Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 39: Chứng minh cơ thể sinh vật là thể thống nhất

Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 39: Chứng minh cơ thể sinh vật là thể thống nhất

- Dựa vào sơ đồ mối quan hệ giữa tế bào với cơ thể và môi trường (tế bào-cơ thể-môitrường và sơ đồ quan hệ giữa các hoạt động sống: trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng-sinh trưởng, phát triển-cảm ứng-sinh sản), chứng minh cơ thể sinh vật là một thể thống nhất.

docx 8 trang Mạnh Quân 27/06/2023 3240
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 39: Chứng minh cơ thể sinh vật là thể thống nhất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 11: CƠ THỂ SINH VẬT LÀ MỘT THỂ THỐNG NHẤT
BÀI 39: CHỨNG MINH CƠTHÊ SINH VẬT LÀ MỘT THỂ THỐNG NHẤT
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. Mục tiêu
Kiến thức: 
- Dựa vào sơ đồ mối quan hệ giữa tế bào với cơ thể và môi trường (tế bào-cơ thể-môitrường và sơ đồ quan hệ giữa các hoạt động sống: trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng-sinh trưởng, phát triển-cảm ứng-sinh sản), chứng minh cơ thể sinh vật là một thể thống nhất.
Năng lực: 
2.1. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân khi tìm hiểu cơ thể sinh vật là một thể thống nhất.
- Giao tiếp và hợptác:Tập hợp nhóm theo đúng yêu cẩu, nhanh và đảm bảo trật tự; xác định nội dung hợp tác nhóm: Thảo luận sơ đổ mối quan hệ giữa tế bào - cơ thể - môi trường và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng để chứng minh cơ thể là một thể thống nhất.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên	
- Nhận thức khoa học tự nhiên: Dựa vào sơ đổ mối quan hệ giữa tế bào - cơ thể - môi trường và sơ đổ quan hệ giữa các hoạt động sống chứng minh cơ thể sinh vật là một thể thống nhất.
- Tìm hiểu tự nhiên: Lấy được các ví dụ hoạt động hằng ngày của cơ thể để thấy rõ cơ thể là một thể thống nhất.
- Vận dụng kiên thức, kĩ năng đã học: Bằng những dẫn chứng cụ thể, chứng minh được cơ thể sinh vật là một thể thống nhất.
Phẩm chất: 
 Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố phẩm chất của học sinh như sau:
- Nhân ái:Thể hiện sự cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ bạn trong quá trình thảo luận nhóm.
- Chăm chỉ: Thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực.
- Trung thực: Thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá.
- Trách nhiệm: Hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
2 bộ tranh câm H39.1 và các mãnh ghép.
Video vế hoạt động chạy việt dã hoặc bơi lội vào mùa hè của trẻ em.
Bút lông, 2 khổ giấy A2/ nhóm
Bảng nhóm
III. Tiến trình dạy học 
Hoạt động 1: Mở đầu
Mục tiêu: Định hướng cho học sinh hứng thú khám phá hiểu cơ thể sinh vật là một thể thống nhất.
b)Nội dung: HS khám phá cơ thểsinh vật là một thể thống nhất dựa trên những mối quan hệ giữa tế bào - cơ thể - môi trường và các hoạt động sống trong cơ thể. 
Sản phẩm: Hs trả lời các vấn đề giáo viên nêu ra để cùng khám phá nội dung học tập.
Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- Giao nhiệm vụ học tập: 
 GV trình chiếu đoạn video vế hoạt động chạy việt dã hoặc bơi lội vào mùa hè của trẻ em và đặt câu hỏi về những hoạt động của cơ quan, hệ cơ quan cùng tham gia trong chuỗi cử động của cơ thể.
- Thực hiện nhiệm vụ học tập: Hs theo dõi đoạn video và trả lời theo sự hướng dẫn của gv.
- Báo cáo, thảo luận: Hs theo dõi trả lời theo yêu cầu của gv.
- Kết luận: Chạy bộ là một hoạt động vận động tích cực và cần sự phối hợp của nhiều cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể. Trong quá trình chạy bộ, hoạt động trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ. Nếu duy trì tích cực hoạt động này thì cơ thể sẽ phát triển cân đối. Vậy các hoạt động sống trong cơ thể có mối quan hệ như thếnào đảm bảo cho cơ thể thống nhất và phát triển toàn vẹn?
HS xem trình
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu mối quan hệ giữa tế bào với cơ thể và môi trường.
a) Mục tiêu: 
- Dựa vào sơ đồ mối quan hệ giữa tế bào với cơ thể và môi trường (tế bào-cơ thể -môitrường) H39.1 kết hợp H39.2để thấy được mọi hoạt động sống trong cơ thể sinh vật đều diễn ra trong tế bào giúp cơ thể sinh trưởng, phát triển thích nghi với môi trường ngoài.
b) Nội dung: Mối quan hệ giữa tế bào với cơ thể và môi trường.
c) Sản phẩm:
- HS các nhóm báo cáo các nội dung theo yêu cầu của gv.	
