Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương trình học kì 1 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Lê Trung Đình

Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương trình học kì 1 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Lê Trung Đình

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Khái niệm về khoa học tự nhiên.

- Vai trò của khoa học tự nhiên trong cuộc sống

2. Năng lực:

2.1. Năng lực khoa học tự nhiên

- Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được khái niệm khoa học tự nhiên và phương pháp nghiên cứu khoa học tự nhiên

- Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát các hoạt động của cuộc sống và nhận ra đâu là hoạt động nghiên cứu khoa học tự nhiên, đối tượng của chúng là gì.

- Vận dụng: trình bày được vai trò của khoa học tự nhiên trong đời sống.

2.2. Năng lực chung

- Năng lực tự học và tự chủ: chủ động tìm hiểu về khoa học tự nhiên qua các học liệu khác nhau.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tích cực trong giờ học, nêu ý kiến và đặt câ hỏi cho thầy cô giáo (khi cần thiết)

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết tự hoàn thành nhiệm vụ học tập.

3. Phẩm chất:

- Tham gia tích cực hoạt động xây dựng bài học phù hợp với khả năng của bản thân;

- Trung thực, trách nhiệm trong tìm hiểu và học tập khoa học tự nhiên;

- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.

 

doc 92 trang huongdt93 06/06/2022 1880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương trình học kì 1 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Lê Trung Đình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 1	Ngày soạn: 13/09/2021
Tiết : 1 	Ngày dạy: 14/09/2021
CHỦ ĐỀ: MỞ ĐẦU
BÀI 1: GIỚI THIỆU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Môn KHTN 6
Thời gian thực hiện: 1 tiết
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Khái niệm về khoa học tự nhiên.
- Vai trò của khoa học tự nhiên trong cuộc sống
2. Năng lực: 
2.1. Năng lực khoa học tự nhiên
- Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được khái niệm khoa học tự nhiên và phương pháp nghiên cứu khoa học tự nhiên
- Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát các hoạt động của cuộc sống và nhận ra đâu là hoạt động nghiên cứu khoa học tự nhiên, đối tượng của chúng là gì.
- Vận dụng: trình bày được vai trò của khoa học tự nhiên trong đời sống.
2.2. Năng lực chung
- Năng lực tự học và tự chủ: chủ động tìm hiểu về khoa học tự nhiên qua các học liệu khác nhau.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tích cực trong giờ học, nêu ý kiến và đặt câ hỏi cho thầy cô giáo (khi cần thiết)
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết tự hoàn thành nhiệm vụ học tập.
3. Phẩm chất: 
- Tham gia tích cực hoạt động xây dựng bài học phù hợp với khả năng của bản thân;
- Trung thực, trách nhiệm trong tìm hiểu và học tập khoa học tự nhiên;
- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
II. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU:
- Một số hình ảnh về hoạt động nghiên cứu khoa học và vai trò của khoa học tự nhiên trong đời sống.
- Giáo án điện tử.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 Hình thức: Dạy trực tuyến, học sinh hoạt động cá nhân. 
Hoạt động 1: Khởi động 
a) Mục tiêu: Giúp học sinh gợi nhớ về vai trò về KHTN đối với đời sống con người, để các em thấy được khoa học tự nhiên luôn gắn bó với con người và cần thiết đối với con người. Từ đó tăng thêm động lực học tập môn học này cho học sinh
b) Nội dung: Kể tên các phát minh khoa học và công nghệ được ứng dụng vào các đồ dùng hàng ngày tại gia đình em.
c) Sản phẩm: 
Đáp án: Kể tên các phát minh khoa học và công nghệ là:
- Bóng đèn dây tóc.
- Quạt điện.
- Điều hòa.
- Tivi
- Điện thoại, 
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV: 
Giao nhiệm vụ: 
Kể tên các phát minh khoa học và công nghệ được ứng dụng vào các đồ dùng hàng ngày tại gia đình em.
Kết luận: Cho học sinh nhận thấy vai trò quan trọng của KHCN nói chung và KHTN nói riêng trong đời sống.
