Giáo án Sinh học Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 8: Đa dạng thế giới sống - Bài 29: Thực vật

Giáo án Sinh học Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 8: Đa dạng thế giới sống - Bài 29: Thực vật

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Phân biệt được các nhóm thực vật trong tự nhiên Rêu, Dương xĩ, Hạt trần, Hạt kín.

- Trình bày được vai trò của thưc vật trong tự nhiên và trong đời sống.

- Trình bày được vai trò của thực với vấn đề bảo vệ môi trường.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân khi tìm hiểu về đa dạng thực vật và vai trò của thực vật;

+ Giao tiếp và hợp tácTập hợp nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật tự; Xác định nội dung hợp tác nhóm trao đổi về đặc điểm của các nhóm thực vật; vai trò của thực vật trong tự nhiên và trong đời sống; Thảo luận với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập nhằm xác định sự đa dạng các nhóm thực vật tồn tại trong tự nhiên, hoàn thành sơ đồ thực vật với vấn đề bảo vệ môi trường; Nhận ra và điều chỉnh những hạn chế của bản thân khi tham gia thảo luận nhóm;

+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng để vẽ sơ đồ phân biệt các nhóm thực vật trong tự nhiên; Giải thích được sự cần thiết của thực vật trong tự nhiên và trong đời sống.

- Năng lực khoa học tự nhiên

+ Nhận thức khoa học tự nhiên: Phân biệt được các nhóm thực vật trong tự nhiên dựa vào sơ đổ, hình ảnh và mẫu vật: thực vật không có mạch (Rêu); thực vật có mạch, không có hạt (Dương xỉ); thực vật có mạch, có hạt (Hạt trấn); thực vật có mạch, có hạt, có hoa (Hạt kín);

+ Tim hiểu tự nhiên:Trình bày được vai trò của thực vật trong đời sống và trong tự nhiên: làm thực phẩm, dược phẩm, đồ dùng,Nhận thức được vai trò của thực vật với vấn đề bảo vệ môi trường;

+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vẽ được sơ đổ các nhóm thực vật; Phân biệt được các nhóm thực vật trong tự nhiên theo các tiêu chí phân loại đã học.

3. Phẩm chất

- Có niềm tin yêu khoa học;

- Quan tâm đến nhiệm vụ của nhóm;

- Có ý thức hoàn thành tốt các nội dung thảo luận trong bài học;

- Luôn cố gắng vươn lên trong học tập;

- Có ý thức tìm hiểu và bảo vệ thế giới tự nhiên, bảo vệ cây xanh, trổng cây gây rừng.

Dựa vào mục tiêu của bài học và nội dung các hoạt động của SGK, GV lựa chọn phương pháp và kĩ thuật dạy học phù hợp để tổ chức cho HS tham gia cóc hoạt động học tập một cách hiệu quả và tạo hứng thú cho HS trong quá trình tiếp nhận kiến thức và phát triển nâng lực, phẩm chất liên quan đến bài học.

 