- Sơ đổ về mối quan hệ giữa tế bào/cơ thể-môi trường đối với cơ thể đơn bào trên giấy A2.
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- Giao nhiệm vụ học tập:
 Chia lớp thành 2 nhóm đã chuẩn bị các mãnh ghép và nôi dung thuyết trình các câu hỏi SGK. Thảo luận nhóm 3 phút và gv sử dụng kĩ thuật trò chơi, kĩ thuật mãnh ghép hoàn thành sơ sồ H39.1 sgk.
 Tiếp tục thảo luận theo cặp đôi 3 phút dựa theo H 39.2 SGK để trả lời nội dung các câu hỏi tiếp theo trong SGK.
- Thực hiện nhiệm vụ học tập:
 Các nhóm thảo luận, tham gia trò chơi và thuyết trình câu hỏi SGK.
Hướng dẫn, hỗ trợ: Quan sát các nhóm hoạt động, hỗ trợ các cá nhân hoặc nhóm gặp khó khăn. 
- Báo cáo, thảo luận: 
 GV: Thông báo hết thời gian hoạt động nhóm. Gọi đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả hoạt động.
HS cả lớp quan sát, lắng nghe, nhận xét.
- Kết luận:
 GV: Nhận xét kết quả thực hiện nhiệm vụ và đánh giá mức độ hoàn thành của HS.
 HS cả lớp quan sát, lắng nghe
GV: Nhận xét, đánh giá chung cho kết quả hoạt động của các nhóm:
 Tế bào vừa là đơn vị cấu trúc vừa là đơn vị chức năng của cơ trể sống. Mọi hoạt động sống trong cơ thể sinh vật đều diễn ra trong tế bào giúp cơ thể sinh trưởng, phát triển thích nghi với môi trường ngoài.
Thảo luận nhóm 3 phút và gv sử dụng kĩ thuật trò chơi, kĩ thuật mãnh ghép hoàn thành sơ sồ H39.1 sgk.
 Tiếp tục thảo luận theo cặp đôi 3 phút dựa theo H 39.2 SGK để trả lời nội dung các câu hỏi tiếp theo trong SGK.
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu mối quan hệ giữa các hoạt động sống trong cơ thể
Mục tiêu: Chứng minh cơ thể sinh vật là một thể thống nhất.
b)Nội dung: Chứng minh cơ thể sinh vật là một thể thống nhất
c)Sản phẩm: HS các nhóm báo cáo các nội dung theo yêu cầu của gv.
d)Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- Giao nhiệm vụ học tập:: 
GV yêu cầu 4 nhóm thảo luận 2 phút để HS tìm hiểu Hình 39.3 và đoạn thông tin, qua đó nhận biết bản chất mối quan hệ giữa các hoạt động sống trong cơ thể, thảo luận các câu hỏi trong SGK.
- Thực hiện nhiệm vụ:: 
 GV: Thông báo hết thời gian hoạt động nhóm. Gọi đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả hoạt động.
HS cả lớp quan sát, lắng nghe, nhận xét.
- Báo cáo, thảo luận: 
- GV yêu cầu đại diện nhóm hoàn thành nhanh nhất lên bảng trình bày và trả lời các câu hỏi phản biện.
- HS các nhóm quan sát, lắng nghe, nhận xét và nêu câu hỏi phản biện.
- Kết luận: 	
 GV: Nhận xét kết quả thực hiện nhiệm vụ và đánh giá mức độ hoàn thành của HS.
 HS cả lớp quan sát, lắng nghe
GV: Nhận xét, đánh giá chung cho kết quả hoạt động của các nhóm :
 Cơ thể sinh vật là một thể thống nhất thể hiện giữa tế bào- cơ thể - môi trường và mối quan hệ giữa các hoạt động sống trong cơ thể.
- 4 nhóm thảo luận 2 phút để HS tìm hiểu Hình 39.3 và đoạn thông tin, qua đó nhận biết bản chất mối quan hệ giữa các hoạt động sống trong cơ thể, thảo luận các câu hỏi trong SGK.
Đại diện nhóm hoàn thành nhanh nhất lên bảng trình bày và trả lời các câu hỏi phản biện.
3. Hoạt động 3: Luyện tập	
Mục tiêu: Rèn luyện bổ sung thêm kiến thức của nội dung chủ đề. 
Nội dung: Hoàn thành các câu hỏi
Sản phẩm: Nội dung bảng nhóm.
Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- Giao nhiệm vụ học tập: 
 Yêu cầu các nhóm tiếp tục thảo luận 4’ hoàn thành vào bảng nhóm:
1/ Chứng minh rằng cơ thể đơn bào (có cấu tạo tế bào nhân sơ hay nhân thực) là một cơ thể thống nhất.
