Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 32: Cảm ứng ở sinh vật

Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 32: Cảm ứng ở sinh vật

- Tự chủ và tự học: Tự xác định được mục tiêu học tập các nội dung về cảm ứng ở sinh vật, chủ động tìm kiếm nguồn tài liệu liên quan đến nội dung cảm ứng ở sinh vật; Chủ động, tích cực tìm hiểu vể các hiện tượng cảm ứng của sinh vật trong tự nhiên và trong đời sống.

- Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt dưới dạng viết và nói về các hiện tượng cảm ứng ở sinh vật; Lắng nghe, phản hồi và tranh biện vể nội dung được giao khi hoạt động nhóm và trong tập thể lớp.

 

docx 11 trang Mạnh Quân 27/06/2023 3040
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 32: Cảm ứng ở sinh vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/02/2022
Chủ đề 8: CẢM ỨNG Ở SINH VẬT VÀ TẬP TÍNH Ở ĐỘNG VẬT
Bài 32: CẢM ỨNG Ở SINH VẬT
(Thời gian thực hiện: 2 tiết)
I. Mục tiêu
1. Năng lực:
1.1. Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Tự xác định được mục tiêu học tập các nội dung về cảm ứng ở sinh vật, chủ động tìm kiếm nguồn tài liệu liên quan đến nội dung cảm ứng ở sinh vật; Chủ động, tích cực tìm hiểu vể các hiện tượng cảm ứng của sinh vật trong tự nhiên và trong đời sống.
- Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt dưới dạng viết và nói về các hiện tượng cảm ứng ở sinh vật; Lắng nghe, phản hồi và tranh biện vể nội dung được giao khi hoạt động nhóm và trong tập thể lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng học được về hiện tượng cảm ứng ở sinh vật để giải thích và vận dụng vào thực tiễn.
1.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Nhận thức tự nhiên: Phát biểu được khái niệm cảm ứng ở sinh vật. Lấy được ví dụ về các hiện tượng cảm ứng ở thực vật và động vật; Nêu được vai trò cảm ứng đối với sinh vật; Trình bày được cách làm thí nghiệm chứng minh tính cảm ứng ở thực vật; Vận dụng được các kiến thức cảm ứng ở thực vật vào giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn.
- Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát, tiến hành được thí nghiệm để tìm hiểu, khám phá về các hiện tượng cảm ứng ở thực vật trong tự nhiên và thực tiễn.
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Nhận ra và giải thích được một số hiện tượng cảm ứng ở thực vật trong tự nhiên và thực tiễn.
2. Phẩm chất
Yêu thích thế giới tự nhiên, yêu thích khoa học.
Quan tâm đến nhiệm vụ của nhóm.
Có ý thức hoàn thành tốt các nội dung thảo luận trong môn học.
II. Thiết bị dạy học và học liệu:
- Tranh: các hình từ hình 32.1- hình 32.10
- Video: về tính hướng sáng, hướng nước, hướng tiếp xúc ở thực vật
- Bảng nhóm
- Dụng cụ làm thí nghiệm: cốc, hộp bìa carton có đục lỗ và có nắp mở để quan sát, khay đục lỗ, giấy ăn, chậu để trồng cây, giá thể (cành cây khô, cọc gỗ, lưới thép, ).
- Hóa chất: Nước.
- Mẫu vật: Hạt đỗ/ ngô (bắp)/ lạc (đậu phộng) nảy mầm, đất ẩm, mùn cưa, cây thân leo (đạu cô ve, bầu, bí, mướp) đang sinh trưởng.
- Phiếu học tập:
Hiện tượng cảm ứng ở thực vật
Tác nhân gây ra
Ý nghĩa
Ngọn cây mọc hướng vé nơi có nguón ánh sáng
Rễ cây hướng đất dương và chói hướng đất âm
Tua quấn của thân cây leo cuón vào giá thể (giàn, cọc,...)
