Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Ôn tập chủ đề 8

Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Ôn tập chủ đề 8

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- Clip(ghép ảnh) giới thiệu về tế bào

- Máy chiếu, laptop

- Giấy A3, bút dạ nhiều màu

 

docx 8 trang Mạnh Quân 27/06/2023 2840
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Ôn tập chủ đề 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 8
(Thời gian thực hiện: 01 tiết)
I. Mục tiêu
1. Năng lực
Năng lực chung
-Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân trong chủ đề ôn tập vể cảm ứng ở sinh vật.
Giao tiếp và hợp tác: Lắng nghe, chia sẻ với các bạn trong nhóm để thực hiện nội dung ôn tập.
Giải quyết vân đề và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt kiến thức, kĩ năng đã học của chủ để để thực hiện sáng tạo các nhiệm vụ trong ôn tập.
Năng lực khoa học tự nhiên
Hệ thống hoá được kiến thức về cảm ứng và sinh trưởng, phát triển ở sinh vật.
Vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức đã học vào việc giải quyết các tình huống xảy ra trong thực tiễn.
Phẩm chắt
Có ý thức tìm hiểu về chủ để học tập, say mê và có niềm tin vào khoa học.
Quan tâm đến bài tổng kết của cả nhóm, kiên nhẫn thực hiện các nhiệm vụ học tập vận dụng, mở rộng.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Clip(ghép ảnh) giới thiệu về tế bào
- Máy chiếu, laptop
- Giấy A3, bút dạ nhiều màu
A. Khởi động 
Hoạt động 1: Chơi trò chơi “ Ai nhanh hơn” (dự kiến thời gian: 5’)
a. Mục tiêu: Học sinh nhận biết cảm ứng của sinh vật và hình thành các thói quen tốt trong cuộc sống.
b. Nội dung: Giáo viên giao nhiệm vụ cho HS 
Dựa vào bảng, em hãy giải thích cơ chế hình thành một số thói quen bằng cách hoàn thành bảng theo mẫu sau:
c. Sản phẩm: 
Thói quen
Cách thực hiện
Hành động lặp lại
Phần thưởng
Đi ngủ đúng giờ
Lập thời khoá biểu hằng ngày
Thực hiện mỗi ngày
Ngủ đủ giấc, dậy đúng giờ, không đi học muộn
Đánh răng trước khi đi ngủ
Dán giấy nhắc nhở trước cửa phòng ngủ
Đánh răng sáng tối, 2 lần mỗi ngày
Giữ được vệ sinh cá nhân sạch sẽ, tự tin khi nói chuyện với mọi người
Rửa tay trước khi ăn
Nhờ bố mẹ, người thân nhắc nhở
Rửa tay 3 lần mỗi ngày trước các bữa sáng, trưa, tối
Đảm bảo vệ sinh an toàn, hạn chế nguy cơ bị đau bụng, tiêu chảy, 
Dừng lại khi có tín hiệu đèn đỏ giao thông
Học và hiểu về các quy định an toàn khi tham gia giao thông
Đi chậm lại khi đến khu vực có đèn tín hiệu
Trở thành người gương mẫu, tuân thủ đúng luật giao thông
Cúi chào khi gặp người lớn
Chủ động chào hỏi khi gặp người lớn
Chào hỏi bất cứ khi nào gặp người thân trong gia đình: cô, dì, chú, 
Nhận được sự yêu mến của mọi người xung quanh
Ngủ dậy lúc 5h sáng để tập thể dục
Đặt đồng hồ báo thức
Nghiêm túc thực hiện liên tục trong 1 tuần
Có một cơ thể khoẻ mạnh, dẻo dai
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
Giao nhiệm vụ học tập
Yêu cầu mỗi cá nhân hoàn thành bảng trong thời gian 5’
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
GV Hỗ trợ HS khi cần thiết
- Thực hiện nhiệm vụ 
- Báo cáo, thảo luận: 
+ Chọn cá nhân lên bảng trình bày kết quả
+ Mời cá nhân khác khác nhận xét
+ GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến nhận xét bổ sung.