HS: 
Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh kể tên các thiết bị ứng dụng khoa học và công nghệ trong đời sống hàng ngày
Báo cáo: Học sinh thực hiện cá nhân trả lời câu hỏi. Mỗi học sinh đưa ra một đáp án, người sau không trùng với người trước.
 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 
2.1. Khái niệm khoa học tự nhiên 
a) Mục tiêu: hình thành khái niệm khoa học và khoa học tự nhiên.
b) Nội dung: 
- Hình thành khái niệm khoa học thông qua phân biệt nó với các hoạt động trong cuộc sống.
- Làm rõ đối tượng nghiên cứu và nhiệm vụ của KHTN, qua đó hình thành khái niệm KHTN.
c) Sản phẩm: khái niệm nghiên cứukhoa học, khái niệm khoa học tự nhiên.
- Những hoạt động con người chủ động tìm tòi, khám phá ra tri thức khoa học là hoạt động nghiên cứu khoa học.
- Những người làm hoạt động NCKH gọi là nhà khoa học.
	- Khoa học tự nhiên là ngành khoa học nghiên cứu về các sự vật, hiện tượng, quy luật của tự nhiên và ảnh hưởng của chúng đến đời sống con người.
 d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV: 
Giao nhiệm vụ: Đọc SGK, quan sát các hoạt động trong hình 1.1 đến 1.6, cho biết hoạt động nào là hoạt động NCKH, hoạt động nào là hoạt động trong cuộc sống? Làm rõ mục đích của hoạt động NCKH, từ đó hình thành khái niệm KHTN
GV: điều hành lớp thảo luận và nhận xét, thống nhất phương án chính xác.
Kết luận: Khái niệm hoạt động NCKH.
Những hoạt động con người chủ động tìm tòi, khám phá ra tri thức khoa học là hoạt động nghiên cứu khoa học.
GV lưu ý HS phân biệt rõ hoạt động NCKH với hoạt động trong đời sống: 
VD: hoạt động vui chơi thả diều: là hoạt động trong đời sống hàng ngày. Nhưng nếu thả diều để tìm hiểu tốc độ và hướng gió lại là hoạt động nghiên cứu khoa học
GV nhấn mạnh hoạt động NCKH có mục tiêu khoa học, phương pháp và đối tượng nghiên cứu cụ thể.
Giao nhiệm vụ: Làm bài tập điền từ vào chỗ trống
Kết luận(dựa trên kết luận của học sinh): Khái niệm KHTN.
Khoa học tự nhiên là ngành khoa học nghiên cứu về các sự vật, hiện tượng, quy luật tự nhiên và ảnh hưởng của chúng đến đời sống con người và môi trường.
HS 
- Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân, theo yêu cầu của GV, nhận xét về mục đích của hoạt động sống
- Báo cáo: Học sinh trình bày kết quả. 
Hoạt động trong cuộc số
g
Hoạt đông nghiên cứu khoa học
Thả diều
Lấy mẫu nước nghiên cứu
Gặt lúa
Làm thí nghiệm (nghiên cứu)
Rửa bát, đĩa
Hoạt động tập thể
Nhận xét về mục đích của hoạt động NCKH. (So sánh với các hoạt động khác)
Thực hiện nhiệm vụ: 
Câu hỏi: Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành khái niệm sau : 
Khoa học tự nhiên là ngành khoa học nghiên cứu về sự vật ,(1) , quy luật (2) . và những ảnh hưởng của chúng đến (3) .. con người và (4) 
Báo cáo: (1): hiện tượng; (2) : tự nhiên; 
 (3): đời sống (4) : môi trường.
HS: Ghi bài vào vở
 2.2. Vai trò của KHTN trong đời sống 
a) Mục tiêu: Trình bày vai trò của KHTN trong đời sống.
b) Nội dung: Đưa ra các ví dụ về ứng dụng của khoa học tự nhiên trong đời sống. Nêu vai trò của KHTN trong các ví dụ đó.
c) Sản phẩm: vai trò của KHTN trong đời sống.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: HS đọc SGK. Cho biết vai trò của KHTN được thể hiện trong các hình từ 1.7 đến 1.10 SGK
- Kết luận(dựa trên kết luận của học sinh): 
Khoa học tự nhiên có vai trò quan trọng trong:
- Hoạt động nghiên cứu khoa học.
- Nâng cao nhận thức của con người về thế giới tự nhiên. 
- Ứng dụng công nghệ thông tin vào cuộc sống, sản xuất, kinh doanh.
- Chăm sóc sức khoẻ con người.
- Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
- Thực hiện nhiệm vụ: Làm việc cá nhân thực hiện yêu cầu của GV.
- Báo cáo: Cá nhân trả lời. 
-Học sinh viết bài vào vở.
 - GV lưu ý sự khác biệt giữa KHTN và công nghệ, các sáng chế công nghệ. Đồng thời đề cập đến mặt trái của khoa học và công nghệ (VD: ảnh hưởng tới môi trường, bom nguyên tử thả xuống Nhật Bản, )
3. Hoạt động 3: Luyện tập: 
a) Mục tiêu: Ôn tập khái niệm KHTN và vai trò của KHTN trong đời sống
