Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 9, Bài 10: Cấu tạo miền hút của rễ

Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 9, Bài 10: Cấu tạo miền hút của rễ

I. MỤC TIÊU:

Học xong bài này HS cần xác định được:

 - Hiểu được cấu tạo và chức năng các miền hút của rễ.

- Qua quan sát nhận thấy các đặc điểm cấu tạo của các bộ phận phù hợp với chức năng của chúng

- Biết ứng dụng những kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng thực tế có liên quan tới rễ cây.

- Phát triển năng lực: làm việc theo nhóm

- Thái độ: Yêu thích môn học

II. PHƯƠNG PHÁP:

- Nêu và giải quyết vấn đề.

- Đàm thoại gởi mở.

- Tổ chức HS học tập theo nhóm.

III. CHUẨN BỊ:

1.Chuẩn bị của GV:

- Tranh phóng to hình 10.1; 10.2 SGK.

- Bảng cấu tạo và chức năng của miền hút các mảnh bìa đã ghi sẵn nội dung từng phần cấu tạo tế bào, chức năng chính của từng bộ phận.

2.Chuẩn bị của HS:

Xem trước bài ở nhà

IV. LÊN LỚP

 1. Khởi động ( 8 phút)

- Ôn lại kiến thức cũ:

? Nêu đặc điểm của rễ cọc và rễ chùm? Nêu tên 3 cây rễ cọc, 3 cây rễ chùm?

 Rễ gồm mấy miền ? chức năng của từng miền?

2.Hình thành kiến thức mới:

GV: trong 4 miền của rễ miền nào quan trọng nhất?

HS : Miền hút.

GV: Tại sao miền hút là miền quan trọng nhất, chúng có cấu tạo như thế nào?

 

doc 3 trang Hà Thu 30/05/2022 1760
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 9, Bài 10: Cấu tạo miền hút của rễ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 9-Tuần 05
Bài 10: CẤU TẠO MIỀN HÚT CỦA RỄ
I. MỤC TIÊU:
Học xong bài này HS cần xác định được:
	- Hiểu được cấu tạo và chức năng các miền hút của rễ.
- Qua quan sát nhận thấy các đặc điểm cấu tạo của các bộ phận phù hợp với chức năng của chúng
- Biết ứng dụng những kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng thực tế có liên quan tới rễ cây.
- Phát triển năng lực: làm việc theo nhóm
- Thái độ: Yêu thích môn học
II. PHƯƠNG PHÁP:
- Nêu và giải quyết vấn đề.
- Đàm thoại gởi mở.
- Tổ chức HS học tập theo nhóm.
III. CHUẨN BỊ:
1.Chuẩn bị của GV:
- Tranh phóng to hình 10.1; 10.2 SGK.
- Bảng cấu tạo và chức năng của miền hút các mảnh bìa đã ghi sẵn nội dung từng phần cấu tạo tế bào, chức năng chính của từng bộ phận.
2.Chuẩn bị của HS:
Xem trước bài ở nhà 
IV. LÊN LỚP
	1. Khởi động ( 8 phút)
- Ôn lại kiến thức cũ:
? Nêu đặc điểm của rễ cọc và rễ chùm? Nêu tên 3 cây rễ cọc, 3 cây rễ chùm?
 Rễ gồm mấy miền ? chức năng của từng miền?
2.Hình thành kiến thức mới:
GV: trong 4 miền của rễ miền nào quan trọng nhất?
HS : Miền hút.
GV: Tại sao miền hút là miền quan trọng nhất, chúng có cấu tạo như thế nào?
	2. Hình Thành kiến thức mới: (32’)
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo của miền hút (12 phút).
-GV: treo tranh hình 10.1; SGK.
-GV: Yêu cầu HS xác định phần vỏ và trụ giữa trên tranh.
? Phần vỏ được cấu tạo bởi các bộ phận nào?
? Phần trụ giữa được cấu tạo bởi các bộ phận nào ?
-GV: chốt lại bằng sơ đồ:
-HS:Quan sát 
-HS:chỉ trên tranh 2 phần đó.
-HS: Dựa vào tranh : vỏ gồm biểu bì và thịt vỏ.
-HS: Trụ gữa gồm bó mạch và ruột.
-HS ghi nhớ
Phần in đậm
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung
 Hoạt động 2: Tìm hiểu chức năng của từng miền (20 phút)
-GV: treo kẻ bảng sẵn đã che khuất phần cấu tạo và chức năng chính của từng bộ phận miền hút. Và treo tranh H 10.1B 
-GV:Yêu cầu các nhóm chọn các mảnh bìa ghi sẵn nội dung từng phần gắn vào bảng.
-GV : Nhận xét và yêu cầu HS thảo luận câu hỏi sau:
?Cấu tạo miền hút gồm những phần nào? Nêu chức năng của từng phần?
? Vì sao mỗi lông hút là một tế bào? Nó có tồn tại mãi không?
-GV:gợi ý HS xem hình 10.2 SGK.
-GV: Nhận xét và yêu cầu HS ghi nhớ nội dung.
-HS: quan sát, thảo luận nhóm.
-HS: chọn các mảnh bìa ghi sẵn nội dung từng phần gắn vào bảng.
-HS: khác nhận xét , bổ sung .
-HS:thảo luận nhóm và cử đại diện trả lời.
-HS khác nhận xét bổ sung
-HS: quan sát
-HS: ghi nội dung vào vở. 
Phần in
 đậm
* Cấu tạo miền hút gồm hai phần: vỏ và trụ giữa
 - Vỏ gồm biểu bì và thịt vỏ.
+ Biểu bì gồm một lớp tế bào kéo dài ra thành lông hút có chừc năng hấp thụ nước và muối khóang.
+ Thịt vỏ: có chức năng vận chuyển chất từ lông hút vào trụ giữa.
- Trụ giữa gồm bó mạch và ruột.
+ Bó mạch gồm mạch rây, mạch gỗ.
Mạch rây: vận chuyển chất hữu cơ để nuôi cây.
Mạch gỗ: vận chuyển nước và muối khóang từ rễ lên thân, lá.
+ Ruột: chứa chất dự trữ.
3. Luyện tập: ( 3 phút)
Hãy chọn những mục tương ứng giữa các chức năng và cấu tạo của từng bộ phận miền hút rễ rồi ghi vào cột trả lời a,b, cho phù hợp.
Cấu Tạo Miền Hút Của Rễ
Chức Năng
Trả Lời
 1. Mạch gỗ gồm những tế bào có vách hóa gỗ dày, không có chất tế bào.
 2. Biểu bì một số tế bào kéo dài ra thành lông hút.
 3. Thịt vo gồm nhiều lớp tế bào.
 4. Mạch rây gồm những tế bào có vách mỏng.
 5. Ruột gồm những tế bào có vách mỏng.
a. Vận chuyển chất hữu cơ để nuôi cây.
b. Vận chuyển nước và muối khóang.
c. Chuyển chất từ lông hút vào trụ giữa.
d. Chứa chất dự trữ.
e. Hút nước và muối khóang.
1 ..
2 ..
3 ..
4 ..
5 .
4.Vận dụng, mở rộng và bổ sung: (1 phút)
- Về học bài vàtrả lời câu hỏi sgk cuối bài .
- Làm bài tập chuẩn bị cho tiết sau (GV hướng dẫn như trong SGK)
- Tìm hiểu trước bài 11.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
 . . . . . 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_6_tiet_9_bai_10_cau_tao_mien_hut_cua_re.doc