Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Bài 24: Nước Cham-Pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X - Đinh Sỹ Quốc

Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Bài 24: Nước Cham-Pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X - Đinh Sỹ Quốc

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Phẩm chất,

năng lực Yêu cầu cần đạt STT

1. Năng lực lịch sử

Tìm hiểu

lịch sử - Biết được quá trình thành lập và phát triển của nước Cham-pa.

- Nêu được những thành tựu nổi bật vê kinh tế, văn hóa của Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

 1

Nhận thức và tư duy lịch sử - Học sinh nhận thấy người Chăm là thành viên của đại gia đình dân tộc Việt Nam 2

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học - Mối quan hệ gắn bó về lịch sử, văn hóa giữa người Chăm và người Việt qua các giai đoạn.

- Đánh và nhận xét được những thành tựu về kinh tế, văn hóa của Cham-pa. 3

2. Năng lực chung

Tự chủ và tự học Chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao và hỗ trợ các bạn trong nhóm. 4

Giao tiếp và hợp tác Giao tiếp và hợp tác với các bạn trong nhóm. 5

3. Phẩm chất

Chăm chỉ Tích cực tìm hiểu thông tin liên quan đến các nhiệm vụ được giao và thực hiện các yêu cầu của GV một cách sáng tạo 6

Trách nhiệm Học sinh có trách nhiệm trong hoạt động nhóm. 7

 

