Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 17: Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng

Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 17: Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng

a. Năng lực chung:

-Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tham gia các hoạt động trong bài học.

- Giao tiếp và hợp tác: Tham gia thảo luận, trình bày, diễn đạt các ý tưởng; Làm việc nhóm hiệu quả.

-Giải quyết vấn để và sáng tạo: Để xuất các ý tưởng, phương án để thảo luận, giải quyết các vấn đề nêu ra trong bài học.

 

docx 11 trang Mạnh Quân 27/06/2023 2040
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 17: Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn:
BÀI 17: ẢNH CỦA VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG
(Thời gian thực hiện: 2 tiết)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
- Nêu được tính chất ảnh của vật qua gương phẳng và dựng được ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.
- Vẽ được hình biểu diễn và nêu được khái niệm ảnh của vật tạo bởi gương phẳng
- Vận dụng được định luật phản xạ ánh sáng trong một số trường hợp đơn giản
2. Năng lực 
a. Năng lực chung:
-Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tham gia các hoạt động trong bài học.
- Giao tiếp và hợp tác: Tham gia thảo luận, trình bày, diễn đạt các ý tưởng; Làm việc nhóm hiệu quả.
-Giải quyết vấn để và sáng tạo: Để xuất các ý tưởng, phương án để thảo luận, giải quyết các vấn đề nêu ra trong bài học.
b. Năng lực khoa học tự nhiên:
- Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được tính chất của gương phẳng; Dựng được ảnh của một vật qua gương phẳng.
-Tim hiểu tự nhiên: Thực hiện được các thí nghiệm tạo ảnh của vật.
-Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng được định luật phản xạ ánh sáng trong một só trường hợp đơn giản.
3. Phẩm chất
-Tham gia tích cực hoạt động trong lớp cũng như ở nhà.
- Có niềm say mê, hứng thú, thích tìm tòi, khám phá, đặt câu hỏi.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
 - Máy chiếu, laptop, giấy A4, bút màu
- Phiếu học tập:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi tương ứng:
Hãy đọc và ghi tên của các chữ ghi ở trước xe.
 .
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu 1. Từ thí nghiệm 1, em hãy cho biết ảnh của nến tạo bởi gương phẳng có hứng được trên màn chắn không. Điểu đó cho thây ảnh của vật tạo bởi gương phẳng có tính chất gì?
Câu 2. Trong thí nghiệm 2, vì sao cần thay gương phẳng bằng tâm kính trong suốt?
Câu 3. Sau khi thắp sáng nến 1, nhìn vào gương em có thấy dường như nến 2 củng "sáng lên" giải thích?
Câu 4. Từ thí nghiệm 2, hãy nêu nhận xét về:
khoảng cách từ ảnh đến gương phẳng so với khoảng cách từ vật đến gương.
độ lớn của ảnh tạo bởi gương phẳng so với độ lớn của vật.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
 1. Hãy vẽ ảnh S’ của S tạo bởi gương phẳng bằng cách vận dụng tính chất của ảnh.
 2. Hãy vẽ ảnh S’ của S tạo bởi gương phẳng bằng cách vận dụng định luật phản xạ ánh sáng
Hướng dẫn: Vẽ hai tia phản xạ IR và KR’ tương ứng với hai tia tới SI và SK
 Kéo dài hai tia IR và KR’ cắt nhau tại S’
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
 ¬
 À
B
A
 Hãy vẽ ảnh A’B’ của AB tạo bởi gương phẳng bằng cách vận dụng tính chất của ảnh? 
