Giáo án Vật lí Lớp 6 - Chủ đề 1: Đo độ dài. Đo thể tích

Giáo án Vật lí Lớp 6 - Chủ đề 1: Đo độ dài. Đo thể tích

I. MỤC TIÊU:

Đây là bài rất quan trọng giúp học sinh trang bị những kiến thức, kĩ năng cơ bản để tập nghiên cứu tìm hiểu các vấn đề khoa học. Bài học giúp các em những kiến thức về đo độ dài, đo thể tích của chất lỏng, đo thể tích của vật rắn không thấm nước thông qua đo thể tích chất lỏng. Các em phải hình thành được tư duy “ĐO”: Cách sử dụng thiết bị đo cũng như qui trình đo. Biết cách thu thập và sử lý dữ liệu, trình bày báo cáo kết quả. Học sinh phải thông hiểu và đổi được các đơn vị đo của các đại lượng khi cần thiết. Học sinh có kĩ năng làm thí nghiệm thực hành, biết vận dụng linh hoạt các bước nghiên cứu khoa học để hoạt động đạt hiệu quả.

Nội dung kiến thức cần xây dựng trong chuyển đề thuộc các bài:

- Bài 1 – 2: Đo độ dài. (1 tiết)

- Bài 3: Đo thể tích chất lỏng. (1 tiết)

- Bài 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước. (1 tiết)

1. Kiến thức, kỉ năng, thái độ.

1.1 Kiến thức:

 Nêu được một số dụng cụ đo độ dài, đo thể tích với GHĐ và ĐCNN của chúng.

1.2. Kĩ năng:

- Xác định được GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo độ dài, đo thể tích.

- Xác định được độ dài trong một số tình huống thông thường.

- Đo được thể tích một lượng chất lỏng. Xác định được thể tích vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ, bình tràn.

 

