Giáo án môn Giáo dục công dân Lớp 6 - Chương trình cả năm

Giáo án môn Giáo dục công dân Lớp 6 - Chương trình cả năm

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Giúp học sinh hiểu:

- Hiểu thế nào là trung thực;

- Nêu được một số biểu hiện của tính trung thực;

- Nêu được ý nghĩa của sống trung thực.

2. Kỹ năng

- Biết nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và người khác theo yêu cầu của tính trung thực;

- Trung thực trong học tập và trong những việc làm hàng ngày.

- Các KNS cơ bản cần được giáo dục: Kĩ năng xác định giá trị về biểu hiện và ý nghĩa của trung thực, Kĩ năng so sánh, Kĩ năng tư duy phê phán đối với những biểu hiện giản dị và thiếu giản dị, kỹ năng tự nhận thức giá trị giá trị bản thân về đức tính giản dị

3.Thái độ

Quý trọng và ủng hộ những việc làm thẳng thắn, trung thực; phản đối những hành vi thiếu trung thực trong học tập, trong cuộc sống.

4. Định hướng năng lực được hình thành:

a.Năng lực chung: NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL tự quản lí và phát triển bản thân, NL tư duy phê phán.

b. Năng lực chuyên biệt: Tự nhận thức và điều chỉnh hành vi, giải quyết vấn đề cá nhân và hợp tác giải quyết các vấn đề xã hội.

II. PHƯƠNG PHÁP: giảng giải, vấn đáp, đặt vấn đề, thảo luận nhóm, đàm thoại thuyết trình, động não.

III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Chuẩn bị của GV:

 - Soạn giáo án, SGK, SGV, chuẩn kiến thức KN.

- Một số câu chuyện, đoạn thơ nói về việc sống trung thực.

2. Chuẩn bị của HS: soạn bài; Một số câu chuyện, đoạn thơ nói về việc sống trugn thực.

 