docx 14 trang Hà Thu 30/05/2022 2140
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 8: Đa dạng thế giới sống - Bài 29: Thực vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 8: ĐA DẠNG THẾ GIỚI SỐNG
BÀI 29: THỰC VẬT 
(Thời gian thực hiện: 5 tiết)
BÀI 1: GIỚI THIỆU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN
(Thời gian thực hiện: 1 tiết)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Phân biệt được các nhóm thực vật trong tự nhiên Rêu, Dương xĩ, Hạt trần, Hạt kín.
- Trình bày được vai trò của thưc vật trong tự nhiên và trong đời sống.
- Trình bày được vai trò của thực với vấn đề bảo vệ môi trường.
2. Năng lực
- Năng lực chung: 
+ Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân khi tìm hiểu về đa dạng thực vật và vai trò của thực vật;
+ Giao tiếp và hợp tácTập hợp nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật tự; Xác định nội dung hợp tác nhóm trao đổi về đặc điểm của các nhóm thực vật; vai trò của thực vật trong tự nhiên và trong đời sống; Thảo luận với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập nhằm xác định sự đa dạng các nhóm thực vật tồn tại trong tự nhiên, hoàn thành sơ đồ thực vật với vấn đề bảo vệ môi trường; Nhận ra và điều chỉnh những hạn chế của bản thân khi tham gia thảo luận nhóm;
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng để vẽ sơ đồ phân biệt các nhóm thực vật trong tự nhiên; Giải thích được sự cần thiết của thực vật trong tự nhiên và trong đời sống.
- Năng lực khoa học tự nhiên
+ Nhận thức khoa học tự nhiên: Phân biệt được các nhóm thực vật trong tự nhiên dựa vào sơ đổ, hình ảnh và mẫu vật: thực vật không có mạch (Rêu); thực vật có mạch, không có hạt (Dương xỉ); thực vật có mạch, có hạt (Hạt trấn); thực vật có mạch, có hạt, có hoa (Hạt kín);
+ Tim hiểu tự nhiên:Trình bày được vai trò của thực vật trong đời sống và trong tự nhiên: làm thực phẩm, dược phẩm, đồ dùng,Nhận thức được vai trò của thực vật với vấn đề bảo vệ môi trường;
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vẽ được sơ đổ các nhóm thực vật; Phân biệt được các nhóm thực vật trong tự nhiên theo các tiêu chí phân loại đã học.
3. Phẩm chất
- Có niềm tin yêu khoa học;
- Quan tâm đến nhiệm vụ của nhóm;
- Có ý thức hoàn thành tốt các nội dung thảo luận trong bài học;
- Luôn cố gắng vươn lên trong học tập;
- Có ý thức tìm hiểu và bảo vệ thế giới tự nhiên, bảo vệ cây xanh, trổng cây gây rừng.
Dựa vào mục tiêu của bài học và nội dung các hoạt động của SGK, GV lựa chọn phương pháp và kĩ thuật dạy học phù hợp để tổ chức cho HS tham gia cóc hoạt động học tập một cách hiệu quả và tạo hứng thú cho HS trong quá trình tiếp nhận kiến thức và phát triển nâng lực, phẩm chất liên quan đến bài học.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
Hoạt động
Chuẩn bị của giáo viên
Chuẩn bị của học sinh
Hoạt động 1: 
Khởi động
- Máy chiếu, các hình ảnh, video về thực vật
Không có
Hoạt động 2: Phân biệt các nhóm thực vật
- Tranh ảnh, mẫu vật thật: cây rêu, dương xỉ, cây thông, cây có múi (cam, chanh, ).
- Máy chiếu.
- Phiếu học tập.
- Thang đánh giá học sinh.
- Tư liệu (SGK).
- Hình ảnh sưu tầm về thực vật.
Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của thực vật
- Video hậu quả của việc chặt phá rừng, đốt rừng.
- Máy chiếu.
- Phiếu học tập.