+Gv yêu cầu HS nên hình thành các thói quen khoa học cho mỗi bản thân.
HS trình bày sản phẩm
- Chốt lại và đặt vấn đề vào bài: Đây là một trong các nội dung chúng ta sẽ được củng cố ôn tập lại trong tiết học hôm nay. Tiết học hôm nay cô và các em sẽ cùng nhau ôn tập các kiến thức đã học ở chủ đề 8
- Chuẩn bị sách vở học bài
B. Hình thành kiến thức mới (dự kiến thời gian: 20’)
Hoạt động 1: Hệ thống hóa kiến thức
a. Mục tiêu: Hệ thống hóa được các kiến thức về cảm ứng của sinh vật và tập tính của động vật.
b. Nội dung: GV tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm theo 2 bàn (bàn trên quay xuống bàn dưới) để làm rõ mục tiêu trên bằng cách hệ thống kiến thức bằng sơ đồ tư duy.
c. Sản phẩm: sơ đồ tư duy
Cảm ứng ở sinh vật
Tập tính ở ĐV
Là khả năng tiẽp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể.
Đối với sinh vật
Giúp sinh vật th ích nghi vớí điểu kiện sóng.
Trong thực tiễn
ứng dụng trong chăn nuôi và trống trọt
Khái niệm
Là một dạng cảm ứng ở động vật, bao góm tập tính bẩm sinh và tập tính học được.
Vai trò
Đối với sinh vật
Giúp động vật thích nghi được với mỏi trường đé tón tại và phát triển.
Trong thực tiễn
ứng dụng trong chăn nuôi và trống trọt
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: HS hệ thống kiến thức bằng sơ đồ tư duy
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
Hỗ trợ HS và các nhóm khi cần thiết
- Thực hiện nhiệm vụ thảo luận nhóm hoàn thành sơ đồ tư duy
- Báo cáo, thảo luận: 
+ Chọn 1 nhóm lên bảng trình bày kết quả
+ Mời nhóm khác nhận xét
+ GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến nhận xét bổ sung
- Nhóm được chọn trình bày kết quả
- Nhóm khác nhận xét
- Kết luận, nhận định 
+ Tổng hợp để đi đến các nội dung kiến thức trọng tâm của chủ đề 8
+ Yêu cầu học sinh chốt lại các kiến thức trọng tâm đã học ở chủ đề 8
à Trên đây là các kiến thức chúng ta đã học ở chủ đề 8 Chúng ta cùng áp dụng kiến thức trên để hoàn thành cho cô các nội dung bài tập sau:
Hs hệ thống kiến thức vào vở
Hoạt động 3: luyện tập (dự kiến thời gian: 15’)
a. Mục tiêu: học sinh giải được một số bài tập phát triển năng lực khoa học tự nhiên cho cả chủ đề.
b. Nội dung: GV gợi ý định hướng tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm để hoàn thành bài tập vận dụng của chủ đề đồng thời phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh.
Phiếu học tập số 1.
Câu 1. Cảm ứng ở sinh vật là khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ
A.môi trường bên ngoài cơ thể, đảm bảo cho sinh vật tổn tại và phát triển.
B.môi trường bên trong cơ thể, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.
C. môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể, đảm bảo cho sinh vật tổn tại và phát triển.
D. các chất kích thích ngoài môi trường, đảm bảo cho sinh vật tổn tại và phát triển.
Câu 2. Hướng tiếp xúc có ở loài cây nào dưới đây?
A. Cây cam.	B. Cây táo.	c. Cây mít. 	D. Cây mướp.
Câu 3. Khi đặt chậu cây gần cửa sổ, cây thường phát triển hướng ra phía ngoài cửa sổ. Hiện tượng này phản ánh hình thức hướng động nào ở thực vật?
A. Hướng nước.	B. Hướng tiếp xúc.	C. Hướng trọng lực. D. Hướng sáng.
Câu 4. Hình thức cảm ứng nào sau đây không có ở mọi loài thực vật?