b) Nội dung: Cá nhân HS trả lời 3 câu hỏi. 
c) Sản phẩm: Đáp án, lời giải của các câu hỏi.
1. Hoạt động nào dưới đây là hoạt động nghiên cứu khoa học?
A. Trồng hoa với quy mô lớn trong nhà kính.
B. Nghiên cứu vắc xin phòng chống virus corona trong phòng thí nghiệm.
C. Sản xuất muối ăn từ nước biển bằng phương pháp phơi cát.
D. Vận hành nhà má thủy điện để sản xuất điện.
2. Hoạt động nào sau đây không phải là hoạt động nghiên cứu khoa học:
A. Theo dõi nuôi cấy mô cây trồng trong phòng thí nghiệm.
B. Làm thí nghiệm điều chế chất mới.
C. Lấy mẫu đất để phân loại đất trồng.
D. Sản xuất phân bón hóa học.
3. Quan sát hình ảnh sau và cho biết hoạt động nào là hoạt động nghiên cứu khoa học tự nhiên? 
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giao nhiệm vụ: Làm ba bài tập nêu trên.
GV quan sát, nhắc nhở HS tập trung làm bài.
Kết luận:GV chữa bài tập, thảo luận và kết luận: Câu 1. B; Câu 2. D; Câu 3: a, b, c, g
- Thực hiện nhiệm vụ: Làm việc cá nhân thực hiện yêu cầu của GV.
- Báo cáo: Cá nhân trả lời. 
 4. Hoạt động 4: Vận dụng 	
a) Mục tiêu: - Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế
b) Nội dung: làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi SGK.
- Hệ thống tưới nước tự động được bà con nông dân lắp đặt để tưới tiêu quy mô lớn. Hãy cho biết vai trò nào của KHTN trong hoạt động đó?
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh: 
→ Việc ứng dụng kĩ thuật vào tưới rau tự động giúp bà con nông dân giảm sức lao động, giảm nguồn nước tưới, tang năng suất cây trồng. Kĩ thuật này bắt nguồn từ việc hiểu biết để chuyển đổi khoa học thành công nghệ, nhằm ứng dụng trong sản suất nông nghiệp.
5. Dặn dò và giao nhiệm vụ: 
- Tổng kết bài học.
- Yêu cầu HS chuẩn bị bài sau
- Nhiệm vụ về nhà: làm BT SBT.
Tuần: 1	Ngày soạn: 13/09/2021
Tiết : 2,3 	Ngày dạy: 14/09/2021
CHỦ ĐỀ: MỞ ĐẦU
BÀI 2: CÁC LĨNH VỰC CHỦ YẾU CỦA KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Phân biệt được các lĩnh vực KHTN dựa vào đối tượng nghiên cứu.
- Phân biệt được các vật sống và vật không sống dựa vào các đặc điểm đặc trưng.
2. Năng lực: 
2.1. Năng lực khoa học tự nhiên:
- Nhận thức khoa học tự nhiên: Trình bày được một số lĩnh vực chủ yếu của KHTN.
- Tìm hiểu tự nhiên: Tìm hiểu các lĩnh vực của KHTN thông qua thực hiện và quan sát các thí nghiệm trong sách giáo khoa.
- Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Phân biệt được các lĩnh vực của KHTN dựa vào đối tượng nghiên cứu, phân biệt được các vật sống và vật không sống dựa vào các đặc điểm đặc trưng.
2.2. Năng lực chung
- NL tự chủ và tự học: chủ động tìm hiểu các lĩnh vực chủ yếu của KHTN qua các nguồn học liệu khác nhau.
- NL giao tiếp và hợp tác: thành lập nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và trình bày được kết quả của nhóm trước lớp.
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo: thảo luận với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ tìm hiểu các lĩnh vực của KHTN.
3. Phẩm chất: 
- Chăm chỉ, tích cực tham gia hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
- Có ý thức ứng xử với thế giới tự nhiên theo hướng thân thiện với môi trường và phát triển bền vững.
- Trung thực, cẩn thận và trách nhiệm trong quá trình thực hiện thí nghiệm theo SGK.
- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá các lĩnh vực của KHTN.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Dụng cụ, hóa chất, vật liệu, vật thể theo bảng sau:
Vật lí
Hóa học
Sinh học
Khoa học Trái Đất và bầu trời
- 1 tờ giấy
- 1 cốc chứa nước vôi trong.
- 1 ống hút.
- Một ít hạt đậu xanh.
- 2 chậu nhỏ.
- Nước.
- Bông.
- Đất.
- Quả Địa Cầu.
- Đèn pin.
- Phiếu học tập (sản phẩm đính kèm).
- Đoạn video thí nghiệm sự nảy mầm của hạt đậu và nhu cầu nước của cây: 
- Đoạn video thí nghiệm Trái Đất quay: 
- Đoạn video sục khí carbon dioxide vào nước vôi trong: 
- Một số tranh ảnh về ứng dụng liên quan đến những lĩnh vực của khoa học tự nhiên.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.	Hoạt động 1: Khởi động 