docx 130 trang tuelam477 4310
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Giáo dục công dân Lớp 6 - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1
SỐNG GIẢN DỊ
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
- Hiểu thế nào là sống giản dị ;
- Kể được một số biểu hiện của lối sổng giản dị;
- Phân biệt được giản dị với, cầu kì; phô trương hình thức với luộm thuộm, cẩu thả;
- Hiểu được ý nghĩa của sống giản dị.
2. Kỹ năng
- Biết thực hiện giản dị trong cuộc sống.
- Các KNS cơ bản cần được giáo dục: Kĩ năng xác định giá trị về biểu hiện và ý nghĩa của sống giản dị, Kĩ năng so sánh, Kĩ năng tư duy phê phán đối với những biểu hiện giản dị và thiếu giản dị, kỹ năng tự nhận thức giá trị giá trị bản thân về đức tính giản dị
3.Thái độ
Quý trọng lối sống giản dị; không đồng tình với lối sống xa hoa, phô trương hình thức.
4. Định hướng năng lực được hình thành:
a.Năng lực chung: NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL tự quản lí và phát triển bản thân, NL tư duy phê phán.
b. Năng lực chuyên biệt: Tự nhận thức và điều chỉnh hành vi, giải quyết vấn đề cá nhân và hợp tác giải quyết các vấn đề xã hội.
II. PHƯƠNG PHÁP: giảng giải, vấn đáp, đặt vấn đề, thảo luận nhóm, đàm thoại thuyết trình, động não.
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của GV:
 - SGK, SGV.
- Một số câu chuyện, đoạn thơ nói về việc sống giản dị.
2. Chuẩn bị của HS: soạn bài; Một số câu chuyện, đoạn thơ nói về việc sống giản dị.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sư chuẩn bị đầu năm của HS. (1 phút)
3. Bài mới:
3.1.Hoạt động khởi động: 5 phút
* Mục tiêu: 
- Rèn luyện cho học sinh ý thức và tư duy nhận xét, đánh giá và giải quyết vấn đề.
-Tạo tâm lí vui vẻ, kích thích tính tò mò, mối liên tưởng kiến thức, lôi cuốn học sinh vào bài học.
* Cách tiến hành:
Cho học sinh nghe bài hát: “Đôi dép Bác Hồ”; nhạc Văn An; lời thơ Tạ Hữu Yên.
HS thảo luận nhóm, trả lời 2 câu hỏi:
- Theo em sự giản dị vĩ đại của Bác được thể hiện ở câu thơ nào, ý nào trong bài hát?
- Qua bài hát “Đôi dép Bác Hồ”, em suy nghĩ gì về sự giản dị trong cuộc sống?
* Sản phẩm dự kiến:
HS trả lời theo suy nghĩ cá nhân. 
* GV chốt và dẫn dắt vào bài mới
Giới thiệu vấn đề: Sống Giản dị là một đức tính quý báu của con người, vậy sống Giản dị là sống như thế nào ? Biểu hiện của nó ra sao ? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở bài học hôm nay.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức: 20 phút
Hoạt động của Giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
Thao tác 1. Tìm hiểu truyện đọc
* Mục tiêu: 
- HS hiểu nội dung truyện, biết được đức tính sống giản dị.
- Rèn luyện NL tư duy phê phán, năng lực giao tiếp cho HS.
- Biết giải quyết vấn đề cá nhân và hợp tác giải quyết các vấn đề xã hội.
* Cách tiến hành:
GV: gọi một hs đọc truyện ở sgk 
Hs: đọc truyện 
GV: Chia 4 nhóm cho hs thảo luận theo nội dung sau: 
N1, N2: Em có nhận xét gì về cách ăn mặc thái độ, tác phong, lời nói của Bác?? 
N3, 4: Tìm chi tiết thể hiện cách ăn mặc thái độ, tác phong, lời nói của Bác Hồ?
HS: Thảo luận các nhóm cử đại diện nhóm lên trình bày.
* Sản phẩm dự kiến: 
1. Bác ăn mặc đơn sơ. Thái độ chân thành cởi mở, không hình thức lễ nghi. Lời nói dễ hiểu, gần gũi thân thương.
2. Chi tiết thể hiện cách ăn mặc thái độ, tác phong, lời nói của Bác Hồ: 
- Mặc đồ Kaki, mũ vải, dép cao su
- Cười đôn hậu, vẫy tay 
- Thân mật 
* Gv: Nhận xét bổ sung và chốt lại đáp án đúng 
GV Kết luận: Bác ăn mặc đơn giản, không cầu kì, phù hợp với hoàn cảnh đất nước ta lúc đó. Thái độ chân thành cởi mở đã xoá tan những gì còn xa cách giữa Bác Hồ( Chủ tịch nước) với nhân dân.
- Sự giản dị được biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau như: ăn mặc, lời nói, hành động. Giản dị chính là cái đẹp. Chúng ta cần học tập các tấm gương sống giản dị để được mọi người yêu mến.
Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm, biểu hiện của sống giản dị: (15 phút).
*Mục tiêu:
- Hiểu thế nào là sống giản dị ;
- Kể được một số biểu hiện của lối sổng giản dị;
- Phân biệt được giản dị với, cầu kì; phô trương hình thức với luộm thuộm, cẩu thả;