A. Hướng nước.	B. Hướng tiếp xúc.
C. Hướng trọng lực.	D. Hướng sáng.
Câu 5. Ví dụ nào dưới đây không phải là tập tính của động vật?
A. Sếu đầu đỏ và hạc di cư theo mùa.
B. Chó sói và sư tử sống theo bầy đàn.
C. Tinh tinh đực đánh đuổi những con tinh tinh đực lạ khi vào vùng lãnh thổ của nó.
D. Người giảm cân sau khi bị ốm.
Câu 6. Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải là cảm ứng ở thực vật?
A. Lá cây bàng rụng vào mùa hè.	 B. Lá cây xoan rụng khi có gió thổi mạnh.
C. Hoa hướng dương hướng về phía Mặt Trời.	D. Cây nắp ấm bắt mồi. 
Câu 7. Hình bên chứng minh cho hiện tượng cảm ứng nào ở thực vật? 
A. Tính hướng đất âm của rễ,
hướng sáng dương của thân.
B. Tính hướng tiếp xúc.
C. Tính hướng hoá.
D. Tính hướng nước. 
Câu 8. Mẫu vật trong thí nghiệm chứng minh tính hướng tiếp xúc của thực vật thường là loại cây nào?
A. Cây ngô. 	B. Cây lúa.	C. Cây mướp. 	D. Cây lạc. 
Câu 9. Hiện tượng cây phát triển về phía có nguồn dinh dưỡng gọi là
A. tính hướng tiếp xúc. 	B. tính hướng sáng.
C. tính hướng hoá. 	D. tính hướng nước. 
Câu 10. Hiện tượng nào dưới đây là tập tính bẩm sinh ở động vật?
A. Ve sầu kêu vào ngày hè oi ả.
B. Sáo học nói tiếng người.
C. Trâu bò nuôi trở về chuồng khi nghe tiếng kẻng.
D. Khỉ tập đi xe đạp. 
Phiếu học tập số 2.
Câu 1/ Đánh dấu x vào ô trống trong bảng dưới đây để xác định tập tính bẩm sinh và tập tính học được của động vật.
Tập tính ở động vật
Tập tính bẩm sinh
Tập tính học được
Di cư của cá hồi.
Săn mói của báo.
Giăng tơ của nhện.
Vẹt nói được tiếng người.
Cá nổi lên mặt nước tìm thức ăn khi nghe tiếng vỗ tay.
Éch đực kêu vào mùa sinh sản.
Chó làm xiếc, làm toán.
Ve kêu vào mùa hè.
Câu 2. So sánh đặc điểm của cảm ứng ở động vật và ở thực vật bằng cách ghi đúng (Đ) hoặc sai (S) vào các nhận định dưới đây.
Nhận định về cảm ứng
Đ) hoặc (S)
Cảm úng ở thực vật xảy ra nhanh, khó nhận thấy.
Cảm úng ở động vật xảy ra nhanh, dễ nhận thấy.
Cảm úng ở thực vật xảy ra chậm, dễ nhận thấy.
Cảm úng ở động vật xảy ra chậm, dề nhận thấy.
Cảm úng ở thực vật xảy ra nhanh, dễ nhận thấy.
Cảm úng ở động vật xảy ra nhanh, khó nhận thấy.
Cảm úng ở thực vật xảy ra chậm, khó nhận thấy.
c. Sản phẩm: Phiếu học tập của học sinh.
Phiếu học tập số 1.
Câu 1/ Đáp án C.;	 2 Đáp án D. 3/Đáp án D.	4/ Đáp án B.	5/ đáp án D; Câu 6/ đáp án B; 	7/ đáp án A	8/ đáp án C	9/ đáp án C	10/đáp án A
Phiếu học tập số 2:
Câu 1/ Đánh dấu x vào ô trống trong bảng dưới đây để xác định tập tính bẩm sinh và tập tính học được của động vật.
