Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 26: Thực hành về hô hấp tế bào ở thực vật thông qua sự nảy mầm của hạt

Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 26: Thực hành về hô hấp tế bào ở thực vật thông qua sự nảy mầm của hạt

- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân khi thực hiện các nhiệm vụ được GV yêu cẩu trong giờ thực hành.

- Giao tiếp và hợp tác: Chia sẻ và thực hiện được đúng nhiệm vụ được phân công trong nhóm để tiên hành thí nghiệm chứng minh về hô hấp tế bào ở thực vật thông qua sự nảỵ mầm của hạt.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo:Thông qua các thí nghiệm rút ra được kết luận về hiện tượng hô hấp ở thực vật.

 

docx 7 trang Mạnh Quân 27/06/2023 3400
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 26: Thực hành về hô hấp tế bào ở thực vật thông qua sự nảy mầm của hạt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :
BÀI 26 : THỰC HÀNH VỀ HÔ HẤP TẾ BÀO Ở THỰC VẬT THÔNG QUA SỰ NẢY MẦM CỦA HẠT
(Thời gian thực hiện : 2 tiết)
I. MỤC TIÊU
Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân khi thực hiện các nhiệm vụ được GV yêu cẩu trong giờ thực hành.
- Giao tiếp và hợp tác: Chia sẻ và thực hiện được đúng nhiệm vụ được phân công trong nhóm để tiên hành thí nghiệm chứng minh về hô hấp tế bào ở thực vật thông qua sự nảỵ mầm của hạt.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo:Thông qua các thí nghiệm rút ra được kết luận về hiện tượng hô hấp ở thực vật.
Năng lực khoa học tự nhiên
- Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát, phát hiện sản phẩm được tạo ra trong quá trình hò hấp.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Trình bày được cách tiến hành thí nghiệm phát hiện hiện tượng hò hấp ở hạt nảy mẩm.
Phẩm chất
Trung thực trong quá trình thực hành và báo cáo kết quả thực hành của cá nhân và nhóm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1.Dụng cụ: Bình thủy tinh 500ml, bông y tế, nhiệt kế, nước ấm(khoảng 40 độ), giấy thấm, đĩa thủy tinh, hộp nhựa/ thùng xốp, bình tam giác có nút và ống dẫn, cốc, bình đựng nước cất, ống nghiệm, ấm đun nước siêu tốc, xoong, bếp đun. 
2. Hóa chất : Nước vôi trong(hấp thụ CO2, tạo kết tủa), nước cất
3. Mẫu vật : 400 g hạt (hạt thóc, hạt đỗ xanh, hạt ngô, ...), mùn cưa hoặc xơ dừa.
CHÚ Ý
1. Nếu không có mùn cưa hoặc thùng xốp, có thể dùng bình giữ nhiệt thay cho các bình thuỷ tinh để hạn chế sự thất thoát nhiệt ra môi trường.
2. Cẩn thận khi thực hiện thao tác cắm nhiệt kế vào bình thuỷ tinh.
4. Phiếu học tập số 1
Nội dung
Cốc đậu ở binh A
Cốc đậu ở bình B
Các bước làm thí nghiệm
Điều kiện thí nghiệm
Nhiệt độ ban đầu
Nhiệt độ sau 4-5h
Kết luận
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Phương pháp thí nghiệm.
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp dạy học theo nhóm.
- Phương pháp vấn đáp.
VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG(3 phút)
1. Mục tiêu:
 - Kích hoạt sự tích cực của người học, tạo hứng thú học tập cho học sinh.
 -Huy động kiến thức, kĩ năng, tạo nền tảng của cá nhân người học tạo tiền đề cho việc tiếp nhận kiến thức mới. 
-Tạo ra mâu thuẫn nhận thức cho người học; là tiền đề để thực hiện một loạt các hoạt động tìm tòi, giải quyết vấn đề. 
2. Nội dung: Hình ảnh về hạt nảy mầm, trái chín bị hư 
3. Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi.
