Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Bài 1-27 - Năm học 2020-2021

Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Bài 1-27 - Năm học 2020-2021

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

 HS hiểu tầm quan trọng của việc tính (t) trong LS. Thế nào là dương lịch, âm lịch và công lịch. Biết cách đọc ghi và tính năm tháng theo công lịch.

2. Kỹ năng

Bồi dưỡng cách ghi và tính năm, tính khoảng cách giữa các thế kỷ với hiện tại.

3. Tư tưởng: G.dục HS quý trọng thời gian và tính chính xác KH về thời gian.

II. Chuẩn bị:

1GV: lịch treo tường.

2.HS: Đọc trước bài, lịch treo tường.

III/Tiến trình dạy học.

1. ổn định lớp:1p

2. Kiểm tra bài cũ: 4p

*Câu hỏi:

? L.sử là gì? Học L.sử để làm gì? Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử?

3. Bài mới:

 Các em đã biết LS là những gì xảy ra trong quá khứ theo thứ tự thời gian. Vậy muốn hiểu và dựng lại LS phải sắp xếp các sự kiện đó theo thứ tự thời gian cách tính thời gian trong LS như thế nào, thế giới đã dùng lịch ra sao? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được điều này.

 

doc 163 trang tuelam477 4690
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Bài 1-27 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Ngày soạn: 09/2020	Tuần 1
	Ngày dạy:	Tiết 1	 
 Bài 1 SƠ LƯỢC VỀ MÔN LỊCH SỬ
I. Mục tiêu bài hoc:
1. Kiến thức:
HS hiểu rõ học lịch sử là học những sự kiện cụ thể sát thực, có căn cứ khoa học. Học lịch sử là để hiểu rõ quá khứ, để sống với hiện tại và hướng tới tương lai tốt đẹp hơn.
2. Kỹ năng: 
HS có kỹ năng trình bày và lí giải các sự kiện lịch sử KH rõ ràng, chuẩn xác và xác định được phương pháp học tập tốt, có thể trả lời các câu hỏi cuối bài, đó là những kiến thức cơ bản nhất của bài.
3. Tư tưởng: Bồi dưỡng cho HS ý thức về tính chính xác và sự ham thích trong học tập bộ môn.
4. Định hướng phát triển năng lực 
+ Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề. 
+ Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sử, nhận xét,phân tích. 
II. Phương pháp dạy học
- Phương pháp trực quan
- Phương pháp vấn đáp tìm tòi
- Phương pháp thảo luận nhóm
III. THIẾT BỊ DẠY HỌC:
1. GV: SGK, tranh ảnh.
2. HS: Đọc trước bài.
IV.Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp: 1p
2. Kiểm tra bài cũ: 3p
(Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS)
3. Bài mới:
 Con người, cỏ cây, mọi vật xung quanh ta không phải từ khi sinh ra nó đã như thế này, mà nó đã trải qua một quá trình hình thành, tồn tại và phát triển, nghĩa là nó phải có một quá khứ. Để hiếu được quá khứ đó trí nhớ của chúng ta hoàn toàn không đủ mà cần đến một khoa học. Vậy KHLS là gì, chúng ta tìm hiểu bài hôm nay
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động1: 8p
- GV trình bày theo SGK.
? Có phải ngay từ khi xuất hiện con người, cỏ cây, loài vật xung quanh ta đẫ có hình dạng như ngày nay không?.
(Cỏ cây: hạt -> cây bé -> lớn.
Con người: vượn -> người tối cổ -> người tinh khôn )
- GV: Sự vật, con người, làng xóm, phố phường, đất nước mà chúng ta thấy, đều trải qua quá trình hình thành, phát triển và biến đổi nghĩa là đều có 1 quá khứ => quá khứ đó là lịch sử.
? Vậy em hiểu lịch sử nghĩa là gì?
- HS trả lời:
- GV: ở đây, chúng ta chỉ giới hạn học tập LS loài người, từ khi loài người xuất hiện trên trái đất (cách đây mấy triệu năm) qua các giai đoạn dã man, nghèo khổ vì áp bức bóc lột, dần dần trở thành văn minh tiến bộ và công bằng.
? Có gì khác nhau giữa lịch sử 1 con người và LS của XH loài người.?
(- Lịch sử của 1 con người là quá trình sinh ra, lớn lên, già yếu, chết.
- Lịch sử xã hội loài người là không ngừng phát triển, là sự thay thế của một XH cũ bằng một XH mới tiến bộ và văn minh hơn.)
- GVKL: Lịch sử chúng ta học là lịch sử xã hội loài người, tìm hiểu về toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay.
- GV giảng tiếp theo SGK.
- GV: Vậy chúng ta có phải học lịch sử không? Và học LS để làm gì 
* Hoạt động 2: 15p