- Thang đánh giá học sinh.
- Tư liệu (SGK).
- Số liệu điều tra: diện tích rừng hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam, số lượng loài thực vật đang có nguy cơ tuyệt chủng, 
Hoạt động 4: Đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường, sự đa dạng của thực vật
- Một số hình ảnh về sự suy giảm của thực vật, về biến đổi khí hậu.
- Máy chiếu
- Thang đánh giá và phiếu đáng giá chéo.
- Tư liệu (SGK).
- Poster tuyên truyền về bảo vệ sự đa dạng của thực vật, bảo vệ môi trường.
Hoạt động 5: Thực hành phân loại các nhóm thực vật.
GV: Chia lớp thành 4 nhóm, tranh ảnh, mẫu vật, video, bản tiêu chí đánh giá sản phẩm
HS: Bảng nhóm, mẫu vật, keo dán, đọc và soạn trước bài.
Hoạt động 6: Báo cáo sản phẩm mẫu ép thực vật
GV: Bản tiêu chí đánh giá sản phẩm
HS: Các mẫu ép thực vật
 III. Tiến trình dạy học
A. Khởi động 
Hoạt động 1: Khởi động 
a. Mục tiêu: Dẫn dắt HS vào nội dung kiến thức tìm hiểu của chủ đề Thực vật.
b. Nội dung: GV tổ chức cho học sinh hoạt đông nhóm 
c. Sản phẩm: phiếu học tập số 1
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
GV hướng dẫn hoạt động:
GV chia 4 tổ thành 4 nhóm lớn.
Mỗi nhóm cử 2 đại diện lên bảng và lần lượt thay nhau kể tên các loại cây mà em biết (2 HS có thể gợi ý, hỗ trợ lẫn nhau) trong thời gian là 2 phút.
GV đánh giá kết quả làm việc của từng nhóm, nhóm nào kể tên nhiều các loại cây nhất có thể thưởng điểm + hoặc 1 món quà.
Gv giới thiệu cho HS biết thông tin: trên thế giới, có khoảng 350.000 loài Thực vật ước tính đang tồn tại. Vào thời điểm năm 2004, khoảng 287.655 loài đã được nhận dạng, trong đó 258.650 loài là thực vật có hoa và 15.000 loài rêu.
- HS lắng nghe và thực hiện nhiệm vụ
Dự kiến sản phẩm của học sinh:
Một số loại cây trong tự nhiên: cây bang, cây mít, cây nhãn, 
- 4 nhóm lên bảng ghi kết quả.
Dự kiến phương án đánh giá học sinh:
GV đánh giá HS thông qua quán sát thái độ tích cực của HS thông qua việc tham gia hoạt động với nhóm, khả năng hiểu biết của HS về thực vật (kể tên nhiều loài), khả năng quan sát của HS trong thực tế, 
- Thực hiện nhiệm vụ hoàn thành phiếu học tập số 1
Chốt lại và đặt vấn đề vào bài: Các em đã đưa ra nhận định của mình về thực vật, vậy thực vật có đặc điểm và vai trò như thế nào? Bài học hôm nay chúng ra sẽ làm rõ vấn đề trên
- Chuẩn bị sách vở học bài
B. Hình hành kiến thức mới
Hoạt động 2: Phân biệt các nhóm thực vật 
a. Mục tiêu: - Phân biệt được các nhóm thực vật trong tự nhiên Rêu, Dương xĩ, Hạt trần, Hạt kín.
b. Nội dung: GV tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm để làm rõ mục tiêu trên
c. Sản phẩm: phiếu học tập của học sinh
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
GV chia lớp thành 8 nhóm nhỏ (4HS/nhóm), đánh STT từ 1 -> 4, mỗi STT nhận 1 phiếu học tập tương ứng với 1 màu khác nhau (1 – trắng, 2 – hồng, 3 – đỏ, 4 – xanh dương).
GV yêu cầu HS thảo luận (5 phút) theo nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 1 với sự phân chia nội dung tìm hiểu như sau:
Nhóm 1 và 5: Tìm hiểu về Thực vật không có mạch (Rêu)
Nhóm 2 và 6: Tìm hiểu về Thực vật có mạch, không có hạt (Dương xỉ)
Nhóm 3 và 7: Tìm hiểu về Thực vật có mạch, có hạt (Hạt trần)
Nhóm 4 và 8: Tìm hiểu về Thực vật có mạch, có mạch, có hoa (Hạt kín)
Sau thời gian 5 phút, GV yêu cầu HS tách nhau ra và hợp lại thành 4 nhóm mới với sự sắp xếp như sau:
