phòng học bộ môn
3-4
Bài 6- đo khối lượng
02
Tuần 14
Tuần 15
6Một số loại cân thông dụng, vật để cân, quả cân 
phòng học bộ môn
5-6
Bài -7 Đo thời gian
02
Tuần 15
Tuần 16
Hình ảnh, một số loại đồng hồ đo thời gian.
phòng học bộ môn
7-8
Bài 8- Đo nhiệt độ
02
Tuần 16
Tuần 17
Thiết bị thí nghiệm mô tả sự nở vì nhiệt của chất lỏng. Một số loại nhiệt kế ( Nhiệt kế điện tử, nhiệt kế thủy ngân)
phòng học bộ môn
9-10
CHỦ ĐỀ 2: LỰC
Bài 40- Lực là gì?
02
Tuần 17
Tuần 18
Gía gắn lò xo lá tròn có dây kéo, xe lăn; 2 xe lăn có đặt nam châm, Lò xo xoắn, dây cao su,...
phòng học bộ môn
11
Ôn tập 
01
Tuần 18
Tại lớp học
12-13
Bài 41- Biểu diễn Lực
02
Tuần 19
Các loại lực kế có giới hạn đo 1N, 2N, 5N...; quả nặng; Khối gỗ, Giá thí nghiệm; Thước kẻ 
phòng học bộ môn
14-15
Bài 42- Biến dạng lò xo
02
Tuần 20
các quả nặng có cùng khối lượng, thước có ĐCNN là 1mm, giá đỡ quả nặng Các loại lò xo có chiều dài khác nhau, 
- Một số đồ dùng thường ngày hoạt động dựa trên sự biến dạng của lò xo.
phòng học bộ môn
16-17
Bài 43- Trọng Lực- Lực hấp dẫn 
02
Tuần 21
Các dụng cụ để làm thí nghiệm đo trọng lượng: Lực kế lò xo, quả nặng có khối lượng 50g, 100g, 200g
phòng học bộ môn
17-18
Bài 44-Lực ma sát
02
Tuần 22
-Lực kế lò xo, khối gỗ, quả nặng
-Tranh ảnh về tác dụng thúc đẩy chuyển động và tác dụng có hại của lực ma sát
phòng học bộ môn
19-20
Bài 45- Lực cản của nước
02
Tuần 23
1 hộp thủy tinh hoặc nhựa cứng, trong suốt dạng hình hộp chữ nhật; 1 xe lăn, 1 tấm cản hình chữ nhật, 1 đường ray cho xe lăn chạy, 1 ròng rọc cố định, 1 phễu rót nước, 1 đoạn dây mảnh, 1 lực kế lò xo GHĐ 5N, 1 van xả nước
phòng học bộ môn
21-22
CHỦ ĐỀ 3: NĂNG LƯỢNG
Bài 46- Năng lượng và sự truyền năng lượng
02
Tuần 24
Một vài chiếc xe đồ chơi giống nhau, ống hút ,Đèn pin, bóng đèn, nguồn điện..
Tại lớp học
23-
24
Bài 47- Một số dạng năng lượng
02
Tuần 25
2 con lắc gồm 2 quả cầu giống nhau, giá treo cố định, thước mét, tấm bìa
phòng học bộ môn 
25-26
ÔN TẬP GIỮA HKII
02
Tuần 26
Tại lớp học
27-28
Bài 48- Sự chuyển hóa năng lượng
02
Tuần 27
1 quả bóng teniss (hoặc bóng cao su), thước dây (hoặc thước cuộn), 1 sợi dây dài hơn 1m
phòng học bộ môn
29-30
Bài 49- Năng lượng hao phí
02
Tuần 28
Quả bóng tenis, thước dây, que tăm, lõi chỉ, phiếu học tập...