III. Tiến trình dạy học 
Tiết 1: CẢM ỨNG Ở SINH VẬT
A. Khởi động 
Hoạt động 1: chơi trò chơi “Dự đoán kết quả”
a. Mục tiêu: tạo ra cho học sinh hứng thú để học sinh bày tỏ được quan điểm cá nhân về tính cảm ứng ở sinh vật.
b. Nội dung: GV tổ chức cho học sinh xem ảnh về hiện tượng hoa hướng dương hướng về phía Mặt Trời và rễ cây hướng về nơi có nguồn nước, Hs xem ảnh và hoàn thành các câu hỏi của giáo viên đặt ra
c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Thông báo luật chơi: Quan sát clip để trả lời câu hỏi. Kết thúc clip sẽ kết thúc trả lời câu hỏi. Cuối buổi học, các nhóm đánh giá lẫn nhau cho điểm từng nhóm
- Ghi nhớ luật chơi
- Giao nhiệm vụ: 
+ Quan sát hình ảnh về hiện tượng hoa hướng dương hướng về phía Mặt Trời và rễ cây hướng về nơi có nguồn nước
+ Trả lời câu hỏi
+ Thời gian hoàn thành nhiệm vụ là đúng 3 phút 
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
- Hoạt động nhóm theo kĩ thuật công não - động não hoàn thành phiếu học tập
- Thu phiếu học tập của các nhóm
- Nộp phiếu học tập
- Chốt lại và đặt vấn đề vào bài: GV chưa chốt đáp án đúng hay sai ngay mà yêu cầu HS học bài mới, cuối bài học quay lại đánh giá các câu trả lời của HS
- Chuẩn bị sách vở học bài
B. Hình hành kiến thức mới
1. KHÁI QUÁT VỀ CẢM ỨNG Ở SINH VẬT
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm cảm ứng ở sinh vật
a. Mục tiêu: Nêu được khái niệm cảm ứng ở sinh vật
b. Nội dung: GV định hướng cho HS tìm hiểu từ việc quan sát Hình 32.1 và 32.2 trong SGK, GV tổ chức hoạt động để HS nhận biết được cảm ứng ở sinh vật thông qua các hiện tượng đó.
c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: Quan sát hình 32.1 và hình 32.2 trả lời câu hỏi số 1 trong sgk- trang 145
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 
+ Thảo luận nhóm 4 trong vòng 5’. Sau khi thảo luận xong, nhóm nào xung phong trình bày có chất lượng tốt sẽ được tặng điểm
- Thực hiện nhiệm vụ thảo luận 
- Báo cáo kết quả: 
+ Các nhóm trình bày câu trả lời
+ Mời nhóm khác nhận xét
+ GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến nhận xét bổ sung
- Nhóm được chọn trình bày câu trả lời
- Nhóm khác nhận xét
- Tổng kết
Hoàn thiện, chốt kiến thức:
Cảm ứng ở sinh vật là khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể. Cảm ứng là một đặc trưng cơ bản của cơ thể sống, giúp sinh vật tồn tại và phát triển
- Kết luận 
- Ghi kết luận vào vở 
Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của cảm ứng đối với sinh vật
a. Mục tiêu: HS rút ra được vai trò của cảm ứng đối với sinh vật
b. Nội dung: GV tổ chức hoạt động để HS xác định được vai trò của cảm ứng đối với sinh vật
c. Sản phẩm: Vai trò của cảm ứng đối với sinh vật
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: Quan sát hình 32.3 và hoàn thành bảng (phiếu học tập) theo câu hỏi số 2 trong sgk- trang 146
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 
+ Thảo luận nhóm 4 trong vòng 8’. Sau khi thảo luận xong, nhóm nào xung phong trình bày có chất lượng tốt sẽ được tặng điểm
+ GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết
- Phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm, tiến hành thực hiện nhiệm vụ
- Báo cáo kết quả: 
- Mời các nhóm lên bảng trình bày kết quả. 
