Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Ôn tập chủ đề 1

Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Ôn tập chủ đề 1

- Tự chủ và tự học: HS chủ động, tích cực trong hoạt động học tập, làm bài tập theo yêu cầu của GV

- Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để làm được bài tập theo yêu cầu. Tích cực hoạt động nhóm, đảm bảo các thành viên đều được tham gia và thảo luận.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất được cách giải bài tập hợp lí và sáng tạo.

 

docx 6 trang Mạnh Quân 27/06/2023 2401
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Ôn tập chủ đề 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 1
( thời gian thực hiện: 1 tiết)
I. Mục tiêu
1. Năng lực
* Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: HS chủ động, tích cực trong hoạt động học tập, làm bài tập theo yêu cầu của GV
- Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để làm được bài tập theo yêu cầu. Tích cực hoạt động nhóm, đảm bảo các thành viên đều được tham gia và thảo luận.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất được cách giải bài tập hợp lí và sáng tạo.
* Năng lực khoa học tự nhiên:
- Nhận thức khoa học tự nhiên: Hệ thống hóa các kiến thức về nguyên tử, nguyên tố hóa học, sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Tổng kết mối liên hệ các kiến thức trong chủ đề.
- Tìm hiểu tự nhiên: Sử dụng các thông tin, dữ liệu khoa học về cấu tạo nguyên tử, bảng tuần hoàn để ôn tập kiến thức chủ đề.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: vận dụng kiến thức đã học, làm bài tập về nguyên tố hóa học, tính được khối lượng nguyên tử, chỉ ra nguyên tố kim loại, phi kim trong bảng tuần hoàn.
2. Phẩm chất
- Tham gia tích cực vào hoạt động nhóm phù hợp với năng lực bản thân.
- Tích cực, gương mẫu, phối hợp các thành viên trong nhóm hoàn thành các nội dung ôn tập chủ đề.
- Có niềm say mê, yêu thích môn KHTN.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- GV: chuẩn bị giáo án, máy tính, bài giảng điện tử.
Phiếu học tập cho HS tham gia hoạt động
- HS: chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
III. Tiến trình dạy hoc
Khởi động
Mục tiêu: Tạo tâm thế sẵn sàng, chủ động trước khi vào bài học mới.
Nội dung: GV tổ chức chơi trò chơi “ đoán ý đồng đội”, 1 HS sẽ đưa ra gợi ý, Hs còn lại đoán xem từ chìa khóa là gì. Các nội dung liên quan đến bài học trong chương 1.
Sản phẩm: HS trả lời được các từ chìa khóa như: nguyên tử, proton, nowtron, eclectron, điện tích, ô nguyên tố, chu kì, nhóm, kim loại, phi kim, khí hiếm, oxygen, lớp electron, điện tích hạt nhân, vỏ nguyên tử, hạt nhân nguyên tử, calcium, nguyên tố hóa học.
Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Thông báo luật chơi: có 2 đội chơi, mỗi đội 2 người, 2 bạn sẽ quay mặt vào nhau. Một bạn dựa vào từ khóa GV đưa ra, diễn đạt sao để đồng đội đoán ra được từ khóa đó.
- HS lắng nghe luật chơi
- GV giao nhiệm vụ với các từ khóa như sau: nguyên tử, proton, nowtron, eclectron, điện tích, ô nguyên tố, chu kì, nhóm, kim loại, phi kim, khí hiếm, oxygen, lớp electron, điện tích hạt nhân, vỏ nguyên tử, hạt nhân nguyên tử, calcium, nguyên tố hóa học.