phòng học bộ môn
31-32
Bài 50- Năng lượng tái tạo
02
Tuần 29
Một số đồng xu hay miếng kim loại nhỏ, ống thổi và một số vật nhỏ Dụng cụ chế tạo tua bin đơn giản 
phòng học bộ môn
33-34
Bài 51- tiết kiệm năng lượng
02
Tuần 30
Tại lớp học
35-36
CHỦ ĐỀ 4: TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI
Bài 52: Chuyển động nhìn thấy của Mặt trời .Thiên thể
02
Tuần 31
Tại lớp học
37-38
Bài 53- Mặt trăng
02
Tuần 32
53Một vài tấm bìa các-tông, 1 quả bóng nhỏ, 1 đèn pin, băng dính, kéo, sợi dây treo.
phòng học bộ môn
39-40
Bài 54-Hệ Mặt trời
02
Tuần 33
Đinh ghim, giấy nến, hộp các-tông, băng dính Và các vật dụng chế tạo dụng cụ quan sát vết đen trên Mặt Trời.
Tại lớp học
41-42
Bài 55- Ngân hà
02
Tuần 34
- Các vật liệu: Bìa màu xanh thẫm, màu vẽ, que làm trục quay của chong chóng, quạt điện nhỏ để tạo gió 
phòng học bộ môn
43-44
ÔN TẬP
02
Tuần 35
Tại lớp học
2. Chuyên đề lựa chọn (đối với cấp trung học phổ thông)
STT
Chuyên đề
(1)
Số tiết
(2)
Thời điểm
(3)
Thiết bị dạy học
(4)
Địa điểm dạy học
(5)
1
2
...
(1) Tên bài học/chuyên đề được xây dựng từ nội dung/chủ đề (được lấy nguyên hoặc thiết kế lại phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường) theo chương trình, sách giáo khoa môn học/hoạt động giáo dục.
(2) Số tiết được sử dụng để thực hiện bài dạy/chuyên đề.
(3) Tuần thực hiện bài học/chuyên đề.
(4) Thiết bị dạy học được sử dụng để tổ chức dạy học.
(5) Địa điểm tổ chức hoạt động dạy học (lớp học, phòng học bộ môn, phòng đa năng, bãi tập, tại di sản, thực địa...).
II. Nhiệm vụ khác (nếu có): (Bồi dưỡng học sinh giỏi; Tổ chức hoạt động giáo dục...)
.......................................................................................................................................................................................................
TỔ TRƯỞNG
(Ký và ghi rõ họ tên)
Mai Thị Thu Hương
Tân long ngày 10 tháng 8 năm2021
GIÁO VIÊN
(Ký và ghi rõ họ tên)
Trần Thu Thủy
Phụ lục IV
KHUNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY
CHỦ ĐỀ 1: CÁC PHÉP ĐO
BÀI 5: ĐO CHIỀU DÀI
Môn học: KHTN - Lớp: 6
Thời gian thực hiện: 1 tiết
I. Mục tiêu
 Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh sẽ:
Kể tên được một số dụng cụ đo chiều dài thường dùng.
Nêu được đơn vị đo, cách đo, dụng cụ thường dùng để đo chiều dài.
Năng lực: 
2.1. Năng lực chung
Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về đơn vị, dụng cụ đo và cách khắc phục một số thao tác sai khi sử dụng thước để đo chiều dài của vật.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra các bước tiến hành đo chiều dài, hợp tác trong thực hiện đo chiều dài của vật.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ trong thực hiện đo chiều dài của vật và đề xuất phương án đo chiều dài đường kính lắp chai.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Xác định được tầm quan trọng của việc ước lượng chiều dài trước khi đo; ước lượng được chiều dài của vật trong một số trường hợp đơn giản.
Xác định được GHĐ và ĐCNN của một số loại thước thông thường.
Chỉ ra được một số thao tác sai khi đo và nêu được cách khắc phục những thao tác sai đó.
Đo được chiều dài của một số vật với kết quả tin cậy.
Phẩm chất: Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Nhân ái: Tôn trọng sự khác biệt về năng lực nhận thức.
- Chăm chỉ: Luôn cố gắng học tập đạt kết quả tốt.