 ¬
 À
B
A
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5
1. Một miếng bìa hình tam giác vuông đặt trước một gương phẳng như hình dưới. Hãy dựng ảnh của miếng bìa tạo bởi gương phẳng (G) 
B
A
C
2. Hãy đoán xem dòng chữ đã viết trên tờ giấy ở hình bên là gì. Giải thích.
• Giải thích câu hỏi ở phần Mở đầu của bài học này.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG (Dự kiến thời gian: 5 phút)
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh trong việc tiếp cận nội dung bài học.
b) Nội dung: - HS quan sát tranh vẽ và trả lời câu hỏi của gv:
c) Sản phẩm: Kết quả thảo luận và trình bày của các nhóm: 
 d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*Giao nhiệm vụ: 
 Hãy đọc tên của các chữ ghi ở trước xe.
Muốn dễ đọc tên, ta có thể dùng các giải pháp nào? Có thể dùng dụng cụ bổ trợ gì?
- HS nhận nhiệm vụ quan sát và hoạt động nhóm đưa ra ý kiến cá nhân về vấn đề của Gv đặt ra
* Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: GV hướng dẫn HS thực hiện thảo luận theo từng nhóm.
- Yêu cầu học sinh hoạt động 4 bạn/ nhóm/1 bàn
- Theo dõi giúp đỡ HS tháo gỡ khó khăn trong quá trình thảo luận.
- HS thảo luận nhóm thống nhất kết quả
* Báo cáo:- Gọi các nhóm lần lượt báo cáo kết quả
- Các nhóm nhận xét đánh giá lẫn nhau
- Đại diện trình bày kết quả của nhóm
- Nhận xét đánh giá các nhóm
* Tổng kết:
- GV nhận xét, đánh giá kết quả thái độ tinh thần tham gia hoạt động của các nhóm
- GV chốt lại và đặt vấn đề vào bài mới: 
(Bài 17: Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng).
- Lắng nghe rút kinh nghiệm
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (Dự kiến thời gian: 40 phút)
TIẾT 1
1. Hoạt động 2. 1: Tính chất ảnh tạo bởi gương phẳng. (20 phút)
a) Mục tiêu: Nêu được tính chất ảnh của vật qua gương phẳng là ảnh ảo, lớn bằng vật và cách gương một khoảng bằng khoảng cách từ vật đến gương 
b) Nội dung: HS làm thí nghiệm theo nhóm, hoàn thành phiếu học tập số 2
c) Sản phẩm: Kết quả phiếu học tập số 2: 
 Câu 1. Ảnh của nến tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn. Điểu đó cho thây ảnh của vật tạo bởi gương phẳng có tính chất là ảnh ảo
Câu 2. Trong thí nghiệm 2, Ta thay gương phẳng bằng kính trong vì kính trong vừa phản xạ một phần ánh sáng nên ta quan sát được ảnh của nến, vừa cho ánh sáng đi qua nên ta thấy nến đặt sau gương.
Câu 3. Sau khi thắp sáng nến 1, nến 2 dường như "sáng lên" vì ảnh của ngọn lửa trùng với phẩn trên của nến 2. Điều này chỉ xảy khi ảnh của nến 1 trùng với nến 2.
Câu 4. a)Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương phẳng.
Độ lớn của ảnh bằng độ lớn của vật.
d) Tổ chức hoạt động 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*Giao nhiệm vụ: GV hướng dẫn HS thực hiện thí nghiệm theo từng nhóm.
- HS nhận nhiệm vụ : Nghiên cứu thông tin SGK, quan sát hình
*Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 
 GV tổ chức HS thực hiện thí nghiệm như SGK: 
- Đặt ngọn nến trước gương. Nhìn qua gương, ta thấy ảnh của ngọn nến.
- lấy màn chắn di chuyển để hứng ảnh
- Đặt nến 1 trước gương, di chuyển nến 2 sau gương sao cho ta thấy ảnh nến 1 trùng với nến 2. Đánh dấu vị trí nến 2.
- Thắp sáng ngọn nến thứ nhất
Thực hiện nhiệm vụ : tiến hành thí nghiệm 1,2 theo nhóm
