Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Đông (Bản hay)

Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Đông (Bản hay)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

 - Nêu được sự xuất hiện các quốc gia cổ đại ở phương Đông (thời gian, địa điểm).

 - Trình bày sơ lược về tổ chức và đời sống xã hội ở các quốc gia cổ đại.

2. Kĩ năng:

 - Quan sát tranh ảnh và hiện vật, rút ra nhận xét cần thiết, sử dụng đồ dùng trực quan.

3. Thái độ:

 - HS cần hiểu được : xã hội cổ đại phát triển cao hơn xã hội nguyên thuỷ, xã hội này bắt đầu có sự bất bình đẳng, phân chia giai cấp, phân biệt giàu nghèo, đó là nhà nước quân chủ chuyên chế

4. Định hướng các năng lực hình thành

Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực tự học.

II. Chuẩn bị của GV và HS:

1. Chuẩn bị của GV:

- Sgk, sgv, chuẩn kiến thức, sử sụng tranh sgk. Ảnh các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây, lươc đồ sgk

2. Chuẩn bị của HS:

Đọc bài trước ở nhà.

III.Tổ chức các hoạt động học tập:

1. Ổn định lớp: GV kiểm tra sĩ số HS (1phút)

2. Kiểm tra bài cũ : (5phút)

 Hỏi: - Đời sống của người tinh khôn có những điểm nào tiến bộ hơn so với người tối cổ?

 - Tác dụng của công cụ kim loại đối với cuộc sống con người ?

 