- Mời nhóm khác nhận xét
- GV phân tích, chọn phương án
- Các nhóm trao đổi chéo cho nhau để chấm điểm sau khi GV cho đáp án
Phiếu học tập
- Tổng kết: 
Đánh giá, nhận xét, chỉnh sửa, hoàn thiện chốt kiến thức: Cảm ứng là đặc trưng của cơ thể sống, giúp sinh vật thích nghi với môi trường để tồn tại và phát triển
- Ghi kết luận vào vở 
Hiện tượng cảm ứng ở thực vật
Tác nhân gây ra
Ý nghĩa
Ngọn cây mọc hướng vé nơi có nguón ánh sáng
Ánh sáng
Giúp cây tiếp xúc được với nguón ánh sáng nhiều hơn để quang hợp.
Rễ cây hướng đất dương và chói hướng đất âm
Nước, dinh dưỡng khoáng và ánh sáng
Giúp rễ cây tiếp cận được nguón nước và dinh dưỡng khoáng. Giúp ngọn cây tiếp xúc được nguón ánh sáng nhiều hơn đê quang hợp.
Tua quấn của thân cây leo cuón vào giá thể (giàn, cọc,...)
Giá thể (giàn, cọc,...)
Giúp cây bám vào giá thể để sinh trưởng và tiếp xúc với nguổn ánh sáng nhiéu hơn.
2. CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT
Hoạt động 4: Tìm hiểu các thí nghiêm chứng minh tính cảm ứng của thực vật
Thí nghiệm 1: Chứng minh tính hướng sáng
a. Mục tiêu: HS làm được thí nghiệm chứng minh tính hướng sáng của thực vật.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS quan sát video hướng dẫn thực hiện thí nghiệm vể tính hướng sáng hoặc GV phân tích các bước tiến hành thí nghiệm trong SGK, yêu cầu quan sát mẫu vật thật để HS tự trình bày được cách làm thí nghiệm chứng minh tính hướng sáng của thực vật.
c. Sản phẩm: Hs hiểu và làm được thí nghiệm chứng minh tính hướng sáng của thực vật.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: Gv cho HS xem video về thí nghiệm tính hướng sáng ở thực vật và trả lời câu hỏi số 3 và 4 sgk- trang 146
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 
+ Chia lớp thành các nhóm nhỏ và hoạt động theo nhóm nhỏ 
+ GV phân tích các bước, trình bày những lưu ý qua mỗi bước để HS hiểu rõ và yêu cầu HS trả lời các câu hỏi GV đặt ra.
- Thực hiện nhiệm vụ thảo luận 
- Báo cáo kết quả: 
+ Các nhóm trình bày câu trả lời
+ Mời nhóm khác nhận xét
+ GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến nhận xét bổ sung
- Nhóm được chọn trình bày câu trả lời
- Nhóm khác nhận xét
- Tổng kết: 
Thực vật có tính hướng sáng
- Kết luận 
- Ghi kết luận vào vở 
Thí nghiệm 2: Chứng minh tính hướng nước
a. Mục tiêu: HS hiểu và làm được thí nghiệm chứng minh tính hướng nước của thực vật.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS quan sát video hướng dẫn thực hiện thí nghiệm về tính hướng nước của thực vật, yêu cầu quan sát mẫu vật thật để HS tự trình bày được cách làm thí nghiệm chứng minh tính hướng nước của thực vật.
c. Sản phẩm: Hs hiểu và làm được thí nghiệm chứng minh tính hướng nước của thực vật.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: Gv cho HS xem video về thí nghiệm tính hướng nước ở thực vật và trả lời câu hỏi số 5 sgk- trang 147
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 
+ Chia lớp thành các nhóm nhỏ và hoạt động theo nhóm nhỏ 
+ GV phân tích các bước, trình bày những lưu ý qua mỗi bước để HS hiểu rõ và yêu cầu HS trả lời được câu hỏi.