- GV hướng dẫn HS quan sát kênh hình 1- SGK và trả lời.
? So sánh lớp học trường làng ngày xưa và lớp học hiện nay của các em có gì khác nhau? Vì sao có sự khác nhau đó?
(Khung cảnh, lớp học, thầy trò, bàn ghế có sự khác nhau rất nhiều, sở dĩ có sự khác nhau đó là do XH loài người ngày càng tiến bộ, điều kiện học tập tốt hơn, trường lớp khang trang hơn..)
? Vậy chúng ta có cần biết không? Tại sao có sự thay đổi đó.
(Cần biết: Quá khứ, tổ tiên, ông cha ta, DT mình sống như thế nào? Có sự thay đổi đó là do bàn tay khối óc của con người làm nên )
- GVKL: Không phải ngẫu nhiên có sự thay đổi đó mà phải trải qua những thay đổi theo thờp gian XH tiến lên, con người văn minh hơn, cùng với sự phát.triển của KH công nghệ con người tạo nên những sự thay đổi đó.
? Theo em, học lịch.sử để làm gì?
- HS trả lời:
? Gọi HS lấy VD trong cuộc sống gia đình, quê hương, để thấy rõ sự cần thiết phải hiểu biết lịch sử
- GVKL: Học lịchsử không chỉ biết được cội nguồn của tổ tiên ông cha mình, mà còn biết những gì loài người làm nên trong quá khứ để xây dựng XH ngày nay.
- Môn LS có ý nghĩa quan trọng đối với con người, chúng ta học lịch sử là rất cần thiết. Vậy dựa vào đâu để biết và dựng lại LS 
* Hoạt động 3: 13p
- GV: Thời gian trôi qua song những dấu tích của gia đình, quê hương vẫn được lưu lại.
? Vì sao em biết được gia đình, quê hương em ngày nay.
(Nghe kể, xem tranh ảnh, hiện vật )
- GV cho HS quan sát H2.
? Bia tiến sĩ ở Văn Miếu quốc tử giám làm bằng gì.?
(Bằng đá)
- GV: Nó là hiện vật người xưa để lại.
? Trên bia ghi gì.
(Trên bia ghi tên tuổi, năm sinh, địa chỉ và năm đỗ của tiến sĩ.)
- GV khẳng định: Đó là hiện vật gười xưa để lại, dựa vào những ghi chép trên bia đá, chúng ta biết được tên tuổi, địa chỉ, công trạng của tiến sĩ.
- GV yêu cầu HS kể chuyện "Sơn Tinh, Thuỷ Tinh" hay "Thánh Gióng". 
(L.sử ông cha ta phải đấu tranh với thiên nhiên và giặc ngoại xâm.)
- GV khẳng định: Câu chuyện này là truyền thuyết được truyền miệng từ đời này qua đời khác (từ khi nước ta chưa có chữ viết) sử học gọi đó là truyền miệng.
? Căn cứ vào đâu để biết được lịch sử?
- GVCC bài: lịch sử là một khoa học dựng lại những hoạt động của con người trong quá khứ. Mỗi chúng ta phải học và biết lịchsử. Phải nắm được các tư liệu Lsử.
- GV giải thích danh ngôn: "LS là thầy dạy của cuộc sống".
 1/ Lịch sử là gì.
- Lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ.
- Lịch sử là 1 khoa học, có nhiệm vụ tìm hiểu và khôi phục lại quá khứ của con người và xã hội loài người.
2/ Học lịch sử để làm gì.
 Để hiểu được cội nguồn của tổ tiên, quê hương, dân tộc mình, để hiểu cuộc sống đấu tranh và lao động sáng tạo của dân tộc mình và của cả loài người trong quá khứ xây dựng nên xã hội văn minh như ngày nay.
 Để hiểu được những gì chúng ta đang thừa hưởng của ông cha trong quá khứ và biết mình phải làm gì cho tương lai.
3/Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử.
- Dựa vào 3 nguồn tư liệu: 
+ Truyền miệng (các chuyện dân gian.)
+ Hiện vật (những di tích, di vật, cổ vật người xưa để lại.)
+ Chữ viết (các văn bản viết.).
4. Củng cố: 4p
 	Lịch sử là gì?
Học lịch sử để làm gì?
Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử
5. Dặn dò: 1p
- Nắm vững nội dung bài.
- Đọc trước bài 2 và trả lời câu hỏi SGK. Chuẩn bị lịch treo tường. 
Ngày soạn: 5/9/2020	Tuần 2
Ngày dạy:	5/10/2020	 Tiết 2	
	Bài 2 CÁCH TÍNH THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
 HS hiểu tầm quan trọng của việc tính (t) trong LS. Thế nào là dương lịch, âm lịch và công lịch. Biết cách đọc ghi và tính năm tháng theo công lịch.
2. Kỹ năng
Bồi dưỡng cách ghi và tính năm, tính khoảng cách giữa các thế kỷ với hiện tại.
3. Tư tưởng: G.dục HS quý trọng thời gian và tính chính xác KH về thời gian.
II. Chuẩn bị:
1GV: lịch treo tường.
2.HS: Đọc trước bài, lịch treo tường.
III/Tiến trình dạy học.
1. ổn định lớp:1p
2. Kiểm tra bài cũ: 4p
*Câu hỏi:
? L.sử là gì? Học L.sử để làm gì? Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử?
3. Bài mới:
 Các em đã biết LS là những gì xảy ra trong quá khứ theo thứ tự thời gian. Vậy muốn hiểu và dựng lại LS phải sắp xếp các sự kiện đó theo thứ tự thời gian cách tính thời gian trong LS như thế nào, thế giới đã dùng lịch ra sao? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được điều này.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
*Hoạt động 1: 10p
- GV giảng: LS loài người bao gồm muôn vàn sự kiện xảy ra vào những (t) khác nhau: con người, nhà cửa, phố xá, xe cộ đều ra đời và thay đổi.
Xã hội loài người cũng vậy, muốn hiểu và dựng lại LS phải sắp xếp các sự kiện đó theo thứ tự thời gian.
- GV cho HS quan sát H1 và H2 SGK.
? Em có thể nhận biết trường làng và tấm bia đá dựng lên cách đây bao nhiêu năm không?
(Không biết, đã lâu rồi).
? Các em có cần biết thời gian dựng tấm bia 1 tiến sĩ nào không?.
- GVKL: Như vậy việc xác định thời gian là thực sự cần thiết.
- GV: Nhìn vào bức tranh Văn Miếu quốc tử giám, không phải các tiến sĩ đều đỗ cùng 1 năm, phải có người trước, người sau, bia này có thể cách bia kia rất lâu. Như vậy người xưa đã có cách tính và cách ghi thời gian. Việc tính thời gian là rất quan trọng vì nó giúp chúng ta nhiều điều.
- GV gọi HS đọc: " Từ xưa ..từ đây ".
? Để tính thời gian, việc đầu tiên con người nghĩ đến là gì.
(Ghi lại những việc mình làm, nghĩ cách tính thời gian, nhìn thấy những hiện tượng tự nhiên =>Đó là cơ sở xác định thời gian
? Vậy dựa vào đâu và bằng cách nào con người tính đượcthời gian.
*Hoạt động 2: 18p
- GV giảng: Người xưa đã dựa vào thiên nhiên, qua quan sát và tính toán được thời gian mặt mọc, lặn, di chuyển của mặt trời và mặt trăng và làm ra lịch, phân thời gian theo tháng năm, sau đó chia thành giờ, phút .Lúc đầu có nhiều cách tính lịch, tuỳ theo đặc điểm của từng vùng, từng dân tộc nhưng cơ bản vẫn dựa vào: chu kỳ xoay của mặt trăng quay quanh trái đất(âm lịch); Chu kỳ xoay của trái đất quay quanh mặt trời (dương lịch)
? Xem trên bảng ghi " những ngày lịch.sử và kỉ niệm" có những đơn vị thời gian nào và có những loại lịch nào.
(Ngày, tháng, năm âm lịch, dương lịch.)
- GV cho HS quan sát lịch treo tường.
- Yêu cầu HS nói rõ lịch âm, dương.
- GV: cách đây 3000- 4000 năm, người phương Đông đã sáng tạo ra lịch.
? Em hiểu thế nào là âm lịch, dương lịch.
- GVKL: Người xưa cho rằng: mặt trăng, mặt trời đều quay quanh trái đất. Tuy nhiên họ tính khá chính xác, 1 tháng tức là 1 tuần trăng có 29 -30 ngày, 1 năm có 360 -365 ngày => người xưa dựa vào mặt trăng, mặt trời, trái đất để tính thời gian
.
 Hoạt động 3: 7p
- GV giảng: XH loài người càng phát.triển, sự giao hoà giữa các nước, các DT, các khu vực ngày càng mở rộng => nhu cầu thống nhất cách tính (t) được đặt ra.(GV đưa ra các sự kiện.)
? Thế giới có cần 1 thứ lịch chung hay không?.
? Em hiểu công lịch là gì.
? Nếu chia số đó cho 12 tháng thì số ngày còn lại là bao nhiêu? Thừa ra bao nhiêu? Phải làm thế nào?
(Người xưa có sáng kiến: 4 năm có 1 năm nhuận, thêm 1 ngày cho tháng 2.
+ 100 năm là 1 thế kỷ.
+ 1000 năm là 1 thiên niên kỷ.)
- GV vẽ sơ đồ lên bảng: cách ghi thứ tự thời gian. (HS vẽ vào vở.)
 TCN CN SCN
 179 111 50 40 248 254
- GVKL: Việc xác định (t) là 1 nguyên tắc cơ bản quan trọng của Lsử, do nhu cầu ghi nhớ và xác định (t), từ xa xưa con người đã tạo ra lịch, tức là 1 cách tính và xác định (t) thống nhất cụ thể. Có 2 loại lịch: âm lịch và dương lịch gọi chung là công lịch.
1/Tại sao phải xác định thời gian.
-Việc xác định thời gian là thực sự cần thiết.
- Việc xác định thời gian là 1 nguyên tắc cơ bản quan trọng của lịch.sử.
- Cơ sở để xác định thời gian là các hiện tượng tự nhiên.
2/ Người xưa đã tính thời gian như thế nào.
- Âm lịch: sự di chuyển của mặt trăng quay quanh trái đất.
- Dương lịch: sự di chuyển của trái đất quay quanh mặt trời.
3/Thế giới có cần một thứ lịch chung hay không.
-Cần phải có 1 lịch chung cho các DT trên thế giới.
