Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 19: Kiểm tra 45 phút - Năm học 2019-2020
MT.
- Nhằm kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức phần lịch sử thế giới và lịch sử VN thời nguyên thủy trong học kì I, lớp 6 so với yêu cầu của chương trình. Từ kết quả kiểm tra các em tự đánh giá mình trong việc học tập nội dung trên, từ đó điều chỉnh hoạt động học tập trong các nội dung sau.
- Thực yêu cầu trong phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Đánh giá quá trình giảng dạy của giáo viên, từ đó có thể điều chỉnh phương pháp, hình thức dạy học nếu thấy cần thiết. Có những đánh giá để chuẩn bị nội dung ôn thi học kì I.
1/ Kiến thức:
Nắm vững kiến thức phần LSTG cổ đại: xã hội nguyên thủy, các quốc gia cổ đại Phương Đông, phương Tây; buổi đầu lịch sử trên đất nước ta: thời nguyên thủy, đời sống của người nguyên thủy.
2/ Kĩ năng:
HS phải có các kĩ năng viết bài kiểm tra tự luận, kĩ năng trình bày bày, kĩ năng lựa chọn kiến thức để phân tích, kĩ năng lập luận.
3/ Tình cảm:
Học sinh bộc lộ được thái độ, tình cảm đối với các sự kiện, nhân vật lịch sử.
KIỂM TRA 1 TIẾT Ngày soạn: 07/10/2019 Tiết: 19 Tuần: 10 I. MT. - Nhằm kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức phần lịch sử thế giới và lịch sử VN thời nguyên thủy trong học kì I, lớp 6 so với yêu cầu của chương trình. Từ kết quả kiểm tra các em tự đánh giá mình trong việc học tập nội dung trên, từ đó điều chỉnh hoạt động học tập trong các nội dung sau. - Thực yêu cầu trong phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Đánh giá quá trình giảng dạy của giáo viên, từ đó có thể điều chỉnh phương pháp, hình thức dạy học nếu thấy cần thiết. Có những đánh giá để chuẩn bị nội dung ôn thi học kì I. 1/ Kiến thức: Nắm vững kiến thức phần LSTG cổ đại: xã hội nguyên thủy, các quốc gia cổ đại Phương Đông, phương Tây; buổi đầu lịch sử trên đất nước ta: thời nguyên thủy, đời sống của người nguyên thủy. 2/ Kĩ năng: HS phải có các kĩ năng viết bài kiểm tra tự luận, kĩ năng trình bày bày, kĩ năng lựa chọn kiến thức để phân tích, kĩ năng lập luận. 3/ Tình cảm: Học sinh bộc lộ được thái độ, tình cảm đối với các sự kiện, nhân vật lịch sử. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: trắc nghiệm + tự luận. III. THIẾT LẬP MA TRẬN. Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tổng cộng Chủ đề, Chương, bài TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Khái quát lịch sử thế giới nguyên thủy và cổ đại. 1. Xã hội nguyên thủy. - Biết được dấu vết của Người tối cổ. - Biết được tổ chức xã hội của Người tinh khôn. Số câu Số điểm Tỉ lệ 2 1 đ 1% 2 1 10% 2. Xã hội cổ đại. - Biết được địa điểm hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông, phương Tây. - Biết được tên các quốc gia cô đại phương Tây. - Biết được công trình kiến trúc nổi tiếng ở Ai Cập. Trình bày được những thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Đông. So sánh được điểm khác nhau giữa các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây Số câu Số điểm Tỉ lệ 4 2 20% 1 1 10% 1 2 20% 6 5 50% Lịch sử VN từ nguồn gốc đến thế kỉ X. 1. Buổi đầu lịch sử nước ta. - Hiểu được điểm mới trong đời sống xã hội và đời sống tinh thần của người nguyên thủy. - Hiểu được ý nghĩa của việc chôn công cụ sản xuất theo người chết., biết trồng trọt và chăn nuôi của người nguyên thủy. - Lập được bảng thống kê về dấu tích của Người tinh khôn trên đất nước ta. Số câu Số điểm Tỉ lệ 4 2 20% 1 2 20% 5 4 40% Tổng SC Tổng SĐ Tỉ lệ 6 3 30% 1 1 10% 4 2 20% 1 2 20% 1 2 20% 13 10 100% IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA. A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (5 ĐIỂM) Khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất Câu 1. Dấu vết của Người tối cổ được tìm thấy ở A. Đông Phi, Gia-va, Bắc Kinh. B. Bắc Kinh, Thanh Hóa, Tây Phi. C. Đông Phi, Bắc Kinh, Đồng Nai. D. Gia-va, Nghệ An, Thái Nguyên. Câu 2. Tổ chức xã hội của Người tinh khôn là A. bộ lạc B. mẫu hệ C. bầy người D. nhóm nhỏ Câu 3. Ý nào dưới đây không đúng về sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Tây. A. trên bán đảo Italia. B. trên bán đảo Ban căng. C. ven Thái Bình Dương. D. ven biển Địa Trung Hải. Câu 4. Khoảng đầu thiên niên kỉ I, đã hình thành hai quốc gia và Rô-ma. A. Ấn Độ B. Hy Lạp C. Lưỡng Hà D. Trung Quốc Câu 5. Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành ở A. vùng đồi núi. B. đảo và ven biển. C. các vùng đất rộng. D. lưu vực những dòng sông lớn Câu 6. .là công trình kiến trúc nổi bật ở Ai cập. A. Kim Tự Tháp. B. đền Pác-tê-nông. C. thành Ba-bi-lon. D. đấu trường Cô-li-dê. Câu 7. Điểm mới trong đời sống xã hội của người nguyên thủy là. A. sống định cư lâu dài. B. làm nhà lợp bằng lá cây hoặc cỏ. C. số lượng người tăng lên ngày càng đông. D. tổ chức xã hội theo chế độ thị tộc mẫu hệ. Câu 8. Ý nào dưới đây không đúng về điểm mới trong đời sống tinh thần của người nguyên thủy. A. biết làm đồ trang sức. B. làm đồ gốm, làm nhà để ở. C. chôn công cụ theo người chết. D. vẽ hình trên vách hang động. Câu 9. Việc chôn công cụ sản xuất theo người chết chứng tỏ A. chế độ tư hữu xuất hiện. B. quan niệm tín ngưỡng xuất hiện. C. chia tài sản của các thành viên trong gia đình. D. công cụ lao động chế tạo được ngày càng nhiều. Câu 10. Ý nghĩa quan trọng nhất của việc người nguyên thủy biết trồng trọt và chăn nuôi A. giúp con người định cư lâu dài. B. tạo thêm được nhiều nguồn thức ăn. C. cuộc sống no đủ, bớt lệ thuộc thiên nhiên D. thể hiện quá trình phát triển lên xã hội văn minh. B. TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN (5 ĐIỂM) Câu 11 (1 điểm). Trình bày những thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Đông. Câu 12 (2 điểm). So sánh điểm khác nhau giữa các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây về địa điểm hình thành, đặc điểm kinh tế, các tầng lớp xã hội và tổ chức nhà nước. Câu 13 (2 điểm). Em hãy lập bảng thống kê về dấu tích của Người tinh khôn trên đất nước ta. V. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM. A. Trắc nghiệm khách quan (5 điểm): HS chọn đúng đáp án mỗi câu đạt 0,5 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án A D C B D A D B B A B. Trắc nghiệm tự luận (5 điểm): Câu 11 (1,0 điểm): - Biết làm lịch và dùng lịch âm: năm có 12 tháng, mỗi tháng có 29 hoặc 30 ngày,... (0,25 đ) - Sáng tạo ra chữ viết, gọi là chữ tượng hình. (0,25 đ) - Toán học: phát minh ra phép đếm đến 10 (0,25 đ) - Kiến trúc: Kim tự tháp (Ai Cập), thành Ba-bi-lon (Lưỡng Hà),... (0,25 đ) Câu 12 (2,0 điểm): HS so sánh đúng từng nội dung đạt 0,5 đ Nội dung Các quốc gia cổ đại phương Đông Các quốc gia cổ đại phương Tây Địa điểm hình thành Lưu vực sông Nin, Ơ-phơ-rát và Ti-gơ-rơ, sông Ấn và Hằng, sông Hoàng Hà và Trường Giang. Bán đảo Ban-Căng và I-ta-li-a. Đặc điểm kinh tế Nông nghiệp. Thủ công nghiệp, thương nghiệp. Các tầng lớp xã hội Nông dân, quý tộc, nô lệ. Chủ nô, nô lệ. Tổ chức nhà nước Nhà nước chuyên chế do vua đứng đầu. Nhà nước dân chủ chủ nô. Câu 13 (2,0 điểm): HS lập đúng mỗi giai đoạn đạt 1đ. Các giai đoạn Công cụ lao động Địa điểm Thời gian Giai đoạn đầu Chiếc rìu bằng hòn cuội, được ghè đẽo thô sơ, có hình thù rõ ràng. Maùi ñaù Ngöôøm (Thaùi Nguyeân), Sôn Vi (Phuù Thoï) Khoảng 3 – 2 vạn năm cách ngày nay. Giai đoạn phát triển Công cụ được mài ở lưỡi như rìu ngắn, rìu có vai, một số công cụ bằng xương, bằng sừng, đồ gốm Hòa Bình, Bắc Sơn (Lạng Sơn), Quỳnh Văn (Nghệ An), Hạ Long (Quảng Ninh)... Từ 12000 đến 4000 năm cách ngày nay. VI. THỐNG KÊ ĐIỂM. Điểm Lớp TSHS (0 →<3) (3 →<5) (5 →<7) (7 →<9) (9 - 10) 6/2 Tổng cộng VII. NHẬN XÉT ƯU, KHUYẾT ĐIỂM VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC. * Ưu điểm: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . * Khuyết điểm: . . . . . . . . . . . . . . . . . . * Biện pháp khắc phục: . . . . . . . .
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_6_tiet_19_kiem_tra_45_phut_nam_hoc_2019.doc