4. Cách tổ chức hoạt động
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
	GV chiếu hình ảnh, yêu cầu HS quan sát hình và trả lời các câu hỏi
- Vì sao ban đêm không nên để nhiều hoa tươi trong phòng ngủ?
 - Vì sao quả tươi để lâu lại bị thối?
Bước 2: HS nhận nhiệm vụ, thực hiện nhiệm vụ
	HS quan sát hình, vận dụng kiến thức đã học, thu thập thông tin, trao đổi với nhóm để tìm câu trả lời
Bước 3: HS báo cáo kết quả
	Đại diện học sinh trả lời câu hỏi về nguyên nhân làm cho hạt nảy mầm, trái cây chín có mùi rượu hoặc bị thối 
Bước 4: Đánh giá, điều chỉnh, chốt KT.
	Gv nhận xét và bổ sung phần trả lời của học sinh
	*Giải thích vào ban đêm cây xanh ngừng quang hợp lại, nhưng vẫn duy trì quá trình hô hấp. Nếu trong phòng ngủ, đóng kín cửa mà để nhiều hoa thì rất dễ bị ngạt thở, bởi vì trong quá trình hô hấp cây hoa đã lấy quá nhiều khí oxi của không khí trong phòng, đồng thời lại thải ra rất nhiều khí cacbonic.
nguyên nhân hạt nảy mầm là do hạt có đủ ánh sáng, điều kiện thích hợp cho cây trồng, đất có độ ẩm nhất định
*Sau khi được thu hái, trái cây vẫn xảy ra các quá trình hô hấp và biến đổi chất và thải ra nhiệt, hơi nước. Nước và nhiệt sinh ra làm quả bị ẩm ướt dễ bị thối. Từ lúc chín đến quá chín, cường độ hô hấp giảm nhanh đồng thời giảm khả năng đề kháng nên trái cây dễ bị hư hỏng
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (32 phút)
Hoạt động 1: Chứng minh nhiệt lượng được tạo ra trong quá trình hô hấp tế bào
1. Mục tiêu
- Thực hành về hô hấp tế bào ở thực vật thông qua sự nảy mầm của hạt 
- Tiến hành được thí nghiệm về hô hấp tế bào ở thực vật thông qua sự nảy mầm của hạt.
2.Nội dung : chứng minh nhiệt lượng được tạo ra trong quá trình hô hấp của tế bào. 
3.Sản phẩm : Sản phẩm làm ở nhà của học sinh. Học hoàn thành phiếu học tập số 1 (nhật kí theo dõi nhiệt độ)
4.Tổ chức thực hiện :
Giao nhiệm vụ cho các nhóm làm thí nghiệm trước ở nhà, mang sản phẩm đến lớp trình bày 
Nhiệm vụ: GV hướng dẫn các bước tiến hành thí nghiệm để HS thực hiện và thiết kế thí nghiệm.
Tổ chức dạy học: 1. Vì sao chúng ta nên ngâm hạt trong nước ấm?
Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước của cơ thể, cơ quan hô hấp. Hàm lượng nước trong cơ quan hô hấp càng cao thì cường độ hô hấp càng cao và ngược lại. Đối với các cơ quan đang ở trạng thái ngủ, tăng lượng nước thì hô hấp sẽ tăng.
2. Mục đích của việc thiết kế hai nhóm thí nghiệm (hạt ngâm, hạt luộc chín) để làm gì?
Để so sánh nhiệt độ sinh ra trong quá trình hạt nảy mầm.
GV chuẩn bị vật dụng cần thiết để hướng dẫn HS thực hiện.
GV chuẩn bị hình ảnh/video clip về thiết kế và kết quả thí nghiệm như trong SGK đề xuất để minh chứng khi cần thiết.
Các nhóm theo dõi và trình bày kết quả thí nghiệm. GV quan sát các nhóm báo cáo và yêu cầu HS ghi nhận lại hiện tượng và kết luận vể sự chuyển hoá năng lượng đã diễn ra trong quá trình hò hấp tế bào.
