Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 - Chủ đề 1: Sơ lược mĩ thuật Việt Nam thời đại đồ đá, đồ đồng - Năm học 2019-2020 - Vũ Nhất Thiết

Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 - Chủ đề 1: Sơ lược mĩ thuật Việt Nam thời đại đồ đá, đồ đồng - Năm học 2019-2020 - Vũ Nhất Thiết

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:

 - Kiến thức: Hiểu được sơ lược về mĩ thuật Việt Nam thời đại Đồ đá, Đồ đồng.

 - Kĩ năng: Mô phỏng được hoa văn trên trống đồng Đông Sơn. Giới thiệu, nhận xét, nêu được cảm nhận về sản phẩm.

 - Thái độ:Cảm thụ được vẻ đẹp, có ý thức giữ gìn và trân trọng những giá trị nghệ thuật cha ông để lại.

2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển:

 - Năng lực quan sát, khám phá.

- Năng lực thực hành sáng tao.

- Năng lực cảm thụ thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. Giáo viên:

- Hình ảnh phù hợp với chủ đề:

+ Tranh, ảnh về một số hiện vật thời đại Đồ đá, Đồ đồng

+ Các tư liệu có liên quan đến mĩ thuật Việt Nam thời đại Đồ đá, Đồ đồng.

- Sách Học - Dạy mĩ thuật 6 theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

2. Học sinh:

- Sách học mĩ thuật lớp 6.

- Tranh, ảnh, tư liệu về mĩ thuật thời đại Đồ đá, Đồ đồng

- Giấy vẽ, bút chì, màu vẽ, kéo, hồ dán

 

