Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 33: Tập tính ở động vật

Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 33: Tập tính ở động vật

- Phát biểu được khái niệm tập tính ở động vật. Lấy được ví dụ minh họa

- Nêu được vai trò của tập tính đối với động vật.

- Thực hành: ghi chép và trình bày được kết quả quan sát một số tập tính của động vật.

- Vận dụng được các kiến thức cảm ứng ở động vật vào giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn.

 

docx 14 trang Mạnh Quân 27/06/2023 3330
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 33: Tập tính ở động vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 33: TẬP TÍNH Ở ĐỘNG VẬT
(Thời gian thực hiện: 2 tiết)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Phát biểu được khái niệm tập tính ở động vật. Lấy được ví dụ minh họa
- Nêu được vai trò của tập tính đối với động vật.
- Thực hành: ghi chép và trình bày được kết quả quan sát một số tập tính của động vật.
- Vận dụng được các kiến thức cảm ứng ở động vật vào giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn.
2. Năng lực
- Năng lực chung: 
+ Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh video để tìm hiểu về khái niệm, vai trò, ứng dụng tập tính ở động vật, lấy được ví dụ về tập tính ở động vật 
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: xác định được nội dung hợp tác nhóm và thực hiện nhiệm vụ được phân công để tìm hiểu về khái niệm, vai trò, ứng dụng tập tính ở động vật trong thực tiễn, lấy được ví dụ về tập tính ở động vật.
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: vận dụng linh hoạt kiến thức, kĩ năng để giải thích một số ứng dụng tập tính của động vật trong thực tiễn hoặc ứng dụng hiểu biết về tập tính trong học tập và đời sống của con người.
- Năng lực khoa học tự nhiên
+ Nhận thức khoa học tự nhiên: Phát biểu được khái niệm tập tính ở động vật. Lấy được ví dụ minh hoạ. Nêu được vai trò của tập tính đối với động vật.
+ Tìm hiểu tự nhiên: Ghi chép và trình bày được kết quả quan sát một số tập tính của động vật.
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng được các kiến thức tập tính ở động vật vào giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Tích cực đọc sách, tài liệu và thực hiện nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về khái niệm, vai trò, ứng dụng tập tính ở động vật, lấy được ví dụ về tập tính ở động vật.
- Trách nhiệm: có ý thức trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thảo luận để tìm hiểu khái niệm, vai trò, ứng dụng tập tính ở động vật, lấy được ví dụ về tập tính ở động vật 
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Video tập tính của động vật
- Máy chiếu, laptop
- Phiếu học tập
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
NHÓM: ..
STT
Tập tính
Loại tập tính
Ý nghĩa
Bẩm sinh
Học được
1
Nhện giăng tơ
2
Chó con bú mẹ
3
Mèo rình mồi
4
Người tham gia giao thông dừng khi thấy đèn đỏ
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
STT
Tập tính quan sát được
Loại tập tính
Ý nghĩa đối với sinh vật
Bẩm sinh
Học được
1
2
3
4
5
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
STT
Ứng dụng tập tính
Cơ sở khoa học của tập tính
1
Dùng đèn bẫy côn trùng
2
Bò về chuồng khi nghe tiếng chuông
3
Dùng đèn chiếu sáng để điều chỉnh nhiệt độ chuồng nuôi dựa vào mật độ tập trung gà ở trung tâm đàn
- Việc sử dụng đèn trong ứng dụng số 1 và số 3 có gì khác nhau?
 .
 .
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
Thói quen
Cách thực hiện
Hành động lặp lại
Phần thưởng
Ghi nhớ từ vựng
Đi ngủ đúng giờ
Đánh răng trước khi ngủ
Rửa tay trước khi ăn
Dừng lại khi có tín hiệu đèn đỏ giao thông
Cúi chào khi gặp người lớn
Ngủ dậy lúc 5 giờ sáng để tập thể dục
III. Tiến trình dạy học
A. Khởi động 
Hoạt động 1: Khởi động
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới
b. Nội dung: Học sinh quan sát hình ảnh mèo và dưa chuột, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
d.Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu học sinh quan sát hình Mèo và dưa chuột và trả lời câu hỏi:
+ Dự đoán những phản ứng mèo khi nhìn thấy dưa chuột?
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
+ Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo cá nhân, dự đoán tình huống xảy ra.
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo cá nhân, dự đoán tình huống xảy ra.