Nhóm 1: tất cả các bạn của 8 nhóm ban đầu mang STT 1 – phiếu học tập màu trắng.
Nhóm 2: tất cả các bạn của 8 nhóm ban đầu mang STT 2 – phiếu học tập màu hồng.
Nhóm 3: tất cả các bạn của 8 nhóm ban đầu mang STT 3 – phiếu học tập màu đỏ.
Nhóm 4: tất cả các bạn của 8 nhóm ban đầu mang STT 4 – phiếu học tập màu xanh dương.
Tất cả 8 nhóm mới này đề thảo luận trong vòng 7 phút để hoàn thành phiếu học tập số 2.
Sau 7 phút, đại điện từ 2 – 3 nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận, các nhóm không lên báo cáo sẽ có ý kiến phản biện, nhận xét.
GV chốt lại kiến thức, yêu cầu HS điều chỉnh bằng màu mực khác những nội dung mà mình chưa chính xác.
GV đưa hình ảnh 1 số đại diện của 4 nhóm thực vật, yêu cầu HS nhận diện, xếp vào từng nhóm.
- Nhận nhiệm vụ
- Báo cáo kết quả: 
+ Các nhóm báo cáo kết quả.
+ Mời nhóm khác nhận xét
+ GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến nhận xét bổ sung
- Nhóm được chọn trình bày kết quả
- Nhóm khác nhận xét
- Tổng kết: Nội dung phiếu học tập.
- Kết luận về khái niệm khoa học tự nhiên
- Ghi kết luận vào vở 
Câu hỏi tự luận:
Câu 1: Đặc điểm để phân biệt nhóm Rêu với nhóm Dương xỉ?
Câu 2: Rêu chưa có rễ chính thức và chưa có mạch dẫn, vậy nước và các chất khoáng vận chuyển trong thân bằng cách nào?
Câu 3: Tại sao gọi là thực vật Hạt trần và thực vật Hạt kín.
Câu 4: Trong 4 nhóm thực vật trên, nhóm nào tiến hóa và đa dạng nhất? Vì sao?
HS Trả lời:
C1. Đặc điểm để phân biệt nhóm Rêu và nhóm Dương xỉ là mạch dẫn trong thân.
C2. Bằng các thẩm thấu, khuếch tán qua các tế bào.
C3. - Hạt trần: vì hạt nằm lộ trên noãn.
- Hạt kín: hạt được bảo vệ trong quả.
C4. - Thực vật hạt kín đa dạng nhất vì môi trường sống đa dạng nên rễ, thân và lá rất đa dạng.
Thực vật hạt kín tiến hóa nhất vì hạt nằm trong quả, được bảo vệ và cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng khi hạt mới nảy mầm.
Dự kiến sản phẩm của học sinh: HS hoàn thành cả 2 phiếu học tập, nội dung tổng hợp của cả 2 phiếu như sau:
Các nhóm thực vật
Môi trường sống
Đặc điểm về cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá)
Đặc điểm về cơ quan sinh sản 
(hoa, quả, hạt)
Thực vật không có mạch (Rêu)
Những nơi ẩm ướt (chân tường, gốc cây, )
Chưa có rễ chính thức.
Thân nhỏ, chưa có mạch dẫn.
Lá nhỏ.
Không có hoa, quả, hạt.
Cơ quan sinh sản là túi bào tử (nằm trên ngọn) chứa các hạt bào tử.
Thực vật có mạch, không có hạt (Dương xỉ)
Sống nơi đất ẩm, chân tường, dưới tán rừng.
Rễ, thân, lá chính thức, có mạch dẫn vận chuyển các chất
Lá còn non thường cuộn lại ở đầu.
Không có hoa, quả, hạt.
Cơ quan sinh sản là túi bào tử (nằm mặt dưới là giá) chứa các hạt bào tử.
Thực vật có mạch, có hạt (Hạt kín)
Sống trên cạn.
Rễ cọc.
Thân gỗ.
Lá hình kim.
Có mạch dẫn.
Chưa có hoa, quả.
Hạt nằm lộ trên noãn.
Cơ quan sinh sản là nón.
Thực vật có mạch, có hạt, có hoa (Hạt kín)
Sống ở môi trường nước, môi trường cạn.
Rễ, thân, lá biến đổi đa dạng.
Hệ mạch dẫn hoàn thiện.
Có hoa, quả, hạt.
Hạt được bảo vệ trong quả.
Dự kiến phương án đánh giá học sinh: GV đánh giá HS thông qua bảng kiểm sau:
STT
CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
CÓ
KHÔNG
1
Tích cực tham gia hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ
2
Có ý kiến phản hồi với các thành viên trong nhóm thảo luận
