Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 52: Lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm - Võ Thị Mỹ Thanh

Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 52: Lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm - Võ Thị Mỹ Thanh

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Phân biệt một số đặc điểm hình thái của các cây thuộc lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm.

- Căn cứ vào các đặc điểm để có thể nhận dạng nhanh một cây thuộc lớp hai lá mầm hay lớp một lá mầm.

2. Kỹ năng:

- Biết cách quan sát 1 cây thuộc lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm.

3. Thái độ:

HS thấy được sự đa dạng của TV hạt kín nói riêng và giới TV nói chung.

II/ CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN:

- Kĩ năng hợp tác nhóm, tìm hiểu đặc điểm cây thuộc lớp Hai lá mầm và lớp một lá mầm.

- Kĩ năng phân tích, đối chiếu để tìm ra đặc điểm giống và khác nhau giữa cây thuộc lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm.

- Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm trong nhóm.

- Kĩ năng lắng trình bày ngắn gọn, xúc tích, sáng tạo.

III/ PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC:

Vấn đáp – tìm tòi ; Dạy học nhóm; Sáng tạo trong trình bày; trực quan.

IV/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- Mẫu: Cây lúa, hành, huệ, cỏ; Cây bưởi con, lá dâm bụt.

- Tranh: rễ cọc, rễ chùm, các kiểu gân lá.

 

doc 2 trang haiyen789 2470
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 52: Lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm - Võ Thị Mỹ Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sinh 6 Võ Thị Mỹ Thanh
Ngày / /
Tiết 52: LỚP HAI LÁ MẦM VÀ LỚP MỘT LÁ MẦM.
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Phân biệt một số đặc điểm hình thái của các cây thuộc lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm.
- Căn cứ vào các đặc điểm để có thể nhận dạng nhanh một cây thuộc lớp hai lá mầm hay lớp một lá mầm. 
2. Kỹ năng:
- Biết cách quan sát 1 cây thuộc lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm. 
3. Thái độ:
HS thấy được sự đa dạng của TV hạt kín nói riêng và giới TV nói chung. 
II/ CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN:
- Kĩ năng hợp tác nhóm, tìm hiểu đặc điểm cây thuộc lớp Hai lá mầm và lớp một lá mầm.
- Kĩ năng phân tích, đối chiếu để tìm ra đặc điểm giống và khác nhau giữa cây thuộc lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm.
- Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm trong nhóm.
- Kĩ năng lắng trình bày ngắn gọn, xúc tích, sáng tạo.
III/ PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC:
Vấn đáp – tìm tòi ; Dạy học nhóm; Sáng tạo trong trình bày; trực quan.
IV/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 
- Mẫu: Cây lúa, hành, huệ, cỏ; Cây bưởi con, lá dâm bụt.
- Tranh: rễ cọc, rễ chùm, các kiểu gân lá.
V/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Khám phá: 
Để phân biệt các cây hạt kín với nhau, các nhà khoa học đã chia thực vật thành những nhóm nhỏ hơn, đó là lớp, họ, Thực vật hạt kín có hai lớp: Lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm.
Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
* MT: Nắm được các đặc điểm phân biệt cây hai lá mầm và cây một lá mầm.
- GV cho HS nhắc lại : Kiểu rễ, kiểu gân lá, kết hợp với quan sát tranh.
- Yêu cầu HS quan sát tranh và hình 42.1, giới thiệu một cây hai lá mầm và cây một lá mầm điển hình -> HS tự nhận biết.Yêu cầu làm bài tập s/ tr 137.
1. Phát biểu đặc điểm phân biệt cây hai lá mầm và cây một lá mầm?
- Yêu cầu HS nghiên cứu đoạn 0 mục 1: 
2. Còn những dấu hiệu nào để phân biệt lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm?
- Gọi HS lên bảng điền từ.
* Liên hệ: Dựa vào đặc điểm phân biệt cây 1 lá mầm và cây 2 lá mầm. HS thấy được sự đa dạng và phong phú của TV hạt kín
- HS chỉ trên tranh trình bày: 
+ Các loại rễ, thân, lá.
+ Đặc điểm của rễ, thân, lá.
- HS hoạt động theo nhóm: Quan sát kỹ cây hai lá mầm và cây một lá mầm.
1. HS nêu đặc điểm cây hai lá mầm và cây một lá mầm dựa trên căn cứ đặc điểm của rễ, thân, lá, hoa.
2. Tự nhận biết thêm một dấu hiệu nữa là: Số lá mầm của phôi.
- Gọi 2 HS lên bảng tự ghi.
- Giáo dục HS có ý thức bảo vệ thực vật
1. Cây hai lá mầm và cây một lá mầm
- Cây hai lá mầm có : rễ cọc, gân lá hình mạng, thân gỗ hoặc thân cỏ, hoa có 5 cánh (Một vài cây có 4 cánh: Hoa mẫu đơn), Phôi có hai lá mầm.
- Cây một lá mầm có: rễ chùm, gân lá song song, thân cỏ hoặc thân cột, hoa có 6 cánh (Có hoa chỉ có 3 cánh: Hoa rau mác), Phôi có một lá mầm.
* MT: Phân biệt đặc điểm các cây hai lá mầm và cây một lá mầm
- GV yêu cầu HS làm bài tập s tr 138, kết hợp với quan sát hình vẽ 42.2.
- Đọc 0/ tr 139 để nhận biết thêm các trường hợp khác của cây có hoa.
- GV cho HS quan sát cây của nhóm mang đi
- HS tự làm bài tập :
+ Cây số 1, 3, 4: thuộc lớp hai lá mầm.
+ Cây số 2, 5: thuộc lớp một lá mầm.
- Đại diện nhóm nêu tên và phân loại cây nhóm mang đi thuộc lớp hai lá mầm hay một lá mầm.
2. Đặc điểm để phân biệt giữa lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm.
- Hai lớp trên phân biệt với nhau chủ yếu ở số lá mầm của phôi.
- Ngoài ra còn một vài dấu hiệu phân biệt khác như : kiểu rễ, gân lá, số cánh hoa, dạng thân, 
Đặc điểm
Lớp một lá mầm
Lớp hai lá mầm
Kiểu rễ 
Kiểu gân lá
Dạng thân 
Phôi của hạt 
Rễ chùm
Gân lá song song hoặc hình cung.
Thân cỏ, cột
Phôi có một lá mầm
Rễ cọc
Gân lá hình mạng
Thân gỗ, cỏ leo
Phôi có hai lá mầm
VI/ THỰC HÀNH – LUYỆN TẬP 
- Trả lời câu hỏi 1, 2 SGK.
VII/ VẬN DỤNG: 
1. Đặc điểm nào chủ yếu để phân biệt một cây thuộc lớp hai lá mầm hoặc lớp một lá mầm?
Dựa vào số lá mầm của phôi:
+ Cây 2 lá mầm thì phôi có 2 lá mầm.
+ Cây một lá mầm thì phôi có một lá mầm.
2. Có thể nhận biết một cây thuộc lớp một cây thuộc lớp hai lá mầm hoặc một lá mầm thông qua những dấu hiệu nào? (Phôi, rễ, thân, lá ...)
* Dặn dò
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Ôn lại tóm tắt đặc điểm chính của các ngành thực vật đã học.
VIII/ RÚT KINH NGHIỆM
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_6_tiet_52_lop_hai_la_mam_va_lop_mot_la.doc