Tiết 1 : Hoạt động 1 : Thí nghiệm 1 : Chứng minh nhiệt lượng được tạo ra trong quá trình hô hấp của tế bào
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Trước buổi thực hành: GV hướng dẫn cách chuẩn bị mẫu thí nghiệm.
Giao nhiệm vụ : 
GV hướng dẫn các bước tiến hành thí nghiệm để HS thực hiện Bước 1 đến 3 trước khi thực hành 1 ngày theo Hình 26.1 SGK. Sau đó, HS sẽ mang mẫu thực hành và làm nhật kí theo dõi nhiệt độ.
-HS nhận nhiệm vụ về nhà làm có ghi chép theo dõi
Trong buổi thực :
*Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ : Kẻ phiếu học tập vào vở và đại diện nhóm trình bày kết quả thí nghiệm
- kẻ phiếu
-trả lời câu hỏi
-Hoàn thành phiếu
*Báo cáo kết quả : 
- Em hãy nêu các bước làm thí nghiệm ?
- Hãy cho biết cốc đậu ở trong bình thủy tinh A khác với cốc đậu ở trong bình thủy tinh B ở điểm nào ?
- Nhiệt độ của nhiệt kế ban đầu ở 2 cốc là bao nhiêu ?
- Nhiệt độ của nhiệt kế sau 4-5 giờ ở 2 cốc là bao nhiêu?
-Em có rút ra kết luận gì về sự chuyển hóa năng lượng diễn ra trong quá trình nảy mầm ?
-HS nêu được 4 bước như SGK
-Cốc A : Hạt ngâm trong nước ấm
-Cốc B : Hạt luộc chín.
- Đều ở 25 độ C
Sau 4-5h: 
-Cốc A : 40 độ C
- Cốc B : vẫn 20 độ C
-Kết luận : Trong quá trình nảy mầm của hạt đậu đã có sự chuyển hóa năng lượng. Năng lượng nảy được tạo ra dưới dạng nhiệt (nhiệt tăng lên)
Tổng kết (nội dung ghi bảng): 
-Hoàn thành phiếu học tập
Thí nghiệm 1 : Chứng minh nhiệt lượng được tạo ra trong quá trình hô hấp của tế bào
- Phiếu học tập :
Nội dung
Cốc đậu ở binh A
Cốc đậu ở bình B
Các bước làm thí nghiệm
4 bước SGK
4 bước SGK
Điều kiện thí nghiệm
Ngâm hạt trong nước ấm (40 độ C)
Ngâm hạt trong nước đun sôi (luộc chín hạt)
Nhiệt độ ban đầu
200C
200C
Nhiệt độ sau 4-5h
400C
200C
Kết luận
Trong quá trình nảy mầm hạt có sự tạo ra năng lượng(nhiệt)
Hạt đã chết nên không nảy mầm được nên không có sự tạo ra năng lượng(nhiệt)
-Kết luận : Hô hấp chỉ diễn ra ở tế bào sống. Khi hô hấp, tế bào giải phóng nhiệt lượng ra bên ngoài.
Tiết 2 : Hoạt động 2 : Thí nghiệm 2 : Chứng minh hô hấp tế bào hấp thụ khí oxy và thải khí cacbon dioxide
1. Mục tiêu: Học sinh chứng minh hô hấp tế bào hấp thụ khí oxy và thải khí cacbon dioxxit
2.Nội dung : Thí nghiệm chứng minh hô hấp tế bào hấp thụ khí oxy và thải khí cacbon dioxxit
3.Sản phẩm : Hạt nảy mầm học sinh làm trước ở nhà và học sinh thực hiện được 2 bước 4,5 của thí nghiệm tại lớp, giải thích được các hiện tượng 
4.Tổ chức thực hiện :
Trước buổi thực hành: GV hướng dẫn cách tiến hành chuẩn bị mẫu thí nghiệm.