a) Mục tiêu: HS nhận thấy ngành KHTN được phân chia thành các lĩnh vực nhỏ hơn, từ đo xác định và gợi hứng thú để HS tìm hiểu về các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên.
b) Nội dung: Kể tên các lĩnh vực khoa học tự nhiên. Xác định nội dung tìm hiểu của bài: Các lĩnh vực chủ yếu của KHTN.
c) Sản phẩm: 
Đáp án: Một số lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên là:
- Vật lí.
- Hoá học.
- Sinh học.
- Thiên văn học.
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV: Giao nhiệm vụ: HS quan sát hình ảnh, dựa vào hiểu biết, cho biết một số lĩnh vực của KHTN mà mình biết.
Kết luận (Dựa trên kết luận đúng của học sinh)
- Vật lí.
- Hoá học.
- Sinh học.
- Thiên văn học.
H: Việc dự báo thời tiết là thuộc ngành khoa học nào?
HS: Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh thực hiện cá nhân trả lời câu hỏi. Mỗi học sinh đưa ra một đáp án, người sau không trùng với người trước.
Báo cáo: HS báo cáo, GV ghi các câu trả lời của học sinh lên phần bảng phụ.
Cá nhân trả lời, học sinh khác nhận xét. 
 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.1. Tìm hiểu về những lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên
a) Mục tiêu: Tìm hiểu các lĩnh vực của KHTN thông qua thực hiện và quan sát các thí nghiệm trong sách giáo khoa.
b) Nội dung: HS thực hiện hoặc quan sát thí nghiệm nghiên cứu. Phân biệt đối tượng nghiên cứu trong mỗi thí nghiệm qua đó phân biệt được các lĩnh vực khác nhau của KHTN dựa vào đối tượng nghiên cứu.
c) Sản phẩm: Phiếu học tập
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: 
1. Yêu cầu các nhóm thực hiện hoặc quan sát các 4 thí nghiệm tương ứng trong SGK.
2. Thảo luận, hoàn thiện phiếu học tập sau khi thực hiện nhiệm vụ 1
Gợi ý HS trả lời câu hỏi trong phiếu học tập.
GV điều hành thảo luận, chốt câu trả lời chính xác.
- Nhấn mạnh quy luật chung của KHTN và sự phân chia là tương đối.
Kết luận: (Dựa trên kết luận đúng của học sinh)
Các lĩnh vực chủ yếu của KHTN: 
Khoa học tự nhiên bao gồm những lĩnh vực chính như:
- Vật lí học: nghiên cứu về vật chất, quy luật vận động, lực, năng lượng và sự biến đổi của năng lượng. 
- Hoá học: nghiên cứu về chất và sự biến đổi của chúng.
- Sinh học: Hay sinh vật học nghiên cứu về các vật sống, mối qan hệ của chúng với nhau và với môi trường.
- Khoa học Trái Đất: nghiên cứu về Trái Đất và bầu khí quyển của nó.
- Thiên văn học: nghiên cứu về quy luật vận động và biến đổi của các vật thể trên bầu trời. 
- Thực hiện nhiệm vụ: quan sát thí nghiệm, nhận xét theo phiếu học tập số 1.
+ Thí nghiệm 1: Cầm một tờ giấy giơ lên cao và buông tay, quan sát tờ giấy rơi. 
+ Thí nghiệm 2: Sục khí carbon dioxide vào cốc chứa nước vôi trong.
+ Thí nghiệm 3: Quan sát quá trình nảy mầm của hạt đậu bằng video.
+ Thí nghiệm 4: Mô tả chu kì xuất hiện của vùng sáng và vùng tối ở quả địa cầu, liên hệ đến quy luật ngày và đêm trên Trái Đất.
- Báo cáo: học sinh báo cáo. 
Ghi vào vở
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Thí nghiệm
Câu hỏi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Lĩnh vực KHTN nào?
Thí nghiệm 1: Cầm một tờ giấy giơ lên cao và buông tay
Quy luật rơi nhanh chậm của một vật trong không khí?
Hiện tượng rơi tự do trong không khí
Vật lí
Thí nghiệm 2: Sục khí carbon dioxide vào cốc chứa nước vôi trong.
Sự biến đổi của nước vôi trong khi được sục khí carbon dioxide vào
Sự biến đổi chất
Hóa học
Thí nghiệm 3: Quan sát quá trình nảy mầm của hạt đậu
Quá trình nảy mầm của hạt đậu có nhu cầu lượng nước như thế nào?
Vật sống và môi trường sống
Sinh học
Thí nghiệm 4: Chiếu đèn pin vào quả địa cầu
Quy luật ngày đêm trên Trái Đất
Chuyển động và biến đổi của các thiên thể trong vũ trụ
Trái đất và bầu trời
2.2. Luyện tập
a) Mục tiêu: Phân biệt được các lĩnh vực KHTN dựa vào đối tượng nghiên cứu 
b) Nội dung: Quan sát hình ảnh ứng dụng của các ngành KHTN, cho biết ứng dụng trong những hình ảnh thuộc lĩnh vực nào.
c) Sản phẩm: Bảng nhóm