2/ Quan sát Hình 39.2, hãy nêu mối quan hệ giữa tế bào - cơ thể - môi trường thông qua hoạt động trao đổi chất ở thực vật.
3/ Lấy ví dụ về tính thống nhất trong cơ thể sinh vật phụ thuộc vào mối quan hệgiữa các hoạt động sống.
- Thực hiện nhiệm vụ: Hs các nhóm hoàn thành nội dung câu hỏi vào bảng nhóm và phân công hs thuyết trình báo cáo.
- Báo cáo: các nhóm hoàn thành nội dung đại diện nhóm báo cáo:
- Kết luận: 
- GV nhận xét kết quả thực hiện nhiệm vụ và đánh giá mức độ hoàn thành của HS.
GV: Nhận xét, đánh giá chung cho kết quả hoạt động của các nhóm.
- Các nhóm tiếp tục thảo luận 4’ hoàn thành vào bảng nhóm:
1/ Chứng minh rằng cơ thể đơn bào (có câu tạo tê bào nhân sơ hay nhân thực) là một cơ thể thống nhất.
- Mỗi tế bào cấu trúc nên một cơ thể: tế bào vi khuẩn -► cơ thể vi khuẩn; tế bào trùng giày cơ thể trùng giày.
- Mỗi tế bào/ cơ thể thực hiện các chức năng sống như trao đổi chất, cảm ứng, lớn lên, sinh sản và có mối quan hệ mật thiết với môi trường.
2/ Quan sát Hình 39.2, hãy nêu mối quan hệ giữa tế bào - cơ thể - môi trường thông qua hoạt động trao đổi chất ở thực vật.
Tế bào lông hút ở rễ hút nước từ môi trường vào các mò rễ (mỏ gỗ), vận chuyển lên thân thông qua sự trao đổi chấtở các tế bào/ mô gỏở thân và đi lên lá. Tại các tế bào khí khổng ở lá, hơi nước thoát ra ngoài môi trường.
Rễ, thân, lá có mối quan hệ mật thiết với nhau:
+ Lá cây thực hiện chức năng quang hợp, trao đổi chất để tổng hợp chất hữu cơ và tích luỹ năng lượng.
+ Thân cây vận chuyển các dòng chất dinh dưỡng, nước, muối khoáng cần cho các hoạt động sống khác.
+ Rễ cây hút nước và muối khoáng từ lòng đất vào nuôi cây.
3/
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu:Vận dụng các kiến thức đã học để hoàn thành nội dung gắn với thực tiễn.
b) Nội dung: Hoàn thành các câu hỏi.
c) Sản phẩm: Nội dung bảng nhóm.
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- Giao nhiệm vụ học tập: 
 Yêu cầu các nhóm tiếp tục thảo luận 4’ hoàn thành vào bảng nhóm:
1/ Bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em là do hoạt động sống nào chi phối? Giải thích?
2/ Giải thích việc nên hay không nên xén rễ và xây bờ bao quanh gốc cây cổ thụ trồng trước nhà, trường học hoặc ngoài đường phố.
- Thực hiện nhiệm vụ: 
 Hs các nhóm hoàn thành nội dung câu hỏi vào bảng nhóm và phân công hs thuyết trình báo cáo.
- Báo cáo: các nhóm hoàn thành nội dung đại diện nhóm báo cáo:
- Các nhóm khác lần lượt nhận xét, bổ sung.
- Kết luận: 	
- GV nhận xét kết quả thực hiện nhiệm vụ và đánh giá mức độ hoàn thành của HS.
GV: Nhận xét, đánh giá chung cho kết quả hoạt động của các nhóm.
Các nhóm tiếp tục thảo luận 4’ hoàn thành vào bảng nhóm:
1/ Giải thích: Suy dinh dưỡng là một dạng bệnh lí thường gặp ở trẻ em có độ tuổi từ 0 - 5 tuổi, nguyên nhân chính là do quá trình trao đổi chất bị rối loạn, quá trình chuyển hoá năng lượng ở tế bào và cơ thể diễn ra không đổng đều, làm ảnh hưởng đến sự lớn lên và phân chia của tế bào, khiến cho cơ thể sinh trưởng và phát triển không cân đối. Mặt khác, điều kiện về nguồn dinh dưỡng cung cấp cho trẻ bị thiêu cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em.
2/ Không nên xén rễ và xây bờ bao quanh gốc cây cổ thụ trước nhà, trong trường học hoặc đường phố.
- Giải thích: Khi cây cổ thụbị xen rễ và xây bờ bao quanh rễ sẽ làm cho các đầu hệ rễ bị mất lớp tế bào phân sinh, hệ rễ không thể lan rộng, bén sâu. Dần dẩn cây cao to nhưng hệ rễ bám vào đất không chắc chắn làm cho cây dễ bị bật gốc khi trời mưa gió và gây tai nạn.
- Các nhóm khác lần lượt nhận xét, bổ sung.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_bai_39_chung_minh_co_the_sin.docx