3
Hoàn thành đầy đủ các nhiệm vụ được giao (phiếu học tập 1 và 2)
4
Báo cáo kết quả rõ ràng, đầy đủ
5
Có ý kiến phản hồi khi nhóm khác báo cáo
Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của thực vật 
a. Mục tiêu: tìm hiểu về vai trò của thực vật trong tự nhiên: là thức ăn, nơi ở cho nhiều loài sinh vật.
b. Nội dung: GV sửdụng phương tiện trực quan là tranh hình 29.2, hình 29.3; hoặc chuẩn bị bộ ảnh về các mắt xích thức ăn trong hình 29.2 và tổ chức trò chơi ghép vị trí hình cho khoa học; sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề. Sau đó, gợi ý và định hướng cho HS thảo luận theo các nội dung trong bài.
c. Sản phẩm: Bảng 3 vai trò của thực vật.
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: 
GV chia lớp thành 6 nhóm (6 HS/nhóm), các thành viên phân công trưởng nhóm và thư ký.
GV chuẩn bị cho mỗi nhóm 1 phiếu học tập (số 3) in sẵn trên giấy A0 nội dung HS cần thảo luận và hoàn thành.
HS thảo luận nhóm, 2 thành viên được phân công tìm hiểu về vai trò của thực vật trong tự nhiên, 2 thành viên được phân công tìm hiểu về vai trò của thực vật đối với vấn đề bảo vệ môi trường, 2 thành viên được phân công tìm hiểu về vai trò của thực vật trong đời sống. Sau đó nhóm trưởng tổng hợp ý kiến, thư ký viết vào phiếu học tập A0.
HS báo cáo kết quả thảo luận, các nhóm khác phản hồi ý kiến.
GV nhận xét, đánh giá học sinh theo thang đánh giá.
GV hướng dẫn HS thiết kế 1 poster về vai trò của thực vật và các biện pháp bảo vệ thực vật để chuẩn bị cho nội dung của tiết học tiếp theo.
- Nhận nhiệm vụ
- Phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm, tiến hành thực hiện nhiệm vụ
- Nhóm được chọn trình bày kết quả
- Nhóm khác nhận xét
- Tổng kết: Bảng 3
- Kết luận về vai trò của thực vật.
- Ghi kết luận vào vở
Trả lời các câu hỏi tự luận sau:
Câu 1: Điều gì sẽ xảy ra đối với các động vật khi số lượng thực vật bị sụt giảm? 
Câu 2: Tại sao phải tích cực trồng cây gây rừng và lợi ích của việc trồng nhiều cây xanh đối với vấn đề bảo vệ môi trường?
Câu 3: Tại sao nói “rừng là lá phổi xanh” của Trái Đất.
Câu 4: Em sẽ xử lý như thế nào nếu biết có người nào đó trồng các cây gây hại cho con người?
HS trả lời:
C1. Động vật sẽ mất nơi ở, mất nguồn thức ăn.
C2. - Để chống xói mòn, hạn hán, lũ lụt, 
Bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm môi trường, hiệu ứng nhà kính, 
C3. Rừng cung cấp oxi cho sinh vật, hấp thụ lại khí cacbonic, 
C4. Báo với các cơ quan chức năng, không sử dụng, 
Dự kiến sản phẩm của học sinh: Bảng 3
Vai trò của thực vật
Ví dụ minh họa
Đối với tự nhiên
Làm thức ăn cho động vật.
Làm nơi ở cho động vật.
Cỏ -> châu chấu -> chim sẻ -> rắn
Đối với vấn đề bảo vệ môi trường
Cân bằng hàm lượng O2 và CO2 trong không khí.
Chống xói mòn, sạt lở đất.
Hạn chế lũ lụt, hạn hán 
Đối với đời sống
Làm thức ăn.
Làm thuốc.
Lấy gỗ.
Làm cảnh, 
Rau cải làm thức ăn.
Cây sâm làm thuốc.
Cây mai làm cảnh.
Dự kiến phương án đánh giá học sinh:
GV đánh giá HS thông qua thang đánh giá như sau:
Lớp: .
Nhóm: 
 Mức độ	Mức độ
Tiêu chí
Mức độ 1
(0.5 đ)
Điểm
Mức độ 2
(1.0 đ)
Điểm
Mức độ 3
(2.0 đ)
Điểm
Tiêu chí 1. Các học sinh trong nhóm đều tham gia hoạt động
Dưới 50% HS trong nhóm tham gia hoạt động
Từ 50% - 90% HS trong nhóm tham gia hoạt động
100% HS trong nhóm tham gia hoạt động