doc 10 trang tuelam477 3720
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 6 - Chủ đề 1: Đo độ dài. Đo thể tích", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: ĐO ĐỘ DÀI – ĐO THỂ TÍCH
I. MỤC TIÊU:
Đây là bài rất quan trọng giúp học sinh trang bị những kiến thức, kĩ năng cơ bản để tập nghiên cứu tìm hiểu các vấn đề khoa học. Bài học giúp các em những kiến thức về đo độ dài, đo thể tích của chất lỏng, đo thể tích của vật rắn không thấm nước thông qua đo thể tích chất lỏng. Các em phải hình thành được tư duy “ĐO”: Cách sử dụng thiết bị đo cũng như qui trình đo. Biết cách thu thập và sử lý dữ liệu, trình bày báo cáo kết quả. Học sinh phải thông hiểu và đổi được các đơn vị đo của các đại lượng khi cần thiết. Học sinh có kĩ năng làm thí nghiệm thực hành, biết vận dụng linh hoạt các bước nghiên cứu khoa học để hoạt động đạt hiệu quả.
Nội dung kiến thức cần xây dựng trong chuyển đề thuộc các bài:
- Bài 1 – 2: Đo độ dài. (1 tiết)
- Bài 3: Đo thể tích chất lỏng. (1 tiết)
- Bài 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước. (1 tiết)
1. Kiến thức, kỉ năng, thái độ.
1.1 Kiến thức: 
 Nêu được một số dụng cụ đo độ dài, đo thể tích với GHĐ và ĐCNN của chúng.
1.2. Kĩ năng: 
- Xác định được GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo độ dài, đo thể tích.
- Xác định được độ dài trong một số tình huống thông thường.
- Đo được thể tích một lượng chất lỏng. Xác định được thể tích vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ, bình tràn.
1.3. Thái độ: 
- Học tập nghiêm túc.
- Có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế.
- Tuân thủ các quy tắc đo và trung thực với số liệu mà mình đo được.
- Hợp tác trong mọi công việc của nhóm.
2. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh.
- Năng lực tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo.
- Năng lực hợp tác nhóm.
- Năng lực trình bày và trao đổi thông tin.
- Năng lực thực nghiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Thí nghiệm.
- Tranh ảnh.
- Các loại thước.
- Bình chia độ, bình tràn.
- Phiếu hướng dẫn học sinh tự đánh giá hoặc đánh giá lẫn nhau.
2. Chuẩn bị của học sinh: 
- Tập vở ghi chép và SGK.
- Tìm kiếm các vật dụng đơn giản để thực hiện thí nghiệm ở nhà (1 ống tiêm, 1 bình nhựa trong suốt hình trụ, giấy, viết, )
- Mỗi nhóm 1 bộ thí nghiệm.
III. Tổ chức các hoạt động học của học sinh.
Hướng dẫn chung.
Chủ đề gồm có chuỗi hoạt động học thiết kế theo phương pháp dạy học giải quyết vấn đề: Từ những tình huống thực tiễn được lựa chọn, qua việc mô tả, trình chiếu video hay làm thí nghiệm, giáo viên tổ chức cho học sinh phát biểu vấn đề nghiên cứu về đo độ dài, đo thể tích. Tiếp đến thông qua các nhiệm vụ học tập để định hướng các hoạt động nghiên cứu của học sinh ( các hoạt động theo phương pháp thực nghiệm: Đề xuất dự đoán, thiết kế phương án thí nghiệm, thực hiện thí nghiệm và ghi nhận các kết quả để rút ra nhận xét về cách đo độ dài và thể tích). Sau đó tổ chức cho HS báo cáo kết quả thực hiện và rút ra kết luận. 
Các hoạt động dạy học gồm: 
- Hoạt động 1 (Khởi động): Làm nảy sinh và phát biểu vấn đề tìm hiểu cách đo độ dài, đo thể tích.
- Hoạt động 2 (Giải quyết vấn đề - hình thành kiến thức): Tìm hiểu dụng cụ đo - cách đo độ dài, đo thể tích.
- Hoạt động 3 (Luyện tập): Hệ thống hóa kiến thức và giải bài tập vận dụng. Học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải quyết một số câu hỏi, bài tập liên quan đến các phép đo.
- Hoạt động 4 (Vận dụng, tìm tòi, mở rộng): Học sinh được giao nhiệm vụ về nhà là những tình huống cụ thể, những nhiệm vụ mà để tìm hiểu và đề xuất cần có sự hỗ trợ của người thân trong sinh hoạt hằng ngày. Tìm hiểu thêm trong thực tế về các đơn vị đo khác những tình huống trong thực tiễn để giải quyết.