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: Quan sát hình ảnh ứng dụng của các ngành KHTN, cho biết ứng dụng trong những hình ảnh thuộc lĩnh vực nào?
GV điều hành lớp thảo luận.
- Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân. Hoàn thiện vào bảng
- Báo cáo: Học sinh báo cáo kết quả làm việc.
Lớp trao đổi, nhận xét phần báo cáo, kết luận
STT
HÌNH ẢNH
LĨNH VỰC KHTN
1
Mô hình trông rau thủy canh
Sinh học
2
Bản tin dự báo thời tiết
Khoa học Trái Đất
3
Mô hình chăn nuôi bò sữa tiên tiến
Sinh học
4
Nông dân xử lí đất chua bằng vôi bột
Hóa học
5
Sử dụng pin năng lượng Mặt Trời
Vật lí
6
Sử dụng kiến thiên văn quan sát bầu trời
Thiên văn
7
Làm sữa chua
Sinh - hóa
8
Ghép chiết cây
Sinh học
9
Sản xuất phân bón
Sinh - hóa
10
Sản xuất điện thoại
Vật lí
2.3. Phân biệt các vật sống và vật không sống 
a) Mục tiêu: Phân biệt được các vật sống và vật không sống dựa vào các đặc điểm đặc trưng.
b) Nội dung: HS quan sát các hình ảnh về các vật, nêu đặc điểm đặc trưng của mỗi vật, từ đó phân biệt được các vật sống và vật không sống dựa vào các đặc điểm đặc trưng.
c) Sản phẩm: phiếu học tập số 2.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: quan sát các hình ảnh về các vật, nêu đặc điểm đặc trưng của mỗi vật, từ đó phân biệt được các vật sống và vật không sống dựa vào các đặc điểm đặc trưng.
GV điều hành lớp thảo luận, đưa ra phương án chính xác.
Hỏi: Thế nào là vật sống, thế nào là vật không sống?
- Kết luận: (dựa trên kết luận đúng của học sinh)
+ Vật sống: Có sự trao đổi chất với môi trường bên ngoài và bên trong cơ thể, có khả năng sinh trưởng, phát triển và sinh sản. 
+ Vật không sống: không có sự trao đổi chất, không có khả năng sinh trưởng, phát triển và sinh sản.
- Chú ý: Đến độ tuổi nhất định vật sống sẽ chết, trở thành vật không sống. Có vật không sống tự nhiên, có vật nhân tạo.
- Bài tập củng cố: HS theo dõi video (robot Sophia nói chuyện với người dẫn chương trình). Robot là vật sống hay vật không sống?
- GV gợi ý HS trả lời:
+ Robot có trao đổi chất không?
+ Robot có sinh trưởng và phát triển không?
+ Robot có sinh sản không?
- Thực hiện nhiệm vụ: hoàn thành phiếu bài tập.
- Báo cáo: cá nhân báo cáo kết quả làm việc. 
Cả lớp cùng tham gia nhận xét để đưa ra phương án đúng.
Cá nhân trả lời câu hỏi, nhận xét
Ghi bài vào vở.
Xem video
Cá nhân trả lời câu hỏi, nhận xét
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
TT
Vật
Lớn lên
Sinh sản
Di chuyển
Lấy các chất cần thiết
Loại bỏ các chất thải
Xếp loại
Vật sống
Vật không sống
Con gà
ü
ü
ü
ü
ü
ü
Cây cà chua
ü
ü
ü
ü
Đá sỏi
û
û
û
û
û
û
Áp thấp nhiệt đới
û
û
û
û
û
û
Máy tính
û
û
û
û
û
û
Ngôi sao
û
û
û
û
û
û
Cây rau
ü
ü
ü
ü
Con bò sữa
ü
ü
ü
ü
ü
ü
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: 
- Phân biệt được các lĩnh vực KHTN dựa vào đối tượng nghiên cứu.
- Phân biệt được các vật sống và vật không sống dựa vào các đặc điểm đặc trưng.
b) Nội dung: Cá nhân HS trả lời 2 câu hỏi. Nhóm thảo luận trả lời 1 câu hỏi.
c) Sản phẩm: Đáp án, lời giải của các câu hỏi.
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
-- Giao nhiệm vụ: Trả lời câu hỏi sau (thời gian suy nghĩ 5 phút)
Câu 1: Em hãy kể tên một số hoạt động trong thực tế liên quan chủ yếu đến lĩnh vực khoa học tự nhiên: 
a) Vật lý học b) Hóa học c) Sinh học d) Khoa học Trái Đất e) Thiên văn học
- GV yêu cầu các nhóm treo kết quả. GV chấm và chữa, khen thưởng cho nhóm đưa ra nhiều đáp án đúng nhất.
- GV yêu cầu HS trả lời cá nhân các câu hỏi sau:
Câu 2: Vật nào sau đây gọi là vật không sống? 
Côn trùng B. Vi khuẩn 
C. Than củi D. Cây hoa.
Gợi ý: Dựa vào đối tượng nghiên cứu: Vật sống, vật không sống.
- Kết luận: (dựa trên kết luận đúng của học sinh)
Hướng dẫn lớp thảo luận thống nhất đáp án đúng
- Thực hiện nhiệm vụ: cá nhân hoàn thành các câu hỏi
- Báo cáo: cá nhân báo cáo kết quả làm việc.
Dự kiến: 
Câu 1: 
Vật lí học: đạp xe để xe chuyển động, dung cần cẩu nâng hàng, .
Hóa học: bón phân đạm cho cây trồng, quá trình lên men rượu, 
Sinh học: cắt ghép, chiết cành, sản xuất phân vi sinh, 
Khoa học Trái Đất: dự báo thời tiết, cảnh báo lũ quét, song thần, sạt lở, 