- Hình thành kĩ năng: tư duy, phê phán; giải quyết vấn đề; ra quyết định; kiên định.
 * Cách tiến hành và sản phẩm dự kiến:
GV đặt câu hỏi: Thế nào là sống giản dị? 
Cho HS thảo luận nhóm (2 phút)
HS: Trình bày, nhận xét. Gv chốt lại ý chính ghi bảng.
GV: Nêu những biểu hiện của lối sống giản dị?
HS: Trình bày, nhận xét. Gv chốt lại ý chính ghi bảng.
GV: Phân biệt giản dị với xa hoa, cầu kì; phô trương hình thức với luộm thuộm cẩu thả ?
Cho HS thảo luận nhóm (2 phút)
HS: Trình bày, nhận xét. Gv chốt lại ý chính ghi bảng.
* Thao tác 3: tìm hiểu ý nghĩa của sống giản dị 
*Mục tiêu:
- Nêu được ý nghĩa của sống giản dị đối với cá nhân, gia đình, xã hội.
- PTNL giải quyết vấn đề.
* Cách tiến hành: Gv Sử dụng pp vấn đáp và học sinh làm việc cặp đôi để trả lời câu hỏi.
GV: Em hãy cho biết ý nghĩa của sống giản dị trong cuộc sống ? 
HS: chia sẽ sống giản dị đối với cá nhân, gia đình, xã hội.
*Sản phẩm dự kiến:
- Đối với cá nhân:
Giản dị giúp đỡ tốn thời gian, sức lực vào những công việc không cần thiết, để làm những việc có ích cho bản thân và mọi người; được mọi người yêu mến, cảm thông và giúp đỡ.
- Đối với gia đình:
Lối sống giản dị giúp con người biết sống tiết kiệm, đem lại sự bình yên, hạnh phúc cho gia đình.
- Đối với xã hội:
Tạo mối quan hệ chan hòa, chân thành với nhau; loại trừ những thói hư tật xấu do sống xa hoa, lãng phí đem lại, làm lành mạnh xã hội.
Gv kết luận ghi bảng
Tích hợp đạo đức Hồ Chí Minh: 
Bác Hồ là Chủ tịch nước nhưng luôn 
sống giản dị phù hợp với hoàn cảnh của 
đất nước. Sự giản dị đó, không làm tầm 
thường con người Bác mà ngược lại làm 
cho Bác trở nên trong sáng, cao đẹp hơn.
I. Tìm hiểu truyện đọc
BÁC HỒ TRONG NGÀY TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
- Bác ăn mặc đơn sơ: mặc đồ Kaki, mũ vải, dép cao su
- Thái độ chân thành cởi mở, không hình thức lễ nghi.
- Lời nói dễ hiểu, gần gũi thân thương
- Cười đôn hậu, vẫy tay 
- Thân mật 
II.Nội dung bài học
1. Khái niệm
- Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, của gia đình và xã hội.
- Sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội là sống đúng mực và hòa hợp với người xung quanh, thể hiện sự chân thực và trong sáng từ tác phong, đi đứng, cách ăn mặc, nói năng giao tiếp đến việc sử dụng của cải vật chất.
 * Biểu hiện: 
 + Không xa hoa lãng phí
 + Không cầu kì kiểu cách
* Trái với giản dị là sự xa hoa, lãng phí, cầu kì,phô trương về hình thức.
Ví dụ:
- Tiêu nhiều tiền bạc vào những việc không cần thiết, thậm chí có hại( đua dòi ăn chơi, cờ bạc, chích hút...)
* Giản dị cũng không phải là qua loa, đại khái, cẩu thả, luộm thuộm, tuỳ tiện.
Ví dụ:
- Nói năng, xưng hô tùy tiện, không đúng phép tắc.
2. Ý nghĩa của sống giản dị
- Đối với cá nhân:
Giản dị giúp đỡ tốn thời gian, sức lực vào những công việc không cần thiết, để làm những việc có ích cho bản thân và mọi người; được mọi người yêu mến, cảm thông và giúp đỡ.
- Đối với gia đình:
Lối sống giản dị giúp con người biết sống tiết kiệm, đem lại sự bình yên, hạnh phúc cho gia đình.
- Đối với xã hội:
Tạo mối quan hệ chan hòa, chân thành với nhau; loại trừ những thói hư tật xấu do sống xa hoa, lãng phí đem lại, làm lành mạnh xã hội.
3.3. Hoạt động luyện tập 8 phút
* Mục tiêu
- Luyện tập để HS củng cố những gì đã biết về sống giản dị, biết ứng xử phù hợp trong tình huống giả định. 
- Rèn luyện năng lực: tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề cho HS.
* Cách tiến hành:
- Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các em thảo luận thảo luận các bài tập 1,2,3/SGK trang 5,6.
- GV yêu cầu các nhóm trình bày bằng cách chỉ định.
*Sản phẩm dự kiến:
Bài 1
 Bức tranh 3. Vì: phù hợp, tác phong nhanh nhẹn, thân mật
Bài 2: Dòng 2 và 5
Bài 3: 
Những biểu hiện khác của tính giản dị?
+ Ăn mặc gọn gàng, phù hợp với tính chất, việc làm.
 + Núi rõ ràng, ngắn gọn, đủ ý.
 + Luôn hoà nhã, cởi mở và chân thành trong cư xử với mọi người.
Những biểu hiện không thể hiện tính giản dị?
+ Ăn mặc loè loẹt, chạy theo thời trang, đua đòi, hách dịch, khoe khoang.
 + Núi năng cộc lốc hoặc dài dòng, ích kỉ với mọi người.
Gv kết luận
III. Bài tập (trang 41, SGK)
Bài tập 1
Đáp án:
 - Bức tranh 3.
 - Vì: phù hợp, tác phong nhanh nhẹn, thân mật
Bài tập 2