HS : chuẩn bị theo nhóm: hạt nảy mầm được chuẩn bị trước 2 ngày ở nhà trước khi mang đến lớp:
Cách làm hạt nảy mầm : Chọn 100gam đậu (xanh, đỏ, đen )
Bước 1 : Ngâm vào nước ấm (400C) từ 4 đến 12 giờ (để lấy chính xác nhiệt độ khi pha nước có thể đo bằng nhiệt kế hoặc nhỏ nước vào lòng bàn tay thấy ấm nóng trên ngưỡng có thể chịu đựng được mà ko bị rát).
Bước 2 : Vớt hạt ra cho vào hộp nhựa (500ml) có lót bông ẩm ở dưới, mở nắp cho hạt nảy mầm
Bước 3 : Khi hạt nảy mầm, đạy kín hộp (đạy nắp lại) để vào chỗ tối 1 ngày rồi mang đến lớp.
Trong buổi thực hành tại phòng thí nghiệm:
GV chuẩn bị vật dụng cần thiết để hướng dẫn HS thực hiện.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giao nhiệm vụ : 
-Các nhóm thực hiện : nhẹ nhàng mở nắp hộp, đưa cây nến đang cháy vào (hoặc que đóm đang cháy)
-Nghiên cứu bước 5 đối với hạt đậu ở bình D
-HS các nhóm thực hiện
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ : Quan sát hiện tượng xảy ra với cây nến
-Dự đoán hiện tượng đối với nước vôi trong ở bình D
- HS quan sát và dự đoán
Báo cáo kết quả : 
- Hiện tượng gì xảy ra khi đưa cây nến đang cháy vào bình có hạt đậu nảy mầm?
- Hiện tượng gì xảy ra với cốc nước vôi trong khi rót nước cất vào bình D ?
-Em có rút ra kết luận gì về sự hô hấp của hạt ?
-HS : Cây nến tắt (bình không còn khí oxigen)
- Ở bình D : Cốc nước vôi trong bị vẩn đục (do khí cacbon dioxxit sinh ra)
-Kết luận : Trong quá trình nảy mầm của hạt đậu, hạt hô hấp : hấp thụ khí oxigen và thải ra khí cacsbon dioxit.
Tổng kết (nội dung ghi bảng): 
-Hoàn thành nội dung ghi bảng vào vở
- Thí nghiệm : SGK
-Kết luận : Trong quá trình nảy mầm của hạt có sự hô hấp đó là hạt đã hấp thụ khí oxigen và thải ra khí cacbon dioxide.
C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG(5 phút)
1. Mục đích:
-Tạo cơ hội HS vận dụng KT, KN thể nghiệm giá trị đã học vào cuộc sống thực tiễn ở gđ, nhà trường và cộng đồng.
Tổ chức :
Bước 1: Giao nhiệm vụ
GV chiếu câu hỏi trắc nghiệm (5 câu) yêu cầu HS hoàn thành trong 3 phút, 07 HS xong trước, đúng sẽ được điểm
Bước 2: HS nhận nhiệm vụ. GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.
Bước 3: HS thực hiện nhiệm vụ. GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.
Bước 4: HS báo cáo, đánh giá, điều chỉnh, chốt KT. 
	GV chiếu đáp án và chỉnh sửa
Câu 1 : Việc luộc chín hạt trong bình B nhằm mục đích gì ?
A.Để hạt không hút thêm nước
B.Để hạt dễ hô hấp
C.Để làm cho hạt đồng đều
D.Để làm cho hạt chết hạt sẽ không hô hấp được.
Câu 2. Tại sao cần để bình thí nghiệm trong thùng xốp có mùn cưa hoặc bình giữ nhiệt?
A.Giúp nhiệt trong bình không thoát ra ngoài môi trường
B.Giúp nhiệt độ bên ngoài không làm cho môi trường trong các bình thí nghiệm tăng lên
C.Giúp cách nhiệt giữa môi trường bên ngoài và bên trong thí nghiệm
D.Giúp cho hạt đậu ấm hơn
Câu 3.Tại sao phải đặt vào mỗi bình thí nghiệm 1 chiếc nhiệt kế ?