Thiên văn học: quan sát hiện tượng nhật thực, nguyệt thực, 
Câu 2: C
3. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học: Phân biệt được các lĩnh vực của KHTN dựa, phân biệt được các vật sống và vật không sống.
b) Nội dung: Sưu tầm tranh ảnh về ứng dụng của các lĩnh vực KHTN, kết hợp lại thành poster.
c) Sản phẩm: Poster sản phẩm
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: Sưu tầm tranh ảnh về ứng dụng của các lĩnh vực KHTN, kết hợp lại thành poster.
GV tiến hành chấm hoặc đưa vào bài trình chiếu cho học sinh thuyết minh
- Thực hiện nhiệm vụ: Thực hiện sau giờ học, cá nhân sưu tầm tranh ảnh về ứng dụng khác nhau của các lĩnh vực KHTN, tạo thành poster.
- Báo cáo: Nộp poster cho GV (qua email hoặc zalo)
 Cá nhân thuyết minh poster trong giờ học trực tuyến tiết tiếp theo.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
*Mục tiêu:
- Phân biệt được các lĩnh vực KHTN dựa vào đối tượng nghiên cứu.
- Phân biệt được các vật sống và vật không sống dựa vào các đặc điểm đặc trưng.
*Nhiệm vụ:
- Dụng cụ, hóa chất, vật liệu, vật thể theo bảng sau:
Thí nghiệm 1
Thí nghiệm 2
Thí nghiệm 3
(Quan sát video)
Thí nghiệm 4
- 1 tờ giấy
- 1 cốc chứa nước vôi trong.
- 1 ống hút.
- Một ít hạt đậu xanh.
- 2 chậu nhỏ.
- Nước.
- Bông.
- Đất.
- Quả Địa Cầu.
- Đèn pin.
HS tiến hành thí nghiệm, thảo luận và ghi kết quả vào bảng nhóm
Thí nghiệm
Câu hỏi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Lĩnh vực KHTN nào?
Thí nghiệm 1: Cầm một tờ giấy giơ lên cao và buông tay
Thí nghiệm 2: Sục khí carbon dioxide vào cốc chứa nước vôi trong.
Thí nghiệm 3: Quan sát quá trình nảy mầm của hạt đậu
Thí nghiệm 4: Chiếu đèn pin vào quả địa cầu
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
*Mục tiêu: 
- Phân biệt được các vật sống và vật không sống dựa vào các đặc điểm đặc trưng.
*Nhiệm vụ: 
1. Quan sát hình ảnh về các vật trên bảng.
 2. Thảo luận cặp đôi, điền từ “có” hoặc “không” để hoàn thành bảng sau:
TT
Vật
Lớn lên
Sinh sản
Di chuyển
Lấy các chất cần thiết
Loại bỏ các chất thải
Xếp loại
Vật sống
Vật không sống
Tấm pin năng lượng mặt trời
Đất chua
Vôi bột
Áp thấp nhiệt đới
Kính thiên văn
Ngôi sao
Cây rau
Con bò sữa
Tuần: 1,2	Ngày soạn: 13/09/2021
Tiết : 4, 5, 6, 7 	Ngày dạy: 14, 21, 24/09/2021
CHỦ ĐỀ: MỞ ĐẦU
BÀI 3. QUY ĐỊNH AN TOÀN TRONG PHÒNG THỰC HÀNH.
GIỚI THIỆU MỘT SỐ DỤNG CỤ ĐO
SỬ DỤNG KÍNH LÚP VÀ KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC
Môn học: Khoa học tự nhiên 6
Thời gian thực hiện: 04 tiết
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: 
- Nội dung và ý nghĩa của quy định an toàn khi học trong phòng thực hành.
- Ý nghĩa của các kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành.
- Ý nghĩa của các hình ảnh quy định an toàn trong phòng thực hành.
- Mục đích sử dụng và cách sử dụng một số dụng cụ đo lường thường gặp trong học tập môn KHTN.
- Cách sử dụng kính lúp và kính hiển vi quang học để quan sát mẫu vật.
2. Năng lực: 
2.1. Năng lực khoa học tự nhiên:
- Phân biệt được các hình ảnh quy định an toàn trong phòng thực hành.
- Phân biệt được các kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành.
- Sử dụng đúng mục đích và đúng cách một số dụng cụ đo thường gặp trong học tập môn KHTN.
- Sử dụng được kính lúp và kính hiển vi quang học để quan sát mẫu vật. 
- Vẽ, mô tả được mẫu vật.
2.2. Năng lực chung:
- NL tự học và tự chủ:
+ Tự quyết định cách thức thực hiện, phân công trách nhiệm cho các thành viên trong nhóm.
+ Tự đánh giá quá trình và kết quả thực hiện của các thành viên và nhóm.
- NL giao tiếp và hợp tác:
+ Tập hợp nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật tự.
+ Hỗ trợ các thành viên trong nhóm cách thực hiện nhiệm vụ, tiến hành thí nghiệm.
+ Ghi chép kết quả làm việc nhóm một cách chính xác, có hệ thống.
+ Thảo luận, phối hợp tốt và thống nhất ý kiến với các thành viên trong nhóm để cùng hoàn thành nhiệm vụ nhóm.
- NL GQVĐ và sáng tạo:
+ Sử dụng ngôn ngữ chính xác có thể diễn đạt mạch lac, rõ ràng.
+ Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp.