Đáp án: dòng 2 và 5
Bài tập 3.
Đáp án: 
Những biểu hiện khác của tính giản dị?
+ Ăn mặc gọn gàng, phù hợp với tính chất, việc làm.
 + Núi rơ ràng, ngắn gọn, đủ ý.
 + Luôn hoà nhã, cởi mở và chân thành trong cư xử với mọi người.
Những biểu hiện không thể hiện tính giản dị?
+ Ăn mặc loè loẹt, chạy theo thời trang, đua đòi, hách dịch, khoe khoang.
 + Núi năng cộc lốc hoặc dài dòng, ích kỉ với mọi người.
3.4. Hoạt động vận dụng: (5 phút)
* Mục tiêu:
- Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống/bối cảnh mới - nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống. 
- Rèn luyện NL tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo,NL công nghệ, NLtrách nhiệm công dân, NLtự quản lí và phát triển bản thân.
* Cách tiến hành: 
GV: Chia lớp thành các nhóm nhỏ, phát phiếu học tập cho các nhóm. Có các nội dung sau:
1. Em sẽ làm gì để gì để rèn luyện tính giản dị?
2. Hãy nêu ý kiến của em về việc làm sau:
Sinh nhật lần thứ 12 của Hoa được tổ chức rất linh đình
HS: Trả lời vào phiếu học tập, trao đổi, nhận xét
Gv kết luận.
1. HS cần phải biết thực hiện giản dị trong cuộc sống như: ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, không ăn mặc quần áo trông kỳ quặc hoặc mất nhiều tiền,quá sức của cha mẹ, giữ tác phong tự nhiên, đi đứng đàng hoàng, không điệu bộ; thẳng thắn khi nói năng, không tiêu dùng nhiều tiền bạc vào việc giải trí và giao tiếp ..
2. Việc là của Hoa là xa hoa, lãng phí, không phù hợp với điều kiện của bản thân.
3.5. Hoạt động tìm tòi mở rộng: (3 phút)
* Mục tiêu:
- Sử dụng kiến thức đã học để tìm tòi thực tế cuộc sống.
- PTNL sáng tạo, giải quyết vấn đề cá nhân và hợp tác giải quyết các vấn đề xã hội.
* Cách tiến hành:
Gv nêu nội dung cần tìm tòi, định hướng phương pháp và yêu cầu hs thực hiện.
Sưu tầm câu chuyện về một lối sống giản dị và sống không giản dị mà em biết. Đề xuất giải pháp hạn chế về lối sống không giản dị.
*Sản phẩm dự kiến: HS có thể câu chuyện ở địa phương hoặc qua sách, báo, ti vi, mạng xã hội. Đọc chuyện kể về Bác Hồ,NXB văn học, tr 107.
4. Củng cố, dặn dò: (3 phút)
- Gv cho Hs khái quát nội dung đã học
- Học thuộc nội dung bài học và làm bài tập vào vở.
- Chuẩn bị bài “Trung thực.”
RÚT KINH NGHIỆM: .................................................................................
Bài 2. TRUNG THỰC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
1. Kiến thức
Giúp học sinh hiểu:
- Hiểu thế nào là trung thực;
- Nêu được một số biểu hiện của tính trung thực; 
- Nêu được ý nghĩa của sống trung thực.
2. Kỹ năng
- Biết nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và người khác theo yêu cầu của tính trung thực;
- Trung thực trong học tập và trong những việc làm hàng ngày.
- Các KNS cơ bản cần được giáo dục: Kĩ năng xác định giá trị về biểu hiện và ý nghĩa của trung thực, Kĩ năng so sánh, Kĩ năng tư duy phê phán đối với những biểu hiện giản dị và thiếu giản dị, kỹ năng tự nhận thức giá trị giá trị bản thân về đức tính giản dị
3.Thái độ
Quý trọng và ủng hộ những việc làm thẳng thắn, trung thực; phản đối những hành vi thiếu trung thực trong học tập, trong cuộc sống.
4. Định hướng năng lực được hình thành:
a.Năng lực chung: NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL tự quản lí và phát triển bản thân, NL tư duy phê phán.
b. Năng lực chuyên biệt: Tự nhận thức và điều chỉnh hành vi, giải quyết vấn đề cá nhân và hợp tác giải quyết các vấn đề xã hội.
II. PHƯƠNG PHÁP: giảng giải, vấn đáp, đặt vấn đề, thảo luận nhóm, đàm thoại thuyết trình, động não.
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của GV:
 - Soạn giáo án, SGK, SGV, chuẩn kiến thức KN.
- Một số câu chuyện, đoạn thơ nói về việc sống trung thực.
2. Chuẩn bị của HS: soạn bài; Một số câu chuyện, đoạn thơ nói về việc sống trugn thực.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ: 3 phút
- Hãy cho biết thế nào là sống giản dị ? Nêu những biểu hiện của sống gản dị ?
* Gợi ý: 
 - Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, của gia đình và xã hội.
 - Biểu hiện: 
 + Không xa hoa lãng phí
 + Không cầu kì kiểu cách
3. Bài mới:
3.1. Hoạt động khởi động: 3 phút
* Mục tiêu: 