- Báo cáo kết quả: 
+ Chọn một vài HS đưa ra ý kiến của mình.
- HS được chọn nêu dự đoán của bản thân
- Tổng kết
+ Cho HS xem đoạn video về phản ứng của những con mèo khi nhìn thấy quả dưa chuột
+ GV nhận xét câu trả lời của HS, dẫn vào bài: việc con mèo phản ứng như vậy để nhanh chóng tránh xa khỏi những thứ mà nó cho là nguy hiểm, hoạt động đó là được gọi là tập tính tự vệ của loài mèo. Vậy tập tính là gì, tập tính có ý nghĩa như thế nào với đời sống của động vật? Chúng ta sẽ tìm hiểu bài học hôm nay
- HS quan sát
B. Hình thành kiến thức 
Hoạt động 2: Tìm hiểu về khái niệm và vai trò của tập tính đối với động vật
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu khái niệm tập tính ở động vật
a. Mục tiêu: Giúp HS tìm hiểu về khái niệm tập tính ở động vật.
b. Nội dung: HS trả lời các câu hỏi để tìm hiểu khái niệm tập tính.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
d.Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Khi nhìn thấy quả dưa chuột, cơ thể mèo có những phản ứng nào? Từ đó rút ra khái niệm tập tính ở động vật ?
+ Lấy ví dụ khác về tập tính ở động vật.
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
HS thảo luận theo cặp đôi trả lời câu hỏi.
- HS thảo luận cặp đôi trả lòi.
- Báo cáo kết quả: 
+ Chọn đại diện một vài cặp đôi trả lời.
+ Mời nhóm khác nhận xét
- Nhóm được chọn trình bày kết quả
- Nhóm khác nhận xét
- Tổng kết
+ GV nhận xét câu trả lời của HS, phân tích, tổng hợp để đi đến kết luận về khái niệm tập tính.
+ Yêu cầu học sinh chốt lại kết luận về khái niệm Tập tính và lấy thêm 1 ví dụ vào vở.
à Tập tính là nột chuỗi các phản ứng của cơ thể động vật trả lời kích thích từ môi trường.
VD: gấu ngủ đông, chim làm tổ, 
- Kết luận về khái niệm Tập tính
- Ghi kết luận vào vở 
Hoạt động 2.2 Tìm hiểu vai trò của tập tính ở động vật
a. Mục tiêu: Giúp học sinh nêu được vai trò của tập tính đối với động vật
b. Nội dung: HS thực hiện nhiệm vụ để nêu được vai trò của tập tính đối với động vật
c. Sản phẩm: phiếu học tập số 1
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS thực hiện các nhiệm vụ:
+ Nhiệm vụ 1: Trả lời câu hỏi: có những loại tập tính nào? Đặc điểm của các loại tập tính đó?
+ Nhiệm vụ 2: Quan sát hình 33.1, hoàn thành PHT số 1
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
+ Hoạt động cá nhân thực hiện nhiệm vụ 1.
+ Hoạt động theo nhóm 4 HS thực hiện nhiệm vụ 2: hoàn thành PHT số 1
- Hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi.
- Hoạt động theo nhóm 4, hoàn thành PHT số 1
- Báo cáo kết quả: 
Nhiệm vụ 1:
+ Gọi 1 vài HS trả lời
+ Mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Nhiệm vụ 2:
+ Mời đại diện nhóm nhanh nhất trả lời
+ Mời nhóm khác nhận xét
- Học sinh trả lời
- HS khác nhận xét
- Đại diện nhóm trả lời
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Tổng kết
+ GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến nhận xét bổ sung
+ Tổng hợp để đi đến kết luận về phân loại tập tính và ý nghĩa tập tính đối với động vật. 
à Có 2 loại tập tính:
+ Tập tính bẩm sinh
+ Tập tính học được
Tập tính giúp động vật tồn tại và phát triển
- Kết luận về phân loại và vai trò tập tính đối với động vật
- Ghi kết luận vào vở 
Tiết 2
Hoạt động 3. Thực hành quan sát tập tính của động vật
a. Mục tiêu: Giúp HS quan sát một số tập tính ở động vật, phân loại và nêu được ý nghĩa của tập tính đối với động vật
b. Nội dung: HS quan sát video, hoàn thành PHT số 2
c. Sản phẩm: phiếu học tập số 2
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: 
+ HS quan sát cá nhân đoạn video tập tính của động vật.
