Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Bài 2: Dựa vào đâu để biết và phục dựng lại lịch sử

Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Bài 2: Dựa vào đâu để biết và phục dựng lại lịch sử

- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao và hỗ trợ bạn trong hoạt động nhóm.

 - Giao tiếp và hợp tác: Trình bày được ý kiến, sản phẩm của nhóm, đánh giá các sản phẩm của các bạn trong nhóm hoặc của nhóm khác; có thái độ hợp tác, chia sẽ, giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm

 - Giải quyết vấn đề sáng tạo: phân tích, tóm tắt những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để hoàn thành nhiệm vụ.

 

docx 13 trang Mạnh Quân 27/06/2023 2770
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Bài 2: Dựa vào đâu để biết và phục dựng lại lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 11/ 9/ 2022
Ngày giảng: 14/ 9/ 2022 – Lớp 6A1
 16/ 9/ 2022 – Lớp 6A2
Tiết 3+4 
Bài 2. DỰA VÀO ĐÂU ĐỂ BIẾT VÀ PHỤC DỰNG LẠI LỊCH SỬ
	I. Mục tiêu
	1. Về kiến thức
* Yêu cầu tối thiểu đối với học sinh:
- Phân biệt được các nguồn tư liệu chính: hiện vật, chữ viết, truyền miệng, gốc 
- Trình bày được ý nghĩa, giá trị của các nguồn sử liệu đó
* Yêu cầu đối với HS khá giỏi: Phân biệt được các nguồn sử liệu; đánh giá được nguồn sử liệu đáng tin cậy nhất.
- Khai thác một số kênh hình trong bài học.
	- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Nhận xét được ưu nhược của mỗi loại tư liệu lịch sử.
	2. Về năng lực
	a. Năng lực chung
	- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao và hỗ trợ bạn trong hoạt động nhóm.
	- Giao tiếp và hợp tác: Trình bày được ý kiến, sản phẩm của nhóm, đánh giá các sản phẩm của các bạn trong nhóm hoặc của nhóm khác; có thái độ hợp tác, chia sẽ, giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm
	- Giải quyết vấn đề sáng tạo: phân tích, tóm tắt những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để hoàn thành nhiệm vụ.
	b. Năng lực đặc thù:
	- Tìm hiểu lịch sử: 
	+ Nêu được 1 số khái niệm về thời gian trong lịch sử như thập kỉ, thế kỉ, thiên niên kỉ, TCN, Công nguyên, âm lịch, dương lịch 
	+ Hiểu cách tính thời gian theo quy ước chung của thế giới.
	- Nhận thức và tư duy lịch sử:
	+ Phân biệt được các nguồn tư liệu chính: hiện vật, chữ viết, truyền miệng, gốc 
	+ Trình bày được ý nghĩa, giá trị của các nguồn sử liệu đó
	- Vận dụng: 
	+ Biết sắp xếp các sự kiện lịch sử theo trình tự thời gian
	+ Biết đọc, ghi và tính thời gian theo quy ước chung của thế giới.
	+ Biết sưu tầm, phân tích, khai thác một số nguồn tư liệu đơn giản, phát triển kĩ năng, vận dụng kiến thức đã học.
	3. Về phẩm chất
	- Yêu nước: Tôn trọng quá khứ, có ý thức bảo vệ các nguồn sử liệu lịch sử.
	- Trách nhiệm: Biết quý trọng thời gian, sắp xếp thời gian một cách hợp lí, khoa học cho cuộc sống và sinh hoạt của bản thân.
	- Chăm chỉ: cố gắng trong các hoạt động học tập, để đạt kết quả tốt.
	- Trung thực: có tính chính xác, trung thực trong quá trình học tập và cuộc sống
	- Nhân ái: sẵn sàng học tập, giúp đỡ các thành viên trong nhóm 
	II. Thiết bị dạy học và học liệu
	1. Giáo viên
	- Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập, 
	- Bảng hoạt động nhóm, sưu tầm và chọn lọc tư liệu dạy học.
	- Tranh ảnh hoặc video (nếu có) liên quan đến nội dung bài học.
	2. Học sinh 
	- Sưu tầm tài liệu; tìm hiểu trước kiến thức liên quan đến bài học: một số truyền thuyết, câu chuyện lịch sử và di tích lịch sử ở địa phương.
	III. Các bước lên lớp.
1. Ổn định tổ chức . Kiểm tra sĩ số 
2. Kiểm tra đầu giờ . 
Câu hỏi 1: Lịch sử là gì?