docx 9 trang Hà Thu 30/05/2022 3160
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Đông (Bản hay)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần dạy: 6
Tiết theo PPCT: 6
Ngày soạn 
Bài 4 :CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức: 
	- Nêu được sự xuất hiện các quốc gia cổ đại ở phương Đông (thời gian, địa điểm).
	- Trình bày sơ lược về tổ chức và đời sống xã hội ở các quốc gia cổ đại.
2. Kĩ năng: 
	- Quan sát tranh ảnh và hiện vật, rút ra nhận xét cần thiết, sử dụng đồ dùng trực quan...
3. Thái độ:
	- HS cần hiểu được : xã hội cổ đại phát triển cao hơn xã hội nguyên thuỷ, xã hội này bắt đầu có sự bất bình đẳng, phân chia giai cấp, phân biệt giàu nghèo, đó là nhà nước quân chủ chuyên chế
4. Định hướng các năng lực hình thành
Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực tự học.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Chuẩn bị của GV:
- Sgk, sgv, chuẩn kiến thức, sử sụng tranh sgk. Ảnh các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây, lươc đồ sgk
2. Chuẩn bị của HS:
Đọc bài trước ở nhà.
III.Tổ chức các hoạt động học tập:
1. Ổn định lớp: GV kiểm tra sĩ số HS (1phút)
2. Kiểm tra bài cũ : (5phút) 
 Hỏi: - Đời sống của người tinh khôn có những điểm nào tiến bộ hơn so với người tối cổ? 
 - Tác dụng của công cụ kim loại đối với cuộc sống con người ?
3.1.Hoạt động khởi động (2’)
Mục tiêu: Định hướng nội dung kiến thức của bài
Phương thức: hoạt động nhóm; 
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
GV giới thiệu bài: Ngay sau khi công xã nguyên thuỷ dần dần tan rã, trong thời kỳ cổ đại con người đã tập hợp thành các quốc gia đã chia thành hai khu vực Phương Đông và Phương Tây. Vậy các quốc gia cổ đại phương Đông bao gồm những nước nào? Xuất hiện từ bao giờ, có những dặc điểm gì về kinh tê, xã hội, kinh tế, chính trị?
3.2 Hoạt động hình thành kiến thức (20’)
 Hoạt động 1: Các quốc gia cổ đại phương Đông đã được hình thành ở đâu và từ bao giờ? (10 phút)
Mục tiêu: Nêu được sự xuất hiện các quốc gia cổ đại ở phương Đông (thời gian, địa điểm).
Phương thức: hoạt động cá nhân.
 Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
3. Bài mới: 
- Tổ chức hoạt động:	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
GV cho HS quan sát Ảnh các quốc gia cổ đại phương Đông 
GV cho HS quan sát H.10 T 14
Gọi HS đọc thông tin sgk
GV đề dẫn: Khi công cụ kim loại ra đời sản xuất phát triển thì xã hội nguyên thuỷ tan rã, xã hội có giai cấp và nhà nước ra đời
Tích hợp GDMT: Hỏi: Các quốc gia cổ đại phương Đông ra đời ở đâu? Từ bao giờ?
Hỏi: Tại sao lại ra đời ở các dòng sông lớn?
Hỏi: Họ sống bằng nghề nào là chính?
Tích hợp GDMT: Hỏi: Muốn cho nông nghiệp đạt năng suất cao họ đã phát huy khả năng gì?
GV giảng: Nhờ có đất phù sa màu mỡ và nước tưới đầy đủ, sản xuất nông nghiệp cho năng suất cao, lương thực dư thừa.
Hỏi:Để thấy rõ hơn và hiểu rõ hơn về quang cảnh lao động của người thời cổ phương Đông như thế nào các em quan sát hình 8/11.
Hỏi:Vậy qua tìm hiểu, em hãy tìm xem Việt Nam có những nét gì tương đồng với các quốc gia này?
GV giảng: Sản xuất phát triển => sản phẩm dư thừa dẫn đến xã hội xã hội có giai cấp => nhà nước ra đời. Xã hội nguyên thuỷ đầu tiên dần dần tan rã và thay vào đó là xã hội có giai cấp -> Đó cũng chính là xã hội cổ đại phương Đông.