+ Phân tích được tình huống trong học tập; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập.
+ Biết đặt các câu hỏi khác nhau về các vấn đề trong bài học.
3. Phẩm chất: 
- Chăm chỉ: Thường xuyên thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ được phân công. Thích tìm hiểu, thu thập tư liệu để mở rộng hiểu biết về các vấn đề trong bài học. Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được vào học tập và đời sống hàng ngày.
- Trung thực: Báo cáo chính xác, nhận xét khách quan kết quả thực hiện.
- Trách nhiệm: Có ý thức và hoàn thành công việc được phân công.
- Tôn trọng: Biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác. 
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- SGK.
- Bài giảng powerpoint (Kèm kênh: tranh, hình ảnh về quy định an toàn trong phòng thực hành).
- Video liên quan đến nội dung về các quy định an toàn trong phòng thực hành: Link: 
- Kính lúp, kính hiển vi quang học. Bộ mẫu vật tế bào cố định hoặc mẫu vật tươi, lamen, lam kính, nước cất, que cấy....
- Một số dụng cụ đo lường thường gặp trong học tập môn KHTN: Cân đồng hồ, nhiệt kế, ống đong, pipet, cốc đong....
- Video liên quan đến nội dung về cách sử dụng kính lúp và kính hiển vi quang học để quan sát mẫu vật: Link: 
- Phiếu học tập cá nhân; Phiếu học tập nhóm.
- Trò chơi sử dụng câu hỏi liên quan đến bài, sử dụng các tương tác trực tuyến.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc bài trước ở nhà. Tự tìm hiểu về các tài liệu trên internet có liên quan đến nội dung của bài học.
- Vở ghi chép, SGK.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Khởi động:
a) Mục tiêu: 
Giúp học sinh xác định được vấn đề: Cần phải thực hiện đúng và đầy đủ các quy định an toàn khi học trong phòng thực hành.
b) Nội dung: 
- Chiếu trích đoạn ngắn phim Back to school Mr.Bean (Mr.Bean vào phòng thí nghiệm) (Link: 
- Yêu cầu mỗi học sinh dự đoán, phân tích và trình bày về nguyên nhân, hậu quả của vụ nổ phòng thực hành thí nghiệm.
c) Sản phẩm: 
- Bài trình bày và câu trả lời của cá nhân HS. HS khác đánh giá, bổ sung ý kiến.
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: Xem video Mr.Bean vào phòng thí nghiệm và yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau ra giấy: 
Câu 1. Nguyên nhân và hậu quả vụ nổ phòng thực hành thí nghiệm?
Giáo viên tổ chức, điều hành; học sinh báo cáo kết quả, thảo luận
- Kết luận, nhận định:
Câu 1. Nguyên nhân và hậu quả vụ nổ phòng thực hành thí nghiệm: Sử dụng các hóa chất chưa an toàn. Không hiểu biết về hóa chất, không tuân thủ các quy tắc khi vào phòng thí nghiệm. Gây ra hiện tượng cháy nổ, chết người....
Đánh giá cho điểm câu trả lời của HS dựa trên mức độ chính xác so với câu đáp án.
GV: Làm rõ vấn đề cần giải quyết/giải thích; nhiệm vụ học tập phải thực hiện tiếp theo: Phòng thực hành là gì? Tại sao phải thực hiện các quy định an toàn khi học trong phòng thực hành? Để an toàn khi học trong phòng thực hành, cần thực hiện những quy định an toàn nào? Muốn giảm thiểu rủi ro và nguy hiểm khi học trong phòng thực hành, cần biết những kí hiệu cảnh báo nào? Muốn đo kích thước, khối lượng, nhiệt độ... của vật thể cần sử dụng những dụng cụ đo lường như thế nào? Muốn quan sát những vật có kích thước nhỏ và rất nhỏ, chúng a cần dùng dụng cụ nào? Như thế nào là cách sử dụng đúng các dụng cụ đo lường?
- Thực hiện nhiệm vụ (học sinh thực hiện nhiệm vụ, giáo viên theo dõi, hỗ trợ): Học sinh xem video và thực hiện viết câu trả lời ra giấy. GV có thể chiếu lại video lần 2 để HS hiểu rõ hơn.
- Báo cáo: cá nhân trình bày báo cáo kết quả đã tìm được, viết trên giấy. HS khác bổ sung, nhận xét, đánh giá.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức:
 2.1. Hoạt động tìm hiểu: Quy định an toàn khi học trong phòng thực hành
a) Mục tiêu: 
Giúp học sinh: Hiểu được: Khái niệm chung về phòng thực hành. Ý nghĩa của các hình ảnh quy định an toàn trong phòng thực hành. Ý nghĩa, tác dụng của việc thực hiện những quy định an toàn. Phân biệt được các hình ảnh quy định an toàn trong phòng TH.