Đáp án: Lịch sử là tất cả những gì đã xảy ra. Lịch sử được hiểu là một khoa học nghiên cứu và phục dựng lại quá khứ.
Câu hỏi 2: Vì sao phải học Lịch sử?
Đáp án: Học lịch sử giúp: 
+ Tìm hiểu về quá khứ, cội nguồn của chính bản thân, gia đình, dòng họ và rộng hơn là của cả dân tộc, nhân loại.
	+ Đúc kết những bài học kinh nghiệm về sự thành công và thất bại của quá khứ để phục vụ hiện tại và xây dựng cuộc sống mới trong tương lai.
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
	a. Mục tiêu: Tạo sự tò mò, ham học hỏi và lòng khao khát muốn tìm hiểu những điều ở hoạt động hình thành kiến thức mới của bài học; tạo không khí hứng khởi để HS bắt đầu một tiết học mới. Từ đó, giáo viên dẫn vào bài mới.
	b. Tổ chức thực hiên:
	- Hoạt động cả lớp: GV yêu cầu HS quan sát H1. Mặt trống đồng Ngọc Lũ, hiện vật tiêu biểu của nền văn minh Việt cổ; trả lời các câu hỏi:
	- Hãy nêu hiểu biết và cảm nhận của em về hiện vật trên (GV có thể gợi mở thêm cho HS)
	- Theo em, các nhà khoa học dựa vào đâu để phục dựng lại lịch sử (quá khứ)
Yêu cầu
Sản phẩm
Hãy nêu hiểu biết và cảm nhận của em về hiện vật trên?
- Đây là mặt trống đồng Ngọc Lũ, một hiện vật tiêu biểu của nền văn minh Đông Sơn nổi tiếng của Việt Nam. Những hoa văn trên mặt trống mô tả phần nào đời sống vật chất, tinh thần của người Việt cổ.
Theo em, các nhà khoa học dựa vào đâu để phục dựng lại lịch sử (quá khứ)
- Tùy theo hiểu biết của HS (hiện vật mà các nhà khoa học tìm thấy, tranh ảnh, ghi chép từ thời xa xưa ) GV ghi nhận các câu trả lời của HS, có thể ghi lên góc phải của bảng
Giáo viên dẫn vào bài mới: Như vậy, ta thấy rằng các em đều có những ý kiến riêng, rất hay khi cho rằng để dựng lại lịch sử thì các nhà khoa học dựa vào những hiện vật mà họ tìm thấy, dựa vào các bức tranh, hoặc ghi chép từ thời xa xưa .Để xem câu trả lời của các bạn có chính xác không? Và liệu rằng các nhà khoa học còn dựa vào những tư liệu nào khác để phục dựng lại lịch sử. Cô và các em sẽ cùng tìm hiểu bài 2. Dựa vào đâu để biết và phục dựng lại lịch sử
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
	* Nội dung 1. Tìm hiểu tư liệu hiện vật
	a. Mục tiêu: HS nêu được tư liệu hiện vật là những di tích, đồ vật còn lưu giữ lại trong lòng đất hay trên mặt đất cũng như nêu được ý nghĩa của loại tư liệu này.
	b. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
Hoạt động cặp đôi – 5’- Trình bày, chia sẻ.
GV yêu cầu HS quan sát một số tư liệu hiện vật đã chuẩn bị hoặc H2,3 SGK (Tr11 để hoàn thành PHT số 1; thực hiện trao đổi cặp đôi, thời gian 5 phút
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Yêu cầu
Sản phẩm
Những tư liệu hiện vật được tìm thấy ở đâu?
Việc tìm thấy những tư liệu hiện vật này chứng tỏ điều gì?
Kể thêm một số tư liệu hiện vật mà em biết (có thể tìm những đồ vật trong gia đình, làng xóm)
Qua đó, em hiểu thế nào là tư liệu hiện vật?
- HS trao đổi với bạn cùng bàn, thực hiện nhiệm vụ, hoàn thành nội dung vào PHT số 1.
- HS trình bày và báo cáo kết quả 
Dự kiến sản phẩm:
Yêu cầu
Sản phẩm
Những tư liệu hiện vật được tìm thấy ở đâu?
Được tìm thấy ở Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội)
Việc tìm thấy những tư liệu hiện vật này chứng tỏ điều gì?