- Thực hiện nhiệm vụ thảo luận 
- Báo cáo kết quả: 
+ Các nhóm trình bày câu trả lời
+ Mời nhóm khác nhận xét
+ GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến nhận xét bổ sung
- Nhóm được chọn trình bày câu trả lời
- Nhóm khác nhận xét
- Tổng kết: 
Thực vật có tính hướng nước
- Kết luận 
- Ghi kết luận vào vở 
Tiết 2: CẢM ỨNG Ở SINH VẬT (TT)
Thí nghiệm 3: Chứng minh tính hướng tiếp xúc của thực vật
a. Mục tiêu: HS hiểu và làm được thí nghiệm chứng minh tính hướng tiếp xúc của thực vật.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS quan sát video hướng dẫn thực hiện thí nghiệm về tính hướng tiếp xúc hoặc phân tích các bước tiến hành thí nghiệm trong SGK, yêu cẩu quan sát mẫu vật thật để HS tự trình bày được cách làm thí nghiệm chứng minh tính hướng tiếp xúc của thực vật.
c. Sản phẩm: Hs làm được thí nghiệm chứng minh tính hướng tiếp xúc của thực vật.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: Gv cho HS xem video về thí nghiệm tính hướng tiếp xúc ở thực vật và trả lời câu hỏi số 6 sgk- trang 148
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 
+ Chia lớp thành các nhóm nhỏ và hoạt động theo nhóm nhỏ trả lời câu số 6.
+ GV phân tích các bước, trình bày những lưu ý qua mỗi bước để HS hiểu rõ.
- Thực hiện nhiệm vụ thảo luận 
- Báo cáo kết quả: 
+ Các nhóm trình bày câu trả lời
+ Mời nhóm khác nhận xét
+ GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến nhận xét bổ sung
- Nhóm được chọn trình bày câu trả lời
- Nhóm khác nhận xét
- Tổng kết: 
Thực vật có tính hướng tiếp xúc.
- Kết luận 
- Ghi kết luận vào vở 
3.ỨNG DỤNG CẢM ỨNG CỦA THỰC VẬT TRONG THỰC TIỄN
Hoạt động 5: Tìm hiểu ứng dụng cảm ứng của thực vật trong thực tiễn
a. Mục tiêu: HS rút ra kết luận trong SGK về ứng dụng cảm ứng của thực vật trong thực tiễn.
b. Nội dung: GV tổ chức các hoạt động để HS vận dụng kiến thức đã học và giải thích được ứng dụng cảm ứng trong thực tiễn.
c. Sản phẩm: ứng dụng cảm ứng của thực vật trong thực tiễn.
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS quan sát các tranh từ hình 32.7 đến hình 32.10 trong sgk- trang 149 và trả lời câu hỏi số 7 sgk-trang 149.
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ
Hs hoạt động theo cặp đôi
GV quan sát và hỗ trợ khi cần thiết
HS thực hiện nhiệm vụ
- Báo cáo kết quả:
GV gọi từng nhóm bất kỳ trả lời câu hỏi, nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Theo dõi đánh giá của giáo viên
- Tổng kết: 
GV nhận xét, chốt kiến thức:
Dựa vào khả năng cảm ứng của thực vật, người ta tác động làm thay đổi môi trường sống nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm cây trồng.
- Học sinh lắng nghe, ghi bài.
Hoạt động 6: Luyện tập
a. Mục tiêu: học sinh sử dụng kiến thức đã học trả lời các câu hỏi trong SGK
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân, nhóm để làm bài tập
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS làm các bài tập trong SGK:
1.Sử dụng các từ gợi ý: phản ứng, bên trong, cơ thể để hoàn thành đoạn thông tin về cảm ứng:
Cảm ứng là khả năng tiếp nhận và .(1). lại các kích thích từ môi trường .(2). và môi trường bên ngoài của .(3). sinh vật.
2.Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về đặc điểm cảm ứng ở thực vật?
 Xảy ra nhanh, dễ nhận thấy.
 Xảy ra chậm, khó nhận thấy.
 Xảy ra nhanh, khó nhận thấy.
 Xảy ra chậm, dễ nhận thấy.