Tập tính ở động vật
Tập tính bẩm sinh
Tập tính học được
Di cư của cá hồi.
x
Săn mồi của báo.
x
Giăng tơ của nhện.
x
Vẹt nói được tiếng người.
x
Cá nổi lên mặt nước tìm thức ăn khi nghe tiếng vỗ tay.
x
Éch đực kêu vào mùa sinh sản.
x
Chó làm xiếc, làm toán.
x
Ve kêu vào mùa hè.
x
Câu 2. So sánh đặc điểm của cảm ứng ở động vật và ở thực vật bằng cách ghi đúng (Đ) hoặc sai (S) vào các nhận định dưới đây.
Nhận định về cảm ứng
Đ) hoặc (S)
Cảm úng ở thực vật xảy ra nhanh, khó nhận thấy.
S
Cảm úng ở động vật xảy ra nhanh, dễ nhận thấy.
Đ
Cảm úng ở thực vật xảy ra chậm, dễ nhận thấy.
S
Cảm úng ở động vật xảy ra chậm, dề nhận thấy.
S
Cảm úng ở thực vật xảy ra nhanh, dễ nhận thấy.
S
Cảm úng ở động vật xảy ra nhanh, khó nhận thấy.
Đ
Cảm úng ở thực vật xảy ra chậm, khó nhận thấy.
S
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: 
HS hoạt động cá nhân hoàn thành phiếu học tập số 1.
HS hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập số 2.
Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 
+ Gọi học sinh đọc yêu cầu bài
+ Hoàn thành nội dung bài tập trong 2 phút
+ Quan sát quá trình cả lớp làm bài tập trong 2 phiếu học tập, hướng dẫn học sinh nếu học sinh cần
- Đọc
- Hoàn thành nội dung bài tập 
- Báo cáo, thảo luận: 
- Mời 1 học sinh lên bảng trình bày kết quả phiếu học tập số 1.
Các bạn khác đổi chéo trong bàn cho nhau để chấm điểm sau khi GV cho đáp án
- Mời học sinh khác nhận xét
- Mời 1 nhóm trình bày kết quả phiếu học tập số 2.
- Mời các nhóm khác nhận xét
- Học sinh được chọn trình bày kết quả
- Học sinh khác nhận xét
- Học sinh theo dõi, chữa bài
- Kết luận, nhận định
GV nhận xét và tuyên dương cá nhân và nhóm. Ghi điểm
Hoạt động 4: Vận dụng (dự kiến thời gian: 5’)
a. Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức đã học trả lời các câu hỏi thực tế
b. Nội dung: Dùng phiếu học tập trả lời từ những tìm hiểu từ thực tế.
Phiếu học tập số 3
Câu 1/ Trong giờ thực hành về cảm ứng ở sinh vật, GV trình bày thí nghiệm như sau: "Gieo hạt đậu vào cốc thuỷ tinh cho đến khi hạt nảy mầm và ra lá, sau đó mang cây mầm trổng vào chậu. Đặt chậu trồng cây vào hộp tối màu, kín, có khoét một lỗ nhỏ ở góc bên phải của hộp, sau đó mang hộp để noi nhiều ánh sáng khoảng 3-4 ngày. Kết quả thí nghiệm được mô phỏng như hình bên".
Bạn Hoa bỗng đặt ra cấu hỏi:"Nếu chúng ta đặt chậu cây vào hộp có nhiều tầng và mỗi tầng có một lỗ nhỏ xen kẽ nhau, bọc kín hộp và để hộp nơi có nhiều ánh sáng, tuy nhiên, ánh sáng chỉ được chiếu sáng từ trên xuống thì điều gì sẽ xảy ra sau một thời gian?".
Em hãy giải thích giúp Hoa thắc mắc trên.
Câu 2/Trong chăn nuôi, người ta thường dùng tín hiệu để dụ vật nuôi xuất hiện khi cho ăn. Một người nông dân thường sử dụng kẻng tạo ra âm thanh để cho cá ăn. Mỗi lần cho cá ăn, anh ta đều đánh kẻng, sau nhiều lẩn đã hình thành được cho cá tập tính: mỗi lần nghe tiếng kẻng, cá sẽ ngoi lên chờ thức ăn. Tuy nhiên, một số lẩn sau đó, anh ta liên tục đánh kẻng nhưng không cho cá ăn nữa. Em hãy dự đoán xem sau nhiều lần như vậy, khi nghe tiếng kẻng, cá có ngoi lên mặt nước nữa không. Hãy giải thích.