doc 7 trang haiyen789 4410
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 - Chủ đề 1: Sơ lược mĩ thuật Việt Nam thời đại đồ đá, đồ đồng - Năm học 2019-2020 - Vũ Nhất Thiết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 1: SƠ LƯỢC MĨ THUẬT VIỆT NAM 
 THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ, ĐỒ ĐỒNG
Giới thiệu chung chủ đề: Chủ đề nhằm giúp học sinh hiểu được sơ lược về mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại, hướng dẫn học sinh mô phỏng được các họa tiết, hoa văn trên trống đồng Đông Sơn và biết áp dụng vào các bài trang trí phù hợp.
Thời lượng dự kiến thực hiện chủ đề: 3 tiết
Thời gian thực hiện: từ tuần 1 đến tuần 3
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
	- Kiến thức: Hiểu được sơ lược về mĩ thuật Việt Nam thời đại Đồ đá, Đồ đồng.
	- Kĩ năng: Mô phỏng được hoa văn trên trống đồng Đông Sơn. Giới thiệu, nhận xét, nêu được cảm nhận về sản phẩm.
	- Thái độ:Cảm thụ được vẻ đẹp, có ý thức giữ gìn và trân trọng những giá trị nghệ thuật cha ông để lại.
2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển:
	- Năng lực quan sát, khám phá.
- Năng lực thực hành sáng tao.
- Năng lực cảm thụ thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên:
- Hình ảnh phù hợp với chủ đề:
+ Tranh, ảnh về một số hiện vật thời đại Đồ đá, Đồ đồng
+ Các tư liệu có liên quan đến mĩ thuật Việt Nam thời đại Đồ đá, Đồ đồng.
- Sách Học - Dạy mĩ thuật 6 theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
2. Học sinh:
- Sách học mĩ thuật lớp 6.
- Tranh, ảnh, tư liệu về mĩ thuật thời đại Đồ đá, Đồ đồng
- Giấy vẽ, bút chì, màu vẽ, kéo, hồ dán 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Tình huống xuất phát/khởi động
Mục tiêu 
hoạt động
Nội dung, phương thức tổ chức
 hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
- Kiến thức: HS có những hiểu biết ban đầu về Mĩ thuật Việt Nam thời kỳ cổ đại. 
- Kĩ năng: HS biết phân tích, tổng hợp kiến thức. 
- Thái độ: Học sinh có tâm thế phấn khởi, hào hứng để bắt đầu bài học.
- GV gợi ý học sinh nhớ lại kiến thức môn Lịch sử, Địa lí đã được học.
- GV phân nhóm tổ chức HS tiến hành thảo luận và trình bày kết quả: 
 Yêu cầu các nhóm trong vòng 1 phút ghi lại trên giấy A4 những hiểu biết của mình về con người thời nguyên thủy: 
? Hãy nêu những hiểu biết của mình về con người thời nguyên thủy? (phân bố ở đâu, đời sống, tổ chức xã hội).
- Yêu cầu đại diện các nhóm nhận xét.
- GV nhận xét – đánh giá, bổ sung đồng thời dẫn dắt vào bài mới.
- Học sinh nhớ lại kiến thức.
- Thảo luận nhóm
+ Phân bố nhiều nơi: Sơn La, Lạng Sơn, Thanh Hóa, Nghệ An 
+ Tạo ra công cụ lao động, biết làm đồ gốm, biết trồng trọt, chăn nuôi, biết làm đồ trang sức, vẽ hình mô tả cuộc sống 
+ Sống thành từng nhóm, định cư lâu dài ở một nơi
- Các nhóm nhận xét kết quả thảo luận.
- Lắng nghe.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu
 hoạt động
Nội dung, phương thức tổ chức 
hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
- Kiến thức: Hiểu được vài nét khái quát về mĩ thuật Việt Nan thời đại Đồ đá, Đồ đồng.
- Kĩ năng: Học sinh nắm được đặc điểm của Mĩ thuật Việt Nam thời kì Đồ dá, Đồ đồng.
- Thái độ: Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của những cổ vật. Có ý thức học tập, giữ gìn và phát triển những giá trị nghệ thuật cha ông để lại.