- Rèn luyện cho học sinh ý thức và tư duy nhận xét, đánh giá và giải quyết vấn đề.
- Tạo tâm lí vui vẻ, kích thích tính tò mò, mối liên tưởng kiến thức, lôi cuốn học sinh vào bài học.
* Cách tiến hành:
GV chiếu các câu hỏi:
Trong những hành vi sau hành vi nào sai:
- Trực nhật lớp mình sạch, đẩy rác sang lớp bạn.
- Giờ kiểm tra bài cũ giả vờ đau bụng xin ra ngoài.
- Xin tiền học để chơi điện tử.
- Ngủ dậy muộn đi học trễ bịa lí do không chính đáng.....
HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
* Sản phẩm dự kiến:
HS trả lời theo suy nghĩ cá nhân. 
* GV chốt và dẫn dắt vào bài mới
Bao đời nay, tính trung thực là vốn quý của con người. Người có tính trung thực luôn được mọi người kính phục và yêu mến. Tính trung thực là tính như thế nào? Tính trung thực có được mọi người tin yêu, kính trọng không? Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức: 20 phút
Hoạt động của Giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
Thao tác 1. Tìm hiểu truyện đọc
* Mục tiêu: 
- HS hiểu nội dung truyện, biết được đức tính trung thực.
- Rèn luyện NL tư duy phê phán, năng lực giao tiếp cho HS.
- Biết giải quyết vấn đề cá nhân và hợp tác giải quyết các vấn đề xã hội.
* Cách tiến hành:
GV: gọi một hs đọc truyện ở sgk 
- HS đọc truyện
- GV: Bra- man- tơ đã đối xử với Mi- ken- lăng - giơ như thế nào?
- GV: Vì sao Bra-man- tơ có thái độ như vậy?
- GV: Mi- ken- lăng- giơ có thái độ như thế nào với Bra-man-tơ?
- GV: Vì sao ông xử sự như vậy. Theo em, ông là người như thế nào?
 * Sản phẩm dự kiến: 
1. Bra- man- tơ đã đối xử với Mi- ken- lăng - giơ: Kình địch, chơi xấu, làm hại Mi-ken- lăng- giơ.
2. Bra-man- tơ có thái độ như vậy Sợ Mi-ken -lăng -giơ lấn át
3. Mi- ken- lăng- giơ có thái độ như thế nào với Bra-man-tơ: Đánh giá cao Bra-man- tơ.
4. Ông là người trung thực, tôn trọng chân lý, công minh chính trực
* Gv: Nhận xét bổ sung và chốt lại đáp án đúng 
GV Kết luận: Mặc dù bị Bra-man-tơ luôn chơi xấu, làm hại mình nhưng Mi-ken-lăng-giơ vẫn khen Bra-man-tơ. Điều đó đã nói lên ông Mi-ken-lăng-giơ là tấm gương sáng ngời về tính trung thực đáng kính phục và đáng học tập.
Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm, biểu hiện của trung thực: (15 phút).
*Mục tiêu:
- Hiểu thế nào là trung thực ;
- Kể được một số biểu hiện của trung thực.
- Hình thành kĩ năng: tư duy, phê phán; giải quyết vấn đề; ra quyết định; kiên định.
 * Cách tiến hành và sản phẩm dự kiến:
GV đặt câu hỏi: 
- Em hiểu thế nào là tính trung thực? 
- Em hiểu thế nào là người có tính trung thực? 
- Nêu những biểu hiện của tính trung thực? cho ví dụ?
Cho HS thảo luận nhóm (2 phút)
HS: Trình bày, nhận xét. 
*Sản phẩm dự kiến:
1. Trung thực là luôn luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lý, lẽ phải, sống ngay thẳng, thật thà và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. 
2. Người trung thực là người không chấp nhận sự giã dối, gian lận, không vì lợi ích riêng của mình mà che giấu hoặc làm lệch sự thật.
3. Biểu hiện:
Tính trung thực biểu hiện qua thái độ, hành động, lời nói; thực hiện trong công việc; quan hệ với bản thân với người khác.
Ví dụ:
- Tự mình làm bài kiểm tra, không nhìn bài của bạn.
- Thẳng thắng phê bình khi bạn mắc khuyết điểm...
GV: Chốt lại ý chính ghi bảng.
* Thao tác 3: tìm hiểu ý nghĩa của sống trung thực.
*Mục tiêu:
- Nêu được ý nghĩa của sống trung thựcị đối với cá nhân, xã hội.
- PTNL giải quyết vấn đề.
* Cách tiến hành: Gv Sử dụng pp vấn đáp và học sinh làm việc cặp đôi để trả lời câu hỏi.
GV: Em hãy cho biết ý nghĩa của sống trung thực trong cuộc sống ? 
HS: chia sẽ sống trung thực đối với cá nhân, xã hội.
*Sản phẩm dự kiến:
- Đối với cá nhân: Giúp ta nâng cao phẩm giá, được mọi người tin yêu, kính trọng.
- Đối với xã hội: Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội 
Gv kết luận ghi bảng
I. Tìm hiểu truyện đọc
SỰ CÔNG MINH, CHÍNH TRỰC CỦA MỘT NHÂN TÀI 
→ Kình địch, chơi xấu, làm hại Mi-ken- lăng- giơ.
→ Sợ Mi-ken -lăng -giơ lấn át
→ Đánh giá cao Bra-man- tơ.
→ Ông là người trung thực, tôn trọng chân lý, công minh chính trực
II.Nội dung bài học
1. Khái niệm
Trung thực là luôn luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lý, lẽ phải, sống ngay thẳng, thật thà và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. 