- Công lịch là lịch chung cho các dân tộc trên thế giới.
- Theo công lịch 1 năm có 12 tháng =365 ngày 6 giờ.
* Cách ghi thứ tự thời gian:
 4. Củng cố: 4p
* Bài tập: Các sự kiện lịch sử sau đây cách nay bao nhiêu thế kỷ và cụ thể bao nhiêu năm?
- Nhóm 1: Năm 40 khởi nghĩa Hai Bà Trưng	
- Nhóm 2: Năm 179 TCN Triệu Đà xâm lược nước ta:
- Nhóm 3: Năm 938 Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng	
- Nhóm 4: Năm 1914 chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.
 5. Dặn dò: 1p
 Xem trước bài 3 và trả lời câu hỏi trong SGK.
Ngày soạn:	Tuần 2
Ngày dạy:	 Tiết 3
	 PHẦN 1: LỊCH SỬ THẾ GIỚI
 Bài 3. XÃ HỘI NGUYÊN THUỶ
 I/ Mục tiêu bài học:
Kiến thức: 
HS nắm được:
- Nguồn gốc loài người và các mốc lớn của quá trình chuyển biến từ người tối cổ trở thành người hiện đại.
- Đ/sống vật chất và tổ chức xã hội của người nguyên thuỷ.
- Vì sao xã hội nguyên thuỷ tan dã.
2.Thái độ: Bước đầu hình thành cho HS ý thức đúng đắn về vai trò của LĐSX trong sự p.triển của XH loài người.
 3. Tư tưởng: Bước đầu rèn luyện kỹ năng quan sát tranh ảnh.
 II. Chuẩn bị:
 1. GV: Tài liệu, giáo án, SGK.
 2. HS: Đọc trước bài 3 và sưu tầm tranh ảnh XH nguyên thuỷ.
 III. Tiến trình lên lớp:
 1.Ổn định lớp: 1p
 2. Kiểm tra bài cũ: 4p
* Câu hỏi:
? Giải thích khái niệm âm lịch, dương lịch, công lịch? Vì sao trên tờ lịch chúng ta ghi thêm ngày tháng âm lịch.
*Đáp án:
Âm lịch: là sự di chuyển của mặt trăng quanh trái đất
Dương lịch: sự di chuyển của trái đất quanh mặt trời
Công lịch: Là lịch chung cho các dân tộc trên thế giới
-Vì: Tổ tiên chúng ta ngày xưa là dùng âm lịch. Do đó những ngày lễ tết cổ truyền, ngày giỗ tổ tiên đều dùng ngày âm lịch. Ghi như vậy để biết những ngày tháng Âm lịch đó ứng với ngày, tháng nào của dương lịch để làm cho đúng
 3. Bài mới.
 a. GV giới thiệu bài: Lịch sử loài người cho chúng ta biết những sự việc diễn ra trong đời sống con người từ khi xuất hiện với tổ chức nguyên thuỷ cho đến ngày nay. Nguồn gốc của con người từ đâu? Đời sống của họ trong buổi đầu sơ khai đó như thế nào? Vì sao tổ chức đó lại tan dã. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều này.
 b. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thày và trò
Nội dung cần đạt
 Hoạt động 1: 11p
- HS đọc SGK. GV đặt câu hỏi: Con người xuất hiện ntn?
- GV giải thích: Vượn cổ: Vượn có dáng hình người (vượn nhân hình) sống cách đây 5 - 15 triệu năm. Vượn nhân hình là kết quả của sự tiến hoá từ động vật bậc cao.
- HS q.sát H 5a.
? Em có nhận xét gì về người tối cổ.
- GV giải thích: "Người tối cổ". Còn dấu tích của loài vượn (trán thấp và bợt ra phía sau, mày nổi cao, xương hàm còn choài về phía trước, trên người có 1 lớp lông bao phủ ) những người tối cổ đã hoàn toàn đi bằng 2 chân. hai chi trước đã biết cầm, nắm, hộp sọ đã p.triển, thể tích sọ lớn biết sử dụng và chế tạo công cụ.
- GVKL:
? Căn cứ vào đâu chúng ta khẳng định người tối cổ sống ở nhiều nơi trên thế giới.
(Hài cốt của người tối cổ).
- HS nêu cụ thể các địa điểm: Miền Đông Châu Phi, đảo Gia- Va (In đô nê xi a) gần Bắc Kinh (TQ).
- GV cho HS q.sát H3, H4.
? Nhìn vào hình 3, 4 em thấy người tối cổ sống như thế nào.
- HS:(Sống thành từng bầy trong hang động, núi đá, chủ yếu là hái lượm săn bắn, có tổ chức, có người đứng đầu, bước đầu biết chế tạo công cụ lao động, biết sử dụng và lấy lửa bằng cách cọ sát đá. (khác với động vật).
- GVKL:
? Em có nhận xét gì về người cuộc sống của người tối cổ.
- HS:(Cuộc sống bấp bênh).
- GVKL: Cách đây 3 - 4 triệu năm, do quá trình lao động sáng tạo tìm kiếm thức ăn, loài vượn cổ đã trở thành người tối cổ, bước đầu đời sống của họ có sự tiến bộ, sống có tổ chức. Tuy nhiên đó vẫn là 1 cuộc sống bấp bênh "ăn lông ở lỗ" kéo dài hàng triệu năm cho tới khi người tối cổ trở thành người tinh khôn. Vậy người tinh khôn sống như thế nào?
 Hoạt động 2: 14p
- GV giảng theo SGK. " Trải qua .châu lục ".
- HS q.sát H5b.
? Em thấy người tinh khôn khác người tối cổ như thế nào.