Chứng tỏ rằng Hoàng thành Thăng Long trước đây từng là 1 kinh đô sầm uất của nước ta
Kể thêm một số tư liệu hiện vật mà em biết (có thể tìm những đồ vật trong gia đình, làng xóm)
- Ngói; giếng nước; các công cụ lao động: cuốc, liềm, cày , đồ dùng như: bát, tô, nồi .
- Đền, chùa, di tích lịch sử 
Qua đó, em hiểu thế nào là tư liệu hiện vật?
Tư liệu hiện vật là những di tích, đồ vật của người xưa còn lưu giữ lại trong lòng đất hoặc trên mặt đất, nếu biết khai thác thì ta có thể biết khá cụ thể và trung thực về đời sống vật chất và phần nào về đời sống tinh thần của người xưa.
- GV nhận xét, đánh giá.
GV nhấn mạnh:
- H2,3: Đây là di tích khảo cổ học, được khai quật quy mô (12/2002). Các chuyên gia tiến hành khai quật trên tổng diện tích 19.000m2 tại trung tâm chính trị Ba Đình (Hà Nội). Cuộc khai quật này đã phát lộ những dấu vết của Hoàng thành Thăng Long trong tiến trình lịch sử trải dài 13 thế kỉ với các di tích và tầng văn hóa xếp tầng lên nhau (từ khoảng thế kỉ VII- VIII đến thời nhà Nguyễn. Đó là các nền móng nhà, các lỗ chân (cột gỗ, đường, cống tiêu, thoát nước, giếng và nhiều di vật như gạch “Giang Tày quân”, đầu ngói hình thú, ngói úp trang trí đôi chim phượng bằng đất nung) được khai quật ở di tích Hoàng thành Thăng Long đều là những tư liệu hiện vât quý giá, là minh chứng sinh động cho bề dày lịch sử- văn hóa Hoàng thành Thăng Long, chứng tỏ nơi đây từng là kinh đô sầm uất của nước ta
- Những tư liệu hiện vật như “ngói úp trag trí đôi chim phượng bằng đất nung” cho thấy những văn hóa rất tinh xảo, chứng tỏ trình độ kĩ thuật đã phát triển. Từ đó, thấy được đời sống tinh thần rất phong phú của người xưa nhưng đó là hiện vật “câm” và thường không nguyên vẹn đầy đủ.
1. Tư liệu hiện vật
- Tư liệu hiện vật là những di tích, đồ vật của người xưa còn lưu giữ lại trong lòng đất hoặc trên mặt đất, nếu biết khai thác thì ta có thể biết khá cụ thể và trung thực về đời sống vật chất và phần nào về đời sống tinh thần của người xưa.
	* Nội dung 2: Tìm hiểu tư liệu chữ viết
	a. Mục tiêu: HS rút ra được khái niệm và ý nghĩa của tư liệu chữ viết
	b. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
Hoạt động nhóm lớn – 6 phút- Hoàn thành vào PHT số 2. Trình bày, chia sẻ.
- HS quan sát H4 và đọc đoạn (trích Di chúc, Hồ Chí Minh toàn tập); chú ý tới các từ, cụm từ chìa khóa (gian khổ hi sinh, nhất định thắng lợi hoàn toàn, đó là một điều chắc chắn, đi khắp Nam Bắc, chúc mừng đồng bào, cán bộ ); 
PHIẾU HT SỐ 2
Yêu cầu
Sản phẩm
Câu 1: Đoạn tư liệu trên cho em biết về những thông tin gì?
Câu 2: Theo em, những tấm bia ghi tên người đỗ Tiến sĩ xưa ở Văn Miếu (Hà Nội) cho em biết những thông tin gì? Nó có phải là tư liệu chữ viết không? Vì sao
- HS thực hiện thảo luận
- HS trình bày và báo cáo kết quả 
Dự kiến sản phẩm:
Yêu cầu
Sản phẩm
Câu 1: Đoạn tư liệu trên cho em biết về những thông tin gì?
- Đoạn tư liệu thể hiện trí tuệ, niềm tin của chủ tịch HCM về cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta cũng như những tình cảm và ước mong của Bác Hồ đối với toàn Đảng, toàn dân ta.