b) Nội dung:
- GV chiếu hình ảnh 1 phòng thực hành và một số hình ảnh về hoạt động của 1 số bạn HS trong phòng thực hành. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi.
- GV yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm trong thời gian 05p (06 HS/nhóm), đọc sách giáo khoa; Quan sát các hoạt động của HS trong phòng thực hành ở hình 3.1. SGK trang 12, 13 và trả lời 03 câu hỏi ra giấy.
c) Sản phẩm: 
- Bài trình bày và câu trả lời của cá nhân HS. HS khác đánh giá, bổ sung ý kiến: Khái niệm phòng TH...
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Chiếu hình ảnh phóng to (hình 3.1 SGK)
- Giao nhiệm vụ: xem hình ảnh 1 phòng thực hành và một số hình ảnh về hoạt động của các bạn HS trong phòng thực hành (hình 3.1 SGK). 
Yêu cầu trả lời câu hỏi: 
Phòng thực hành là gì? 
Nhận biết hình ảnh nào đảm bảo an toàn trong phòng thực hành?
Phòng thực hành có phải là nơi an toàn không? Vì sao? 
Chỉ ra những điều được làm và không được làm trong phòng thực hành? 
Để an toàn tuyệt đối khi học trong phòng thực hành, cần tuân thủ những nội quy, quy định an toàn nào?
- GV điều khiển cả lớp thảo luận
- Kết luận: (Dựa trên kết lận đúng của học sinh)
+Phòng thực hành là nơi chứa các thiết bị, dụng cụ, mẫu vật, hóa chất... để giáo viên và học sinh có thể thực hiện các thí nghiệm, các bài thực hành.
+ Để an toàn tuyệt đối khi học trong phòng thực hành, cần tuân thủ đúng và đầy đủ những nội quy, quy định an toàn phòng thực hành.
Chuyển tiếp: Để giúp chủ động phòng tránh và giảm thiểu các rủi ro, nguy hiểm trong quá trình làm thí nghiệm, một hệ thống các kí hiệu cảnh báo trong PTH đã được sử dụng. Các kí hiệu cảnh báo trong PTH thường gặp gồm những kí hiệu nào, ý nghĩa của chúng là gì? Hiệu quả sử dụng kí hiệu cảnh báo so với mô tả bằng chữ là cao hay thấp hơn? Vì sao? Đó là nội dung phần nhiệm vụ học tập phải thực hiện tiếp theo:
2. Kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành
- Thực hiện nhiệm vụ : xem hình ảnh về hoạt động của các bạn HS trong phòng thực hành (hình 3.1 SGK). 
- Báo cáo:
Cá nhân trả lời câu hỏi
Dự kiến: 
+Phòng thực hành là nơi chứa các thiết bị, dụng cụ, mẫu vật, hóa chất... để giáo viên và học sinh có thể thực hiện các thí nghiệm, các bài thực hành.
+ Để an toàn tuyệt đối khi học trong phòng thực hành, cần tuân thủ đúng và đầy đủ những nội quy, quy định an toàn phòng thực hành.
+ PTH cũng là nơi có nhiều nguy cơ mất an toàn cho GV và HS vì chứa nhiều thiết bị, dụng cụ, mẫu vật, hóa chất... 
+ Những điều cần phải làm trong phòng thực hành: 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8.
+ Những điều không được làm trong phòng thực hành: 1.
+ Quy định an toàn khi học trong phòng thực hành: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8.
Ghi vào vở.
 2.2. Hoạt động tìm hiểu: Kí hiệu cảnh báo trong PTH
a) Mục tiêu: 
Giúp học sinh: Hiểu được tác dụng, ý nghĩa của các kí hiệu cảnh báo trong PTH. Phân biệt được các kí hiệu cảnh báo thường sử dụng trong PTH.
b) Nội dung: 
- GV yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa; Quan sát một số kí hiệu cảnh báo trong PTH, hình 3.2. SGK, trang 13 và trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: 
- Bài trình bày và câu trả lời của HS. Nhóm HS khác đánh giá, bổ sung ý kiến.
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: Giáo viên chiếu slide có hình 3.2. SGK. Yêu cầu HS quan sát SGK kết hợp nhìn trên slide, trả lời câu hỏi: 
Câu 1. Tác dụng, ý nghĩa của các kí hiệu cảnh báo trong PTH ở hình 3.2, SGK trang 13 là gì?
Câu 2. Phân biệt các kí hiệu cảnh báo trong PTH? Tại sao lại sử dụng kí hiệu cảnh báo thay cho mô tả bằng chữ?
- Kết luận: (Dựa trên phần kết luận đúng của học sinh)
Mỗi kí hiệu cảnh báo thường có hình dạng và màu sắc riêng để dễ nhận biết. Ví dụ:
- Kí hiệu cảnh báo cấm: Hình tròn, viền đỏ, nền trắng, hình đen.
- Kí hiệu cảnh báo các khu vực nguy hiểm: Hình tam giác đều, viền đen hoặc đỏ, 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cu.doc