Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 8: Tốc độ chuyển động
- Năng lực khoa học tự nhiên
+ Nhận thức khoa học tự nhiên: Hiểu được ý nghĩa vật lí của tỏc độ và liệt kê được một só đơn vị tốc độ thường dùng.
+ Tim hiểu tự nhiên: Phân tích, so sánh các kiểu chuyển động và thiết lập được công thức tính tốc độ trong chuyến động.
+ Vận dụng kiên thức, kĩ năng đã học: Tính được tốc độ chuyển động trong những tình huống nhất định.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 8: Tốc độ chuyển động", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 3: TỐC ĐỘ BÀI 8: TỐC ĐỘ CHUYỂN ĐỘNG (Thời gian thực hiện: 3 tiết) I. Mục tiêu 1. Năng lực - Năng lực chung: + Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập. Các hoạt động trong bài học này đặc biệt nhân mạnh đến khả năng tư duy độc lập của HS. + Giao tiếp và hợp tác: Tích cực tham gia thảo luận nhóm (cặp đôi). + Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Để xuất được cách xác định tốc độ qua quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian tương ứng, tính được tốc độ trong những tình huống nhất định. - Năng lực khoa học tự nhiên + Nhận thức khoa học tự nhiên: Hiểu được ý nghĩa vật lí của tỏc độ và liệt kê được một só đơn vị tốc độ thường dùng. + Tim hiểu tự nhiên: Phân tích, so sánh các kiểu chuyển động và thiết lập được công thức tính tốc độ trong chuyến động. + Vận dụng kiên thức, kĩ năng đã học: Tính được tốc độ chuyển động trong những tình huống nhất định. 2. Phẩm chất - Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên. - Chủ động, tích cực tham gia các hoạt động học tập. - Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các phép toán. II. Thiết bị dạy học và học liệu - Clip (ghép ảnh) giới thiệu về vận tốc của một số loài vật trong tự nhiên, đường link video cuộc thi chạy điền kinh Seagames 33 - Máy chiếu, laptop, giấy A3, bút dạ nhiều màu - Phiếu học tập PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 NHÓM: Bài 1: Dựa vào các dữ kiện đề bài cho, học sinh xếp hạng và tính quãng đường chạy trong 1s hoàn thành kết quả vào bảng 8.1 dưới đây: Học sinh Thời gian chạy (s) Thứ tự xếp hạng Quãng đường chạy trong 1 s(m) A 10 B 9.5 C 11 D 11.5 Bài 2: Hoàn thành các câu sau: Trên cùng một quãng đường, nếu thời gian chuyển động . thì chuyển động đó nhanh hơn. Trong cùng một khoảng thời gian, nếu quãng đường chuyển động hơn thì chuyển động đó nhanh hơn. Chuyển động nào có quãng đường đi được trong mỗi giây . hơn thì chuyển động đó nhanh hơn. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 NHÓM: Đổi tốc độ của các phương tiện trong bảng ra đơn vị m/s Phương tiện giao thông Tốc độ (km/h) Tốc độ (m/s) Xe đạp 10.8 Ca nô 36 Tàu hỏa 60 Ô tô 72 Máy bay 720 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3: LUYỆN TẬP Họ và tên: Bài 1. Một ca nô chuyển động trên sông với tốc độ không đổi 30km/h. Tính thời gian để ca nô đi được quãng đường 15km? Tóm tắt .. .. .. Bài giải .. .. .. 