→ Người trung thực là người không chấp nhận sự giã dối, gian lận, không vì lợi ích riêng của mình mà che giấu hoặc làm lệch sự thật.
* Biểu hiện:
Tính trung thực biểu hiện qua thái độ, hành động, lời nói; thực hiện trong công việc; quan hệ với bản thân với người khác.
Ví dụ:
- Tự mình làm bài kiểm tra, không nhìn bài của bạn.
- Thẳng thắng phê bình khi bạn mắc khuyết điểm...
2. Ý nghĩa của sống trung thực
- Đối với cá nhân: Giúp ta nâng cao phẩm giá, được mọi người tin yêu, kính trọng.
- Đối với xã hội: Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội 
3.3. Hoạt động luyện tập 8 phút
* Mục tiêu
- Luyện tập để HS củng cố những gì đã biết về sống trung thực, biết ứng xử phù hợp trong tình huống giả định. 
- Rèn luyện năng lực: tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề cho HS.
* Cách tiến hành:
- Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các em thảo luận thảo luận các bài tập 1,2,3/SGK trang 5,6.
- GV yêu cầu các nhóm trình bày bằng cách chỉ định.
*Sản phẩm dự kiến:
Đáp án BT a)
- Hành vi thể hiện tính trung thực là các câu: 4,5,6.
Đáp án BT b)
- Biểu hiện của việc làm đó là lòng nhân đạo, tình nhân ái giữa con người với con người.
- Giúp người bệnh lạc quan yêu đời hơn.
Đáp án BT c)
- Trung thực: 
 + Không quay cóp
 + Nhặt được của rơi trả lại người mất
- Thiếu trung thực: 
 + Mở vở khi làm kiểm tra
 + Lấy đồ dùng của người khác
Đáp án BT d)
- Với cha mẹ thầy cô: 
 + Ngay thẳng, thật thà, không gian dối trong kiểm tra, không dối trá
 + Dũng cảm nhận khuyết điểm
 + Phê bình người có lỗi
Gv kết luận
III. Bài tập 
Đáp án BT a)
- Hành vi thể hiện tính trung thực là các câu: 4,5,6.
Đáp án BT b)
- Biểu hiện của việc làm đó là lòng nhân đạo, tình nhân ái giữa con người với con người.
- Giúp người bệnh lạc quan yêu đời hơn.
Đáp án BT c)
- Trung thực: 
 + Không quay cóp
 + Nhặt được của rơi trả lại người mất
- Thiếu trung thực: 
 + Mở vở khi làm kiểm tra
 + Lấy đồ dùng của người khác
Đáp án BT d)
- Với cha mẹ thầy cô: 
 + Ngay thẳng, thật thà, không gian dối trong kiểm tra, không dối trá
 + Dũng cảm nhận khuyết điểm
 + Phê bình người có lỗi
3.4.Hoạt động vận dụng: 5 phút
* Mục tiêu:
- Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống/bối cảnh mới - nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống. 
- Rèn luyện NL tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo,NL công nghệ, NLtrách nhiệm công dân, NLtự quản lí và phát triển bản thân.
* Cách tiến hành: 
GV: Chia lớp thành các nhóm nhỏ, phát phiếu học tập cho các nhóm. Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:
Tâm ở nhà trót làm vỡ lọ hoa quý của bố. Trong khi đó con mèo ở gia đình cũng nhiều lần chạy nhãy làm vỡ nhiều thứ. 
Nếu em là Tâm khi bố mẹ về em sẽ xử sự như thế nào?
HS: Trả lời vào phiếu học tập, trao đổi, nhận xét
Gv kết luận.
3.5. Hoạt động tìm tòi mở rộng: (3 phút)
* Mục tiêu:
- Sử dụng kiến thức đã học để tìm tòi thực tế cuộc sống.
- PTNL sáng tạo và giải quyết vấn đề cá nhân và hợp tác giải quyết các vấn đề xã hội.
* Cách tiến hành:
Gv nêu nội dung cần tìm tòi, định hướng p pháp và yêu cầu hs thực hiện.
Sưu tầm câu chuyện về một lối sống trung thực và sống không trung thực mà em biết. Đề xuất giải pháp hạn chế về lối sống không trung thực.
*Sản phẩm dự kiến: HS có thể câu chuyện ở địa phương hoặc qua sách, báo,ti vi. 
4.Củng cố, dặn dò: (3 phút)
- Gv cho Hs khái quát nội dung đã học
- Học thuộc nội dung bài học và làm bài tập còn lại vào vở.
- Chuẩn bị bài “Tự trọng”: Tham khảo phần câu hỏi gợi ý và phần Bài tập SGK.
RÚT KINH NGHIỆM: ..................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
TUẦN 3 TIẾT 3 BÀI 3: TỰ TRỌNG
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là tự trọng.
- Nêu được một số biểu hiện của lòng tự trọng.
- Nêu được ý nghĩa của tự trọng đối với việc nâng cao phẩm giá con người.
2. Kĩ năng:
- Biết thể hiện tự trọng trong học tập, sinh hoạt và các mối quan hệ.
- Biết phân biệt những việc làm thể hiện sự tự trọng với những việc làm thiếu tự trọng.
- Các KNS cơ bản cần được giáo dục: KN tự nhận thức giá trị bản thân, KN thể hiện sự tự tin, KN giao tiếp/ứng xử. 