NỘI DUNG 1: TÌM HIỂU VÀI NÉT VỀ MĨ THUẬT VIỆT NAM THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ, ĐỒ ĐỒNG
1. Sơ lược về mĩ thuật Việt Nam thời đại Đồ đá, Đồ Đồng:
- GV yêu cầu học sinh quan sát một số hình ảnh trong hình 1.1, sách Học Mĩ thuật lớp 6 và các tư liệu đã sưu tầm được để nhận biết về một số hiện vật.
ơ
a.
 b.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm để tìm hiểu về đặc điểm, cũng như chức năng, hình dáng, chất liệu 
? Em nhận ra những hiện vật gì? Em có biết các hiện vật đó thuộc thời đại nào, xuất hiện ở đâu?
? Hiện vật làm bằng chất liệu gì?
 Hiện vật đó đã được con người dùng để làm gì?
- GV yêu cầu HS đọc nội dung trong sách học mĩ thuật Trang 6, 7, 8, 9 để nắm được những nét khái quát về mĩ thuật Việt Nam thời đại Đồ đá, Đồ đồng:
 + Khoảng thời gian.
 + Địa danh khảo cổ.
 + Thể loại hiện vật (công cụ sinh hoạt, vật dụng sinh hoạt, vũ khí, trang sức 
 + Chất liệu.
 + Đặc điểm hình thức (hình dạng, hoa văn )
- GV kết hợp giới thiệu một số hình ảnh trong sách Học Mĩ thuật 6 để HS quan sát:
Hình mặt người, mặt thú
Hoa văn trên gốm Hoa Lộc
(Thanh Hóa)
 Công cụ bằng đồng (Gò Mun)
* GV kết luận tóm tắt ý chính.
2. Tìm hiểu hiện vật tiêu biểu thời đại Đồ đá và Đồ đồng:
2.1. Hình mặt người trên vách đá:
- GV yêu cầu học sinh đọc thông tin trang 9 trong sách Học Mĩ thuật 6 và sử dụng các tư liệu, hình ảnh sưu tầm được để tìm hiểu về Hình mặt người trên vách đá.
Hình mặt người trên vách hang 
Đồng Nội – Hòa Bình
- Giáo viên nhấn mạnh: Hình khắc mặt người trên vách hang Đồng Nội (Hòa Bình) được coi là dấu ấn đầu tiên của nghệ thuật tạo hình thời đại Đồ đá.
2.2. Trống đồng Đông Sơn:
- Yêu cầu HS quan sát Hình 2.1. Dựa vào thông tin trang 11 trong sách Học Mĩ thuật lớp 6, gợi ý HS thảo luận về đặc điểm và vẻ đẹp của Trống đồng Đông Sơn:
? Hình dạng trống?
? Hình dạng họa tiết?
? Cách sắp 
xếp họa tiết 
trên mặt trống?
- GV nhấn mạnh để hiểu rõ hơn về giá trị nghệ thuật, văn hóa, ý nghĩa,.. của các hiện vật.
- GV kết luận: Trống đồng là hiện vật tiêu biểu về nghệ thuật tạo hình, thể hiện đỉnh cao của kĩ thuật chế tác kim loại thời đại Đồ đồng ở Việt Nam. Các hiện vật trên cho thấy nghệ thuật tạo hình thời này ở Việt Nam đã phát triển không ngừng qua các thời đại và là một nền nghệ thuật đặc sắc mà đỉnh cao là nghệ thuật tạo hình thời Đông Sơn.
- HS quan sát một số hình ảnh trong hình 1.1, sách Học Mĩ thuật lớp 6 và các tư liệu đã sưu tầm được
- Thảo luận nhóm theo yêu cầu của GV.
+ Hình a: Rìu tay thời đại đồ đã cũ (Núi Đọ - Thanh Hóa); Hình b: Trống đồng (Đông Sơn).
+ Chất liệu: Bằng đá, đồng; Được con người dùng để làm công cụ lao động 
* Nhận xét – đánh giá kết quả thảo luận của HS.
- Học sinh đọc bài.
- Quan sát tranh, tìm hiểu nội dung theo hướng dẫn gợi ý của GV.
- Ghi nhớ.
- Đọc thông tin trong sách Học Mĩ thuật. 
- Ghi nhớ.
- Quan sát Hình 2.1, thảo luận nhóm theo yêu cầu của GV.
+ Trống cao 0,63m, đường kính 0,86m, có hình dạng cân đối, được chia làm ba phần 
+ Gồm các hoa văn hình học, Hình chữ S, hình người, chim, thú, 
+ Các họa tiết trên mặt trống được sắp xếp theo hình tròn đồng tâm 
* Nhận xét – đánh giá kết quả thảo luận của HS.
- Lắng nghe.
- Ghi nhớ.
- Kiến thức: Hiểu được khái quát về hình thức trang trí trên trống đồng Đông Sơn.
