Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Ôn tập chủ đề 10
- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực phối hợp với các thành viên trong nhóm và các bạn trong lớp hoàn thành nội dung ôn tập Chủ để sinh sản ở sinh vật.
- Giao tiếp và hợp tác: Xác định đúng nội dung hợp tác nhóm, tích cực thực hiện các nhiệm vụ cá nhân trong ôn tập chủ để về sinh sản ở sinh vật; Đánh giá được kết quả của nhóm trong ôn tập Chủ để 10.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Ôn tập chủ đề 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 03/07/2022 CHỦ ĐỀ 10: SINH SẢN Ở SINH VẬT BÀI: ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 10 Thời gian thực hiện: 01 tiết I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Phân biệt được khái niệm sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính ở sinh vật. Cho ví dụ. - Biết cách phân loại và ứng dụng sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính trong thực tiễn. - Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều hoà, điều khiển sinh sản ở sinh vật 2. Năng lực: 2.1. Năng lực chung: - Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực phối hợp với các thành viên trong nhóm và các bạn trong lớp hoàn thành nội dung ôn tập Chủ để sinh sản ở sinh vật. - Giao tiếp và hợp tác: Xác định đúng nội dung hợp tác nhóm, tích cực thực hiện các nhiệm vụ cá nhân trong ôn tập chủ để về sinh sản ở sinh vật; Đánh giá được kết quả của nhóm trong ôn tập Chủ để 10. - Giải quyết vấn để và sáng tạo: Để xuất, phân tích, thiết kế được sơ đổ tư duy vể sinh sản ở sinh vật; Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng đâ được học để giải quyết các vấn đề liên quan trong học tập và trong thực tiễn. 2.2. Năng lực khoa học tự nhiên: - Hệ thống hoá được kiến thức vể sinh sản ở sinh vật. - Vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức đã học vào việc giải quyết các tình huống xảy ra trong thực tiễn như vận dụng hiểu biết vế sinh sản hữu tính trong điều hoà, điểu khiển sinh sản ở sinh vật, nhân giống vỏ tính,... 3. Phẩm chất: - Có ý thức tìm hiểu về chủ để học tập, say mê và có niềm tin vào khoa học. - Quan tâm đến bài tổng kết của cả nhóm, kiên nhẫn thực hiện các nhiệm vụ học tập vận dụng, mở rộng. II. Thiết bị dạy học và học liệu - Máy chiếu. - Phiếu học tập. - Bảng nhóm. - Công cụ đánh giá: Rubric, thang đo. - Nghiên cứu nội dung liên quan đến chủ đề sinh sản ở sinh vật. - Sơ đồ sinh sản ở sinh vật. - Giấy A0, bút màu. - HS đọc trước nội dung kiến thức của chủ đề. III. Tiến trình dạy học A. HOẠT ĐỘNG 1: Xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập/Mở đầu (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo được tình huống có vấn đề, kích thích được tính hứng thú học tập cho học sinh. b. Nội dung: Cho HS tìm hiểu thông tin và quan sát các hình ảnh để thực hiện yêu cầu sau: Hãy kể tên những thực vật sinh sản vô tính và hữu tính; Tên loài động vật sinh sản vô tính và hữu tính. c. Sản phẩm: - HS kể tên loài thực vật: + Sinh sản vô tính: Cây chuối, cây gừng, rau má, cây sống lâu, + Sinh sản hữu tính: Cây ổi, cây cam, cây mít, - HS đưa ra ví dụ về tên loài động vật: + Sinh sản vô tính: Thủy tức, Trùng roi xanh, San hô, + Sinh sản hữu tính: Con gà, vịt, heo, d. Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh - Thông báo luật chơi: Mỗi nhóm cử ra một người để tham gia trò chơi, bằng cách ghi tên các sinh vật vào bảng nhóm. Các đội bắt thăm để kể tên các hình thức sinh sản ở sinh vật. Sau 5 phút đội nào kể được tên nhiều loài thì đội đó dành chiến thắng. - Học sinh lắng nghe luật chơi và cử người tham gia trò chơi. - Các nhóm lên bắt thăm. - Giao nhiệm vụ: + GV chia lớp thành 4 nhóm để tham gia trò chơi: Hãy kể tên những thực vật sinh sản vô tính và hữu tính; Tên loài động vật sinh sản vô tính và hữu tính. + Thời gian thực hiện 3 phút - Nhận nhiệm vụ - Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: GV quan sát và hỗ trợ các nhóm khi cần thiết Phân công nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm - Thu phiếu học tập của các nhóm + Gọi các nhóm treo bảng nhóm và trình bày kết quả + GV chốt đáp án đúng: - Các nhóm treo kết quả và trình bày báo cáo. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung - Chốt lại và đặt vấn đề vào bài: Vậy sinh vật có hai hình thức sinh sản vô tính và hữu tính. Tiết học này chúng ta sẽ hệ thống hóa kiến thức về sinh sản ở sinh vật. B. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (30 phút) NỘI DUNG 1: HỆ THỐNG HOÁ KIẾN THỨC (13 phút) a. Mục tiêu: Củng cố và khắc sâu kiến thức các chủ đề 10. b. Nội dung: GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin ở bài 37, 38 để vẽ các sơ đồ sau vào giấy A0 theo nhóm. - Sơ đồ 1: Sinh sản ở sinh vật. - Sơ đồ 2: Sinh sản vô tính. - Sơ đồ 3: Sinh sản hữu tính. c. Sản phẩm: * Sơ đồ 1: * Sơ đồ 2 * Sơ đồ 3: d. Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh - Giao nhiệm vụ: + GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin ở bài 37, 38 để vẽ các sơ đồ sau vào giấy A0 theo nhóm. + GV phân nhóm để HS hoàn thành trong 10 phút. * Sơ đồ 1: Sinh sản ở sinh vật (Nhóm 1+2). * Sơ đồ 2: Sinh sản vô tính(Nhóm 3+4). * Sơ đồ 3: Sinh sản hữu tính (Nhóm 5+6). - Nhận nhiệm vụ - HS chuẩn bị sẵn theo nhóm đã phân công ở tiết trước. - Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: Hướng dẫn HS vẽ sơ đồ, lựa chọn lựa chọn kiến thức thích hợp. - Thực hiện nhiệm vụ - Báo cáo kết quả: + Yêu cầu HS nhóm 1, 3, 5 treo kết quả của mình và trình bày. + Nhóm 2, 4, 6 nhận xét. - Nhóm được chọn treo sản phẩm và trình bày - Nhóm khác nhận xét - Đánh giá: Dự kiến phương án đánh giá: Giáo viên và học sinh đánh giá hoạt động thông qua thang đo. HS khác nhận xét, đánh giá . - HS tự đánh giá lẫn nhau. - GV đánh giá, nhận xét. Nôi dung quan sát Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Không đồng ý Thảo luận nhóm sôi nổi Các thành viên trong nhóm đều tham gia hoạt động Điền các kết quả thích hợp. Trình bày lưu lót - Tổng kết: GV chốt lại kiến thức về sinh sản ở sinh vật bằng 3 sơ đồ trên. HS ghi nội dung 3 sơ đồ trên vào vở. NỘI DUNG 2: BÀI TẬP (12 phút) a. Mục tiêu: Định hướng