GVKL:Ở lưu vực các con sông lớn, điều kiện kinh tế thuận lợi, là cơ sở để hình thành nên các quốc gia cổ đại phương Đông, kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Vậy XH của họ bao gồm những tầng lớp nào 
- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm, hoạt động của HS và chốt.
HS quan sát 
HS quan sát
HS đọc
HS lắng nghe
- Cuối thiên niên kỷ thứ IV đầu thiên niên kỉ thứ III TCN các quốc gia cổ đại phương đông được ra đời ở Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Quốc, Ấn Độ, trên lưu vực các con sông lớn.
- Đất đai màu mỡ nước có đủ quanh năm, dễ trồng trọt
-Trồng lúa.
-Làm thuỷ lợi: đắp đê, đào kênh, máng dẫn nước và ruộng.
HS lắng nghe
- Bức tranh miêu tả cảnh lao động nông nghiệp của người nông dân Ai Cập.
- Nhà nước Văn Lang ( Việt Cổ ) ra đời từ rất sớm ở những vùng trung tâm kinh tế cũng nằm ở khu vực các con sông: Sông Hồng, sông Cả, sông mã. Các di chỉ khảo cổ. Trồng lúa nước.
HS lắng nghe 
HS lắng nghe
1. Các quốc gia cổ đại phương Đông đã được hình thành ở đâu và từ bao giờ? 
- Trên lưu vực các dòng sông lớn, cuối TNK IV đầu TNK III TCN hình thành các quốc gia cổ đại: Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc
- Nông nghiệp trở thành ngành kinh tế chính
- Biết làm thuỷ lợi: đắp đê, đào kênh, máng dẫn nước và ruộng.
Hoạt động 2: Xã hội cổ đại Phương Đông bao gồm những tầng lớp nào? (13 phút)
Mục tiêu: sơ lược về tổ chức và đời sống xã hội ở các quốc gia cổ đại.
Phương thức: hoạt động cá nhân. 
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sửa. 
Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Gọi HS đọc thông tin sgk
- GV tổ chức hoạt động và giao nhiệm vụ cho HS
Hỏi: Kinh tế chính của các quốc gia cổ đại Phương Đông là gì?
Hỏi: Ai là là người chủ yếu tạo ra của cải nuôi sống xã hội?
Hỏi: Nông dân canh tác như thế nào.
 Hỏi: Ngoài quí tộc và nông dân, xã hội cổ đại phương Đông còn tầng lớp nào hầu hạ, phục dịch cho nhà vua? 
Hỏi: Xã hội cổ đại Phương Đông có những tầng lớp nào?
Hỏi: Nô lệ sống khốn khổ như vậy họ có cam chịu không?
Hỏi: Nô lệ nổi dậy, giai cấp thống trị đã làm gì để ổn định xã hội ?
Cho HS quan sát hình 9 và tìm hiểu về bộ luật hamurabi và thần Samat đang trao bộ luật cho vua Hamuarabi.
Cho HS đọc chữ in ngiêng Đ42 – 43.
Hỏi: Trong hai điều luật, người cày thuê ruộng phải làm những gì ?
Hỏi: Bộ luật này bảo vệ quyền lợi cho tầng lớp nào?
GV giảng thêm: Bộ luật Hammurabi là bộ luật đầu tiên xuất hiện ở các quốc gia cổ đại phg Đông, bảo vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị.
 - GV nhận xét, đánh giá sản phẩm, hoạt động của HS và chốt.
GV chuyển ý: Trong xã hội cổ đại Phương Đông đã hình thành các tầng lớp, quyền hành đều tập trung vào trong tay vua. vậy đến đây nhà nước dã được hình thành chưa? Đó là nhà nước nào ?
HS đọc thông tin sgk
- HS tiếp nhận nhiệm vụ được giao.
- Cá nhân nghiên cứu tài liệu, đại diện báo cáo kết quả, các cá nhân còn lại nhận xét, bổ sung.
- Kinh tế nông nghiệp là chính
- Nông dân là người nuôi sống xã hội
- Họ nhận ruộng đất công xã cày cấy và nộp 1 phần thu hoạch cho quý tộc (vua, quan, chúa đất) và thực hiện chế độ lao dịch nặng nề. (lao động bắt buôc phục vụ không công cho quí tôc và chúa đất)
- Nô lệ, cuộc sống của họ rất cực khổ.
- Các tầng lớp XH: gồm 3 tầng lớp chính.
+ Nông dân công xã là tầng lớp đông đảo và là tầng lớp sản xuất chính trong xã hội.