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh biết tự trọng.
- Không đồng tình với những hành vi thiếu tự trọng.
4. Định hướng năng lực được hình thành:
a.Năng lực chung:
NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề ,, NL tự quản lí và phát triển bản thân, NL tư duy phê phán.
b. Năng lực chuyên biệt: Tự nhận thức và điều chỉnh hành vi, giải quyết vấn đề cá nhân và hợp tác giải quyết các vấn đề xã hội.
II. PHƯƠNG PHÁP: giảng giải, vấn đáp,đặt vấn đề, thảo luận lớp, đàm thoại thuyết trình, động não.
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của GV: SGK, SGV lớp 7.
2. Chuẩn bị của HS: soạn bài; tìm hiểu khái niệm về tự trọng, biểu hiện của tự trọng,ý nghĩa của tự trọng.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ổn định
Kiểm tra bài cũ: ( Linh hoạt)
Bài mới:
3.1. Hoạt động khởi động: 3 phút
* Mục tiêu: 
- Rèn luyện cho học sinh ý thức và tư duy nhận xét, đánh giá và giải quyết vấn đề.
-Tạo tâm lí vui vẻ, kích thích tính tò mò, mối liên tưởng kiến thức, lôi cuốn học sinh vào bài học.
* Cách tiến hành:
- GV đưa ra một tình huống định : Hôm nay lớp 7A tổ chức kiểm tra 1 tiết môn Toán, bạn H ngồi cạnh bạn B, trong khi bạn B đã làm xong bài, nhưng H chưa làm được bài nào. Bạn B đã đưa bài cho H chép, nhưng bạn H từ chối và không chép bài của B. 
- GV nêu câu hỏi: 
- Nêu nhận xét của em về bạn H?
* Sản phẩm dự kiến:
1. HS trả lời theo suy nghĩ cá nhân.
* GV chốt và dẫn dắt: Qua tình huống trên bạn H là người có đức tính tự trọng. Vậy tự trọng là gì?Biểu hiện của tự trọng như thế nào? Tác dụng của lòng tự trọng? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta giải đáp.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức: 20 phút
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
 KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Thao tác 1. Tìm hiểu truyện đọc
* Mục tiêu: 
- HS hiểu nội dung truyện,.
- Rèn luyện NL tư duy phê phán, năng lực giao tiếp cho HS.
- Biết giải quyết vấn đề cá nhân và hợp tác giải quyết các vấn đề xã hội.
* Cách tiến hành:
GV: gọi một hs đọc truyện ở sgk 
Hs: đọc truyện 
GV: Chia 3 nhóm cho hs thảo luận theo nội dung sau: 
N1: Vì sao Rô-be lại nhờ em mình là Sác-lây đến trả lại tiền cho người mua diêm?
N2: Việc làm đó thể hiện đức tính gì?
N3: Hành động của Rô-be tác động thế nào đến tình cảm tác giả? Vì sao?
HS: Thảo luận các nhóm cử đại diện nhóm lên trình bày.
* Sản phẩm dự kiến: 
- Rô-be muốn giữ đúng lời hứa của mình.không muốn người khác nghĩ rằng mình nghèo mà lừa dối họ để lấy tiền, không muốn người khác coi thường mình, xúc phạm danh dự của mình.
- Việc làm của Rô-be thể hiện lòng tự trọng.
- Tác giả từ chỗ nghi ngờ không tin đến sững sờ, tim se lại vì hối hận và nhận nuôi Sác-lây.
Vì Rô-be là người có ý thức và trách nhiệm cao, luôn cố gắng giữ đúng lời hứa với bất cứ trường hợp nào. Biết coi trọng danh dự của mình và tôn trọng người khác, mặc dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng tâm hồn Rô-be vô cùng cao thượng. 
* Gv Kết luận: Nhận xét bổ sung và chốt lại đáp án đúng 
Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm của tự trọng, những biểu hiện của lòng tự trọng .
*Mục tiêu: - Hiểu được thế nào là tự trọng.
- Nêu được một số biểu hiện của lòng tự trọng.
- Hình thành kĩ năng giải quyết vấn đề, KN ra quyết định. 
* Cách tiến hành :
GV cho một số tình huống:- Trong giờ kiểm tra môn giáo dục công dân bạn A không thuộc bài, nhưng kiên quyết không quay cóp và không nhìn bài của bạn.
GV sử dụng pp vấn đáp, HS thảo luận cặp đôi nhận xét tình huống trên
Sản phẩm dự kiến: Bạn A là người có lòng tự trọng.
Vậy tự trọng là: biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội.
-GV: Nêu một số biểu hiện của lòng tự trọng?
- HS: biết cư xử đàng hoàng, đúng mực, cử chỉ, lời nói có văn hóa, nếp sống gọn gàng sạch sẽ, tôn trọng mọi người, biết giữ lời hứa, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, không để ai phải nhắc nhở chê trách.
* Thao tác 3:Tìm hiểu ý nghĩa của tự trọng đối với việc nâng cao phẩm giá con người.
*Mục tiêu: Nêu được ý nghĩa của tự trọng đối với việc nâng cao phẩm giá con người.
- PTNL giải quyết vấn đề.