- HS nhận nhiệm vụ và thực hiện trò chơi dưới sự điều khiển của GV
- GV: qua trò chơi vừa rồi, chúng ta đã phần nào ôn lại một số nội dung trong chủ đề 1. Vậy để tổng kết nội dung chủ đề 1 chúng ta cùng đi vào bài hôm nay.
Hình thành kiến thức
Mục tiêu: Giúp HS hệ thống hóa lại các kiến thức có trong chủ đề 1.
Nội dung: GV sử dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy định hướng cho HS hệ thống kiến thức, HS chuẩn bị trước khi đến lớp.
Sản phẩm: sơ đồ tư duy hoàn chỉnh của HS.
Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV giao nhiệm vụ: hoạt động theo nhóm, hoàn thành sơ đồ câm về nội dung kiến thức.
 HS các nhóm báo cáo về sơ đồ tư duy của nhóm mình, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS xác định nhiệm vụ học tập, hoàn thành sơ đồ tư duy theo nhóm, trình bày báo cáo về sơ đồ tư duy của nhóm mình. 
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Tổng kết: sơ đồ hoàn chỉnh đã nhận xét
Luyện tập
Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức đã học, làm bài tập trong phiếu học tập của GV.
Nội dung: Sử dụng phương pháp dạy học bài tập, định hướng cho HS giải quyết một số bài tập phát triển năng lực khoa học tự nhiên cho cả chủ đề.
Sản phẩm: Các bài tập đã hoàn thiện của HS
Tổ chức thực hiện:
	- HS hoạt động cá nhân, hoàn thành phiếu học tập số 1 như sau:
	Phiếu học tập số 1:
Bài 1: Cho các từ, cụm từ sau, hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống: nguyên tử, nguyên tố, nguyên tử khối, proton, electron, cùng loại, hạt nhân, khối lượng, newtron.
- Calcium là .(1) .. có trong thành phần của xương.
- (2) .nguyên tử calcium có 20 hạt .(3) .Nguyên tử calcium trung hòa về điện nên số hạt .(4) trong nguyên tử cũng bằng 20.
- (5) nguyên tử calcium tập trung ở hạt nhân.
Bài 2: Cho nguyên tử của các nguyên tố sau: oxygen, carbon, iron, sodium. Nguyên tử nào nặng nhất, nguyên tử nào nhẹ nhất? Nguyên tử nặng nhất nặng hơn nguyên tử nhẹ nhất bao nhiêu lần?
	- HS hoạt động cá nhân, hoàn thiện phiếu học tập số 1
 - Đại diện 1 HS lên làm, lớp nhận xét, bổ sung. GV có thể chấm vở của một số bạn trong lớp.
	- GV: nhận xét và chốt kiến thức
Đáp án bài 1:
(1): nguyên tố (2): Hạt nhân
(3): proton (4): electron (5): Khối lượng
Đáp án bài 2:
	Dựa vào giá trị nguyên tử khối để xác định được, nguyên tử nặng nhất là iron(56 amu), nguyên tử nhẹ nhất là carbon ( 12 amu).
Nguyên tử iron nặng hơn nguyên tử carbon số lần là: 56: 12 = 4,67 lần
- GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm, hoàn thành phiếu học tập số 2 sau:
Phiếu học tập số 2
Bài 1: Dựa vào bảng tuần hoàn, hãy cho biết vị trí, tính chất của kim loại, phi kim của các nguyên tố A,B, C có số hiệu nguyên tử lần lượt là 7, 12, 16
Nguyên tố
Vị trí trong bảng tuần hoàn
Tính chất 
Ô 
Chu kì
Nhóm 
Kim loại 
Phi kim
A 
B 
C 
 Bài 2: Biết nguyên tử X có điện tích hạt nhân là + 12, 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 2 electron. Hãy xác định vị trí của X trong bảng tuần hoàn và tính chất hóa học cơ bản của nó
- HS hoạt động nhóm, hoàn thành vào bảng phu chung của nhóm. 
- Các nhóm treo bảng phụ lên, đại diện 1 nhóm trình bày đáp án, nhóm khác nhận xét bổ xung.
- GV chốt đáp án, và cho điểm các nhóm
