Giáo án môn Âm nhạc Lớp 6 - Tiết 13: Học hát "Đi cấy"

Giáo án môn Âm nhạc Lớp 6 - Tiết 13: Học hát "Đi cấy"

I. Mục tiêu bài học

 1. Kiến thức

 - Biết bài hát Đi cấy thuộc thể loại dân ca Thanh Hóa - trích trong tổ khúc Múa đèn với giai điệu mềm mại, nhịp nhàng và uyển chuyển.

 - Biết được nội dung của bài hát nói về hoạt động lao động đi cấy.

 2. Kĩ năng

 - Biết cách hát và thể hiện bài dân ca nhẹ nhàng, mềm mại và duyên dáng.

 - Hát to rõ ràng, truyền cảm, đúng nhịp điệu.

 3. Thái độ

 Yêu thích dân ca và thích hát dân ca.

 II. Đồ dùng dạy - học

 1. Giáo viên: Máy tính, máy hát đĩa, SGK âm nhạc lớp 6.

 2. Học sinh: SGK âm nhạc 6, vở ghi, thanh phách.

 III. Phương pháp

 - Trực quan, thính giác.

- Thuyết trình, hoạt động cá nhân, vấn đáp.

- Trình bày tác phẩm, luyện tập.

 IV. Tổ chức dạy học

 1. Ổn định tổ chức (1 phút)

 2. Khởi động

 - Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho HS.

 - Phương pháp: Hoạt động tập thể.

 - Thời gian: 5 phút.

 - Cách thực hiện: Kết hợp chơi trò chơi và kiểm tra bài cũ

 Câu hỏi:

 + Hãy thể hiện bài hát Hành khúc tới trường?

 + Dân cà là gì? Kể tên 1 số bài hát dân ca mà em biết?

 