2. Chiều 17.5, trên sân Mỹ Đình, nội dung chung kết 10.000m nam khép lại ngày thi đấu thứ 4 của môn điền kinh. Hai vận động viên Việt Nam Nguyễn Văn Lai và Lê Văn Thao tranh tài cùng ba đối thủ đến từ Thái Lan, Timor Leste và Myanmar. Ở những vòng cuối, Văn Lai cho bức tốc và một mình băng về đích. Anh cán đích đầu tiên với thời gian 32 phút 17 giây, đồng đội của Văn Lai là Văn Thao giành huy chương đồng. Em hãy tính tốc độ chạy của VĐV Nguyễn Văn Lai. Tóm tắt .. .. .. Bài giải .. .. .. Bài 3. Sắp xếp các tốc độ dưới đây theo thứ tự tăng dần. – Một vận động viên bơi cự li ngắn với tốc độ 5,2 m/s. – Một xe đạp đang chuyển động với tốc độ 18 km/h. – Một xe buýt đang vào bến với tốc độ 250 m/phút. III. Tiến trình dạy học A. Khởi động TIẾT 1 Hoạt động 1: Chơi trò chơi “Ai phát hiện nhanh hơn” a. Mục tiêu: Tạo ra cho HS hứng thú để vào bài học b. Nội dung: GV tổ chức cho HS xem clip cuộc thi chạy điền kinh, thu thập thông tin trả lời câu hỏi c. Sản phẩm: Phát hiện của học sinh: Đồng hồ đo thời gian chạy của các VĐV d. Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Thông báo luật chơi: Quan sát clip để trả lời câu hỏi. Kết thúc clip sẽ giáo viên sẽ đẩy câu hỏi lên màn hình: Trong cuộc thi chạy điền kinh mà em vừa xem, để biết ai chạy nhanh, chạy chậm người ta làm cách nào? - Ghi nhớ luật chơi - Giao nhiệm vụ: + Xem clip thu thập thông tin để trả lời câu hỏi + Thời gian hoàn thành nhiệm vụ là khi xem hết đoạn clip (1 phút 30 giây) - Nhận nhiệm vụ - Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: + Chiếu clip để HS quan sát, hỗ trợ khi cần thiết - Thực hiện nhiệm vụ - Chốt lại và đặt vấn đề vào bài: Trong clip các em vừa xem để biết ai chạy nhanh, ai chạy chậm người ta dùng đồng hồ đo thời gian vì quãng đường chạy của các VĐV là như nhau. Ngoài cách làm trên người ta còn có cách nào nữa, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong chủ đề 8: Tốc độ với bài đầu tiên: Bài 8: Tốc độ chuyển động. - Chuẩn bị sách vở học bài B. Hình hành kiến thức mới Hoạt động 2: Tìm hiểu về tốc dộ a. Mục tiêu: Từ việc khảo sát bảng số liệu chạy đua 60 m, GV hướng dẫn HS phân tích và đi đến kết luận rằng muón xác định độ nhanh hay chậm của chuyển động, chúng ta phải so sánh quãng đường vật đi được trong 1 giây, từ đó rút ra ý nghĩa vật lí của tốc độ. b. Nội dung: GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm để làm rõ mục tiêu trên c. Sản phẩm: phiếu học tập của HS 1 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 NHÓM: Bài 1: Dựa vào các dữ kiện đề bài cho, học sinh xếp hạng và tính quãng đường chạy trong 1s hoàn thành kết quả vào bảng 8.1 dưới đây: Học sinh Thời gian chạy (s) Thứ tự xếp hạng Quãng đường chạy trong 1 s(m) A 10 2 6 B 9.5 1 6.3 C 11 3 5.5 D 11.5 4 5.2 Bài 2: Hoàn thành các câu sau: Trên cùng một quãng đường, nếu thời gian chuyển động ít hơn thì chuyển động đó nhanh hơn. Trong cùng một khoảng thời gian, nếu quãng đường chuyển động dài hơn thì chuyển động đó nhanh hơn. Chuyển động nào có quãng đường đi được trong mỗi giây dài hơn thì chuyển động đó nhanh hơn. d. Tổ chức thực hiện Hoạt động 2.1: Tìm hiểu ý nghĩa của tốc độ Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Giao nhiệm vụ: Đọc thông tin ở bảng 8.1, thảo luận để hoàn thành các nội dung còn thiếu, hoàn thành bài 1 trong phiếu học tập số 1. - Nhận nhiệm vụ - Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: + Hai bàn có 4 bạn sẽ ghép thành 1 nhóm, thảo luận và hoàn thành phiếu học tập số 1. Sau khi thảo luận xong, nhóm nào xung phong trình bày có chất lượng tốt sẽ được tặng điểm - Thực hiện nhiệm vụ thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1 - Báo cáo kết quả: + Chọn đại diện 1 nhóm trình bày kết quả + Mời nhóm khác nhận xét + GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến nhận xét bổ sung - Nhóm được chọn trình bày kết