	Dự kiến việc tổ chức các hoạt động theo thời gian như bảng dưới đây:
Các bước
Hoạt động
Tên hoạt động
Thời lượng dự kiến
Khởi động
Hoạt động 1
Tạo tình huống và phát biểu vấn đề
15 phút
Hình thành kiến thức
Hoạt động 2
Tìm hiểu dụng cụ đo, và cách đo độ dài.
30 phút
Hoạt động 3
Tìm hiểu dụng cụ đo và cách đo thể tích chất lỏng
30 phút
Hoạt động 4
Tìm hiểu dụng cụ đo và cách đo thể tích vật rắn không thấm nước.
30 phút
Luyện tập
Hoạt động 5
Hệ thống hóa kiến thức và giải bài tập vận dụng.
10 phút
Tìm tòi mở rộng
Hoạt động 6
Tìm hiểu đơn vị đo và tình huống trong thực tiễn.
(20 phút trên lớp) 
Ở nhà.
2. Hướng dẫn cụ thể từng hoạt động.	
* Hoạt động 1 (Khởi động): Làm nảy sinh và phát biểu vấn đề tìm hiểu cách đo độ dài, đo thể tích. (10 phút)
a. Mục tiêu
Từ các tình huống thực tiễn để tạo cho HS sự quan tâm đến các dụng cụ đo và cách đo một số đại lượng và đặt được các câu hỏi để tìm hiểu về các đại lượng đó.
b. Nội dung
Trong cuộc sống hằng ngày, rất nhiều trường hợp mà con người có nhu cầu biết được kích thước, thể tích của các vật xung quanh. Làm thế nào để xác định được các đại lượng này?
Đo độ dài, đo thể tích
Giáo viên mô tả: Hai vật kim loại hình hộp chữ nhật có kích thước khác nhau. Làm thế nào để đo được kích thước và thể tích của nó?
Học sinh trao đổi nhóm để đưa ra các phương án đo đối với vật A hoặc vật B. Ghi nhận ý kiến của em theo gợi ý trong phiếu học tập.
Thống nhất vấn đề nghiên cứu: Có thể diễn đạt vấn đề cần nghiên cứu như sau:
- Chọn dụng cụ đo như thế nào?
- Trước khi đo cần phải làm gì? Tại sao?
- Đặt dụng cụ đo như thế nào?
- Đặt mắt nhìn ra sao?
- Đọc kết quả đo như thế nào?
c. Gợi ý tổ chức hoạt động
- Giáo viên mô tả tình huống thực tiễn và yêu cầu học sinh nêu tên của kiến thức được nói tới trong tình huống.
- Hoạt động của học sinh: Ghi chép, nhận nhiệm vụ thực hiện thảo luận báo cáo.
- Hoạt động giáo viên: Đảm bảo cho tất cả học sinh đều hiểu nhiệm vụ phải làm, giáo viên quan sát hoạt động của các nhóm học sinh để phát hiện những khó khăn, lung túng của học sinh và có biện pháp hỗ trợ kịp thời. Mục đích là giúp cho tất cả học sinh đều hiểu rõ mình phải dự đoán và đề xuất phương án đo các đại lượng của vật và lý giải được tại sao lại dự đoán như vậy.
- Giáo viên cũng cần lưu ý quan sát và hướng dẫn để nhóm trưởng biết điều hành hoạt động nhóm.
- Chuẩn bị: SGK, phiếu học tập, hai vật kim loại hình hộp chữ nhật.
d. Sản phẩm
Mỗi nhóm hoàn thành hoạt động và trình bày được báo cáo, thảo luận của các nhóm
* Hoạt động 2 (Hình thành kiến thức): Tìm hiểu dụng cụ đo, và cách đo độ dài.
(30 phút)
a. Mục tiêu
Thông qua tranh vẽ về hai chị em cùng đo sợi dây mà người bảo đoạn dây dài 15 gang tay, người bảo đoạn dây dài 14 gang tay. Để hình thành kiến thức đo độ dài.
b. Nội dung
- HS quan sát tranh vẽ, nêu được “Muốn có độ dài dây chính xác thì cần dùng thước để đo”. 
- GV: Cho HS thực hành đo chiều dài bàn học từ đó rút ra được cách đo độ dài.
c. Gợi ý tổ chức hoạt động
- Câu lệnh: Các nhóm làm thí nghiệm đo chiều dài bàn học và rút ra nhận xét “nếu không dùng thước thì ta đo có chính xác không?”, dự đoán được các bước đo độ dài.
- Chuẩn bị: các loại thước đo cho 6 nhóm HS, tranh vẽ hình 2.1; 2.2; 2.3 và phiếu học tập cho 6 nhóm.
Độ dài vật cần đo
Độ dài ước lượng
Chọn dụng cụ đo độ dài
Kết quả đo (cm)
Tên thước
GHĐ
ĐCNN
Lần 1
Lần 2
Lần 3
Chiều dài bàn học
Bề dày cuốn sách vật lý 6
Nêu cách đo độ dài: 
- Hoạt động của GV: Cho HS thực hành nhóm để đo chiều dài bàn học, ghi kết quả vào phiếu học tập.
Gợi ý để HS thấy được những vấn đề cần tìm hiểu.
+ Đo chiều dài bàn học ta cần dùng dụng cụ gì?
