Giáo án Môđun môn Ngữ văn Lớp 6 - Văn bản "Sông nước Cà Mau" - Phạm Văn Hoanh

Giáo án Môđun môn Ngữ văn Lớp 6 - Văn bản "Sông nước Cà Mau" - Phạm Văn Hoanh

I. MỤC MIÊU BÀI DẠY:

1. Kiến thức:

Giúp HS hiểu biết:

- Về tác giả, tác phẩm “Đất rừng phương Nam”.

- Vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống con người ở một vùng đất phương Nam.

- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật trong đoạn trích.

2. Kĩ năng:

a) Đọc hiểu:

- Cảm nhận được sự phong phú và độc đáo của cảnh thiên nhiên sông nước Cà Mau.

- Nắm được nghệ thuật miêu tả cảnh sông nước trong bài văn của tác giả.

- Củng cố nâng cao kiến thức về phép tu từ so sánh.

- Thấy được vai trò và tác dụng của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.

b) Kỹ năng viết:

Biết cách viết văn bản miêu tả. (văn miêu tả cảnh).

c) Kĩ năng nói và nghe:

- Trình bày miệng về một bài văn tả cảnh.

- Nghe và nhận biết được tính hấp dẫn của bài trình bày, chỉ ra được những hạn chế (nếu có) của bài tả cảnh cảnh.

3. Thái độ:

- Học sinh có lòng yêu mến những con người lao động bình dị ở mọi miền Tổ quốc, Tình yêu đối với thiên nhiên.

 