docx 3 trang tuelam477 4430
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Âm nhạc Lớp 6 - Tiết 13: Học hát "Đi cấy"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:....................................
Ngày giảng: 6A.............................
6B.............................
TIẾT 13. HỌC HÁT: BÀI ĐI CẤY
	I. Mục tiêu bài học 
	1. Kiến thức 
	- Biết bài hát Đi cấy thuộc thể loại dân ca Thanh Hóa - trích trong tổ khúc Múa đèn với giai điệu mềm mại, nhịp nhàng và uyển chuyển.
	- Biết được nội dung của bài hát nói về hoạt động lao động đi cấy.
	2. Kĩ năng
	- Biết cách hát và thể hiện bài dân ca nhẹ nhàng, mềm mại và duyên dáng.
	- Hát to rõ ràng, truyền cảm, đúng nhịp điệu.	
	3. Thái độ
	Yêu thích dân ca và thích hát dân ca.
	II. Đồ dùng dạy - học
	1. Giáo viên: Máy tính, máy hát đĩa, SGK âm nhạc lớp 6.
	2. Học sinh: SGK âm nhạc 6, vở ghi, thanh phách.
	III. Phương pháp
	- Trực quan, thính giác.
- Thuyết trình, hoạt động cá nhân, vấn đáp.
- Trình bày tác phẩm, luyện tập.
	IV. Tổ chức dạy học
	1. Ổn định tổ chức (1 phút)
	2. Khởi động 
	- Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho HS.
	- Phương pháp: Hoạt động tập thể.
	- Thời gian: 5 phút.
	- Cách thực hiện: Kết hợp chơi trò chơi và kiểm tra bài cũ
	Câu hỏi: 
	+ Hãy thể hiện bài hát Hành khúc tới trường?
	+ Dân cà là gì? Kể tên 1 số bài hát dân ca mà em biết?	
	3. Bài mới
Hoạt động 1. Giới thiệu bài hát
	- Mục tiêu: 
	+ Biết bài hát Đi cấy thuộc thể loại dân ca Thanh Hóa - trích trong tổ khúc Múa đèn với giai điệu mềm mại, nhịp nhàng và uyển chuyển.
	+ Biết được nội dung của bài hát nói về hoạt động lao động đi cấy.Biết bài hát Hành khúc tới trường là bài hát của Pháp do nhạc sĩ Phan Trần Bảnh và Lê Minh Châu đặt lời. 	
	- Phương pháp: Hoạt động cá nhân, vấn đáp.
	- Thời gian: 10 phút. 
	- Cách tiến hành:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Yêu cầu HS hoạt động cá nhân trong 3 phút nghiên cứu sách giáo khoa và trả lời các câu hỏi:
+ Nêu xuất xứ bài hát? 
+ Thanh Hóa thuộc miền nào? Ở Thanh Hóa có địa danh nào hay nhân vật nào nổi tiếng?
+ Bài hát Đi cấy nói lên điều gì?
- Gọi 1,2 HS lên trả lời.
- Giáo viên nhận xét, chốt nội dung.
- Cho HS nghe trích đoạn vài ca khúc trong tổ khúc Múa đèn.
- Hoạt động các nhân 3 phút, nghiên cứu SGK và trả lời các câu hỏi.
+ Là dân ca của tỉnh Thanh Hóa, trích trong tổ khúc Múa đèn.
+ Thanh hóa là một tỉnh thuộc miền Bắc Trung Bộ. Thanh hóa có con sông Mã chảy qua, là quê hương của nhiều vị anh hùng dân tộc: Lê Lai, Lê Lợi, Bà Triệu,...
+ Bài hát nói về hoạt động đi cấy.
- 1,2 HS lên trả lời, mời các bạn nhận xét, chia sẻ ý kiến.
- Lắng nghe và ghi chép bài vào vở.
- Lắng nghe và cảm nhận các ca khúc.
I. Giới thiệu bài hát
- Là dân ca của tỉnh Thanh Hóa, trích trong tổ khúc Múa đèn.
- Bài hát thể hiện hoạt động đi cấy.
Hoạt động 2. Học hát: Bài Đi cấy
	- Mục tiêu: 
	+ Biết cách hát và thể hiện bài dân ca nhẹ nhàng, mềm mại và duyên dáng.
	+ Hát to rõ ràng, truyền cảm, đúng nhịp điệu.
	- Phương pháp: Trực quan, thính giác, trình bày tác phẩm, luyện tập.
	- Thời gian: 27 phút. 
	- Cách tiến hành:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Gọi 1 học sinh đọc lời bài hát, yêu cầu HS dưới lớp theo dõi trong sách. Sau đó hỏi HS: 
+ Bài hát được viết ở nhịp nào? 
+ Tìm các từ được luyến trong bài?
- Nhận xét, chốt đáp án.
- Cho học sinh nghe bài hát qua máy đĩa.
- Mỗi câu nhạc giáo viên hát mẫu 1 - 2 lần và đếm phách cho học sinh hát theo.
- Dạy xong bài giáo viên cho học sinh hát, vỗ tay theo phách, theo đúng tiết tấu, nhịp điệu của bài hát.
- Chia lớp thành 4 dãy lần lượt thực hiện luyện tập bài hát trong 5 phút.
- Nghe và lưu ý sửa sai cho HS.
- Gọi 2, 3 HS lên trình bày hát bài hát.
- GV mời HS dưới lớp nhận xét.
- Nhận xét, khuyến khích cho điểm HS.
- 1 HS lên đọc lời bài, HS dưới lớp theo dõi trong sách, sau đó trả lời các câu hỏi của GV: 
+ Nhịp 2/4
+ Bẻ, đèn, sáng, bạn, chơi,ngồi, thắp, ta.
- Lắng nghe và ghi chép.
- Lắng nghe và cảm nhận tiết tấu của bài hát.
- Chú ý lắng nghe hướng dẫn của GV, hát theo GV.
- Hát và vỗ tay theo phách.
- Thực hiện hát theo phân chia của GV.
- Lắng nghe nhận xét của GV và sửa lỗi sai.
- HS lên trình bày bài hát, các bạn trong lớp nhận xét.
II. Học hát: Bài Đi cấy.
	4. Tổng kết, hướng dẫn về nhà (2 phút)
	- Giáo viên nhận xét, đánh giá mức độ tiếp thu của HS.
	- Yêu cầu HS về luyện hát thêm về bài hát.
	- Nhắc HS về đọc trước tiết 13: Ôn tập bài hát Đi cấy, TĐN số 5.
Y Tý, ngày....tháng.....năm 2020
	TTCM ký duyệt
	 Hoàng Thị Nga 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_am_nhac_lop_6_tiet_13_hoc_hat_di_cay.docx