+ Trước khi đo chiều dài của 1 vật ta cần phải ước lượng chiều dài vật đó. Vậy ta ước lượng chiều dài vật trước khi đo để làm gì?
+ Em đặt thước như thế nào để đo?
+ Em đặt mắt nhìn như thế nào để đọc kết quả đo?
- Hoạt động của HS: Làm thí nghiệm theo nhóm và hoàn thành phiếu học tập. 
Trả lời những gợi ý của GV.
+ Ta dùng dụng cụ là thước để đo.
+ Ước lượng chiều dài vật đó để chọn thước có giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất thích hợp.
+ Đặt thước dọc theo chiều dài cần đo sao cho 1 đầu của vật ngang bằng với vạch số 0 của thước.
+ Đặt mắt nhìn đúng theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.
Trả lời câu lệnh của GV:
+ Nếu không dùng thước thì kết quả đo không chính xác.
+ Có 5 bước để đo độ dài:
Ước lượng độ dài cần đo.
Chọn thước có GHĐ và ĐCNN thích hợp.
Đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho một đầu của vật ngang bằng với vạch số không của thước.
Đặt mắt nhìn đúng theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.
Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.
d. Sản phẩm
Kết quả mong đợi: HS nêu được cách đo độ dài theo cách bước.
Quá trình làm việc nhóm cần đạt được: HS hoàn thành tất cả thông tin trong phiếu học tập. Đo được kết quả chính xác. Nhớ lại được đơn vị đo độ dài đã học qua phần thực hành đo của nhóm.
* Hoạt động 3 (Hình thành kiến thức): Tìm hiểu dụng cụ đo và cách đo thể tích chất lỏng. (30 phút)
a. Mục tiêu
- Biết được các dụng cụ đo thể tích chất lỏng.
- Biết được cách đo thể tích chất lỏng.
b. Nội dung
- Đo được thể tích chất lỏng bằng các dụng cụ đo.
- Hình thành phát triển được năng lực thực hành cho HS.
- Biết được cách đo thể tích chất lỏng.
c. Gợi ý tổ chức hoạt động
- Câu lệnh: Quan sát hình 3.1 SGK để nêu tên dụng cụ đo, GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đó. Thực hành đo thể tích nước chứa trong 2 bình để đọc kết quả đo và điền đầy đủ thông tin vào phiếu học tập.
- Hoạt động HS: Quan sát hình 3.1 SGK nêu được tên dụng cụ đo là bình chia độ, ca đong, chai, lọ, can, và GHĐ, ĐCNN của từng dụng cụ đo đó.
Thực hành thảo luận trả lời câu lệnh (điền kết quả đo thể tích nước trong 2 bình vào phiếu học tập, và nêu được cách đo thể tích chất lỏng)
- Hoạt động GV: Cho HS quan sát hình 3.1 SGK, phát dụng cụ đo và phiếu học tập cho các nhóm HS, theo dõi quá trình thực hành đo thể tích của HS, gợi ý để HS có thể nêu đúng được cách đo thể tích chất lỏng.
- Chuẩn bị: SGK, 6 bộ dụng cụ đo thể tích chất lỏng, phiếu học tập.
Vật cần đo thể tích
Dụng cụ đo
Thể tích ước lượng (lít)
Thể tích đo được (cm3)
GHĐ
ĐCNN
Nước trong bình 1
Nước trong bình 2
Cách đo thể tích chất lỏng: 
d. Sản phẩm mong đợi
Kết quả là: ( học sinh ghi vào vỡ)
- Dụng cụ đo thể tích chất lỏng là: Bình chia độ, ca đong, 
- Hoàn thành tốt phiếu học tập.
- Nêu được cách đo thể tích chất lỏng trong phiếu học tập:
+ Ước lượng thể tích cần đo.
+ Chọn bình chia độ có GHĐ và ĐCNN thích hợp.
+ Đặt bình chia độ thẳng đứng.
+ Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mực chất lỏng trong bình.
+ Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mực chất lỏng.
Hoạt động 4: (Hình thành kiến thức mới): Tìm hiểu dụng cụ đo và cách đo thể tích (30 phút)
a) Mục tiêu
- Nêu được một số dụng cụ đo thể tích với GHĐ và ĐCNN
- Xác định được thể tích vật rắn không thắm nước bằng bình tràn và bình chia độ.
- Xác được GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo thể tích.
- Tuân thủ các quy tắc đo và trung thực với các số liệu mình đo được, hợp tác nhóm.
b) Nội dung
Cho HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm rồi báo cáo kết quả của nhóm và các nhóm khác nhận xét kết quả của các nhóm báo cáo.