(+ Về hình dáng: có cấu tạo cơ thể giống người ngày nay, xương cốt nhỏ hơn người tối cổ, bàn tay khéo léo, các ngón tay linh hoạt, hộp sọ và thể tích não p.triển, trán cao, mặt phẳng, cơ thể linh hoạt )
GV giảng: Nếu như người tối cổ sống theo bầy khoảng vài chục người (bầy người nguyên thuỷ) thì ->
? Tổ chức công xã thị tộc và bầy người nguyên thuỷ có gì khác nhau.
(+ Nguyên thuỷ mang tính chất tự nhiên do nhu cầu của cuộc sống do khả năng chống đỡ của con người ban đầu còn yếu.
 + Thị tộc mang tính chất huyết thống nên chặt chẽ quy củ hơn.)
- GV giảng: " Những người cùng thị tộc vui hơn-
? Như vậy con người biết làm đồ trang sức chứng tỏ điều gì?
- HS:(Đã chú ý đến thẩm mĩ, làm đẹp cho mình.)
? Qua đây em thấy đời sống của người tinh khôn so với đời sống của người tối cổ như thế nào.
 (Cao hơn. đầy đủ hơn, họ đã chú ý đến đời sống vật chất và đời sống tinh thần.)
- GVKL: Đời sống của con người trong thị tộc đã tiến bộ hơn hẳn so với bầy người nguyên thuỷ, bước đầu đã dần thoát khỏi cảnh sống lệ thuộc vào thiên nhiên, mà đã biết tổ chức cuộc sống tôt hơn như chăn nuôi, trồng trọt, sản phẩm làm ra nhiều hơn, cuộc sống tốt đẹp hơn và kéo dài khi kim loại ra đời đã làm cho xã hội nguyên thuỷ tan dã.
 Hoạt động 3: 10p
- GV giảng: " Cuộc sống .công cụ."
- GV hướng dẫn HS quan.sát H7.
? Người tinh khôn dùng những loại công cụ gì? 
- HS:(Rìu, cuốc, thuổng, lao, mũi tên, trống đồng.)?Tất cả làm bằng chất liệu gì?
- HS: Kim loại.
? Công cụ bằng kim loại ra đời vào thời gian nào? Tác dụng ntn?
- GV giảng SGK: Năng xuất lao động tăng, sản phẩm nhiều, dư thừa => có kẻ giàu, người nghèo.
- GVKL:Công cụ bằng kim loại ra đời, làm cho XH nguyên thuỷ p.triển ở mức cao hơn, đ/s của cư dân đầy đủ hơn, bước đầu có sự phân hoá giàu nghèo. Đó chính là nguyên nhân làm cho xã hội nguyên thuỷ tan dã.
- GVCC toàn bài: Khoảng 3 - 4 triệu năm trước đây xuất hiện người tối cổ, trải qua hàng năm tiếp theo, họ dần dần trở thành người tinh khôn. Đ/sống của họ có những bước p.triển mới, đặc biệt là từ khi họ tìm ra kim loại và biết dùng kim loại chế tạo ra công cụ lao động, thì chế độ làm chung, hưởng chung trong công xã thị tộc không còn nữa. XH nguyên thuỷ tan dã nhường chỗ cho XH có giai cấp và nhà nước. Chúng ta sẽ tìm hiểu ở bài sau.
1/ Con người xuất hiện như thế nào.
- Cách đây khoảng 3 – 4 triệu năm, từ 1 loài vượn cổ trải qua quá trình tìm kiếm thức ăn đã tiến hoá thành người tối cổ.
- Người tối cổ sống ở nhiều nơi trên thế giới.
- Người tối cổ sống thành từng bày trong các hang động, núi đá, chủ yếu hái lượm, săn bắn, biết chế tạo công cụ, biết dùng lửa Sống có tổ chức, có người đứng đầu.
2/Người tinh khôn sống như thế nào.
- Người tinh khôn sống theo từng nhóm nhỏ có quan hệ huyết thống, ăn chung, ở chung gọi là thị tộc.
- Biết trồng trọt chăn nuôi.
- Làm gốm, dệt vải.
- Làm đồ trang sức.
3/ Vì sao xã hội nguyên thủy tan rã.
- Khoảng 4000 năm TCN con người phát hiện ra kim loại (đồng và quặng sắt) và dung kim loại làm công cụ lao động.
* Nguyên nhân xã hội nguyên thuỷ tan rã.
- Nhờ công cụ bằng kim loại, con người có thể khai phá đất hoang, tăng diện tích trồng trọt sản phẩm làm ra nhiều, xuất hiện của cải dư thừa.
-Một số người chiếm hữu của dư thừa, trở nên giàu có xã hội phân hóa thành kẻ giàu, người nghèo. Xã hội nguyên thủy dần dần tan rã.
 4. Củng cố: 4p
? Bầy người nguyên thủy sống như thế nào?
? Đời sống của Người tinh khôn có gì tiến bộ hơn so với Người tối cổ?
? Công cụ bằng kim loại đã có tác dụng như thế nào?
 5. Dặn dò: 1p
- Học bài cũ, nắm vững nội dung bài.
- Đọc trước bài 4 và trả lời câu hỏi SGK. Q.sát H8.
Ngày soạn: Tuần: 2
Ngày dạy:	 Tiết: 4 
BÀI 4
CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG
I-MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: 
-Sau khi XHNT tan rã, xã hội có giai cấp và nhà nước ra đời.
-Những nhà nước đầu tiên đã được hình thành ở phương Đông, bao gồm Ai Cập
Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc từ cuối thiên niên kỷ IV – đầu thiên niên kỷ III TCN