Câu 2: Theo em, những tấm bia ghi tên người đỗ Tiến sĩ xưa ở Văn Miếu (Hà Nội) cho em biết những thông tin gì? Đây có phải là tư liệu chữ viết không? Vì sao
- Những tấm bia ghi tên người đỗ Tiến sĩ xưa ở Văn Miếu (Hà Nội) cho ta biết tên, tuổi, năm đỗ của những Tiến sĩ trong các khoa thi từ thời Lê sơ đến thời Lê Trung Hưng (1442-1779)
- Đây là tư liệu chữ viết. Vì, qua đó các nhà sử học biết được những thông tin quan trọng về các Tiến sĩ của nước nhà và nền giáo dục của nước ta thời kì đó
- GV nhận xét, đánh giá.
GV nhấn mạnh:
- Như vậy, đoạn tư liệu trên được chủ tịch HCM viết trong Di chúc của mình. Nhờ đó, chúng ta biết được sự hi sinh gian khổ, khó khăn của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, đồng thời thấy được niềm tin nhất định thắng lợi của chủ tịch HCM và mong muốn của Bác; Những tấm bia ghi tên một cách khách quan những người đỗ Tiến sĩ (tên, tuổi, năm sinh, năm đỗ Tiến sĩ, quê quán, ) giúp cho các nhà khoa học và chúng ta biết và hiểu được những thông tin về các Tiến sĩ và nền giáo dục của nước nhà. Vì vậy, cả hai tư liệu trên đều thuộc tư liệu chữ viết. Tư liệu chữ viết còn lại đến ngày nay hết sức phong phú và đa dạng, chiếm quá nửa các tư liệu hiện có. 
- Về sự ra đời của chữ viết: lúc đầu chữ là những kí hiệu rời rạc. Sau đó, được chắp nối, ghép hoàn chỉnh theo những quy tắc (ngữ pháp) nhất định. (Để hiểu về lịch sử ra đời chữ viết, các em sẽ được tìm hiểu kĩ hơn ở Chương III- Xã hội cổ đại). Từ khi có chữ viết, con người bắt đầu ghi chép những sự vật hiện tượng thành những câu chuyện hay bộ sử đồ sộ. Chữ có thể được khắc trên xương, trên mai rùa, trên bia đá, chuông đồng, đất sét, lá cây và sau này được in trên giấy.
- Nhờ có chữ viết mội việc trong đời sống cho đến những suy nghĩ, tư tưởng của con người đều có thể được ghi chép và lưu giữ cho muôn đời sau. Tuy nhiên, tư liệu chữ viết chịu ảnh hưởng nhiều nhất của quan điểm thế giới quan của tác giả, làm mất đi tính trung thực, khách quan khi phản ảnh hiện thực lịch sử. Vì vậy, khi sử dụng các tư liệu chữ viết phải thận trọng để tìm ra hiện thực lịch sử khách quan trong đó.
- GV yêu cầu HS hình thành khái niệm: Thế nào là tư liệu chữ viết?
2. Tư liệu chữ viết
- Là những bản ghi, tài liệu chép tay hay sách được in, khắc chữ 
- Nguồn tư liệu này ghi chép tương đối đầu đủ về đời sống của con người. Tuy nhiên, tư liệu chữ viết thường mang ý thức chủ quan của tác giả tư liệu.
	4. Củng cố.
	+ Lịch sử là gì? Vì sao phải học lịch sử?
	5. Hướng dẫn học bài:
	- Bài cũ: 
	+ Học bài, nắm được nội dung mục 1, 2 theo sgk kết hợp vở ghi;
	+ Hãy liệt kê hoặc sưu tầm những tư liệu hiện vật, tư liệu chữ viếtcó tại quê hương em. 
	- Bài mới: Đọc và trả lời câu hỏi cuối mục 3, 4, phần LT và VD.
	Ngày giảng: 9/ – Lớp 6A1; /9 – Lớp 6A2
	Tiết 2
	* Nội dung 3: Tìm hiểu tư liệu truyền miệng
	a. Mục tiêu: HS hiểu được tư liệu truyền miệng là gì và nêu được một số ví dụ cụ thể về loại tư liệu này.
 b. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
Hoạt động chung cả lớp.
- GV yêu cầu HS kể tên một số truyền thuyết hoặc truyện cổ tích mà em biết.
- GV đặt câu hỏi: Quan sát H5 (SGK) giúp em liên tưởng đến truyền thuyết nào trong dân gian? (Thánh Gióng)
Hoạt động cặp đôi – 6’- Hoàn thành phiếu học tập số 3. Trình bày, chia sẻ.
PHIẾU HT SỐ 3
Yêu cầu
Sản phẩm
- Các yếu tố lịch sử của truyền thuyết Thánh Gióng
- Các yếu tố lịch sử 
- Vậy các truyện truyền thuyết Thánh Gióng có phải là tư liệu truyền miệng không
- Qua đó, em hiểu thế nào là tư liệu truyền miệng?
