Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 36: Thực hành chứng minh sinh trưởng và phát triển ở thực vật, động vật
+ Giao tiếp và hợp tác : Xác đinh được nội dung hợp tác nhóm và chia sẻ trách nhiệm của bản thân với các bạn trong nhóm để quan sát, tìm hiểu được các thí nghiệm chứng minh cây có sự sinh trưởng.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 36: Thực hành chứng minh sinh trưởng và phát triển ở thực vật, động vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: BÀI 36: THỰC HÀNH CHỨNG MINH SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT, ĐỘNG VẬT (Thời gian thực hiện: 1 tiết) I. Mục tiêu Năng lực. Năng lực chung : + Tự chủ và tự học : Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân khi thực hiện các nhiệm vụ được GV yêu cầu trong giờ thực hành. + Giao tiếp và hợp tác : Xác đinh được nội dung hợp tác nhóm và chia sẻ trách nhiệm của bản thân với các bạn trong nhóm để quan sát, tìm hiểu được các thí nghiệm chứng minh cây có sự sinh trưởng. + Giải quyết vấn đề sáng tạo: Thông qua các thí nghiệm chứng mính cây có sự sinh trưởng, giải thích được một số hiện tượng trong tự nhiên và thực tiễn liên quan đến sự sinh trưởng, phát triển ở một số động vật và thực vật. Năng lực khoa học tự nhiên: + Nhận thức tự nhiên: Củng cố kiến thức về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. + Tìm hiểu tự nhiên: Tiến hành được cách làm thí nghiệm chứng minh cây có sự sinh trưởng. Thực hành quan sát và mô tả được sự sinh trưởng, phát triển ở một số thực vật, động vật. + Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học : Vận dụng được các kiến thức cảm ứng vào giải thích sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật. Phẩm chất Thông qua hiểu biết về sự sinh trưởng và phát triển ở sinh vật, nhận ra sự kì diệu của thế giới tự nhiên, yêu thích thế giới tự nhiên, yêu thích khoa học. Trung thực trong quá trình làm báo cáo, kết quả thực hành của cá nhân và nhóm. Thiết bị dạy học và học liệu Chuẩn bị đồ dùng thí nghiệm: + Dụng cụ: Chậu trồng cây ( có thể dùng vỏ lon, chai đã qua sử dụng và cắt thành cốc để trồng), dụng cụ lấy đất ( thìa xúc), găng tay cao su, thước đo chiều dài cây + Hóa chất: Nước. + Mẫu vật : Hạt ngô, hạt đỗ hoặc hạt lạc trong đó đã có một số hạt nảy mầm. Video về sự sinh trưởng và phát triển của thực vật, động vật Phiếu định hướng quan sát số 1, 2, 3 Tiến trình dạy học Khởi động Hoạt động 1: chơi trò chơi “Ghép tranh hình” a. Mục tiêu: Tạo ra cho học sinh hứng thú để dẫn dắt vào nội dung của chủ đề và nội dung của bài. b. Nội dung: GV tổ chức cho học sinh chơi trò chơi, học sinh thảo luận sắp xếp thứ tự các mảnh ghép để có bức tranh hoàn thiện. c. Sản phẩm: Bức tranh vòng đời của mỗi và cây đậu d. Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh - Thông báo luật chơi: sắp xếp các mảnh ghép để tạo thành bức tranh hoàn chỉnh. Nhóm nào hoàn thành bức tranh nhanh nhất sẽ được điểm cao nhất, các nhóm khác sẽ tự nhận xét lẫn nhau và cho điểm. - Ghi nhớ luật chơi - Giao nhiệm vụ: + Quan sát các mảnh ghép đã được đánh số, thảo luận để sắp xếp các mảnh ghép tạo thành bức tranh hoàn chỉnh. + Thời gian thảo luận và hoàn thành nhiệm vụ trong 2 phút - Nhận nhiệm vụ - Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: +Chiếu hình ảnh về các mảnh ghép để học sinh quan sát, hỗ trợ khi cần thiết - Thực hiện nhiệm vụ sắp xếp các mảnh ghép để tạo thành một bức tranh hoàn chỉnh - Gọi nhóm hoàn thành nhanh nhất trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình Chiếu đáp án đúng và cho điểm các nhóm và nhận xét về hoạt động của HS - Các nhóm trình bày kết quả thảo luận, nhóm khác nhận xét và bổ sung. - Chốt lại và đặt vấn đề vào bài: Cuộc sống của chúng ta luôn có sự vận động và biến đổi. Để chứng minh sự sinh trưởng và phát triển của thực vật và động vật chúng ta sẽ cùng làm các thí nghiệm trong bài học hôm nay. - Chuẩn bị sách vở học bài B. Hình hành kiến thức mới Hoạt động 1: Thí nghiệm chứng minh cây có sự sinh trưởng Mục