 HS di chuyển màn chắn ở phía trước, phía sau gương ở các mặt bên để HS nhận ra không có vị trí nào ảnh hiện ra trên màn. 
* Báo cáo kết quả: Gọi ngẫu nhiên nhóm HS trả lời, và HS nhận xét bổ sung, thống nhất câu trả lời
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả các nhóm khác nhận xét, bổ sung
*Tổng kết:- Nhận xét hoạt động và yêu cầu hs rút ra kết luận 
 Rút ra kết luận
- Ảnh quan sát được trong gương là ảnh ảo
- Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương phẳng.
- Độ lớn của ảnh bằng độ lớn của vật.
2. Hoạt động 2. 2: Dựng ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng (25 phút)
a) Mục tiêu: Vẽ được hình biểu diễn và nêu được khái niệm ảnh của vật tạo bởi gương phẳng
b) Nội dung: Vẽ ảnh của một điểm S và ảnh của một AB vật qua gương phẳng 
c) Sản phẩm: Kết quả phiếu học tập số 3: 
1. vẽ ảnh S’ của S tạo bởi gương phẳng bằng cách vận dụng tính chất của ảnh.
2. vẽ ảnh S’ của S tạo bởi gương phẳng bằng cách vận dụng định luật phản xạ ánh sáng
d)Tổ chức hoạt động :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Giao nhiệm vụ: GV hướng dẫn để HS biết được các vẽ ảnh của một điểm qua gương phẳng bằng tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng và bằng định luật phản xạ ánh sáng.
- HS nhận nhiệm vụ 
* Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 
 GV hướng dẫn để HS các bước dựng ảnh đã được mô tả kĩ trong SGK. 
 Bước 1: Từ S, kẻ hai tia sáng tới SI và SK đến gặp mặt gương tại I và K.
Bước 2: Vẽ pháp tuyến IN và pháp tuyến KN’. Từ đó, vẽ hai tia sáng phản xạ tương ứng IR và KR’ sao cho các góc phản xạ bằng các góc tới tương ứng (theo định luật phản xạ ánh sáng). Bước 3: Kéo dài IR và KR’ cắt nhau ở S’; S’ là ảnh ảo của S 
Sau khi dựng ảnh, GV yêu cẩu HS nhận xét khoảng cách từ vật S và ảnh S' đến gương.
Khi đặt mắt hứng chùm tia phản xạ, ta sẽ nhìn thấy ảnh S’ và có cảm giác như ánh sáng xuất phát từ S’ truyền đến mắt ta.
- Theo dõi giúp đỡ học sinh: 
- Thực hiện nhiệm vụ: 
HS thực hiện như sau:
 Bước 1: Từ S, kẻ hai tia sáng tới SI và SK đến gặp mặt gương tại I và K.
Bước 2: Vẽ pháp tuyến IN và pháp tuyến KN’. Từ đó, vẽ hai tia sáng phản xạ tương ứng IR và KR’ sao cho các góc phản xạ bằng các góc tới tương ứng (theo định luật phản xạ ánh sáng). 
Bước 3: Kéo dài IR và KR’ cắt nhau ở S’; S’ là ảnh ảo của S 
* Báo cáo kết quả: GV gọi ngẫu nhiên 1 nhóm trình bày kết quả, các nhóm còn lại theo dõi và nhận xét bổ sung (nếu có).
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả các nhóm khác nhận xét, bổ sung
* Đánh giá
+ Yêu cầu học sinh chấm điểm cho các nhóm
+ GV thu phiếu học tập để kiểm tra 
- Các nhóm chấm điểm cho nhóm bạn, báo cáo điểm nhóm bạn
*Tổng kết : Nhận xét hoạt động và yêu cầu hs rút ra kết luận 
- Rút ra kết luận
TIẾT 2
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (Dự kiến thời gian: 25 phút)
 a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức để trả lời các câu hỏi/ bài tập thực tế.
 b) Nội dung: GV hướng dẫn HS hoạt động nhóm trả lời các câu hỏi trong SGK.
c) Sản phẩm: kết quả phiếu học tập số 4,5
 sơ đồ tư duy hệ thông kiến thức của HS
 ¬
 À
B
A
B’
A’
 1. Ảnh A’B’ của AB tạo bởi gương phẳng bằng cách vận dụng tính chất của ảnh. 
 ¬
 À
B
A
A’
B’
B
A
C
C
B
A
Ảnh của miếng bìa tạo bởi gương phẳng (G) 