Câu 3/ Người ta đã ứng dụng tính hướng sáng, hướng nước, hướng tiếp xúc của thực vật và tập tính của động vật trong đời sống như thế nào?
Câu 4/Phân biệt tập tính bẩm sinh và tập tính học được bằng cách hoàn thành bảng dưới đây.
Nội dung
Loại tập tính
Tập tính bẩm sinh
Tập tính học được
Đặc điểm
Ví dụ
c. Sản phẩm: Phiếu trả lời câu hỏi của học sinh
Câu 1/ Sau một thời gian, cây đậu sẽ phát triển về phía các lỗ nhỏ của chiếc hộp, vì cây có tính hướng sáng nên phát triển mạnh về nơi có ánh sáng như hình bên.
Câu 2/ Sau nhiều lẩn đánh kẻng nhưng không cho cá ăn, cá sẽ không ngoi lên mặt nước nữa vì lúc đó cá đã học được tập tính mới: nhiều lần có tiếng kẻng cá ngoi lên không có thức ăn, lâu dẩn sẽ quen và không còn phản xạ với tiếng kẻng nữa.
Câu 3/Người ta đã ứng dụng tính hướng sáng, hướng nước, hướng tiếp xúc của thực vật và tập tính của động vật vào đời sóng như trong bảng dưới đây.
Tính hướng sáng
Tăng năng suất cây trổng, tạo hình cây cảnh.
Tính hướng nước
Tăng năng suẩt cây tróng, tạo hình cây cảnh.
Tính hướng tiếp xúc
Tăng năng suất cây trồng, tạo hình cây cảnh.
Tập tính ở động vặt
Học tập, tập cho động vật làm xiếc, huấn luyện chó nghiệp vụ,...
Câu 4
Nội dung
Loại tập tính
Tập tính bẩm sinh
Tập tính học được
Đặc điểm
-Là loại tập tính sinh ra đã có. 
-Được di truyền từ bó mẹ. 
-Đặc trưng cho loài.
-Tón tại vĩnh viển.
Là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể.
-Không di truyền.
Đặc trưng cho từng cá thể.
Có thể mất đi nếu không được tập luyện.
Ví dụ
Gà trông gáy mỗi sáng sớm, cóc nghiến răng khi trời mưa, ve sáu kêu vào mùa hè,...
Khi tập đi xe đạp đẻ' làm xiếc, chim non tập bay,...
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: 
Phát phiếu học tập cho cá nhân và yêu cầu HS thực hiện ngoài giờ lên lớp. Tiết sau nộp lại 
- Nhận nhiệm vụ
- học sinh thực hiện nhiệm vụ: 
+ Thực hiện tại nhà, GV đưa ra hướng dẫn cần thiết
- Thực hiện nhiệm vụ ở nhà
- B.3. Báo cáo, thảo luận
+ Tiết học tiếp theo nộp phiếu trả lời cho GV
- Theo dõi đánh giá của giáo viên
B.4 Kết luận, nhận định: Gv đánh giá phiếu học tập của HS và khen ngợi nhóm và cá nhân và tiết sau.
C. Dặn dò
- Học sinh làm bài tập về nhà
- Chuẩn bị bài mới trước khi lên lớp
D. Kiểm tra đánh giá thường xuyên
- Kết thúc bài học, Gv cho học sinh tự đánh giá theo bảng sau
Họ và tên học sinh
Các tiêu chí
Tốt
Khá
TB
Chưa đạt
Chuẩn bị bài trước khi đến lớp
Tham gia hoạt động nhóm theo yêu cầu của GV
Hệ thống được kiến thức của chủ đề
Hoàn thành bài tập vận dụng

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_on_tap_chu_de_58.docx