- Trung thực: Khách quan trong kết quả.
- Trách nhiệm: Quan tâm đến bạn trong nhóm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
Giáo án, bài dạy Powerpoint
Hình ảnh hoặc 1 số loại thước đo chiều dài: thước dây, thước cuộn, thước mét, thước kẻ...
Phiếu học tập 
Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh: thước các loại, nắp chai các cỡ, ...
III. Tiến trình dạy học 
1. Hoạt động 1: Mở đầu
Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được vấn đề cần giải quyết trong bài học 
Nội dung: 
- Quan sát hình vẽ và cho biết đoạn thẳng AB hay CD dài hơn? 
- Muốn biết chính xác phải làm thế nào?
Sản phẩm: 
Học sinh có thể có các câu trả lời sau:
- Đoạn CD dài hơn đoạn AB.
- Dùng thước kẻ để đo 
- HS đọc kết quả
Tổ chức thực hiện: 
- Hoạt động tiếp sức: một học sinh trả lời, học sinh khác bổ sung để hoàn thành nhiệm vụ.
- GV: Em dùng thước nào? 
- GV cho 1 vài em lên đo và đọc kết quả.
- GV: Từ đó cho HS thấy rằng giác quan của con người có thể cảm nhận sai một số hiện tượng và giúp các em nhận thức được tầm quan trọng phép đo ® bài mới.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về đơn vị đo chiều dài.
Mục tiêu: Học sinh ôn lại các loại đơn vị đo chiều dài.
b) Nội dung:
1. Hãy kể tên những đơn vị đo chiều dài mà em biết? 
2. Đổi đơn vị 
a. 1,25m = .....dm b. 0,1dm = ....mm
c. ......mm = 0,1m d. ......cm = 0,5dm
3. Thông báo đơn vị chuẩn là mét (m) và giới thiệu thêm một số đơn vị đo độ dài khác như in (inch), dặm (mile).
 Em có biết: 
Từ năm 1960, các nhà khoa học chính thức sử dụng hệ thống đơn vị đo lường quốc tế gọi tắt là hệ SI (viết tắt từ tiếng Pháp Système International d/unites).
Ngoài đơn vị đo độ dài là mét, một số quốc gia còn dùng các đơn vị đo độ dài khác: 
+ 1 in (inch) = 2,54cm
+ 1 dặm (mile) = 1609m (≈ 1,6km)
Sản phẩm: Đáp án của HS, có thể:
1. Đơn vị đo chiều dài trong hệ thống đo lường chính thức của nước ta hiện nay là m.
2. a. 1,25m = 12,5 dm b. 0,1dm = 10mm
 c. 100mm = 0,1m d. 5cm = 0,5dm
Tổ chức thực hiện: 
- Học sinh hoạt động cá nhân trả lời, học sinh khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, đưa ra câu trả lời đúng.
- GV giới thiệu đơn vị chuẩn trong hệ đơn vị đo lường Việt Nàm và một số đơn vị đo độ dài khác như in (inch), dặm (mile).
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về dụng cụ đo chiều dài.
a) Mục tiêu: Học sinh nêu được các loại thước để đo chiều dài của vật.
b) Nội dung:
1. Hãy kể tên các dụng cụ đo chiều dài mà em biết.
 2. GV giới thiệu một số loại thước ở hình 5.1a,b,c,d và yêu cầu hs nêu tên gọi?
 3. GV thông báo khái niệm GHĐ và ĐCNN:
Từ đó, GV yêu cầu Hs xác định GHĐ và ĐCNN của một số loại cân sau đây:
 ? Thước a và b, thước nào cho kết quả đo chính xác hơn?
c) Sản phẩm:
1. Dụng cụ đo chiều dài: thước dây, thước kẻ, thước mét, thước cuộn...
2. 