3.Hai bạn lớp 6A tranh luận về hiện tượng khép lá ở cây xấu hổ (cây trinh nữ) khi có tác động cơ học từ môi trường và hiện tượng khép lá ở cây me vào ban đêm. Bạn thứ nhất cho rằng hiện tượng khép lá ở hai loài cây này là giống nhau, bạn thứ hai lại cho rằng hiện tượng khép lá ở hai loài cây có bản chất khác nhau. Hãy làm trọng tài cho hai bạn bằng cách chỉ ra tác nhân kích thích, thời gian biểu hiện, ý nghĩa của hai hiện tượng ở hai loài cây trên.
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết
-HS thực hiện nhiệm vụ
- Báo cáo kết quả: 
GV gọi các nhóm sửa bài tập, nhóm khác nhận xét, bổ sung
HS trả lời:
1. (1) phản ứng, (2) bên trong, (3) cơthể.
2. Đáp án B
3. Mặc dù đểu là biểu hiện khép lá nhưng hai hiện tượng này không giống nhau vể tác nhân kích thích, thời gian biểu hiện và ý nghĩa.
Hiện tượng khép lá ở cây xấu hổ khi có tác động cơ học từ môi trường
Hiện tượng khép lá ở cây me vào ban đém
Tác nhân kích thích
Cơ học.
Nhiệt độ, ánh sáng.
Thời gian biêu hiện
Nhanh, tức thì và không có tính chu kì.
Chậm, khó xác định cụ thể thời điểm khép lá, có tính chu kì ngày đêm.
Ý nghĩa
Tránh tác động cơ học gây tổn thương cho cây.
Hạn chế sự thoát hơi nước vào ban đêm.
- Tổng kết: 
GV chấm điểm, nhận xét
- Học sinh lắng nghe
Hoạt động 7: Vận dụng
a. Mục tiêu: học sinh vận dụng kiến thức đã học trả lời các câu hỏi thực tế
b. Nội dung: GV đưa ra các bài tập giải thích về các hiện tượng thực tế liên quan đến tính cảm ứng ở sinh vật và cho HS kể tên các ứng dụng về tính cảm ứng của thực vật trong thực tiễn cuộc sống.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: 
1. Hãy tìm hiểu và mô tả hiện tượng bắt mồi ở cây gọng vó. Đây có phải là hiện tượng cảm ứng ở thực vật không?
2. Hãy kể tên một số ứng dụng thực tiễn trong cuộc sống về tính cảm ứng của thực vật?
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết
- Thực hiện nhiệm vụ
- Báo cáo kết quả: 
GV gọi HS trả lời, HS khác nhận xét và bổ sung
HS trả lời:
1. Khi còn trùng tiếp xúc với cơ quan bắt mồi của cây gọng vó, cơ quan này của cây sẽ phản ứng bằng cách cuộn lại bao bọc lây con mổi, lúc này con mổi được sử dụng làm thức ăn cho cây.
Đây là hiện tượng cảm ứng của thực vật vì đó là phản ứng của cây đối với kích thích từ môi trường.
2.
- Ứng dụng tính hướng sáng để tạo hình cây bon sai, ...
- Ứng dụng tính hướng nước để trổng rau thuỷ canh, cây gần bờ ao, mương nước,...
- Ứng dụng tính hướng tiếp xúc để làm giàn cho các cây leo như bầu, bí, dưa, mướp
- Tổng kết: 
GV đánh giá, nhận xét
- Học sinh lắng nghe
C. Dặn dò
- Học sinh làm bài tập SGK, SBT
- Chuẩn bị bài mới trước khi lên lớp
D. Kiểm tra đánh giá thường xuyên
- Kết thúc bài học, Gv cho học sinh tự đánh giá theo bảng sau
Họ và tên học sinh
Các tiêu chí
Tốt
Khá
TB
Chưa đạt
Chuẩn bị bài trước khi đến lớp
Tham gia hoạt động nhóm theo yêu cầu của GV
Tham gia tích cực hoạt động thảo luận ở nhà
Nêu được khái niệm cảm ứng ở sinh vật
Biết cách làm được các thí nghiệm chứng minh tính cảm ứng của thực vật
Ứng dụng được tính cảm ứng của thực vật trong thực tiễn

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_bai_32_cam_ung_o_sinh_vat.docx