Tiêu chí 2. Thảo luận sôi nổi
Ít thảo luận, trao đổi với nhau.
Thảo luận sôi nổi nhưng ít tranh luận.
Thảo luận và tranh luận sôi nổi với nhau.
Tiêu chí 3. Báo cáo kết quả thảo luận
Báo cáo chưa rõ ràng, còn lộn xộn.
Báo cáo rõ ràng nhưng còn lúng túng
Báo cáo rõ ràng và mạch lạc, tự tin
Tiêu chí 4. Nội dung kết quả thảo luận
Báo cáo được 75% trở xuống nội dung yêu cầu thảo luận
Báo cáo từ 75% - 90% nội dung yêu cầu thảo luận.
Báo cáo trên 90% nội dung yêu cầu thảo luận.
Tiêu chí 5. Phản biện ý kiến của bạn.
Chỉ có 1 – 2 ý kiến phản biện.
Có từ 3 – 4 ý kiến phản biện
Có từ 5 ý kiến phản biện trở lên.
TỔNG ĐIỂM THEO TỪNG MỨC ĐỘ
TỔNG ĐIỂM CỦA TẤT CẢ CÁC TIÊU CHÍ
Hoạt động 4: Tìm hiểu vai trò của thực vật trong đời sống 
a. Mục tiêu: tìm hiểu vai trò của thực vật đối với con người; xác định được các nhóm thực vật mang lại những giá trị lợi ích khác nhau như: làm thức ăn, làm cảnh, làm thuốc,...
b. Nội dung: GV sử dụng phương pháp trò chơi, cho HS tham gia trò chơi Những mảnh ghép hoàn hảo về các loại cây và vai trò của chúng, sau đó hướng dẫn HS thực hiện các yêu cẩu hoạt động trong SGK.
c. Sản phẩm: HS biết được vai trò của thực vật trong đời sống .
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: 
GV cho HS 5 phút chuẩn bị sản phẩm ở vị trí GV đã bố trí và bài thuyết minh nhóm mình đã thực hiện ở nhà về nội dung: Vai trò của thực vật đối với đời sống con người. Đối với đời sống con người, thực vật và hậu quả của việc phá hoại thực vật và các biện pháp bảo vệ thực vật.
GV phát cho HS phiếu học tập (số 4) và phiếu đánh giá chéo các nhóm, hướng dẫn sơ đồ đi quan sát ở mỗi vị trí, cũng như các tiêu chí đánh giá của GV:
1 –> 2 -> 3 -> 4
2 -> 3 -> 4 -> 1
3 -> 4 -> 1 -> 2
4 -> 1 -> 2 -> 3
Chuyên gia của các nhóm sẽ thuyết minh sản phẩm của nhóm mình cho các nhóm khi đến tham quan, phản hồi ý kiến của các bạn nhóm khác khi đến tham quan.
GV nhận xét, đánh giá sản phẩm và đánh giá HS theo thanh đánh giá đã xây dựng.
Dự kiến sản phẩm của học sinh:
Sản phẩm: poster của các nhóm.
Phiếu học tập và phiếu đánh giá chéo của học sinh.
- Nhận nhiệm vụ
- Phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm, tiến hành thực hiện nhiệm vụ
- Nhóm được chọn trình bày kết quả
- Nhóm khác nhận xét
 Tổng kết: Vai trò của thực vật đối với đời sống con người. Đối với đời sống con người, thực vật:
- Cung cấp lương thực, thực phẩm và cây ăn quả: bẩu, su hào, sắn,...
- Cung cấp dược liệu (làm thuốc): tía tô, cơm nguội,...
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp: cà phê, ca cao,...
- Cung cấp gỗ: lim, táu, sến,...
- Cung cấp cây cảnh: tùng, vạn tuế, đa, si,...
- Kết luận về vai trò của thực vật.
- Ghi kết luận vào vở
Dự kiến phương án đánh giá học sinh:
GV quan sát và đánh giá HS qua thang đánh giá như sau:
 Mức độ
Tiêu chí
Mức độ 1
(Tối đa 0.5 đ)
Điểm
Mức độ 2
(Tối đa 1.0 đ)
Điểm
Mức độ 3
(Tối đa 2.0 đ)
Điểm
Tiêu chí 1. Sản phẩm học tập
Sản phẩm sơ sài, bố trí lộn xộn, màu sắc đơn điệu
Bố trí hài hòa các nội dung cần nói đến nhưng chưa nổi bật.
Bố trí hài hòa, cân đối các nội dung, màu sắc đẹp, nổi bật.
Tiêu chí 2. Thuyết minh
Thuyết minh còn lúng túng, chưa tự tin.
Thuyết minh rõ ràng, tự tin
Thuyết minh rõ ràng, mạch lạc, trôi chảy và tự tin
Tiêu chí 3. Nội dung truyền tải