tiêu: HS biết các bước tiến hành thí nghiệm chứng minh cây có sự sinh trưởng Nội dung: GV hướng dẫn các bước tiến hành thí nghiệm và yêu cầu HS chuẩn bị thí nghiệm ở nhà, HS làm theo nhóm để thực hiện thí nghiệm. GV hướng dẫn HS theo dõi, quan sát và lưu lại kết quả thí nghiệm qua các mốc thời gian Sản phẩm: Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh - Giao nhiệm vụ: Trước buổi thực hành GV hướng dẫn HS cách chuẩn bị các chậu cây thí nghiệm - Nhận nhiệm vụ - Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: Bước 1: Trồng vài hạt đỗ, lạc hoặc ngô đang nảy mầm vào chậu đất ẩm. Bước 2: Để nơi có đủ ánh sang và tưới nước hang ngày. Bước 3: Theo dõi và dung thước đo chiều dài thân cây, đếm số lá sau 3 ngày, 6 ngày, 9 ngày. Bước 4: Nhận xét kết quả và rút ra kết luận. - Thực hiện nhiệm vụ - Báo cáo kết quả: HS báo cáo kết quả quan sát thí nghiệm tại nhà Nhóm được chọn trình bày kết quả Nhóm khác nhận xét - Tổng kết : Theo phiếu định hướng quan sát sự thay đổi hình thái của cây qua các mốc thời gian khác nhau Số ngày Chiều cao cây Số lá cây 3 ngày 6 ngày 9 ngày 12 ngày Hoạt động 2: Xem video về sự sinh trưởng và phát triển của một số thực vật, động vật Mục tiêu: Tìm hiểu về sự sinh trưởng và phát triển của một số thực vật và động vật Nội dung: Nội dung về sự sinh trưởng và phát triển của cây đâu, cây lạc. hoặc các động vật, thực vật có trong video Sản phẩm: HS nắm được sự sinh trưởng và phát triển của động vật, thực vật Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh - Giao nhiệm vụ: HS quan sát video từ đó xác định được các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của sinh vật đó. Qua đó, liên hệ thực tiễn nhằm nâng cao hiệu suất vật nuôi, cây trồng - Nhận nhiệm vụ - Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: GV tổ chức hướng dẫn HS xem video , yêu cầu HS quan sát, thảo luận theo nhóm nhỏ để xác định các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các sinh vật quan sát được, ghi chép các thông tin đó vào phiếu định hướng quan sát vào hoàn thành báo cáo. - Thực hiện nhiệm vụ - Báo cáo kết quả: HS báo cáo kết quả quan sát được qua video Nhóm được chọn trình bày kết quả Nhóm khác nhận xét - Tổng kết : Theo phiếu định hướng quan sát Tên loài thực vật/ động vật Dấu hiệu quan sát Sinh trưởng Phát triển ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? Tên loài thực vật Dấu hiệu quan sát Sinh trưởng Phát triển Cây lạc Nảy mầm của hạt Tốt Tốt Cây ngô Nảy mầm của hạt Tốt Tốt Cây đỗ Nảy mầm của hạt Tốt Tốt Tên loài động vật Dấu hiệu quan sát Sinh trưởng Phát triển Ếch đồng Phát triển của phôi Tốt Tốt ......... ........... ................. .......... C. Dặn dò Học sinh làm báo cáo thực hành : Nội dung nghiên cứu:....................................... Họ và tên: .......................................................................... Học sinh lớp:............. 1. Câu hỏi nghiên cứu:................................... 2. Giả thuyết nghiên cứu:........................ 3. Kế hoạch thực hiện: ..................................................................................................................................................................................................................... 4. Kết quả triển khai kế hoạch: ....................................................................................................................................................................................... 5. Kết luận: .............................................................................................................................. Ôn lại kiến thức đã học để chuẩn bị cho tiết ôn tập D. Kiểm tra đánh giá thường xuyên - Kết thúc bài học, GV cho học sinh tự đánh giá theo bảng sau Họ và tên học sinh Các tiêu chí Tốt Khá TB Chưa đạt Chuẩn bị bài trước khi đến lớp Tham gia hoạt động nhóm theo yêu cầu của GV Nêu được khái niệm ... Nêu được vai trò ...
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_bai_36_thuc_hanh_chung_minh.docx