+ HS hoạt động theo nhóm hoàn thành PHT số 2
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
+ Cá nhân HS quan sát video, ghi lại các thông tin cần thiết.
+ Hoạt động theo nhóm 4 HS hoàn thành PHT số 2
- HS quan sát theo cá nhân, ghi lại các thông tin cần thiết.
- Hoạt động theo nhóm 4, hoàn thành PHT số 2
- Báo cáo kết quả: 
+ Mời đại diện 1-2 nhóm trả lời
+ Mời nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Đại diện nhóm trả lời
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Tổng kết
GV nhận xét chung, đưa ra nội dung chuẩn của PHT
HS hoàn thiện lại PHT vào vở.
Hoạt động 4. Tìm hiểu ứng dụng tập tính ở động vật trong thực tiễn.
a. Mục tiêu: Giúp HS tìm hiểu ứng dụng tập tính của động vật trong thực tiễn.
b. Nội dung: HS hoàn thành PHT để tìm hiểu ứng dụng tập tính ở động vật trong thực tiễn
c. Sản phẩm: phiếu học tập của học sinh
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: (GV giao nhiệm vụ tiết trước)
GV chia lớp thành 8 nhóm, yêu cầu các nhóm thực hiện PHT số 3,4
Nhóm 1,2,3,4 hoàn thành PHT số 3
Nhóm 5,6,7,8 hoàn thành PHT số 4
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
(HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà)
+ HS thực hiện hoạt động theo nhóm trình bày kết quả vào giấy A0, báo cáo kết quả ở lớp
- Hoạt động theo nhóm, hoàn thành PHT số 3, số 4 ở nhà.
- Báo cáo kết quả: (thực hiện trên lớp)
+ Mời đại diện nhóm trình bày.
+ Mời nhóm khác nhận xét
- Đại diện nhóm trình bày
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Tổng kết
+ GV nhận xét kết quả hoạt động của các nhóm, tổng hợp để đi đến kết luận về ứng dụng tập tính động vật trong thực tiễn.
à
- Hiểu biết về tập tính của động vật để:
+ Tạo ra môi trường sống phù hợp nhằm nâng cao năng suất vật nuôi, cây trồng.
+ Đáp ứng các nhu cầu khác của con người. (giải trí, an ninh, )
- Vận dụng tập tính trong học tập để:
+ Nâng cao kết quả học tập
+ Hình thành thói quen tốt
+ Xóa bỏ những thói quen không tốt
- Kết luận về ứng dụng tập tính của động vật trong thực tiễn.
- Ghi kết luận vào vở 
Hoạt động 5: Luyện tập
a. Mục tiêu: Giúp học sinh sử dụng kiến thức đã học trả lời các câu hỏi trong SGK
b. Nội dung: HS trả lời các câu hỏi cuối bài.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: 
GV yêu cầu HS làm bài tập 1, 2 cuối bài (SGK trang153, 154 )
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
+ HS hoạt động cá nhân hoàn thành bài tập 1, 2 cuối bài (SGK trang153, 154 )
- Hoạt động cá nhân hoàn thành bài tập.
- Báo cáo kết quả: 
+ Mời 1 vài HS lần lượt trả lời các câu hỏi.
+ Mời HS khác nhận xét
- HS trả lời
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- Tổng kết
GV đánh giá hoạt động của HS, yêu cầu HS hoàn thiện vào vở.
Bài 1: (1) tiếp nhận, (2) phản ứng, (3) môi trường, (4) co thể, (5) thích nghi, (6) thực vật, (7) động vật.
Bài 2: Đáp án D.
HS hoàn thiện bài tập vào vở.
Hoạt động 6: Vận dụng
a. Mục tiêu: Giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học trả lời các câu hỏi thực tế
b. Nội dung: Học sinh trả lời các câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: 
GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
1. Trước kì ngủ đông, gấu thường có thói quen ăn thật nhiều để cơ thể béo lên nhanh chóng. Hãy giải thích ý nghĩa thói quen này ở gấu?
2. Tại sao người nông dân đặt bù nhìn trên đồng ruộng?
3. Bài tập số 3/ SGK trang 154.
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
+ HS thực hiện theo cá nhân, hoàn thành câu hỏi ở nhà vào vở bài tập.