- Các nhóm thực hiện nhiệm vụ, hoàn thành nội dung theo yêu cầu của GV
- HS trình bày và báo cáo kết quả 
Dự kiến sản phẩm:
Yêu cầu
Sản phẩm
Các yếu tố lịch sử của truyền thuyết Thánh Gióng
Phản ánh cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta thông qua nhân vật Thánh Gióng (H5 mô tả cảnh Thánh Gióng đánh giặc ngoại xâm)
Vậy các truyện truyền thuyết (Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh có phải là tư liệu truyền miệng không
là tư liệu truyền miệng
Qua đó, em hiểu thế nào là tư liệu truyền miệng?
Là những câu chuyện dân gian (thần thoại, truyền thuyết, cổ tích), được kể truyền miệng từ đời này sang đời khác
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV nhấn mạnh: Một số nội dung như các yếu tố lịch sử (như ở phần dự kiến sản phẩm) và yếu tố hoang đường kì ảo của truyền thuyết hoặc truyện cổ tích thường không cho biết chính xác về thời gian, địa điểm, nội dung cũng có thể bị thêm bớt, thậm chí nhuốm màu thần thoại, hoang đường. Mở đầu các câu chuyện bao giờ cũng có cụm từ “ngày xửa ngày xưa ”; “ở một nơi nào đó”. Chính vì vậy khi khai thác nguồn tư liệu này, các nhà nghiên cứu cần “bóc tách” lớp vỏ huyền thoại để tìm ra cái cốt lõi, nhân tố lịch sử trong các câu chuyện đó. Đồng thời, phải biết kết hợp với các tư liệu khác tin cậy hơn như (tư liệu hiện vật, chữ viết .). GV có thể giới thiệu thêm cho HS 1 số tư liệu truyền miệng như: ca dao, hò, vè, câu đối .
3. Tư liệu truyền miệng
- Là những câu chuyện dân gian (thần thoại, truyền thuyết, cổ tích), được kể truyền miệng từ đời này sang đời khác.
- Loại tư liệu này thường không cho biết chính xác về thời gian và địa điểm, nhưng phần nào phản ánh hiện thực lịch sử.
	* Nội dung 4: Tìm hiểu tư liệu gốc
	 a. Mục tiêu: HS phân biệt được tư liệu gốc, tư liệu chữ viết, tư liệu hiện vật và tư liệu truyền miệng; đồng thời hiểu được tư liệu gốc là những tư liệu cung cấp những thông tin đầu tiên và trực tiếp về một sự kiện nào đó.
 b. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
Thảo luận cặp đôi, thời gian 4 phút. Trình bày, chia sẻ.
GV yêu cầu HS quan sát lại các H1,2,3,4,5 và đọc tư liệu SGK (Tr13);
PHIẾU HT SỐ 4
Yêu cầu
Sản phẩm
Theo em, các tư liệu đã tìm hiểu (hiện vật, chữ viết, truyền miệng) có cùng nguồn gốc, xuất xứ không?
Em hiểu thế nào là tư liệu gốc? Lấy ví dụ cụ thể.
- Các nhóm thực hiện nhiệm vụ, hoàn thành nội dung theo yêu cầu của GV
- HS trình bày và báo cáo kết quả 
Dự kiến sản phẩm:
Yêu cầu
Sản phẩm
Theo em, các tư liệu đã tìm hiểu (hiện vật, chữ viết, truyền miệng) có cùng nguồn gốc, xuất xứ không?
- Các tư liệu đã tìm hiểu có cùng nguồn gốc, xuất xứ khác nhau
Em hiểu thế nào là tư liệu gốc? Lấy ví dụ cụ thể.
- Là tư liệu cung cấp những thông tin đầu tiên và trực tiếp về sự kiện hoặc thời kì lịch sử nào đó. Đây là nguồn tư liệu đáng tin cậy nhất khi tìm hiểu lịch sử
- Ví dụ: Bản thảo viết tay “Tuyên ngôn độc lập” ; “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” hoặc “Di chúc” của chủ tịch Hồ Chí Minh 
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV nhấn mạnh: Cả ba loại tư liệu trên đểu có những nguồn gốc, xuất xứ khác nhau. Có loại được tạo nên bởi chính những người tham gia hoặc chứng kiến sự kiện, biến cố đã xảy ra, hay là sản phẩm của chính thời kì lịch sử đó - đó là tư liệu gốc. Những tài liệu được biên soạn lại dựa trên các tư liệu gốc thì được gọi là những tư liệu phái sinh. Tư liệu gốc bao giờ cũng có giá trị, đáng tin cậy hơn tư liệu phái sinh.