Nội dung truyền tải chưa rõ ràng, còn lộn xộn
Nội dung truyền tải rõ ràng nhưng chưa nổ bật trọng tâm và phong phú.
Nội dung truyền tải rõ ràng, làm nổi bật nội dung cần truyền tải và phong phú nội dung.
Tiêu chí 4. Phản biện ý kiến của bạn
Phản biện còn lúng túng, chưa trôi chảy 
Phản biện rõ ràng, đầy đủ ý kiến của các bạn.
Phản biện mạch lạc, chặt chẽ, đầy đủ ý kiến của bạn.
Tiêu chí 5. Sự hợp tác của các thành viên trong nhóm
Từ 75% trở xuống các thành viên trong nhóm tham gia thực hiện sản phẩm
Từ 75% - 90% thành viên trong nhóm tham gia thực hiện sản phẩm
100% thành viên tích cực tham gia thực hiện sản phẩm
Tổng điểm của từng tiêu chí
Tổng điểm của tất cả các tiêu chí
Sản phẩm: 
Cân bằng khí oxi và cacbonic
Điều hoà khí hậu
Giảm ô nhiễm môi trường
Giữ đất, chống xói mòn
Góp phần hạn chế ngập lụt, hạn hán
Góp phần bảo vệ nguồn nước ngầm
Cung cấp oxi, thức ăn, nơi ở, nơi sinh sản cho động vật
Cung cấp lương thực, thực phẩm, đồ gỗ.. những cung gây hại đối với con người
THỰC VẬT
Hoạt động 4: Luyện tập
a. Mục tiêu: Vai trò của một số loài thực vật ở địa phương em
b. Nội dung: Hs hoàn thành bảng để trả lời câu hỏi: Em hãy kể tên một số thực vật có vai trò ở địa phương em?
c. Sản phẩm: Bảng poster
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: 
+ Mỗi nhóm 4 bạn, hoàn thành phiếu học tập để trả lời câu hỏi: Em hãy kể tên một số thực vật có vai trò ở địa phương em?
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết
- hoàn thành bảng
- Báo cáo kết quả: 
+ Các nhóm treo bảng phụ lên bảng. GV đánh giá 1 số nhóm
- Theo dõi đánh giá của giáo viên
- Tổng kết: 
+ Đánh giá được nhóm nào nêu được nhiều hoạt động có thể hiện Vai trò của một số loài thực vật ở địa phương em
. Khen ngợi học sinh
- Học sinh lắng nghe
Phiếu học tập:
Tên cây
Giá trị sử dụng
Làm lương thực
Làm thực phẩm
Làm thuốc
Lấy quả
Lấy gỗ
Làm cảnh
Cây ngô
+
+
+
-
-
-
...
Hoạt động 6: Vận dụng
a. Mục tiêu: Giúp HS biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
b. Nội dung: Trả lời các câu hỏi.
c. Sản phẩm: Học sinh giải thích được một số hiện tượng trong thực tế
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: 
+ Trả lời câu hỏi dưới đây:
+ Câu hỏi: *Tại sao nói "Rừng là lá phổi xanh" của Trái Đất?
- Nhận nhiệm vụ
-TL: Rừng là nơi sống của một số lượng lớn các loài thực vật, là nơi điều hoà khí hậu, điều hoà không khí, trao đổi khí cho mọi hoạt động sống và sản xuất của con người.
- Báo cáo kết quả: 
- Theo dõi đánh giá của giáo viên
C. Dặn dò
- Học sinh làm bài tập SGK, SBT
HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP
1. Đáp án c.
2.
Đặc điểm
Rêu
Dương xỉ
Hạt trần
Hạt kín
Mạch dẫn
-
+
+
+
Hạt
-
-
+
+
Hoa/quả
-
-
-
+
3. (1)- thân (2) - lá (3) - rễ (4) - mạch dẫn (5) - bào tử (6) - túi bào tử (7) - ngọn
4. a) (2): Sâu ăn lúa; (3): Ếch.
b)Thực vật cung cấp lương thực, thực phẩm cho động vật và con người.
- Chuẩn bị bài mới trước khi lên lớp
D. Kiểm tra đánh giá thường xuyên
- Kết thúc bài học, Gv cho học sinh tự đánh giá theo bảng sau
Họ và tên học sinh
Các tiêu chí
Tốt
Khá
TB
Chưa đạt
Chuẩn bị bài trước khi đến lớp
Tham gia hoạt động nhóm theo yêu cầu của GV
Nêu được khái niệm khoa học tự nhiên
Nêu được vai trò của khoa học tự nhiên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_6_bo_sach_chan_troi_sang_tao_chu_de_8_d.docx