Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Ôn tập chủ đề 6
Hoạt động 1: Hệ thống hoá kiến thức (20p)
Nhiệm vụ: Các nhóm HS hệ thống hoá được kiến thức bằng hình thức sơ đổ tư duy, với sự trợ giúp và gợi ý của GV.
Tổ chức dạy học: GV chia lớp thành các nhóm và gợi ý HS vẽ sơ đổ tư duy hệ thống hoá kiến thức cơ bản vể từ trường.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Ôn tập chủ đề 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP CHỦ ĐẾ 6 (1 tiết) I. MỤC TIÊU Năng lực chung Tự chủ và tự học: Thực hiện các nhiệm vụ của bản thân trong chủ để ôn tập. Giao tiếp và hợp tác: Chủ động, gương mẫu, phối hợp các thành viên trong nhóm hoàn thành các nội dung ôn tập chủ để. Năng lực khoa học tự nhiên Hệ thống hoá được kiến thức về từ trường. -Tổng hợp kiến thức của toàn bộ chủ đề, biết giải quyết các bài tập ở nhiều dạng, tình huống và nội dung khác nhau. Phẩm chất Quan tâm đến bài tổng kết của cả nhóm, có ý chí vượt qua khó khăn khi thực hiện các nhiệm vụ học tập vận dụng, mở rộng. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC Dạy học theo nhóm cặp đôi hoặc nhóm nhỏ. Kĩ thuật sơ đồ tư duy. III. TỔ CHỨC DẠY HỌC Hoạt động 1: Hệ thống hoá kiến thức (20p) Nhiệm vụ: Các nhóm HS hệ thống hoá được kiến thức bằng hình thức sơ đổ tư duy, với sự trợ giúp và gợi ý của GV. Tổ chức dạy học: GV chia lớp thành các nhóm và gợi ý HS vẽ sơ đổ tư duy hệ thống hoá kiến thức cơ bản vể từ trường. Hoạt động 2: Hướng dẫn giải bài tập (25p) Nhiệm vụ: GV hướng dẫn HS hoàn thành các bài tập được giao thông qua hình thức phiếu học tập, trình chiếu kết hợp vấn đáp hoặc thuyết trình nêu vấn để. Tổ chức dạy học: GV giao nhiệm vụ cho HS hoặc các nhóm HS lần lượt giải các bài tập ôn tập chủ để. Một số bài tập gợi ý: Những vật làm bằng các vật liệu nào sau đây sẽ tưong tác từ trường với nam châm? Sắt, thép, niken. Sắt, thép, nhôm. Sắt, nhôm, nhựa. Vàng, bạc, thép. 2. Hãy chỉ rõ tương tác giữa các nam châm trong hình dưới đây: Quan sát từ phổ của một hệ nam châm sau đây, em hãy cho biết: Các cực của nam châm. Hệ nam châm này có bao nhiêu cực. Cho biết tương tác giữa các cực của các nam châm như sau: cực A và cực B đẩy nhau. cực B và cực c hút nhau. cực c và cực D đẩy nhau. Cho biết A là cực Nam, hãy xác định tên các cực B, C, D. Từ đó hãy xác định lực tương tác giữa các cực D và B, C và A. Sửa chữa các phát biểu sai: Nhờ từ phổ ta biết được sự tổn tại của từ trường. Biết được chiều của đường sức từ, ta có thể xác định được tên các cực của nam châm. Nơi nào đường sức từ thưa thì nơi ấy từtrường mạnh. Để làm từ phổ của nam châm, đặt một tờ giấy cứng lên nam châm, rắc mạt sắt hoặc kim loại bất kì lên tờ giấy rồi vỗ nhẹ. Nam châm ảnh hưởng đến hoạt động của nhiệt kế thuỷ ngân vì thuỷ ngân là kim loại. g) Nếu ta đi theo hướng kim nam châm về hướng Nam, ta sẽ gặp từ cực Nam địa từ. Dựa vào chiều của đường sức, hãy cho biết tên cực của các nam châm trong hình vẽ sau đây. Trong trường hợp nào sau đây, dòng điện đi qua ống dây là lớn nhất, nhỏ nhất? Em hãy cho biết gần cực Bắc địa lí là cực Bắc địa từ hay cực Nam địa từ. Để xác định phương hướng trên Trái Đất, ta dùng dụng cụ gì? Nêu nguyên tắc cơ bản việc sửdụng dụng cụ đó. Hướng dẫn giải: Đáp án A. A: đẩy; B, c, D: hút a) GV hướng dẫn HS tự xác định. Có 8 cực. B là cực Nam; c là cực Bắc; D là cực Bắc. D và B hút nhau, A và c hút nhau. c) Nơi nào đường sức từ thưa thì nơi ây từ trường yếu. Để làm từ phổ của nam châm, đặt một tờ giấy cứng lên nam châm, rắc mạt sắt lên tờ giấy rồi vỗ nhẹ. Nam châm không ảnh hưởng đến hoạt động của nhiệt kế thuỷ ngân. 6. Dòng điện qua cuộn dây (4) là lớn nhất, (1) là nhỏ nhất. Gần cực Bắc địa lí là cực Bắc địa từ. vể mặt vật lí, cực từ phía bắc gần Bắc Cực là cực Nam của mô hình thanh nam châm của Trái Đất. Tuy nhiên do thói quen và hiện nay trên thế giới hầu hết đang sử dụng, cực Bắc địa từ nằm ở phía bắc. Để xác định phương hướng trên Trái Đất ta dùng la bàn. Đặt la bàn trên mặt phẳng nằm ngang, chờ cho kim đứng yên. Khi đó một đầu kim chỉ hướng bắc địa lí, đẩu kia chỉ hướng nam địa lí.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_on_tap_chu_de_6.docx