+ Hướng dẫn:
1. Bắt đẩu từ mùa hè, cơ thể của gấu đã dần dần tích trữ chất dinh dưỡng, đặc biệt là mỡ. Khi kì ngủ đông sắp đến, chất dinh dưỡng tích trữ trong cơ thể tương đổi nhiều khiến gấu béo hẳn lên. Những chất dinh dưỡng được tích trữ này đủ để đáp ứng nhu cầu của cơ thể gấu trong cả quá trình ngủ đòng.
Đa số cơ chế ngủ đòng ở động vật là làm chậm nhịp thở, giảm tốc độ đập của tim, giảm bớt số lần thở, hạ thấp thân nhiệt, tuần hoàn máu chậm, hoạt động trao đổi chất của cơ thể bị hạn chế. Nhờ chất dinh dưỡng được tích trữ đủ, cơ thể ngủ hết mùa đông, đến khi các chất dinh dưỡng này cạn kiệt thì cũng là lúc kì ngủ đông kết thúc.
2. Bù nhìn có tác dụng xua đuổi chim, thú phá hoại mùa màng, thường được đặt trên đổng ruộng hay trong vườn nhà.Tuỳ thuộc vào loại động vật cẩn xua đuổi mà người nông dân lựa chọn vị trí và thời điểm đặt bù nhìn sao cho phù hợp.
3. Đoạn thông tin nói về tập tính của kiến ba khoang:"Kiến ba khoang thường ẩn nấp trong rơm rạ, bãi cỏ, ruộng, vườn. Chúng làm tổ và đẻ trứng trong đất. Khi ruộng lúa, vườn rau xuất hiện sâu cuốn lá hay rầy nâu, kiến tìm đến, chui vào các tổ sâu để ăn thịt sâu non";"theo ánh sáng điện chúng bay vào các khu dân sinh".
Không nên tiêu diệt kiến ba khoang vì chúng có ích cho hoa màu, bảo vệ hoa màu khỏi sự phá hoại của sâu, bệnh.
Để hạn chế sự xuất hiện của kiến ba khoang trong gia đình, chúng ta không nên lạm dụng hoá chất bảo vệ thực vật vì làm mất nơi ẩn náu của chúng, ngoài ra, nên hạn chế bật ánh sáng hoặc nếu bật đèn sáng thì nên đóng kín cửa sổ vào buổi tối để ngăn chặn kiến ba khoang vào nhà gây ảnh hưởng sức khoẻ con người.
- Hoạt động cá nhân hoàn thành bài tập ở nhà
- Báo cáo kết quả: 
+ Yêu cầu HS nộp lại vở bài tập vào tiết sau.
- Nộp vở bài tập tiết sau.
- Tổng kết
GV chấm điểm, đánh giá hoạt động học sinh trong vở bài tập.
- HS theo dõi, khắc phục lỗi sai.
C. Dặn dò
- Học sinh làm bài tập GV yêu cầu.
- Chuẩn bị bài mới trước khi lên lớp
D. Kiểm tra đánh giá thường xuyên
- Kết thúc bài học, Gv cho học sinh tự đánh giá theo bảng sau
Họ và tên học sinh: .
Các tiêu chí
Tốt
Khá
TB
CĐ
Chuẩn bị bài trước khi đến lớp
Tham gia hoạt động nhóm theo yêu cầu của GV
Phát biểu được khái niệm tập tính ở động vật. Lấy được ví dụ minh họa
Nêu được vai trò của tập tính đối với động vật.
Ghi chép và trình bày được kết quả quan sát một số tập tính của động vật.
Vận dụng được các kiến thức cảm ứng ở động vật vào giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn.
Phụ lục
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
NHÓM: ..
STT
Tập tính
Loại tập tính
Ý nghĩa
Bẩm sinh
Học được
1
Nhện giăng tơ
ü
Giúp nhện di chuyển, săn bắt mồi và sinh sản.
2
Chó con bú mẹ
ü
Giúp chó con lấy sữa từ mẹ
3
Mèo rình mồi
ü
Giúp mèo bắt mồi
4
Người tham gia giao thông dừng khi thấy đèn đỏ
ü
Đảm bảo an toàn giao thông
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
STT
Tập tính 
quan sát được
Loại tập tính
Ý nghĩa đối với sinh vật
Bẩm sinh
Học được
1
Voi di cư
 ü
Tìm được thức ăn, nước uống
2
Tinh tinh săn mồi theo đàn
 ü
Tăng hiệu quả săn mồi
3
Sinh sản ở cá ngựa
(Con đực mang thai)
 ü
Con cái có thời gian phục hồi để tạo ra nhiều trứng hơn, giúp duy trì nòi giống.