c) Gợi ý tổ chức hoạt động
(Kỹ thuật dạy học nào?)
+ Câu lệnh: Các nhóm tiến hành thí nghiệm theo (SGK), thảo luận kết quả rồi thống nhất ghi vào báo cáo và đại diện nhóm lên trình bày trước lớp. 
+ Hoạt động của HS: Các nhóm nhận nhiệm vụ thực hiện thí nghiệm, thảo luận rồi báo cáo kết quả. Các nhóm khác nghe báo cáo nhận xét rồi cho ý kiến. 
+ Hoạt động của GV: 
Yêu cầu HS: Làm việc theo nhóm, báo cáo kết quả thực hiện.
Hướng dẫn thực hiện, theo dõi trợ giúp, nghiệm thu kết quả. 
+ Chuẩn bị học liệu (SGK, vở ghi, thiết bị dạy học (tranh ảnh, dụng cụ thí nghiệm.
d) Sản phẩm mong đợi
HS nắm được cách đo thể tích vật rắn không thắm nước bằng bình chia độ và bình tràn. 
(học sinh ghi): Để đo thể tích vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ và bình tràn)
* Hoạt động 5 (luyện tập) Hệ thống hóa kiến thức và giải bài tập vận dụng. (10 phút)
a. Mục tiêu
Hệ thống hóa kiến thức và vận dụng cơ bản về cách đo độ dài, đo thể tích. 
b. Nội dung
Học sinh làm việc nhóm, tóm tắt kiến thức và xây dựng phương án thực hiện:
 - Đo kích thước của chiếc bàn học.
 - Đo thể tích vật rắn không thấm nước trong trường hợp vật rắn có kích thước lớn hơn bình chia độ. 
c. Gợi ý tổ chức hoạt động
- Câu lệnh: Thảo luận nhóm đề ra phương án đo.
- Hđ Học sinh: thảo luận, tiến hành đo và báo cáo kết quả.
- Hđ Giáo viên: Hướng dẫn học sinh thảo luận thống nhất kết quả.
- Chuẩn bị: SGK, dụng cụ đo cho các nhóm
d. Sản phẩm mong đợi
Học sinh nắm được kiến thức và kĩ năng thực hành, giải quyết được các tình huống thực tế.
* Hoạt động 6 (Vận dụng, tìm tòi mở rộng): Tìm hiểu, tạo dụng cụ đo, đơn vị đo và tình huống trong thực tiễn. (20 phút)
a. Mục tiêu
Giúp HS tự giác học tập và tìm hiểu ở ngoài lớp học.
b. Nội dung
HS làm việc với cá nhân và cộng đồng để hoàn thành bài học.
c. Gợi ý tổ chức hoạt động
- Câu lệnh: Yêu cầu HS làm việc ở nhà, nộp báo cáo kết quả.
- Hoạt động giáo viên: Hướng dẫn HS thực hiện và yêu cầu nộp sản phẩm học tập.
- Hoạt động của HS: Nhận nhiệm vụ, tìm hiểu và hoàn thành báo cáo nộp đúng thời gian qui định.
d. Sản phẩm mong đợi
Báo cáo của HS tìm hiểu được.
IV. Câu hỏi kiểm tra đánh giá chủ đề: (Một số câu hỏi mang tính tham khảo)
Câu 1: (Nhận biết) Giới hạn đo của một thước đo độ dài là:
 A. độ dài giữa hai vạch chia trên thước.
B. độ dài nhỏ nhất mà thước đo được.
C. độ dài lớn nhất ghi trên thước.
D. tất cả đều sai.
Câu 2. (Thông hiểu) Cho một thước đo như hình vẽ. Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của thước là: 
A. GHĐ là 15cm và ĐCNN là 1cm.
B. GHĐ là 10cm và ĐCNN là 1mm.
C. GHĐ là 1cm và ĐCNN là 2mm.
D. GHD là 15cm và ĐCNN là 2mm.
Câu 3. (Thông hiểu) Trước khi đo độ dài của một vật, cần phải ước lượng độ dài cần đo để :
A. Chọn dụng cụ đo thích hợp.
B. Chọn thước đo thích hợp.
C. Đo chiều dài cho chính xác.
D. Có cách đặt mắt cho đúng cách.
Câu 4. (Thông hiểu) Một bạn dùng thước đo chiều cao của một cái cốc hình trụ, kết quả đo là 10,4cm. ĐCNN của thước nhận giá trị nào trong các giá trị sau?
A. 2mm. 	 B. 1cm.	C. 10dm. 	D. 1m.
Câu 5. (Nhận biết) Cho biết tên và kí hiệu của đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước ta?
Câu 6. (Vận dụng) Dùng một bình chia độ có ĐCNN là 1ml, trong bình có chứa 50ml nước. Thả chìm một chiếc đinh ốc vào bình chia độ thì mực nước dâng lên đến vạch 75ml. Thể tích chiếc đinh ốc là 
A. 75ml,	 B. 50ml.	C. 25ml 	 D. 125ml.
Câu 7. (Vận dụng cao) Một bình chia độ chứa nước ở vạch 30cm3. Thả hòn sỏi vào, nước dâng lên tới vạch 34cm3. Thả tiếp hòn đá vào, nước dâng lên tới vạch 42cm3. Tính thể tích hỏn sỏi, hòn đá, thể tích cả sỏi và hòn đá.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_lop_6_chu_de_1_do_do_dai_do_the_tich.doc