- Để nhiệt kế đo nhiệt độ trong từng lọ một cách độc lập, không ảnh hưởng đến kết quả đo.
Câu 4. Sau thí nghiệm 1, chúng ta có thể rút ra được kết luận gì ?
- Hô hấp chỉ diễn ra ở tế bào sống. Khi hô hấp, tế bào giải phóng nhiệt lượng ra bên ngoài.
Thí nghiệm 2
Câu 5: Khi đưa nến đang cháy vào binh C chứa hạt và bông ẩm, tại sao phải mở nắp nhẹ nhàng và không được nghiêng lọ?
A.Để lượng không khí bên trong bình không khuếch tán ra ngoài
B.Để hạn chế không khí bên ngoài tràn vào lọ
C.Cả hai 2 ý đều đúng
D. Cả 2 ý đều sai
Câu 6. Khi cho hạt vào bình chứa bông ẩm tại sao nên để hạt vào chỗ tối 1 ngày
A.Để tránh va chạm làm bình đổ vỡ
B.Khi hạt nảy mầm, hô hấp tế bào diễn ra mạnh trong môi trường thiếu ánh sáng.
C.Trong bóng tối thực vật mới hô hấp
D. Tất cả các ý kiến trên
Câu 7. Việc bơm nước vào bình D nhằm mục đích gì?
A.Đẩy không khí trong bình D vào ống nghiệm chứa nước vôi trong
B.Nhằm cung cấp nước cho hạt
C.Nhằm đẩy hạt theo ống nghiệm vào nước vôi trong.
D.Để nước cất và không khí trong bình D có thể trộn vào nhau.
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH
Viết và trình bày báo cáo theo mẫu
 (về nhà làm vào giấy và nộp vào buổi sau)
BÁO CÁO THỰC HÀNH
Nội dung thực hành : Tìm hiểu hô hấp ở thực vật
Họ và tên : ..
Lớp : ..
1.Câu hỏi nghiên cứu : Cây có hô hấp không ?
2. Dự đoán : Cây có (không) hô hấp
3. Kế hoạch thực hiện : Làm 2 thí nghiệm như SGK
4. Kết quả thực hành: 
4.1. Thí nghiệm 1: 
Ghi nhận kết quả giá trị nhiệt độ ở 2 bình thí nghiệm
4.2. Thí nghiệm 2 :
Ghi nhận kết quả khi : 
-Đưa nến đang cháy vào miệng bình C
-Dẫn khí trong bình D vào ống nghiệm chứa nước vôi trong
D. HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG (2 phút)
-Khuyến khích HS tiếp tục tìm hiểu thêm để mở rộng KT, nhằm giúp HS hiểu rằng ngoài KT đã học trong trường còn rất nhiều điều cần phải tiếp tục học hỏi, khám phá.
1. Chúng ta cần làm gì để bảo quản hạt lạc giữ lâu, bảo quản trái cây chín thì làm thế nào?
Từ đó hãy cho lời khuyên phù hợp trong bảo quản nông sản?
2. Việc đẩy kín bình khi cho hạt vào có ý nghĩa gì ? (giúp kk bên trong và bên ngoài độc lập, không ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm)
3. Quá trình hô hấp sẽ tạo ra khí cacsbon dioxide, khí này gặp nước vôi trong sẽ làm cho nước vôi trong hóa đục. Theo em tại sao chúng ta không rót trực tiếp nước vôi trong vào bình D mà lại đưa khí cacsbon dioxide vào ống nghiệm chứa nước vôi trong ?( Vì trong bình còn chứa hạt và bông ẩm, các thành phần này có thể ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm hoặc làm cho thí nghiệm khó quan sát.)

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_bai_26_thuc_hanh_ve_ho_hap_t.docx