+ Quý tộc là tầng lớp có nhiều của cải, quyền thế bao gồm vua, quan lại và tăng lữ.
+ Nô lệ: là những người hầu hạ, phục dịch cho quý tộc.
- Không, họ đã vùng dậy đấu tranh
- Tầng lớp thống trị đàn áp dân chúng và cho ra đời bộ luật khắc nghiệt, mà điển hình là luật Hammurabi (Khắc đá)
HS quan sát
HS đọc 
- Nhà nước quan tâm và khuyến khích phát triển nông nghiệp buộc người nông dân phải tích cực cày cấy không được bỏ ruộng hoang trả lại ruộng cho chủ.
- Bảo vệ tầng lớp của nhà vua, quí tộc.
HS lắng nghe
HS lắng nghe
2. Xã hội cổ đại Phương Đông
- Xã hội có 3 tầng lớp chính:
+ Nông dân 
+ Quý tộc 
+ Nô lệ
 Hoạt động 3: Nhà nước chuyên chế cổ đại Phương Đông (10 phút)
Mục tiêu: Giải thích được thế nào là chế độ chuyên chế cổ đại.
Phương thức: hoạt động cá nhân. 
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sửa. 
Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Yêu cầu học sinh đọc phần 3 SGK
- GV tổ chức hoạt động và giao nhiệm vụ cho HS
Hỏi: Đứng đầu nhà nước là ai? Giúp việc cho vua là người, cơ quan nào? 
Hỏi: Dưới quan lại, địa chủ là ai ? 
Hỏi: Tầng lớp thấp nhất trong xã hội là ai ? 
 Hỏi: Em nhận thấy quyền hành của vua như thế nào?
GV giảng thêm:
- Trung Quốc vua được coi là thiên tử (con trời)
- Ai Cập: gọi là Pha-ra-ông – ngôi nhà lớn.
- Lưỡng Hà: là các En-ri (người đứng đầu) 
Hỏi: Giúp việc cho vua là tầng lớp nào? 
Hỏi: Nhiệm vụ của quý tộc?
GV giảng thêm: Họ tham gia vào việc chính trị và có quyền hành, thậm chí lấn quyền vua.
Hỏi: Em có nhận xét gì về bộ máy hành chính của các nước phương Đông?
GV giảng thêm: Một nhà nước mà quyền hành đều tập trung vào tay vua thì đó là nhà nước quân chủ chuyên chế.
GVHDHS vẽ 1 sơ đồ đơn giản về tổ chức nhà nước.
- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm, hoạt động của HS và chốt.
 học sinh đọc phần 3 SGK
- HS tiếp nhận nhiệm vụ được giao.
- Cá nhân nghiên cứu tài liệu, đại diện báo cáo kết quả, các cá nhân còn lại nhận xét, bổ sung.
- Vua, dưới vua là quí tộc
- Nông dân 
- Nô lệ 
- Tập trung vào tay vua, vua có quyền hành cao nhất, ở phương Đông vua có quyền hành tối cao
HS lắng nghe 
- Tầng lớp quý tộc.
- Thu thuế, xây dựng cung điện, đền tháp và chỉ huy quân đội.
HS lắng nghe 
- Bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương còn đơn giản và do quý tộc nắm giữ.
HS lắng nghe 
 Vua
Qúy tộc (Quan lại)
 Nông dân
 Nô lệ
-Vua nắm mọi quyền hành : đặt ra luật pháp và chỉ huy quân đội....
- Bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương, giúp vua thu thuế, xây dựng cung điện, đền tháp và chỉ huy quân đội là tầng lớp quý tộc.
 3.3. Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu:
Xác định được vị trí các quốc gia cổ đại phương trên bản đồ.
Nắm được điều kiện tự nhiên, kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Đông.
Trình bày được các giai cấp chính, thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại phương Đông. Biết được thế nào là nhà nước chuyên chế cổ đại, chế độ chiếm hữu nộ lệ.
- Phương thức:
+ Phát vấn, câu hỏi, bài tập 
+ Hoạt động cá nhân	
- GV yêu cầu HS dựa vào Lược đồ các quốc gia cổ đại xác định vị trí các quốc gia cổ đại phương Đông và trả lời câu hỏi:
+ Về điều kiện tự nhiên, kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Đông so với phương Tây.
- HS dựa vàoLược đồ các quốc gia cổ đại, sử dụng kiến thức đã học xác định vị trí các quốc gia cổ đại và trả lời câu hỏi: 