cho HS giải quyết một sổ vấn đề về sinh sản ở sinh vật, bài tập phát triển năng lực khoa học tự nhiên cho cả chủ đề và tìm hiểu thêm một số ứng dụng của sinh sản b. Nội dung: Yêu cầu HS thực hiện một số bài tập ôn tập chủ đề nhằm củng cổ lại kiến thức tìm hiểu về sinh sản ở sinh vật trên phiếu học tập: 1. So sánh hình thức sinh sản vô tính bằng phương pháp nảy chổi và phân mảnh ở động vật. Lấy ví dụ minh hoạ. 2. Phân biệt các hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật. Lấy ví dụ minh hoạ. 3. Phân biệt các hình thức giâm cành, chiết cành, ghép cành ở thực vật. Lấy ví dụ minh hoạ. 4. Nêu ưu điểm của nuôi cấy mô tế bào ở thực vật. 5. So sánh hai hình thức sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính ở sinh vật. 6. Mô tả bằng sơ đổ hình thức sinh sản hữu tính ở thực vật. 7. Phân biệt hoa đơn tính và hoa lưỡng tính. Lấy ví dụ minh hoạ. 8. Mô tả bằng sơ đổ hình thức sinh sản hữu tính ở động vật. 9. So sánh hình thức sinh sản hữu tính ở gà và ở mèo. 10. Con người đã dựa trên những hiểu biết nào để điểu hoà, điều khiển sinh sản ở sinh vật. Lấy ví dụ minh hoạ. c. Sản phẩm: 1. * Giống nhau: - Không có sự tham gia của giao tử đực và giao tử cái trong sinh sản. - Con được sinh ra có đặc điểm giống cơ thể mẹ. * Khác nhau: Đăc điềm so sánh Sinh sản vô tính bằng nảy chối Sinh sản vô tính bằng phàn mảnh Vị trí xuất hiện cá thê mới Chói con xuất hiện và phát triển ngay trên cơ thể mẹ. Con mới được hình thành từ những mảnh nhỏ của cơ thể mẹ. Số lượng con Tuỳ thuộc vào sự hình thành chối mám trẽn cơ thê’ mẹ. Tuỳ thuộc vào sự phân mảnh của cá thể mẹ để tạo nên số lượng con mới. Ví dụ Thuỷ tức. Sao biển. 2. Đặc điểm Sinh sản sinh dưỡng từ rễ Sinh sản sinh dưỡng từ thân Sinh sản sinh dưỡng từ lá Vị trí hình thành cây con Chổi mẩm ởrễ. Chói mầm ở thân. Chồi mắm ở lá. Ví dụ Cây khoai lang. Cây nghệ. Cây thuốc bỏng. 3. Đặc điểm Giâm cành Chiết cành Ghép cành Cách lựa chọn đoạn cành Đoạn cành cấn giâm chứa chối mẩm. Doạn cành cẩn chiết đang phát triển tót. Đoạn cành cẩn ghép có chứa chồi mầm hoặc mắt ghép. Tiến hành Đoạn cành sau khi cắt ra từ cây mẹ được giâm xuống đất để chăm sóc ra rễ. Đoạn cành sau khi lựa chọn để chiết từ cây mẹ được bọc báu và chăm sóc cho đến khi ra rễ. Sau đó chiết xuống đất đê’ tróng độc lập. Đoạn cành sau khi lựa chọn để ghép được ghép vào gốc cây khác đang phát triển. Chăm sóc đoạn cành đã ghép để được cây mong muốn. Ví dụ Cây khoai lang, cây dâu tây Cây cam, cây bưởi,... Cây hoa đào,... 4. - Giúp tạo ra sổ lượng cây nhân giống theo ý muốn. - Giúp tạo ra cây giống trong thời gian ngắn, cây sinh trưởng nhanh hơn và phòng tránh sâu, bệnh. - Giúp giữ lại được những đặc điểm tốt từ cây mẹ. 5* Giống nhau: - Sinh sản là đặc trưng của cơ thể sổng. - Đểu là sự hình thành cơ thể mới nhằm đảm bảo sự phát triển liên tục của loài. * Khác nhau: Đặc điểm Sinh sản vô tính Sinh sản hữu tính Thành phấn tham gia sinh sản Một cơ thể mẹ ban đẩu. Có sự tham gia của giới tính đực và cái. Quá trình sinh sản Từ cơ thể mẹ sinh ra cơ thể con bằng nhiều hình thức (sinh sản sinh dưỡng, phân đôi, mọc chối,...). Diễn biên phức tạp: có sự tham gia của giao tử đực và cái; sự thụ tinh, sự hình thành hợp tử, sự phát triển phôi và sự hình thành cơthể mới. Két quả Con sinh ra giống nhau và giống mẹ. Thích nghi với điều kiện môi trường đống nhất. Con sinh ra gióng bô mẹ ban đấu, thích nghi với điểu kiện môi trường thay đổi. 6. d. Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh - Giao nhiệm vụ: + GV sử dụng phiếu học tập yêu cầu các nhóm trả lời câu hỏi. Mỗi nhóm cử 1 nhóm trưởng và thư kí. + GV phân nhóm hoàn thành phiếu học tập trong 10 phút. * Nhóm 1: câu 1. * Nhóm 2: câu 2. * Nhóm 3: câu 3+4. * Nhóm 4: câu 5+6. * Nhóm 5: câu 7+8. * Nhóm 6: câu 9+10. - Nhận nhiệm vụ * Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: GV quan sát và hỗ trợ các nhóm khi cần thiết Phân công nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm * Báo cáo kết quả: - Lần lược các nhóm lên trình bày kết quả (các nhóm khác đổi chéo cho nhau để chấm điểm sau khi GV chốt kết quả) - GV chốt kiến thức ở phiếu học tập - Nhóm được lựa chọn lên trình bày báo cáo. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung * Đánh giá: - Dự kiến phương án đánh giá: Giáo viên và học sinh đánh giá hoạt động thông qua rubric theo bảng dưới. - Yêu cầu HS chấm điểm cho các nhóm. Các nhóm chấm điểm cho nhóm bạn báo cáo Các nhóm chấm điểm cho nhóm bạn báo cáo Các tiêu chí Mức 1 (9- 10đ) Mức 2 (7- 8đ) Mức 3 (5-6 đ) ĐIỂM Đặc điểm để so sánh Nêu đúng và chính xác các đặc điểm Nêu đúng các đặc điểm Nêu các đặc chưa rõ ràng. Cách trình bày bảng so sánh (sơ đồ) Kẽ bảng để so sánh (sơ đồ) chính xác, rõ ràng Kẽ bảng để so sánh (sơ đồ)rõ ràng Không kẽ bảng (sơ đồ) Thuyết trình Thuyết trình gọn nhưng logic, hấp dẫn Thuyết trình rõ ràng Thuyết trình còn khó hiểu TỔNG - Tổng kết: GV chốt lại kiến thức về các câu hỏi ở phiếu bài tập. HS ghi nội dung 3 sơ đồ trên vào vở. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (5 phút) a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học qua chủ đề. b. Nội dung: GV sử dụng câu hỏi trắc nghiệm yêu cầu HS lựa chọn phương án đúng. Câu 1. Sinh sản vô tính là: A. Hình thức sinh sản có sự kết hợp của các tế bào sinh sản chuyên biệt. B. Hình thức sinh sản ở tất cả các loại sinh vật. C. Hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái. D. Hình thức sinh sản có nhiều hơn một cá thể tham gia. Câu 2. Chúng ta có thể nhân giống cây khoai tây bằng bộ phận nào của cây? A. Thân củ. B. Lá. C. Rễ. D. Hạt giống. Câu 3. Ở cóc, mùa sinh sản vào khoảng tháng 4 hằng năm. Sau sinh sản, khối lượng hai buồng trứng ở cóc giảm. Sau tháng 4, nếu nguồn dinh dưỡng dồi dào, khối lượng buồng trứng tăng, cóc có thể đẻ tiếp lứa thứ hai trong năm. Yếu tố môi trường nào đã ảnh hưởng đến sinh sản của loài cóc trên? A. Nhiệt độ. B. Mùa sinh sản. C. Thức ăn. D. Hormone. Câu 4. Trong thực tiễn, cây ăn quả lâu năm thường được nhân giống bằng phương pháp chiết cành vì A. Dễ trồng và tốn ít công chăm sóc. B. Dễ nhân giống, nhanh và nhiều. C. Để tránh sâu, bệnh gây hại. D. Giúp rút ngắn thời gian sinh