-Nền tảng kinh tế, thể chế nhà nước ở các quốc gia này.
2.Về tư tưởng:
-Xã hội cổ đại phát triển cao hơn xã hội nguyên thuỷ nhưng cũng là thời đại bắt đầu có giai cấp.
-Bước đầu ý thức về sự bất bình đẳng, sự phân chia giai cấp trong xã hội và về nhà nước chuyên chế.
3.Về kỹ năng: 
Bước đầu làm quen kĩ năng xem tranh ảnh lịch sử và phân tích 
II-CHUẨN BỊ:
*Giáo viên:
-Lược đồ các quốc gia cổ đại phương Đông. 
-Hướng dẫn học sinh vẽ hoặc photo (tô màu các quốc gia) dán vào tập học (trang 14)
*Học sinh:
Sgk, soạn bài và trả lời câu hỏi giữa bài
III-CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1.Ổn định lớp: 1p 
2.Kiểm tra bài cũ: 4p
Bầy người nguyên thuỷ sống như thế nào?
Đời sống của Người tinh khôn có những điểm nào tiến bộ hơn so với Người tối cổ? 
Công cụ bằng kim loại đã có tác dụng như thế nào?
3.Giảng bài mới:
 Khi công cụ kim loại ra đời à sản xuất phát triển thì xã hội nguyên thuỷ tan rã, xã hội có giai cấp và nhà nước ra đời. Những nhà nước đầu tiên đã được hình thành ở phương Đông, các quốc gia này đều được hình thành trên lưu vực của những con sông lớn có điều kiện thuận lợi và hình thành một loại hình xã hội riêng biệt, xã hội cổ đại phương Đông.
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cơ bản
Hoạt động 1: 13p
*GV sử dụng lược đồ các quốc gia cổ đại, giới thiệu. => Gọi hs lên bảng trình bày lại.
? Các quốc gia cổ đại phương Đông ra đời ở đâu? 
HS: Ở lưu vực sông lớn
? Ở lưu vực những con sông lớn nào? 
S.Nin, S.Ấn, S.Hằng, S. Hoàng Hà...
? Có những quốc gia nào?
Ai Cập, Ấn Độ, Trung Quốc, Lưỡng Hà.
Sông Nin năm ở phía Đông Bắc châu Phi, nó có vai trò quan trọng lịch.sử của đất nước Ai Cập cổ đại -> nó tạo nên đất nước Ai Cập, người xưa nói “Ai Cập là quà tặng của sông Nin”.
+ Sông Ơ Phơ rát và Ti gi rơ ở Lưỡng Hà (L.Hà có nghĩa vùng giữa 2 con sông) thuộc khu vực Tây Á (nay Nằm giữa lãnh thổ 2 nước I rắc và Cô oét).
+ Sông Ấn và S. Hằng nằm ở miền Bắc bán đảo Ấn Độ.
+ Sông Hoàng Hà, Trường Giang (TQ), đất ven sông vừa màu mỡ, dễ trồng trọt -> nghề trồng lúa phát.triển.
*Gọi hs lên bảng xác định.
? Các quốc gia cổ đại phương Đông ra đời từ bao giờ?
Ra đời vào vào cuối thiên niên kỷ IV – đầu thiên niên kỷ III TCN
*Thảo luận:
? Tại sao các quốc gia ấy lại ra đời ở bên các dòng sông lớn? 
Đất đai màu mỡ, nước có đủ quanh năm, thuận lợi cho trồng trọt.
?Họ sống bằng nghề nào là chính?
 Trồng lúa.
?Muốn cho nông nghiệp đạt năng suất cao họ đã phát huy khả năng gì?
Làm thuỷ lợi: đắp đê, đào kênh, máng dẫn nước vào ruộng.
*Hướng dẫn học sinh quan sát H8. Em hãy miêu tả cảnh làm ruộng của người Ai Cập?
HS quan sát H8: Lao động sôi nổi và có sự phân công.
+Hình trên: Từ phải sang trái cảnh đập lúa và cảnh nông dân nộp thuế cho quí tộc.
+Hình dưới: Từ trái sang phải người nông dân gặt lúa và gánh lúa về.
?Khi có sản phẩm dư thừa thì vấn đề gì đã phát sinh? 
Xã hội có giai cấp hình thành->Nhà nước ra đời.
Hoạt động 2: 12p
? Xã hội cổ đại phương Đông có những tầng lớp nào? 
Có 3 tầng lớp:
-Nông dân công xã: chiếm số đông, giữ vai trò chủ yếu trong sản xuất.
-Quý tộc: có nhiều của cải và quyền thế.
-Nô lệ: phục dịch cho quý tộc, Thân phận không khác gì con vật.
?Người nông dân canh tác như thế nào?
Nhận ruộng đất công xã cày cấy à nộp một phần thu hoạch, lao dịch không công cho quý tộc.
?Nô lệ sống như vậy họ đã làm gì?
Nô lệ, dân nghèo nhiều lần nổi dậy (Lưỡng Hà 2300 TCN, Ai Cập 1750 TCN)
*Cho HS quan sát hình 9 và tìm hiểu về bộ luật Hamurabi và thần Samat đang trao bộ luật cho vua Hamuarabi.
?Qua hai điều luật trên theo em người cày thuê ruộng phải làm việc như thế nào?
HS quan sát H9 và đọc 2 điều luật 42, 43
Hoạt động 3: 10p
?Các nhà nước cổ đại phương Đông do ai đứng đầu đất nước?
Vua nắm quyền hành và được cha truyền con nối.
?Vua có quyền hành gì?
Đặt ra luật pháp, chỉ huy quân đội, xét xử những người có tội, được coi là đại diện thánh thần.