quả - Nhóm khác nhận xét - Tổng kết + Chốt lại kết quả tính toán, đưa ra thông báo: 1. Như vậy để xác định độ nhanh chậm của mỗi học sinh có 2 cách: So sánh thời gian chạy trên cùng quãng đường, so sánh quãng đường chạy được trong cùng khoảng thời gian của mỗi học sinh. 2. Quãng đường vật đi được trong 1 giây cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động, được gọi là tốc độ chuyển động (gọi tắt là tốc độ). Tốc độ là đại lượng cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động. - Hiểu được ý nghĩa của tốc độ - Ghi ý nghĩa của tốc độ vào vở Hoạt động 2.1: Luyện tập Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Giao nhiệm vụ: Dựa vào thông tin vừa được tìm hiểu, học sinh bài 2 trong phiếu học tập số 1. - Nhận nhiệm vụ - Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: + Hai bàn có 4 bạn sẽ ghép thành 1 nhóm, thảo luận và hoàn thành phiếu học tập số 1. Sau khi thảo luận xong, nhóm nào xung phong trình bày có chất lượng tốt sẽ được tặng điểm - Thực hiện nhiệm vụ thảo luận nhóm hoàn thành bài 2 phiếu học tập số 1 - Báo cáo kết quả: + Chọn đại diện 1 nhóm trình bày kết quả + Mời nhóm khác nhận xét + GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến nhận xét bổ sung - Nhóm được chọn trình bày kết quả - Nhóm khác nhận xét - Đánh giá + Trong phiếu học tập số 1, bài 1 được chấm 6 điểm, bài 2 được chấm 4 điểm. + Yêu cầu các nhóm đổi chéo chấm cho nhau. + GV thu phiếu học tập để kiểm tra xem các nhóm chấm đúng hay không và lấy điểm - Các nhóm chấm điểm cho nhóm bạn, báo cáo điểm nhóm bạn - Tổng kết + Chốt lại và yêu cầu học sinh nhắc lại ý nghĩa tốc độ. - Nhắc lại ý nghĩa tốc độ Hoạt động 3: Tìm hiểu công thức tính tốc độ a. Mục tiêu: Nêu được và áp dụng được công thức tính tốc độ. b. Nội dung: Từ việc tính toán ở bảng 8.1 và những thông tin ở mục trên, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh xây dựng công thức tính tốc độ, áp dụng công thức để tính toán. c. Sản phẩm: HS nêu được công thức tính tốc độ: Tốc độ v = Quãng đường đi được sThời gian đi hết quãng đường đó t Khái quát thành công thức: v = st - Trình bày được cách tính tốc độ của người đi xe đạp với kết quả tính được là 3m/s d. Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Giao nhiệm vụ: + Để tính được tốc độ (quãng đường chạy trong 1s) của các bạn học sinh các em làm thế nào? + Hãy trình bày cách tính tốc độ của người đi xe đạp ở hình 8.1. - Nhận nhiệm vụ - Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: + GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết - Làm việc cá nhân thực hiện nhiệm vụ - Báo cáo kết quả: - Mời 2 đại diện học sinh trình bày phần trả lời cho 2 câu hỏi trên. - Mời các học sinh khác nhận xét - GV phân tích, chốt lại câu trả lời đúng - Đại diện học sinh trình bày kết quả - Học sinh khác nhận xét - Tổng kết: Chốt lại phần 1 với 2 nội dung lớn: + Ý nghĩa của tốc độ + Công thức tính tốc độ - Ghi kết luận vào vở TIẾT 2 Hoạt động 4: Tìm hiểu đơn vị tốc độ a. Mục tiêu: Liệt kê được một số đơn vị đo tốc độ thường dùng, biết cách quy đổi các đơn vị vận tốc với nhau. b. Nội dung: Từ công thức tính vận tốc học sinh chỉ ra được sự phụ thuộc của đơn vị tốc độ vào đơn vị chiều dài và đơn vị thời gian. Tìm hiểu SGK kể ra hai đơn vị tốc độ thường dùng: km/h và m/s, cách quy đổi đơn vị km/h ra m/s và ngược lại. c. Sản phẩm: + HS nêu được 2 đơn vị vận tốc km/h và m/s PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 NHÓM: Đổi tốc độ của các phương tiện trong bảng ra đơn vị m/s Phương tiện giao thông Tốc độ (km/h) Tốc độ (m/s) Xe đạp 10.8 3 Ca nô 36 10 Tàu hỏa 60 16.7 Ô tô 72 20 Máy bay 720 200 d. Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Giao nhiệm vụ: + Dựa vào công thức tính tốc độ, em hãy cho biết đơn vị của tốc độ phụ thuộc vào đơn vị của những đại lượng nào? + Trong hệ đơn vị đo lường chính thức của VN, tốc độ đo bằng đơn vị nào? + Dựa vào thông tin bảng 8.2 học sinh hoàn thành phiếu học tập số 2 - Nhận nhiệm vụ - Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: + Hai bàn có 4 bạn sẽ ghép thành 1 nhóm, thảo luận và hoàn thành phiếu học tập số 2. Sau khi thảo luận xong, nhóm nào xung phong trình bày có chất lượng tốt sẽ được tặng điểm + GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn HS cách quy đổi đơn vị tốc độ. - Thực hiện nhiệm vụ thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập số 2 - Báo cáo kết quả: + Chọn đại diện 1 nhóm trình bày kết quả + Mời nhóm khác nhận xét + GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến nhận xét bổ sung - Nhóm được chọn trình bày kết quả - Nhóm khác nhận xét - Đánh giá + Trong phiếu học tập số 2, mỗi câu quy đổi đúng được 2,5 điểm. + Yêu cầu các nhóm đổi chéo chấm cho nhau. + GV thu phiếu học tập để kiểm tra xem các nhóm chấm đúng hay không và lấy điểm - Các nhóm chấm điểm cho nhóm bạn, báo cáo điểm nhóm bạn - Tổng kết + Chốt lại 2 đơn vị thường dùng và lưu ý HS khi làm bài tập cần quy đổi đơn vị chiều dài và đơn vị thời gian để đơn vị tốc độ là 1 trong 2 đơn vị trên. + Cách đổi đơn vị km/h sang m/s và ngược lại (HS quan sát trên màn hình cách quy đổi) + Giới thiệu - Ghi lại đơn vị tốc độ thường dùng - Chữa bài, ghi ví dụ cách quy đổi đơn vị. Hoạt động 5: Liên hệ thực tế - Những điều có thể em chưa biết a. Mục tiêu: Kể được một số đơn vị đo tốc độ khác và nêu được dụng cụ đo tốc độ. b. Nội dung: Xem clip kể được một số đơn vị đo tốc độ khác. Tìm hiểu Sgk kể tên dụng cụ đo tốc độ và liên hệ được với thực tế. c. Sản phẩm: + Thông qua clip HS biết được một số đơn vị đo tốc độ khác như mm/ ngày, km/s, m/h . + HS liên hệ được với tốc kế xe máy, ô tô: đồng hồ đo tốc độ tích hợp với đồng hồ đếm cây số, người ta gọi là công tơ mét. Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Giao nhiệm vụ: + Vì sao ngoài đơn vị m/s, km/h, trong thực tế người ta còn dùng các đơn vị tốc độ khác? Nêu ví dụ minh họa? + Tìm hiểu Sgk và cho biết dụng cụ đo tốc độ. - Nhận nhiệm vụ - Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: + GV quan sát hỗ trợ, gợi ý học sinh thông qua hình ảnh của clip. - Thực hiện nhiệm vụ - Báo cáo kết quả: + Đại diện 2,3 học sinh kể tên và nêu hiểu biết về dụng cụ đo tốc độ ở xe máy. + Yêu cầu học sinh khác nhận xét + GV nhận xét, đánh giá - Trình bày phần trả lời - Theo dõi đánh giá của GV - Tổng kết + Chốt lại: Ngoài 2 đơn vị km/h và m/s thường dùng, người ta còn sử dụng các đơn vị đo khác phù hợp với tốc độ chuyển động hay sinh trưởng của vật. + Dụng cụ đo tốc độ là tốc kế. + Tích hợp: Giới thiệu thêm một số tốc độ của một số loài vật, phương tiện giao thông, kí hiệu tốc độ cần lưu ý khi tham gia giao thông. Ghi bài TIẾT 3 Hoạt động 6: Trò chơi “BIỆT ĐỘI CỨU HỎA” a. Mục tiêu: Giúp học sinh nhớ lại những kiến thức trọng tâm đã học ở 2 tiết trước b. Nội dung: HS tham gia trò chơi bằng cách trả lời các câu hỏi. c. Sản phẩm: Các câu hỏi đặt ra trong trò chơi được giải đáp 1. Tốc độ chuyển động cho biết mức độ nhanh chậm của chuyển động 2. Căn cứ vào dữ liệu, Ngô Khế là người chạy nhanh nhất vì cùng 1 quãng đường anh ta chạy mất ít thời gian nhất. 3. Công thức tính vận tốc là v = s/t 4. Đơn vị vận tốc là km/h 5. Tốc kế chỉ 40km/h d. Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Thông báo luật chơi: + Có mội ngôi nhà trong thành phố bị cháy. Hãy dập tắt đám cháy bằng cách chọn các hình ảnh tương ứng với các bước cứu hỏa và vượt qua các câu hỏi được đưa ra. - Ghi nhớ luật chơi - Giao nhiệm vụ: + Nhớ lại kiến thức đã học ở 2 tiết học trước học sinh tham gia trò chơi dập lửa bằng cách trả lời 5 câu hỏi. - Nhận nhiệm vụ - Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: + Quan sát và hỗ trợ học sinh khi cần thiết - Tham gia trò chơi - Chốt lại: Thông qua trò chơi vừa rồi chúng ta đã cùng nhắc lại các kiến thức của bài 8: Tốc độ chuyển động. Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ luyện tập thêm một số dạng bài về tốc độ. - Chuẩn bị sách vở học bài Hoạt động 7: Luyện tập a. Mục tiêu: HS sử dụng kiến thức đã học trả lời giải bài tập b. Nội dung: HS thực hiện nhiệm vụ trong phiếu học tập 3 c. Sản phẩm: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3: LUYỆN TẬP Họ và tên: Bài 1. Một ca nô chuyển động trên sông với tốc độ không đổi 30km/h. Tính thời gian để ca nô đi được quãng đường 15km? Tóm tắt v = 30km/h s = 15km t = ? Bài giải Thời gian để ca nô đi quãng đường 15km t = s/v = 15/30 = 0,5 (h) 2. Chiều 17.5, trên sân Mỹ Đình, nội dung chung kết 10.000m nam khép lại ngày thi đấu thứ 4 của môn điền kinh. Hai vận động viên Việt Nam Nguyễn Văn Lai và Lê Văn Thao tranh tài cùng ba đối thủ đến từ Thái Lan, Timor Leste và Myanmar. Ở những vòng cuối, Văn Lai cho bức tốc và một mình băng về đích. Anh cán đích đầu tiên với thời gian 32 phút 17 giây, đồng đội của Văn Lai là Văn Thao giành huy chương đồng. Em hãy tính tốc độ chạy của VĐV Nguyễn Văn Lai. Tóm tắt s = 10 000m t = 32 phút 17 giây = 1937 giây v = ? Bài giải Tốc độ của VĐV là v = s/t = 10 000/1937 = 5,2 (m/s) Bài 3. Sắp xếp các tốc độ dưới đây theo thứ tự tăng dần. – Một vận động viên bơi cự li ngắn với tốc độ 5,2 m/s. (1) – Một xe đạp đang chuyển động với tốc độ 18 km/h. (2) – Một xe buýt đang vào bến với tốc độ 250 m/phút. (3) d. Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Giao nhiệm vụ: + HS làm việc cá nhân hoàn thành 3 bài tập trong PHT số 3 - Nhận nhiệm vụ - Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết - Làm poster - Báo cáo kết quả: + Với mỗi bài tập yêu cầu đại diện 1 học sinh lên chữa. + Yêu cầu HS khác nhận xét bài của bạn + GV nhận xét, đánh giá bài làm của HS bổ sung nếu thiếu và chữa nếu sai. - Theo dõi đánh giá của GV - Tổng kết: + Đánh giá được hoạt động của cá nhân và nhóm học sinh trong quá trình học bài 8 của chủ đề Tốc độ. - HS lắng nghe C. Dặn dò - HS học bài và làm bài trong SBT - Chuẩn bị bài mới trước khi lên lớp D. Kiểm tra đánh giá thường xuyên - Kết thúc bài học, GV cho HS tự đánh giá theo bảng sau Họ và tên HS Các tiêu chí Tốt Khá TB Chưa đạt Chuẩn bị bài trước khi đến lớp Tham gia hoạt động nhóm theo yêu cầu của GV Nêu được ý nghĩa của tốc độ Nêu được công thức tính tốc độ Nêu được đơn vị tốc độ
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_bai_78_toc_do_chuyen_dong.docx