Đáp án phiếu học tập số 2
Bài 1: 
Nguyên tố
Vị trí trong bảng tuần hoàn
Tính chất 
Ô 
Chu kì
Nhóm 
Kim loại 
Phi kim
A 
7
2
VA
x
B 
12
3
IIA
x
C 
16
3
VIA
x
Bài 2:
- Vì điện tích hạt nhân là +12 nên số thứ tự của nguyên tố là 12( ô số 12)
- có 3 lớp electron-> nguyên tố thuộc chu kì 3 của bảng tuần hoàn
- Có 2 electron lớp ngoài cùng -> nguyên tố thuộc nhóm II trong bảng tuần hoàn.
- Dựa vào bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, ta xác định được
+ Tên nguyên tố: magnesium
+ Kí hiệu hóa học: Mg
+ Nguyên tử khối: 24,31
+ Tính chất hóa học cơ bản: Kim loại
Vận dụng
Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học trong chủ đề 1, được ôn tập, HS làm bài tập trắc nghiệm để củng cố kiến thức.
Nội dung: GV phát đề bài tập cho HS, HS hoàn thiện đề( Hoặc GV tổ chức trò chơi trả lời câu hỏi trắc nghiệm, để Hs lựa chọn đáp án)
Sản phẩm: Đáp án của HS
Tổ chức thực hiện: GV phát đề cho HS với nội dung như sau
Câu 1: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trổng "Nguyên tử là hạt vì ..số electron có trong nguyên tử bằng đúng số proton trong hạt nhân".
A. vô cùng nhỏ.	B. tạo ra chất.
C. trung hoà về điện.	D. không chia nhỏ được.
Câu 2: Nguyên tử liên kết được với nhau là nhờ
A. electron.	B. proton.
C. neutron.	D. hạt nhân
Câu 3: Nguyên tử calcium có số proton trong hạt nhân là 20. Số electron ở lớp vỏ của calcium là
A.2.	B.8.	 C.20.	 D. 10.
Câu 4: Nguyên tử được tạo bởi loại hạt nào?
A. Electron.	B. Proton.
C. Neutron.	D. Electron, proton, neutron.
Câu 5: So sánh nguyên tử Magnesium (Mg = 24) với nguyên tử Carbon (C=12), ta thấy:
A. Nguyên tử Mg nặng hơn nguyên tử C 2 lần.
Nguyên tửMg nhẹ hơn nguyên tử C 2 lần.
C. Nguyên tử Mg nặng hơn nguyên tử C 0,5 lần.
D. Nguyên tử Mg nhẹ hơn nguyên tử C 0,5 lần.
Câu 6: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học được sắp xếp theo nguyên tắc nào?
Theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử.
C. Các nguyên tố có cùng số electron lớp ngoài cùng.
D. Cả 3 câu trên đều đúng
Câu 7: Số thứ tự chu kì trong bảng tuần hoàn cho biết
A. số lớp electron.	 B. số electron nguyên tử.
C. số proton trong hạt nhân.	 D. số electron lớp ngoài cùng.
Câu 8: Số thứ tự nhóm nguyên tố trong bảng tuần hoàn cho ta biết 
A. số lớp electron ngoài cùng. B. số electron lớp vỏ. 
C. số electron ở lớp ngoài cùng. D. số proton trong hạt nhân.
Câu 9: Trong bảng tuấn hoàn các nguyên tố hoá học, số chu kì nhỏ và số chu kì lớn là 
A. 3 và 3. B. 4 và 3.	 C. 4 và 4.	 D. 3 và 4.
Câu 10: Trong bảng tuần hoàn, chu kì nhỏ là những chu kì nào sau đây? 
A. Chu kì 1 và 2.	 B. Chu kì 2 và 3.
C. Chu kì 1 và 3. D. Chu kì 1,2 và 3.
	E. Dặn dò
- Học sinh xem lại và ôn tập lại các dạng bài tập đã giao.
- Chuẩn bị trước bài mới trước khi đến lớp.
	D. Kiểm tra đánh giá thường xuyên
- Kết thúc bài học, GV cho HS tự đánh giá theo bảng sau:
Họ và tên học sinh:
Lớp:
Các tiêu chí
Tốt
khá
Trung bình
Chưa đạt
Chuẩn bị trước sơ đồ tư duy trước khi đến lớp
Tham gia hoạt động nhóm theo yêu cầu của GV
Làm được các bài tập trong hoạt động cá nhân cô giao
Tích cực tham gia phát biểu xây dựng bài

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_on_tap_chu_de_1.docx