docx 5 trang tuelam477 4570
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Môđun môn Ngữ văn Lớp 6 - Văn bản "Sông nước Cà Mau" - Phạm Văn Hoanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔ ĐUN 1 KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
Môn : Ngữ Văn 6
SÔNG NƯỚC CÀ MAU
 (Trích Đất rừng phương Nam - ĐOÀN GIỎI)
Họ và tên GV soạn : Phạm Văn Hoanh
I. MỤC MIÊU BÀI DẠY: 
1. Kiến thức:
Giúp HS hiểu biết:
- Về tác giả, tác phẩm “Đất rừng phương Nam”.
- Vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống con người ở một vùng đất phương Nam.
- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật trong đoạn trích.
2. Kĩ năng: 
a) Đọc hiểu: 
- Cảm nhận được sự phong phú và độc đáo của cảnh thiên nhiên sông nước Cà Mau.
- Nắm được nghệ thuật miêu tả cảnh sông nước trong bài văn của tác giả.
- Củng cố nâng cao kiến thức về phép tu từ so sánh.
- Thấy được vai trò và tác dụng của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
b) Kỹ năng viết: 
Biết cách viết văn bản miêu tả. (văn miêu tả cảnh).
c) Kĩ năng nói và nghe:
- Trình bày miệng về một bài văn tả cảnh.
- Nghe và nhận biết được tính hấp dẫn của bài trình bày, chỉ ra được những hạn chế (nếu có) của bài tả cảnh cảnh...
3. Thái độ: 
- Học sinh có lòng yêu mến những con người lao động bình dị ở mọi miền Tổ quốc, Tình yêu đối với thiên nhiên.
II. PHƯƠNG TIỆN VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Phương tiện dạy học:
- Máy tính có kết nói internet, máy chiếu, bộ loa.
- Bài soạn (gồm văn bản dạy học để dưới dạng in hoặc dạng điện tử, các hoạt động được thiết kế để tổ chức cho học sinh).
2. Hình thức tổ chức dạy học:
- Dạy học cá nhân, nhóm, cả lớp.
- HS thuyết trình, giới thiệu, trao đổi thảo luận 
Yêu cầu cần đạt và kết quả dự kiến
Hoạt động của GV và HS
ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (7 tiết)
SÔNG NƯỚC CÀ MAU (2 tiết)
Huy động những tri thức cần thiết liên quan đến văn bản đọc hiểu.
*Kết quả dự kiến
- (xem tranh ảnh, video )
1. GV tổ chức hoạt động khởi động: đặt một số câu hỏi, yêu cầu HS làm việc cá nhân để trả lời
- Em đã xem bộ phim “Đất Phương Nam’ chưa?
Sau khi HS trả lời, GV nhận xét và định hướng cho HS.
2. GV dẫn dắt vào bài:
“Đất rừng Phương Nam” là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của văn học thiếu nhi nước ta. Từ khi ra mắt bạn đọc (1957) nó đã có sức hấp dẫn lâu bền với nhiều thế hệ bạn đọc nhỏ tuổi cho đến tận ngày nay. Tác phẩm đã được in lại nhiều lần, được dựng thành phim khá thành công - bộ phim “Đất Phương Nam”. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu một đoạn trích trong tác phẩm này: “Sông nước Cà Mau”.
3. GV phát phiếu học tập (theo kĩ thuật KWL)
Yêu cầu HS điền thông tin vào cột thư nhất và cột thứ hai, lưu ý HS chỉ điền thông tin vào cột thứ ba sau khi đã đọc hiểu văn bản.
Phiếu học tập số 1
Những điều em đã biết về Sông nước Cà Mau 
Những điều em muốn biết về sông nước Cà Mau
Những điều em biết thêm về sông nước Cà Mau 
4. GV chia lớp thành các nhóm để học tập
Mỗi nhóm có ít nhất 01 máy tính kết nối mạng để HS đọc văn bản trực tiếp trên Web.
- Phân tích được thông tin cơ bản của văn bản. 
Kết quả dự kiến:
Bố cục : Đoạn trích chia làm 4 đoạn
- Đoạn 1: Khái quát về cảnh sông nước Cà Mau.
- Đoạn 2: Cảnh kênh rạch, sông nước được giới thiệu tỉ mỉ, cụ thể, thấm đậm màu sắc địa phương.
- Đoạn 3: Đặc tả cảnh dòng sông Năm Căn.
- Đoạn 4: Cảnh chợ Năm Căn.
Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp với miêu tả
- Vị trí: Trên thuyền
- Rất thuận lợi cho việc quan sát.
- nhìn, nghe, cảm giác...
+Sông ngòi kênh rạch giăng bủa....
+Trời xanh ....nước xanh.. xung quanh xanh.
+ Cảm giác: về màu xanh bao trùm, tiếng rì rào bất tận của rừng cây, sóng, gió.
- Sông nước Cà Mau
- Cách đặt tên dân dã mộc mạc theo lối dân gian.
- cao ngất ...vô tận xanh lá mạ, xanh rêu, xanh chai lọ 
- Dòng sông: Nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác; cá hàng đàn đen trũi như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.
 - Rừng đước: Dựng cao ngất như hai dãy trường thành vô tận; cây đước ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh..
- Quen thuộc: Giống các chợ kề bên vùng Nam Bộ, lều lá nằm cạnh nhà tầng; gỗ chất thành đống, rất nhiều thuyền trên bến.
 - Lạ lùng: Nhiều bến, nhiều lò than hầm, gỗ đước; nhà bè như những khu phố nổi, như chợ nổi trên sông; bán đủ thứ, nhiều dân tộc
- Tác giả chú trọng liệt kê hàng loạt chi tiết về chợ Năm Căn: Những nhà, những lều, những bến, những lò, những ngôi nhà bè, những người con gái, những bà cụ..
5. GV hướng dẫn HS đọc hiểu nội dung khái quát của văn bản “Sông nước Cà Mau”.
GV yêu cầu HS đọc lướt toàn bộ văn bản, nhận xét ấn tượng nổi bật nhất của văn bản đối với bản thân bằng việc thực hiện các yêu cầu sau:
- Khái quát nội dung chính của văn bản.
Cảnh sông nước Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã. Chợ Năm Căn là hình ảnh cuộc sống tấp nập trù phú, độc đáo ở vùng đất tận cùng phía Nam Tổ quốc.
- Đọc xong văn bản, điều gì làm em nhớ nhất? Vì sao?
Sau khi HS trả lời, GV gợi mở hoặc tổng kết dựa trên các ý kiến của HS. 
6. GV hướng dẫn HS đọc hiểu chi tiết văn bản “Sông nước Cà Mau”
(1) GV yêu cầu HS đọc kĩ văn bản, làm việc nhóm theo kĩ thuật khăn trải bàn và thực hiện các yêu cầu sau:
- Nêu bố cục và nội dung chính của mỗi phần
- Xác định phương thức biểu đạt chính và các phương thức biểu đạt khác.
(2) GV yêu cầu HS đọc kĩ phần mở đầu của văn bản, làm việc cá nhân và thực hiện các yêu cầu sau:
- Tác giả ở vị trí nào để quan sát ?
- Vị trí ấy thuận lợi gì cho người quan sát ?
Đoạn văn giới thiệu điều gì?
-Tác giả đã diễn tả ấn tượng ban đầu bao trùm về sông nước vùng Cà Mau như thế nào ? qua các giác quan nào ?
(3) GV yêu cầu HS đọc kĩ phần hai
- Đoạn văn tả cảnh gì?
- Em có nhận xét gì về cách đặt tên cho các dòng sông, con kênh ở vùng Cà Mau, em có nhận xét gì về các địa danh ấy ?
- Tìm những chi tiết tả rừng Đước?
(4) GV yêu cầu HS đọc kĩ phần ba
- Dòng sông Căn được miêu tả như thế nào?
- Ghi lại các từ ngữ làm nổi bật vẻ đẹp Sông nước Cà Mau.
Phiếu bài tập số 2
Câu
Kiểu câ
Kết từ (nếu có)
(5) GV yêu cầu HS đọc kĩ phần cuối, làm việc cá nhân.
- Chợ Năm Căn được miêu tả như thế nào? 
- Ghi lại các từ ngữ dùng để miêu tả chợ Năm Căn
GV tổ chức cho HS liên hệ mở rộng vận dụng.
GV yêu cầu Hs làm việc cá nhân.
- Nếu miêu tả cảnh sông nước ở quê em, em sẽ chon con sông nào? 
- Sau khi đọc văn bản, em có ý định viết bài văn miêu tả con sông ở quê em không? Vì sao?
GV tổng kết và củng cố bài học.
GV hướng dẫn HS tự đọc văn bản thông tin – 3 tiết.
VIẾT - 3 tiết
Huy động những hiểu biêt về cách viết văn miêu tả.
GV tổ chức hoạt động khởi động
GV nêu câu hỏi và yêu cầu HS trả lời.
Khi miêu tả phong cảnh em sẽ miêu tả như thế nào?
Viết được một văn bản miêu tả cảnh
GV tổ chức cho HS thực hành viết văn miêu tả về dòng sông quê em.
1) Tìm hiểu đề và lập dàn ý (1 tiết)
2) Viết bài văn miêu tả dòng sông quê em (2 tiết)
Nâng cao kỹ năng làm bài văn miêu tả phong cảnh.
GV yêu cầu HS về nhà tạo lập văn bản miêu tả dòng sông quê em.
NÓI VÀ NGHE - 2 tiết
HS nghe và nhận xét
GV chia thành 4 nhóm mỗi nhóm bốc thăm một em lên trình bày bài văn miêu tả dòng sông quê em.
Cuối cùng GV chốt lại những yêu cầu cơ bản về cách làm bài văn miêu tả cảnh.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_modun_mon_ngu_van_lop_6_van_ban_song_nuoc_ca_mau_pha.docx