- Kĩ năng: Mô phỏng được họa tiết trên Trống đồng theo ý thích.
- Thái độ: Có ý thức học tập, giữ gìn và phát triển những giá trị nghệ thuật cha ông để lại.
NỘI DUNG 2: MÔ PHỎNG HỌA TIẾT TRÊN TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 1.3 trang 12 sách Học Mĩ thuật 6 và thảo luận nhóm để tìm hiểu thêm về đường nét, hình dạng của một số họa tiết trên trống đồng Đông Sơn.
? Các hoa văn thể hiện hình ảnh gì?
? Hình ảnh, đường nét của các hoa văn như thế nào?
- Giáo viên nhấn mạnh: Hoa văn trên Trống đồng Đông Sơn thường là hình người, chim, thú, sóng nước, được thể hiện đơn giản, chắt lọc mang tính cách điệu bằng những đường kỉ hà.
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 1.4 trang 12 sách Học Mĩ thuật 6 và nêu lại các bước mô phỏng.
? Trình bày các bước mô phỏng hình hoa văn trên Trống đồng Đông Sơn?
- GV hướng dẫn học sinh thực hiện lần lược từng bước:
+ Lựa chọn hình
hoa văn, họa tiết.
+ Tìm bố cục.
+ Vẽ phác hình.
+ Vẽ màu.
- GV lưu ý: Vẽ mô phỏng hoa văn cần chú ý đến tỉ lệ các chi tiết trong hình, vẽ màu thể hiện đậm, nhạt.
+ Là hình người, chim, thú, nhà, sóng nước 
+ Được thể hiện đơn giản, cách điệu bằng những đường nét kỉ hà (nét thẳng, nét cong).
- Học sinh nắm được nội dung và đặc điểm học tiết.
+ Lựa chọn hình hoa văn, họa tiết.
+ Tìm bố cục.
+ Vẽ phác hình.
+ Vẽ màu.
- Nắm được cách thực hiện.
- Ghi nhớ.
- Kiến thức: Trưng bày và giới thiệu được sản phẩm.
- Kĩ năng: Nêu được cảm nhận, đánh giá và nhận xét, chia sẻ ý tưởng, kĩ năng thực hiện sản phẩm.
- Thái độ: Có ý thức học tập, giữ gìn và phát triển những giá trị nghệ thuật cha ông để lại.
NỘI DUNG 3: MÔ PHỎNG HỌA TIẾT TRÊN TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN VÀ TRƯNG BÀY, GIỚI THIỆU SẢN PHẨM:
1. Mô phỏng họa tiết trên Trống đồng Đông Sơn: (Tiếp theo)
 Yêu cầu học sinh tiếp tục hoàn thành bài vẽ theo yêu cầu tiết 2).
2. Trưng bày và giới thiệu sản phẩm:
- GV hướng dẫn HS trưng bày bài vẽ ở vị trí thuận lợi để cả lớp quan sát.
- Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét và góp ý cho bài vẽ của bạn:
? Nội dung tranh mô phỏng?
? Bố cục tranh?
? Đường nét, tỉ lệ, màu sắc trong tranh.
* GV chú ý rèn luyện khả năng hiểu, cảm nhận và đánh giá sản phẩm mĩ thuật đồng thời phát triển khả năng giao tiếp, thuyết trình, thể hiện quan điểm của mình trong cuộc sống.
- Giáo viên nhận xét, góp ý, tuyên dương những bài vẽ đẹp, chính xác, động viên hướng dẫn những học sinh còn vẽ bài chậm 
- Hoàn thành bài vẽ tiết 2
- Trưng bày tranh theo hướng dẫn của giáo viên. 
* Sản phẩm của Tiết 2 – Tranh mô phỏng 
- Quan sát, nhận xét bài vẽ của bạn theo yêu cầu của GV.
* Tranh mô phỏng họa tiết trên trống đồng của học sinh.
Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu
 hoạt động
Nội dung, phương thức tổ chức 
hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
- Kiến thức: HS khắc sâu được kiến thức về lịch sử Việt Nam thời kỳ cổ đại. Hiểu được giá trị thẩm mỹ của mĩ thuật thời kì Đồ đá, Đồ đồng.
- Kĩ năng: HS biết phân tích, tổng hợp kiến thức. 
- Thái độ: Biết trân trọng và tự hào về nghệ thuật đặc sắc của dân tộc.
NỘI DUNG 1: TÌM HIỂU VÀI NÉT VỀ MĨ THUẬT VIỆT NAM THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ, ĐỒ ĐỒNG
- GV nêu một số câu hỏi yêu cầu HS trả lời.