4
 Quạ dùng cành cây để lấy thức ăn
ü
Giúp quạ lấy được thức ăn
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
STT
Ứng dụng tập tính
Cơ sở khoa học của tập tính
1
Dùng đèn bẫy côn trùng
Một số côn trùng có tính hướng sáng, bị thu hút bởi ánh sáng.
2
Bò về chuồng khi nghe tiếng chuông
Dựa vào hình thành thói quen ở động vật với một số tín hiệu nếu được lặp lại nhiều lần.
3
Dùng đèn chiếu sáng để điều chỉnh nhiệt độ chuồng nuôi dựa vào mật độ tập trung gà ở trung tâm đàn
Dựa vào tập tính sống của gà: khi nhiệt độ thấp thì tập trung để sưởi ấm, khi nhiệt độ cao thì tản ra để tránh nóng.
- Việc sử dụng đèn trong ứng dụng số 1 và số 3 có gì khác nhau?
+ Ứng dụng 1 là dựa theo tập tính lao vào ánh sáng của côn trùng, do đó người ta dùng đèn bẫy côn trùng. Như vậy, ánh sáng là nhân tố trực tiếp tác động vào sinh vật.
+ Ứng dụng 3 dựa vào tập tính sống của gà: khi nhiệt độ thấp thì dựa vào nhau để sưởi ấm, khi nhiệt độ cao thì tản ra để tránh nóng. Từ đó, người ta đã điểu chỉnh nhiệt độ chuồng gà cho thích hợp bằng cách dùng đèn chiếu sáng để tăng hoặc giảm nhiệt độ. Như vậy, trong trường hợp này thì ánh sáng không phải là nhân tố trực tiếp mà nhiệt độ mới là nhân tó tác động vào sinh vật.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
Thói quen
Cách thực hiện
Hành động lặp lại
Phần thưởng
Ghi nhớ từ vựng
Dán ảnh từ vựng những nơi thường xuyên nhìn thấy.
Đọc, viết, nhìn ảnh từ vựng cho đến khi thuộc.
Thuộc được các từ vựng mới, được khen hoặc tiến bộ trong học tập và trong công việc.
Đi ngủ đúng giờ
Nhờ người khác nhắc nhở hoặc để chuông báo đến giờ đi ngủ.
Thực hiện kiên trì và lặp lại cho đến khi hình thành thói quen đến giờ đó là buồn ngủ và muốn đi ngủ.
Có sức khỏe tốt, tinh thần thoải mái để làm việc hiệu quả.
Đánh răng trước khi ngủ
Nhờ người khác nhắc nhở hoặc để chuông báo đến đánh răng.
Thực hiện kiên trì và lặp lại cho đến khi hình thành thói quen đến giờ đó là cần phải đi đánh răng.
Tránh sâu răng, đảm bảo răng, miệng, họng khỏe mạnh.
Rửa tay trước khi ăn
Nhờ người khác nhắc nhở hoặc tự ghi nhớ.
Thực hiện kiên trì cho đến khi hình thàn thói quen ăn là phải rửa tay.
Đảm bảo vệ sinh, tránh các bệnh về đường tiêu hóa, được bố mẹ khen ngợi
Dừng lại khi có tín hiệu đèn đỏ giao thông
Học về luật giao thông, ghi nhớ luật để hực hiện, bị công ăn nhắc nhở hoặc bị phạt.
Khi tham gia giao thông luôn tuân thủ theo luật quy định.
Đi đúng luật, đảm bảo an toàn cho mình và người khác.
Cúi chào khi gặp người lớn
Được bố mẹ , thầy cô dạy, ghi nhớ để thực hiện. Nhờ bố mẹ, ông bà nhắc nhở.
Mỗi lần gặp ngườ lớn đều cúi chào, lâu dần sẽ hình thành thói quen.
Được khen ngoan, được người khác quý mến.
Ngủ dậy lúc 5 giờ sáng để tập thể dục
Nhờ người khác nhắc nhở hoặc để chuông báo đến giờ thức dậy và tập thể dục, có thể rủ bạn hoặc người thân đồng hành cùng mình.
Thực hiện kiên trì, lặp lại cho đến khi hình thành thói quen đến giờ đó là thức dậy và tập thể dục.
Có sức khỏe tốt, tinh thần sảng khoái để học tập và làm việc.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_bai_33_tap_tinh_o_dong_vat.docx