- GV mở rộng: Các nhà nghiên cứu lịch sử có vai trò như thế nào? Vì sao họ được ví như những “thám tử”? (Hs trao đổi, tranh luận)
Dự kiến sản phẩm: Muốn biết và dựng lại lịch sử trong quá khứ, các nhà nghiên cứu phải đi tìm tòi các bằng chứng (cũng chính vì thế mà họ được ví như “thám tử”), tức là các tư liệu lịch sử, sau đó khai thác, phân tích, phê phán,...về các tư liệu đó, giải thích và trình bày lại lịch sử theo cách của mình.
4. Tư liệu gốc
- Là tư liệu cung cấp những thông tin đầu tiên và trực tiếp về sự kiện hoặc thời kì lịch sử nào đó. Đây là nguồn tư liệu đáng tin cậy nhất khi tìm hiểu lịch sử.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
	a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa và hoàn thiện về nội dung kiến thức đã được tìm hiểu ở hoạt động hình thành kiến thức mới.
	b. Tổ chức thực hiện:
	Trò chơi “ Ai nhanh – Ai đúng”
	Câu 1: HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
	(H. Bia chủ quyền biển đảo Trường Sa tại đảo Nam Yết)
	- Cho biết đây thuộc loại tư liệu lịch sử gì?
Đáp án: - Đây thuộc loại tư liệu chữ viết
Câu 2: Theo em, đoạn tư liệu và các H2,3,4,5 trong bài học; hình ảnh tư liệu nào thuộc tư liệu gốc? 
	Đáp án: Đoạn tư liệu và H2,3,4 là tư liệu gốc
	Câu 3: H4 ngoài là tư liệu chữ viết còn có thể là loại tư liệu nào?
	Đáp án: Ngoài là tư liệu chữ viết, H4 còn thuộc loại tư liệu hiện vật
	- GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
	a. Mục tiêu: Nhằm giúp HS vận dụng kiến thức mới đã lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập, cuộc sống.
	b. Tổ chức thực hiện:
	GV yêu cầu HS về nhà hỏi ông bà, cha mẹ trả lời câu hỏi: (HS có thể lựa chọn 1 trong 2 câu sau); 
	Câu 1: Ở nhà em hoặc nơi em sinh sống có những hiện vật nào có thể giúp tìm hiểu lịch sử? Hãy giới thiệu ngắn gọn 1 hiện vật mà em thích.
	Câu 2: Hãy viết 1 đoạn văn ngắn về lịch sử ngôi trường em đang học (Tên ngôi trường, thành lập từ khi nào? Thay đổi như thế nào theo thời gian?....)
	- HS trình bày sản phẩm, kết quả 
	Dự kiến sản phẩm: 
Yêu cầu
Sản phẩm
Câu 1: Ở nhà em hoặc nơi em sinh sống có những hiện vật nào có thể giúp tìm hiểu lịch sử? Hãy giới thiệu ngắn gọn 1 hiện vật mà em thích.
- Có thể kể những vật quen thuộc như: bình gốm, mâm đồng, bút, sách, vở , các công cụ lao động 
- Các công trình kiến trúc: chùa chiền, đền, miếu hoặc 1 con người cụ thể .
Câu 2: Hãy viết 1 đoạn văn ngắn về lịch sử ngôi trường em đang học (Tên ngôi trường, thành lập từ khi nào? Thay đổi như thế nào theo thời gian?....)
- Tùy theo năng lực của HS, chỉ cần HS viết được 5-7 dòng, nội dung đầy đủ theo yêu cầu không sai lỗi dùng từ, đặt câu.. (Có thể cho HS về nhà hoàn thiện)
	- GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS.
	5. Hướng dẫn học bài:
	- Bài cũ: 
	+ Học bài, nắm được nội dung mục bài 2 theo sgk kết hợp vở ghi;
	+ Tiếp tục sưu tầm, tìm hiểu những tư liệu lịch sử có tại quê hương em. 
	- Bài mới: Đọc và trả lời câu hỏi bài 3 sgk.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_lop_6_bai_2_dua_vao_dau_de_biet_va_phuc_dung.docx