? Thời kì đồ đá để lại dấu ấn Mĩ thuật nào?
? Vì sao trống đồng Đông Sơn được xem là một tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp?
- GV nhận xét, củng cố.
- Trả lời theo sự tiếp thu của mình.
+ Hình vẽ mặt người trên vách hang Đồng Nội, những viên đá cuội có hình mặt người ở Na-ca.
+ Vừa là một nhạc cụ, vừa là một tác phẩm mĩ thuật được tạo dáng và trang trí đẹp với rất nhiều hoạ tiết 
- Lắng nghe.
- Kiến thức: Hiểu được khái quát về hình thức trang trí trên trống đồng Đông Sơn.
- Kĩ năng: Học sinh biết cách mô phỏng và mô phỏng được họa tiết trên trống đồng theo ý thích.
- Thái độ: Có ý thức học tập, giữ gìn và phát triển những giá trị nghệ thuật cha ông để lại.
TIẾT 2: MÔ PHỎNG HỌA TIẾT TRÊN TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN
- Giáo viên cho học sinh quan sát một số tranh mô phỏng các họa tiết trên Trống đồng Hình 1.5 (có thể sản phẩm của HS khóa trước).
- Yêu cầu HS vẽ mô phỏng hoa văn, họa tiết theo ý thích (Thực hành theo cá nhân)
- Bao quát lớp hướng dẫn HS thực hiện bài vẽ.
- GV theo dõi & hướng dẫn HS thực hành theo từng bước vẽ.
- Gợi ý, hướng dẫn để HS hoàn thiện bài tốt hơn.
- Thường xuyên nhắc nhở để học sinh hoàn thành bài vẽ.
* Lưu ý HS: Chú ý tới tỉ lệ, đường nét, vẽ màu theo cảm nhận riêng.
- Quan sát một số bài vẽ để có thêm ý tưởng về cách thể hiện đường nét, màu sắc 
- Chọn một số hoa văn, họa tiết theo ý thích để mô phỏng:
+ Khổ giấy A4.
+ Màu vẽ: Tùy chọn
Hoạt Động 4: Vận dụng, tìm tòi mở rộng
Mục tiêu
 hoạt động
Nội dung, phương thức tổ chức 
hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
- Kiến thức: Học sinh hiểu được giá trị nghệ thuật của họa tiết cổ đối với mĩ thuật hiện đại.
- Kĩ năng: Hình thành cho học sinh khả năng tự học và vận dụng kiến thức đã học đẻ làm đẹp cho đời sống.
- Thái độ: Nhằm khơi dậy ham muốn tìm tòi, khám phá ở học sinh.
- Khuyến khích học sinh sưu tầm tư liệu hình ảnh và bài viết về mĩ thuật Cổ đại Việt Nam để có thêm những hiểu biết về mĩ thuật Việt Nam thời kì Cổ đại.
- Tìm hiểu, sưu tầm các đồ vật trong đời sống hiện nay có sử dụng họa tiết cổ để trang trí.
- Sưu tầm và mô phỏng lại một số hoa văn, họa tiết vốn cổ của dân tộc, hoặc vận dụng các hoa văn họa tiết vào việc trang trí các đồ vật.
- Các bài viết, hình ảnh về các hiện vật đã được các nhà khảo cổ tìm thấy thuộc thời kì Đồ đá, Đồ đồng.
- Bài mô phỏng một số hoa văn, họa tiết vốn cổ 
IV. Câu hỏi bài tập kiểm tra, đánh giá chủ đề theo định hướng phát triển năng lực:
	1. Mức độ nhận biết: Học sinh có cơ hội tiếp cận trực tiếp với cách tạo hình của người Việt xưa.
	2. Mức độ thông hiểu: Dựa vào các hiện vật tìm hiểu trong bài cho thấy nghệ thuật tạo hình thời này ở Việt Nam đã phát triển không ngừng và đỉnh cao đó là nghệ thuật tạo hình thời Đông Sơn.
	3. Mức độ vận dụng: Trải nghiệm mô phỏng từng đường nét, hình ảnh, chi tiết hoa văn giúp học sinh hiểu sâu và nhớ kĩ đặc điểm tạo hình họa tiết trên hiện vật trống đồng.
	4. Mức độ vận dụng cao: Vận dụng các họa tiết, hoa văn của người Việt xưa vào việc trang trí các đồ vật phù hợp.
V. Phụ lục: Phần luyện tập của Tiết 3 đã lồng ghép trong phần hình thành kiến thức của Tiết 2

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mi_thuat_lop_6_chu_de_1_so_luoc_mi_thuat_viet_nam_th.doc