trưởng, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả. Câu 5. Biện pháp nào dưới đây giúp điều khiển thụ tinh ở động vật đạt hiệu quả nhất? A. Sử dụng hormone. B. Thụ tinh nhân tạo. C. Thay đổi các yếu tố môi trường. D. Sử dụng chất kích thích tổng hợp. Câu 6. Một trùng giày sinh sản bằng cách tự phân chia thành hai tế bào con. Quá trình này được gọi là A. Phân đôi. B. Mọc chồi. C. Tái sinh. D. Nhân giống. c. Sản phẩm: HS chọn phương án đúng ở 6 câu hỏi trên. Câu 1: A Câu 2: C Câu 3: C Câu 4: D Câu 5: B Câu 6: A d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Giao nhiệm vụ: GV giao nhiệm vụ cho cá nhân HS (Bài tập 1- 2 SGK) Nhận nhiệm vụ * Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: Cá nhân HS hoàn thành các bài tập Cá nhân HS hoàn thành các bài tập * Báo cáo kết quả: Cá nhân HS trình bày các bài tập Cá nhân HS trình bày các bài tập. * Đánh giá: Dự kiến phương án đánh giá: Giáo viên và học sinh đánh giá hoạt động thông qua câu trả lời của HS. HS khác nhận xét, đánh giá . HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG (5 phút) a. Mục tiêu: Giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học giải quyết các vấn đề gắn với thực tiễn và mở rộng kiến thức cho HS. b. Nội dung: Vận dụng hiểu biết của HS vào thực tế ở địa phương mình bằng một số câu hỏi: Câu 1: Theo em, người nông dân thường nuôi ong trong các vườn cây ăn quả để làm gì? Câu 2: Vì sao chúng ta cần phải bảo vệ những loài côn trùng có lợi? Câu 3: Hãy nêu những thành tựu trong thực tiễn nhờ ứng dụng nuôi cấy mô tế bào. c. Sản phẩm: Hoàn thành câu hỏi vận dụng. Câu 1: Để ong khi hút mật ở hoa đổng thời thực hiện thụ phấn cho hoa, nhằm đảm bảo hoa đậu quả. Câu 2: Vì những loài côn trùng (ví dụ: ong, bướm, ...) thụ phấn cho hoa giúp cây đậu quả, các loại hoa quả là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho con người. Câu 3: - Ứng dụng trong việc tạo các giống cây hoa lan. - Ứng dụng trong việc tạo các giống cây cà rốt. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Giao nhiệm vụ: GV giao nhiệm vụ cho cá nhân HS Nhận nhiệm vụ * Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: Cá nhân HS hoàn thành bài tập tình huống. Cá nhân HS hoàn thành các bài tập tình huống. * Báo cáo kết quả: Cá nhân HS trình bày các bài tập Cá nhân HS trình bày các bài tập. * Đánh giá: Dự kiến phương án đánh giá: Giáo viên và học sinh đánh giá hoạt động thông qua câu trả lời của HS. HS khác nhận xét, đánh giá . C. DẶN DÒ - Học sinh ôn lại toàn bộ các kiến thức ở chủ đề 10. - Vẽ lại 3 sơ đồ vào vở học và làm lại 10 câu hỏi trong phiều bài tập vào vở. D. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN Kết thúc bài học, GV cho học sinh tự đánh giá theo bảng sau: Họ và tên học sinh: Các tiêu chí Tốt Khá TB Chưa đạt Chuẩn bị bài trước khi đến lớp Tham gia hoạt động nhóm theo yêu cầu của GV Nêu được khái niệm sinh sản vô tính, hữu tính Nêu được ứng dụng sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính trong thực tiễn.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_on_tap_chu_de_10.docx