3. (a): GHĐ: 10cm ; ĐCNN: 0,5cm 
 (b): GHĐ: 10cm ; ĐCNN: 0,1cm 
 (c): GHĐ: 15cm ; ĐCNN: 1cm
- Thước b vì ĐCNN càng nhỏ, kết quả đo càng chính xác
d) Tổ chức thực hiện:
- Học sinh hoạt động cá nhân, nhóm đôi trả lời câu hỏi, học sinh khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, đưa ra câu trả lời đúng.
Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về các bước đo chiều dài
Mục tiêu: 
- Học sinh: xác định được tầm quan trọng của việc ước lượng chiều dài của vật và lựa chọn thước phù hợp trước khi đo; các thao tác khi đo chiều dài; tiến hành đo chiều dài bằng thước.
Nội dung: 
- Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập đo chiều dài, độ dày cuốn sách giáo khoa vật lý 6
KẾT QUẢ ĐO CHIỀU DÀI
1. Ước lượng chiều dài, độ dày của sách:
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
2. Chọn dụng cụ đo
+ Tên dụng cụ đo: ..............................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
+ GHĐ: ................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
+ ĐCNN: ..............................................................................................................................
...............................................................................................................................................
3. Kết quả đo
Kết quả đo
Lần đo 1
Lần đo 2
Lần đo 3
Giá trị trung bình
Chiều dài
l1 =
l2 =
l3 =
ltb =
Độ dày
d1 =
d2 =
d3 =
dtb =
4. Rút ra các bước tiến hành đo:
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Sản phẩm: 
1. Báo cáo thực hành đo chiều dài, độ dày SGK vật lý 6
2. Rút ra được cách đo chiều dài
Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập.
+ Gọi đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV chốt các bước đo chiều dài và lưu ý HS cách đặt thước, cách đặt mắt đúng cách...
Hoạt động 2.4: Vận dụng cách đo chiều dài vào đo thể tích
a) Mục tiêu: Vận dụng cách đo độ dài vào đo thể tích
b) Nội dung:
1. Kể tên các đơn vị đo thể tích mà em biết.
2. Tìm hiểu GHĐ và ĐCNN của bình chia độ.
3. Trình bày được cách đo thể tích vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ và bình tràn.
c) Sản phẩm:
1. Đơn vị chuẩn là mét khối và lít.
2. Xác định được GHĐ và ĐCNN của bình chia độ.
3. Nêu được cách đo thể tích vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ và bình tràn.
d) Tổ chức thực hiện:
- Học sinh hoạt động cá nhân, cặp đôi trả lời câu hỏi
- Học sinh khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để học sinh luyện tập về cách đổi đơn vị đo khối lượng, ước lượng khối lượng để chọn loại cân phù hợp, đọc kết quả đo tùy theo mỗi loại cân.
b) Nội dung:
Để đo độ dài của một vật, ta nên dùng
thước đo. B. gang bàn tay. C. sợi dây. D. bàn chân.
Giới hạn đo của thước là 
A. độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.	
B. độ dài nhỏ nhất ghi trên thước. 	
C. độ dài lớn nhất ghi trên thước.	
D. độ dài giữa hai vạch chia bất kỳ ghi trên thước.
Đơn vị dùng để đo chiều dài của một vật là
A. m2 B. m C. kg D. l.
Xác định giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước trong hình
A. GHĐ 10cm ; ĐCNN 0 cm	 B. GHĐ 10cm ; ĐCNN 1cm.
C. GHĐ 10cm ; ĐCNN 0,5cm. D. GHĐ 10cm ; ĐCNN 1mm.
Cho các bước đo độ dài gồm:
(1) Đặt thước đo và mắt nhìn đúng cách.
(2) Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo thích hợp.
(3) Đọc, ghi kết quả đo đúng quy định.
Thứ tự đúng các bước thực hiện để đo độ dài là
A. (2), (1), (3). B. (3), (2), (1). C. (1), (2), (3). D. (2), (3), (1).
c) Sản phẩm:
1. A	2. C 	3. B	4. C 	5. A
d) Tổ chức thực hiện:
- Học sinh hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi
- Học sinh khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhậ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cu.doc