docx 5 trang tuelam477 5790
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Bài 24: Nước Cham-Pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X - Đinh Sỹ Quốc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 24 : NƯỚC CHAM-PA TỪ THẾ KỈ II ĐẾN THẾ KỈ X
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Phẩm chất, 
năng lực
Yêu cầu cần đạt
STT
Năng lực lịch sử
Tìm hiểu 
lịch sử
- Biết được quá trình thành lập và phát triển của nước Cham-pa.
- Nêu được những thành tựu nổi bật vê kinh tế, văn hóa của Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X
1
Nhận thức và tư duy lịch sử
- Học sinh nhận thấy người Chăm là thành viên của đại gia đình dân tộc Việt Nam
2
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
- Mối quan hệ gắn bó về lịch sử, văn hóa giữa người Chăm và người Việt qua các giai đoạn. 
- Đánh và nhận xét được những thành tựu về kinh tế, văn hóa của Cham-pa. 
3
2. Năng lực chung
Tự chủ và tự học
Chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao và hỗ trợ các bạn trong nhóm. 
4
Giao tiếp và hợp tác
Giao tiếp và hợp tác với các bạn trong nhóm.
5
3. Phẩm chất
Chăm chỉ
Tích cực tìm hiểu thông tin liên quan đến các nhiệm vụ được giao và thực hiện các yêu cầu của GV một cách sáng tạo
6
Trách nhiệm
Học sinh có trách nhiệm trong hoạt động nhóm.
7
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
Giáo viên.
- Giáo án
- Lược đồ : “Giao Châu và Cham-pa giữa TK VI đến thế kỉ X”.
- Sưu tập tranh, ảnh về đền, tháp Cham-pa.
2. Học sinh: 
- Đọc bài và soạn bài trước ở nhà.
- Sách, vở, đồ dùng có liên quan đến bài học.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
Hoạt động học
(thời gian)
Mục tiêu
Nội dung dạy học trọng tâm
PP/KTDH chủ đạo
Phương án đánh giá
Ghi chú
Hoạt động Khởi động: 
(4 phút)
Tạo hứng thú học tập cho HS đi vào tìm hiểu chủ đề.
Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề.
Hoạt động 1:Nước cham-pa độc lập ra đời
(12 phút)
HS trình bày được quá trình thành lập và phát triển của nước Cham-pa.
- HS tìm hiểu hoàn cảnh ra đời nước Cham-pa độc lâp.
- Quá trình mở rộng lãnh thổ của nước Cham-pa.
 hoạt động cá nhân, cặp đôi, sử dụng đồ dùng trực quan.
Hoạt động 2: Tình hình kinh tế, văn hóa Cham-pa từ TK II đến TK X.
(15 phút)
Những thành tựu nổi bật về kinh tế và văn hóa của Cham-pa từ TK II đến TK X.
- Tìm hiểu các ngành kinh tế chính của cư dân Cham-pa,
- Đời sống văn hóa tín, ngưỡng của cư dân Cham-pa .
- Kiến trúc của người Chăm.
- Mối quan hệ giao lưu với người Việt.
HS hoạt động cấ nhân, nhóm.
Hoạt động luyện tập
(6 phút)
Hệ thống hóa kiến thức, cũng cố và hoàn thiện KTKN của toàn bài để từ đó HS có cái nhìn tổng thể về nhà nước Cham pa
Hệ thống hóa và cũng cố kiến thức ở mục 1 và 2.
Hoạt động cá nhân.
Hoạt động vận dụng và mở rộng.
(8 phút)
 Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập. HS đánh giá, nhận xét 
Hoạt động cá nhân.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho HS đi vào tìm hiểu chủ đề.
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề.
3. Phương tiện: Máy chiếu. 
- Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh sau và nêu nhiệm vụ:
Các hình ảnh trên nhắc đến những địa danh nào nổi tiếng trên đất nước ta?
- Bước 2 : Học sinh suy nghĩ và trả lời.
- Bước 3: GV dẫn dắt vào bài và tổ chức các hoạt động cho HS sau này.
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nước Cham-pa độc lập ra đời.
Mục tiêu : HS trình bày được quá trình thành lập và phát triển của nước Cham-pa.
Phương pháp và kĩ thuật dạy học : Tổ chức cho HS hoạt động cá nhân, cặp đôi, sử dụng đồ dùng trực quan.
 - HS huy động hiểu biết đã có của bản thân và khai thác thông tin lược đồ để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
c) Phương tiện : Tranh ảnh lịch sử, tập bản đồ và lược đồ.
d) Tiến trình hoạt động
Giao nhiệm vụ : HS quan sát lược đồ Hình 51 - Lược đồ Châu Giao và Chăm-pa, xác định trên lược đồ địa danh và vùng đất nước Cham-pa, kinh đô nước Cham-pa (phương pháp dạy học sử dụng đồ dùng trực quan - Khai thác lược đồ )
Thực hiện nhiệm vụ : HS thực hiện nhiệm vụ giáo viên giao. Gv quan sát, trợ giúp HS có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Báo cáo kết quả, trao đổi và thảo luận : GV có thể gọi HS trình bày trên bản đồ. HS lắng nghe, thảo luận thêm, bổ sung, chỉnh sửa.
Đánh giá : GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung.
 - Hoàn cảnh ra đời : Vào TK II nhà Hán suy yếu, Khu Liên đã lãnh đạo nhân dân Tượng Lâm nổi dạy giành độc lập (192 - 193), Khu Liên tự xưng là vua, đặt tên nước là Lâm Ấp.
 - Quá trình phát triển : Các vua Lâm Ấp dùng sức mạnh quân sự mở rộng lãnh thổ về phía Bắc và phía Nam, sau đó đổi tên nước thành Cham-pa, đóng đô ở Sin-ha-pu-ra(Trà Kiệu- Quảng Nam).
Tìm hiểu về kinh tế, văn hóa xã hội nước Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X.
Mục tiêu : HS trình bày được những nét chính về tình hình KT-VH của nhà nước Cham-pa
Phương pháp và kĩ thuật dạy học : Tổ chức cho HS hoạt động cấ nhân, nhóm.
Nhiệm vụ : Đọc thông tin và kết hợp quan sát tranh ảnh trả lời các câu hỏi trang 63.
Cách tiến hành hoạt động :
Giao nhiệm vụ :Yêu cầu hs quan sát Hình 52 - Khu thánh địa Mĩ Sơn (Quảng Nam) và Hình 53 Tháp Chăm (Phan Rang) trong tài liệu hướng dẫn HS. Sau đó GV sử dụng Phương pháp.trao đổi đàm thoại, hướng dẫn HS trao đổi đàm thoại để trả lời các câu hỏi sau : 
- Hãy cho biết các ngành kinh tế chính của cư dân Cham-pa, qua đó nhận xét về trình độ phát triển kinh tế của cư dân Cham-pa.
- Đời sống văn hóa tín, ngưỡng của cư dân Cham-pa như thế nào ?
- Nhận xét kiến trúc của người Chăm ?
- Hãy cho biết những biểu hiện mối quan hệ chặt chẽ giũa người Chăm với các cư dân Việt ?
HS thực hiện nhiệm vụ : 
 - HS thực hiện nhiệm vụ GV giao.
 - Gv quan sát, trợ giúp HS có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Báo cáo kết quả, trao đổi, thao luận :
 - Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, thống nhất nhóm, GV có thể gọi hs trình bày sản phẩm của nhóm mình.
 - HS lắng nghe, thảo luận thêm, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của nhóm.
Đánh giá : GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung.
Kinh tế : 
 - Nông Nghiệp : 
 - Sử dụng công cụ bắng sắt, sức kéo trâu bò trong sản xuất.
- Trồng lúa hai vụ, làm ruộng bậc thang, trồng cây ăn quả, 
- Chăn nuôi, đánh cá, khai thác rừng, 
 - Thủ công nghiệp : làm gốm, dệt vải, 
 - Thương nghiệp : buôn bán với Giao Châu, Trung Quốc, Ấn Độ, 
Văn hóa :
- Chữ viết : từ TK IV người Cham-pa đã có chữ viết riêng, bắt nguồn từ chữ Phạn (Ấn Độ).
- Tôn Giáo : đạo Bà La Môn và đạo Phật.
- Tín ngưỡng : có tục hỏa táng người chết, ở nhà sàn và ăn trầu cau.
- Kiến trúc : có nên kiến trúc đặc sắc, độc đáo như tháp Chăm, đền, tượng, thánh địa Mĩ Sơn.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Mục tiêu Hệ thống hóa kiến thức, cũng cố và hoàn thiện KTKN của toàn bài để từ đó HS có cái nhìn tổng thể về nhà nước Cham pa 
 Nhiệm vụ: HS thực hành làm bài tập 
 Phương tiện : phiếu học tập
Các bước tiến hành GV in cho các em mẫu phiếu lập bảng thống kê về quốc gia Cham-pa theo nội dung sau: 
Quốc gia
Cham-pa
Hoàn cảnh ra đời
Thể chế chính trị
Các ngành kinh tế chính
Văn hoá
GV động viên các em không nhìn vào tài liệu để lập bảng mà biểu đạt bằng sự hiểu biết của mỗi em.
Báo cáo với thầy/cô giáo kết quả những việc em đã làm.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, MỞ RỘNG.
Mục tiêu : Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập. HS đánh giá, nhận xét 
Phương pháp và kĩ thuật dạy học : HS làm việc cá nhân, trong quá trình thực hiện có thể trao đổi những thắc mắc với các bạn hoặc giáo viên.
Cách tiến hành :
HS trả lời câu hỏi.: Những di sản văn hóa của Người Chăm để lại đến ngày nay phản ánh sự phát triển của ngành nào? Theo em cần phải làm gì để gìn giữ và phát triển những di sản văn hóa đó?

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_lop_6_bai_24_nuoc_cham_pa_tu_the_ki_ii_den_t.docx