*Giải thích: ở mỗi nước vua được gọi dưới các tên gọi khác nhau:
+ Trung Quốc: thiên tử
+ Ai Cập: Pharaon
+ Lưỡng Hà: Ensi
?Giúp việc cho vua là tầng lớp nào? 
Tầng lớp quý tộc.
?Nhiệm vụ của quý tộc?
Thu thuế, xây dựng cung điện, đền tháp và chỉ huy quân đội.
=> Họ tham gia vào việc chính trị và có quyền hành, thậm chí lấn quyền vua.
?Em có nhận xét gì về bộ máy hành chính của các nước phương Đông?
Bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương còn đơn giản và do quý tộc nắm giữ.
1.Các quốc gia cổ đại phương Đông đã được hình thành ở đâu và từ bao giờ: 
-Hình thành: Ở lưu vực những con sông lớn: S.Nin, S.Ấn, S.Hằng, S.Hoàng Hà...
-Gồm các quốc gia: Ai Cập, Ấn Độ, Trung Quốc, Lưỡng Hà.
-Ra đời vào vào cuối thiên niên kỷ IV – đầu thiên niên kỷ III TCN
2.Xã hội cổ đại phương Đông bao gồm những tầng lớp nào?
(Tích hợp với mục 1)
Có 3 tầng lớp:
-Quý tộc
-Nông dân công xã 
-Nô lệ
3.Nhà nước chuyên chế cổ đại phương Đông. (Tích hợp với mục 1)
Vua
Quý tộc
Nông dân
Nô lệ
4. Củng cố: 4p
- Kể tên các quốc gia cổ đại phương Đông?
- Xã hội cổ đại phương Đông bao gồm những tầng lớp nào?
- Ở các nước phương Đông, nhà vua có quyền hành gì?
- Thế nào là chế độ quân chủ chuyên chế?
5. Dặn dò: 1p
- Học bài kỹ, trả lời các câu hỏi trong SGK.Photo bản đồ và tô màu các quốc gia cổ đại dán vào trong tập.Xem trước bài: “Các quốc gia cổ đại phương Tây”
Ngày soạn: Tuần: 
Ngày dạy:	 Tiết: 
BÀI 5
CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Tên và vị trí các quốc gia cổ đại phương Tây.
- Điều kiện tự nhiên của vùng Địa Trung Hải không thuận lợi cho sự phát triển sản xuất nông nghiệp.
- Những đặc điểm về nền tảng kinh tế, cơ cấu xã hội và thể chế nhà nước ở Hy Lạp và Rôma cổ đại.
- Những thành tựu tiêu biểu của các quốc gia cổ đại phương Tây.
2.Tư tưởng:
- Hiểu thêm một hình thức khác của xã hội cổ đại.
- Học tập tốt, biết quý trọng những thành tựu của nền văn minh cổ đại, phát huy óc sáng tạo trong lao động.
3.Kỹ năng: bước đầu tập liên hệ điều kiện tự nhiên với sự phát triển kinh tế.
II.CHUẨN BỊ:
Bản đồ thế giới cổ đại, SGK.Tư liệu về thành quả lao động của nhân dân.
III.CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1.Ổn định lớp: 1p
2.Kiểm tra bài cũ: 4p
- Kể tên các quốc gia cổ đại phương Đông?
- Xã hội cổ đại phương Đông bao gồm những tầng lớp nào?
- Ở các nước phương Đông, nhà vua có quyền hành gì?
- Thế nào là chế độ quân chủ chuyên chế?
3 Giảng bài mới:
Sự xuất hiện của nhà nước không chỉ xảy ra ở phương Đông, nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi, mà còn xuất hiện cả ở những vùng khó khăn của phương Tây.
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cơ bản
Hoạt động 1: 19p
-Yêu cầu học sinh lên bảng chỉ trên lược đồ: Các quốc gia cổ đại ở hai bán đảo Ban căng và Italia.
? Các quốc gia cổ đại phương Đông ra đời từ bao giờ?
đầu thiên niên kỷ III TCN
? Các quốc gia cổ đại phương Tây ra đời từ bao giờ?
Vào đầu thiên niên kỷ I TCN
*GV chỉ cho học sinh thấy được hai quốc gia Hi-Lạp và Rôma.
? Điều kiện tự nhiên và địa hình ở đây như thế nào? 
Chủ yếu là đồi núi, khô và cứng.
(HS thảo luận cặp)
? Theo em địa hình các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây có gì khác nhau? 
+ Ở phương Đông: Địa hình chủ yếu là đồng bằng => phát triển nông nghiệp
+ Ở phương Tây: Địa hình chủ yếu là đồi núi đá vôi, xen kẻ là các thung lũng => Nông nghiệp không phát triển.
*GV: Nhận xét bổ sung.
? Bờ biển ở đây thuận lợi cho việc gì?
Có biển Địa Trung Hải là biển kínà Phát triển thương nghiệp và ngoại thương.
? Khi kinh tế phát triển, họ đã biết trao đổi sản phẩm với các nước phương Đông như thế nào?
-Bán: sản phẩm thủ công, rượu nho, dầu ô liu.
-Mua: lúa mì vá súc vật.
? Nền kinh tế chủ yếu của hai quốc gia này là gì?
*GV nhấn mạnh:
-Nhờ có công cụ bằng sắt...
-Bờ biển khúc khuỷu nhiều vũng vịnh...
Hoạt động 2: 16p
? Kinh tế chính của các quốc gia cổ đại HiLạp và Rôma là gì?
Thủ công nghiệp và thương nghiêp.