Dòng chữ đã viết trên tờ giấy là chữ MẤT vì ảnh của vật qua gương phẳng có chiều ngược với chiều của vật.
• Giải thích câu hỏi ở phần Mở đầu của bài học này.
Ở xe cứu thương và xe cứu hoả thường có các dòng chữ viết ngược để những phương tiện đi trước, thông qua gương chiếu hậu, có thể nhìn thấy đúng chiều của nó và nhường đường cho các loại xe ưu tiên này đi qua
2. Sơ đồ tư duy 
d) Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Giao nhiệm vụ học tập: phát phiếu học tập 4,5 cho học sinh
? Tóm tắt nội dung bài học dưới dạng sơ đồ tư duy.
- Nhận nhiệm vụ: 
Nhận phiếu học tập
*Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 
- phiếu số 4 làm cá nhân, phiếu sô 5 làm theo nhóm
- GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết
- cá nhân vẽ sơ đồ tư duy 
- Hoàn thiện nhiệm vụ: HS thực hiện theo yêu cầu của phiếu học tập
- cá nhân vẽ sơ đồ tư duy
*Báo cáo kết quả: 
- GV gọi ngẫu nhiên các nhóm HS lần lượt trình bày 
- Báo cáo kết quả
*Tổng kết: + Đánh giá được nhóm nào thực hiện được nhiều hoạt động được giao. Khen ngợi học sinh hoàn thành nhanh và chính xác, nhận xét các nhóm thực hiện chưa tốt.
Học sinh lắng nghe theo dõi đánh giá của giáo viên để rút kinh nghiệm
HOẠT ĐỘNG 4. VẬN DỤNG (Dự kiến thời gian: 20 phút)
 a) Mục tiêu: Phát triển năng lực tự học và năng lực tìm tòi sáng tạo
 b) Nội dung: Chế tạo kính tiềm vọng đơn giản
c) Sản phẩm: kính tiềm vọng tự làm 
d) Tổ chức hoạt động 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*Giao nhiệm vụ: 
Chế tạo kính tiềm vọng
Dụng cụ: Một tấm bìa, hai gương phẳng (kích thước khoảng 5cmx7cm, kéo, băng dính hai mặt.
Nhận nhiệm vụ: 
Chế tạo kính tiềm vọng
Chuẩn bị: Một tấm bìa, hai gương phẳng (kích thước khoảng 5cmx7cm, kéo, băng dính hai mặt
*Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
Tiến hành:
Vẽ bản thiết kế với tỉ lệ như hình lên tấm bìa
Cắt tạo vỏ kính tiềm vọng dọc theo các đường, viền màu đỏ đã vẽ
Dán gương lên tấm bìa
Gấp bìa tạo thành thân kính tiềm vọng sao cho hai gương nằm ở hai đầu và cố định thành kính tiềm vọng bằng băng dính.
Thực hiện nhiệm vụ: hoạt động cá nhân và nhóm hoàn thành bài tập
* Báo cáo kết quả:
+ Gọi một vài cá nhân (đại diện nhóm trình bày sản phẩm) 
Thử nghiệm kính tiềm vọng của em và thực hiện các yêu cầu sau:
Góc nghiêng đặt gương là bao nhiêu để ánh sáng đi tới gương bên trên theo phương ngang sẽ phản xạ theo phương thẳng đứng xuống dưới?
Vẽ đường truyền tia sáng từ vật tới gương bên trên, tới gương bên dưới và đi tới mắt.
+ Mời các nhóm khác nhận xét
- Nhóm được chọn trình bày kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét.
*Tổng kết: GV đánh giá hoạt động của các nhóm
Học sinh lắng nghe theo dõi đánh giá của giáo viên để rút kinh nghiệm
* Dự kiến đánh giá tiết học
- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp
- Công cụ: Sản phẩm học tập
- Kết thúc bài học, Gv cho học sinh tự đánh giá theo bảng sau:
Họ và tên học sinh: ...................................... Lớp: 
Các tiêu chí
Tốt
Khá
TB
Chưa đạt
Chuẩn bị bài trước khi đến lớp
Tham gia hoạt động nhóm theo yêu cầu của GV
Tiến hành thí nghiệm, Thu thập dữ liệu, phân tích, thảo luận, so sánh để rút ra được kết luận
 Tìm hiểu về tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng
Vẽ được ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_bai_17_anh_cua_vat_tao_boi_g.docx