+ Kể tên các tầng lớp, giai cấp chính trong xã hộicổ đại phương.
- Gợi ý sản phẩm:
	HS xác định vị trí các quốc gia cổ đại phương Đông trên lược đồ.
Những điểm khác nhau về điều kiện tự nhiên, kinh tế: 
Các quốc gia cổ đại Phương Đông
Điều kiện tự nhiên
Nằm trên lưu vực các sông lớn. Đất đai phù sa màu mỡ, gần nguồn nước tưới, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và sinhsống.
- Dễ bị lũ lụt, gây mất mùa.
Kinh tế
Kinh tế chính là nông nghiệp, ngoài ra còn có ngànhthủ công nghiệp.
- GV yêu cầu 1 HS trình bày, HS còn lại nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của HS
- GV yêu cầu HS sử dụng kiến thức trả lời câu hỏi:
Kể tên các tầng lớp, giai cấp chính và thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại phương Đông. Thế nào là nhà nước chuyên chế cổ đại? 
- HS sử dụng kiến thức đã học, trao đổi bạn bên cạnh trả lời câu hỏi
- Gợi ý sản phẩm:
Các tầng lớp chính và thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại phương Đông: 
Nông dân công xã, Quý tộc; Nô lệ
Chế độ quân chủ chuyên chế
- GV yêu cầu 1 HS trình bày, HS còn lại nhận xét
- GV nhận xét, đánh giá
 3.4. Hoạt động vận dụng
Mục tiêu: Hiểu thêm về các quốc gia cổ đại phương Đông. Sử dụng kiến thức mới đã học để giải quyết những vấn đề liên quan thực tiễn.
 Phương thức: phát vấn gợi mở, thuyết trình
Hoạt động cá nhân
GV giao nhiệm vụ cho HS: sử dụng kiến thức đã học, hiểu biết của HS và tìm hiểu lịch sử Việt Nam thời kì dựng nước trả lời các câu hỏi sau:
?Kể tên các quốc gia cổ ở Việt Nam. Điều kiện tự nhiên, kinh tế ở các quốc gia cổ Việt Nam có gì giống so với các quốc gia cổ đại phương Đông?
HS tìm hiểu tài liệu, trao đổi với HS khác, phụ huynh, thầy/cô trả lời yêu cầu câu hỏi 
Gợi ý sản phẩm:
HS có thể viết báo cáo thuyết trình trước lớp hay trình chiếu tranh ảnh miêu tả trước lớp
Các quốc gia cổ ở Việt Nam:Văn Lang-Âu Lạc, Chămpa, Phù Nam. 
Điều kiện tự nhiên, kinh tế ở các quốc gia cổ Việt Nam: trên các lưu vực sông lớn/ đồng bằng đất đai phù sa, màu mỡ. Kinh tế chính là nông nghiệp.
3.5. Hoạt động tìm tòi mở rộng 
Mục tiêu: Hiểu sâu sắc hơn về các quốc gia cổ đại phương Đông.
- Xác định được trách nhiệm của bản thân trong việc kế thừa, gìn giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa cổ đại của nhân dân phương Đông đã đạt được.
Phương thức: phát vấn, bài tập, thuyết trình
 Hoạt động cá nhân, nhóm
GV giao nhiệm vụ HS sưu tầm tư liệu:
+ Sưu tầm tư liệu vềXpac-ta-cut (chỉ huy khởi nghĩa nô lệ ở Rô ma năm 73-71 TCN) (Lịch sử thế giới cổ đại - Nxb Giáo dục Việt Nam)
 Gợi ý sản phẩm:
Xpactacut là nô lệ đấu sĩ người xứ Tơraxơ (Hy Lạp), trước đây đã từng cùng người Hy Lạp chống Rô ma, bị bắt làm tù binh và biến thành một nô lệ đấu sĩ.
Năm 75 TCN, 200 đấu sĩ thuộc đấu trường Batiata ở Capu định bỏ trốn. Kế hoạch bị bại lộ, gần 80 nô lệ đấu sĩ trốn lên núi Vêduvơ. Họ bầu Xpactacut làm chỉ huy. 
*Hướng dẫn học tập: (1phút )
 - Học bài 
	 - Trả lời những câu hỏi Sgk, nắm vững các thuật ngữ cuối trang 12 Sgk.
Phường 8, ngày tháng năm 2020
Kí duyệt của Tổ trưởng
Nguyễn Văn Chơn
	 - Sưu tầm tranh ảnh về công trình kiến trúc của các quốc gia cổ đại Phương Đông. (Kim tự tháp,Vạn lý trường thành...) 
	 - Xem trước bài: “Các quốc gia cổ đại phương Tây” 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_lop_6_bai_4_cac_quoc_gia_co_dai_phuong_dong.docx