? Sự phát triển kinh tế đã hình thành những giai cấp nào? 
(Chủ nô và nô lệ)
? Ai được gọi là chủ nô và ai được gọi là nô lệ?
+ Chủ xưởng, chủ lò, chủ thuyền buôn giàu và có thế lực à Chủ nô.
+ Nô lệ là những người làm việc cho chủ nô 
? Ai là lực lượng sản xuất chính trong xã hội? 
 Nô lệ, tù binh
? Cuộc sống của họ như thế nào?
Phải làm việc cực nhọc, bị bóc lột nặng nề, là tài sản của chủ
-GV nhấn mạnh: Nô lệ được coi là lao động bẩn thỉu, là công cụ biết nói của chủ nô.
? Nô lệ đã đấu tranh chống chủ nô như thế nào?
 Nhiều hình thức: bỏ trốn, phá hoại sản xuất, khởi nghĩa vũ trang.
à điển hình là cuộc khởi nghĩa do Xpactacut lãnh đạo, nổ ra vào năm 73 – 71 Tr.CN.
? Thế nào là “xã hội chiếm hữu nô lệ”?
-1 xã hội có 2 giai cấp cơ bản: chủ nô và nô lệ.
-1 xã hội chủ yếu dựa trên lao động của nô lệ và bóc lột nô lệ.
(HS trao đổi cặp)
?Sự khác nhau về tổ chức nhà nước, cơ cấu xã hội của khu vực phương Đông và phương Tây?
+ Phương Đông: theo chế độ quân chủ chuyên chế, cha truyền con nối, có 3 tầng lớp: quý tộc, nông dân và nô lệ.
 + Phương Tây: theo chế độ cộng hoà, do giai cấp giai cấp chủ nô bầu ra, làm việc theo thời hạn, có 2 giai cấp: chủ nô và nô lệ.
? Nhà nước cổ đại phương Tây được tổ chức như thế nào?
 Theo hể chế dân chủ chủ nô.
1.Sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Tây.
-Đầu thiên niên kỷ I TCN ở vùng đồi núi đá vôi trên hai bán đảo Ban căng và Italia hình thành hai quốc gia HiLạp và Rôma
- Kinh tế là thủ công nghiệp và thương nghiêp.
(luyện kim,đồ mĩ nghệ, đồ gốm, làm rượu nho, dầu ô liu), 
(xuất khẩu hàng thủ công, rượu nho, dầu ô liu, nhập lúa mì và súc vật)
2.Xã hội cổ đại Hi Lạp, Rôma gồm những giai cấp nào?
(Tích hợp với mục 1)
- Chủ nô 
- Nô lệ
-Giai cấp chủ nô: gồm các chủ xưởng thủ công, chủ các thuyền buôn, chủ các trang trại..., rất giàu có và có thế lực về chính trị, sở hữu nhiều nô lệ.
-Giai cấp nô lệ: số lượng rất đông, là lực lượng lao động chính trong xã hội, bị chủ nô bóc lột và đối xử rất tàn bạo.
3. Chế độ chiếm hữu nô lệ
(Tích hợp với mục 1)
-“Xã hội chiếm hữu nô lệ”: là xã hội có hai giai cấp chính là chủ nô và nô lệ, trong đó giai cấp chủ nô thống trị và bóc lột giai cấp nô lệ.
4. Củng cố: 4p
- Các quốc gia cổ đại phương Tây được hình thành ở đâu và từ bao giờ? 
- Kể tên các quốc gia cổ đại phương Tây.
- Xã hội cổ đại Hi Lạp, Rôma gồm những giai cấp nào?
- Tại sao gọi là xã hội chiếm hữu nô lệ? 
5. Dặn dò: 1p
- Học bài kỹ, trả lời các câu hỏi trong SGK. Xem trước bài: “Văn hoá cổ đại”
Ngày soạn: Tuần: 3
Ngày dạy:	 Tiết: 6
Bài 6: VĂN HOÁ CỔ ĐẠI
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
- Qua mấy nghìn năm tồn tại, thời cổ đại đã để lại cho loài người một di sản văn hoá đồ sộ, quý giá.
- Tuy ở mức độ khác nhau nhưng người phương Đông và người phương Tây cổ đại đều sáng tạo nên những thành tựu văn hoá đa dạng, phong phú, bao gồm chữ viết, chữ số, lịch, khoa học, nghệ thuật 
2.Tư tưởng:
- Tự hào về những thành tựu văn minh của loài người thời cổ đại.
- Bước đầu giáo dục ý thức về việc tìm hiểu các thành tựu văn minh cổ đại.
3. Về kỹ năng: 
 Tập mô tả một công trình kiến trúc hay nghệ thuật lớn thời cổ đại qua tranh ảnh.
II.CHUẨN BỊ:
-GV: Tranh ảnh một sồ công trình văn hoá tiêu biểu như: Kim tự tháp Ai Cập, chữ tượng hình, tượng lực sĩ ném đĩa..Một số thơ văn thời cổ đại (nếu có)
-HS: Học bài, soạn bài, sưu tầm tranh ảnh có liên quan.
III.CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1.Ổn định lớp: 1p
2.Kiểm tra bài cũ: 4p
- Các quốc gia cổ đại phương Tây được hình thành ở đâu và từ bao giờ? 
- Xã hội cổ đại Hi Lạp, Rôma gồm những giai cấp nào? Em hiểu thế nào là xã hội chiếm hữu nô lệ? 
3. Dạy bài mới:
Thời cổ đại, khi nhà nước được hình thành, loài người bước vào xã hội văn minh. Trong buổi bình minh của lịch sử, các dân tộc phương Đông và phương Tây đã sáng tạo nên nhiều thành tựu văn hoá r

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_6_bai_1_27_nam_hoc_2020_2021.doc