* Cách tiến hành: Gv Sử dụng pp vấn đáp và học sinh làm việc cặp đôi để trả lời câu hỏi.
GV: Tự trọng có ý nghĩa gì đối với việc nâng cao phẩm giá con người?
*Sản phẩm dự kiến: Là phẩm chất đạo đức
cao quý và cần thiết của mỗi người, giúp ta có nghị lực vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, nâng cao phẩm giá, uy tín cá nhân mỗi người, nhận được sự quý trọng của mọi người xung quanh. 
Gv kết luận ghi bảng:
I. Truyện đọc 
II. Nội dung bài học
Khái niệm: tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội.
*Biểu hiện : cư xử đàng hoàng, đúng mực, biết giữ lời hứa, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, không để ai phải nhắc nhở chê trách.
Ý nghĩa: Là phẩm chất đạo đức
cao quý và cần thiết của mỗi người, giúp ta có nghị lực vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, nâng cao phẩm giá, uy tín cá nhân mỗi người, nhận được sự quý trọng của mọi người xung quanh. 
3.3. Hoạt động luyện tập 7 phút
* Mục tiêu
- Luyện tập để HS củng cố những gì đã biết về lòng tự trọng, biết ứng xử phù hợp trong tình huống giả định
- Rèn luyện NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác,NL giải quyết vấn đề cho HS.
* Cách tiến hành:
 - Chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu các em thảo luận thảo luận các bài tập a,b,c, SGK trang 11,12.
- GV yêu cầu các nhóm trình bày bằng cách chỉ định.
*Sản phẩm dự kiến:
a. Bài tập a hành vi thể hiện tính tự trọng là 
1,2
Giải thích: - Hành vi 1: là biểu hiện của người có lòng tự trọng.
-Hành vi 2: là biểu hiện của người biết coi trọng lời hứa, coi trọng chữ tín,tôn trọng mình và tôn trọng người khác.
b. – Việc làm thể hiện lòng tự trọng:
+ Hôm qua H không thuộc bài, giờ kiểm tra bài cũ dù được các bạn nhắc bài song H không trả lời và chấp nhận điểm kém.
+ Mặc dù bị bạn N chơi xấu nhưng khi H bị ốm, T vẫn cùng các bạn chép bài cho H và thăm hỏi sức khỏe của H.
Việc làm thiếu lòng tự trọng:
+ Giờ kiểm tra môn GDCD, vì không học bài, K đã cầu cứu T, T không đồng ý cho K chép bài của mình, K giận và tìm cách trả thù T.
+ Dù ngồi ở đâu L cũng đem chuyện của người khác ra kể và nói xấu bạn khi không có bạn, mặc dù đã được các bạn nhắc nhở song L vẫn chứng nào tật ấy.
c. Để rèn luyện tính tự trọng cần :
- Biết nhận khuyết điểm khi mình có thiếu sót.
- Phải nghiêm khắc với bản thân.
- Tôn trọng lẽ phải.
- Tôn trọng người khác và bản thân.
-Luôn trung thực với người khác và với chính mình.
- Xa lánh những thói xấu như sợ sệt, nịnh hót, nói xấu sau lưng người khác.
- Sống chuẩn mực.
- Suy nghĩ thận trọng trước khi hành động.
Gv kết luận:
III. Bài tập (trang 11, SGK)
1.Bài tập a hành vi thể hiện tính tự trọng là 
1,2
3.4. Hoạt động vận dụng: 7 phút
* Mục tiêu:
- Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống/bối cảnh mới - nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống. 
- Rèn luyện NL tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo,NL công nghệ, NL trách nhiệm công dân, NL tự quản lí và phát triển bản thân.
* Cách tiến hành: 
GV: Chia lớp thành các nhóm nhỏ, phát phiếu học tập cho các nhóm. Có các nội dung sau: Em cần phải làm gì để rèn luyện tính tự trọng?
HS: Trả lời vào phiếu học tập, trao đổi, nhận xét
Gv kết luận:
3.5. Hoạt động tìm tòi mở rộng: 3 phút
* Mục tiêu:
- Sử dụng kiến thức đã học để tìm tòi thực tế cuộc sống.
- PTNL sáng tạo và giải quyết vấn đề cá nhân và hợp tác giải quyết các vấn đề xã hội.
*Cách tiến hành:
Gv nêu nội dung cần tìm tòi, định hướng pp và yêu cầu hs thực hiện.
Sưu tầm những câu chuyện nói về tính tự trọng
*Sản phẩm dự kiến: - HS có thể kể câu chuyện ở lớp, trường hoặc qua sách ,báo,ti vi, mạng xã hội
4. Củng cố, dặn dò: 5 phút
- Học thuộc nội dung bài học và làm bài tập còn lại vào vở.
- Chuẩn bị bài 5: Yêu thương con người (Sưu tầm những tấm gương trong lớp, trong trường hoặc nơi em ở đã biết giúp đỡ người khác trong cuộc sống hay trong học tập thể hiện truyền thống “lá lành đùm lá rách” của dân tộc ta.
Tuần: 
 TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức 
- Hiểu thế nào là tôn sư trọng đạo;
- Nêu được một số biểu hiện của tôn sư trọng đạo;
- Nêu được ý nghĩa của tôn sư trọng đạo.
2. Kĩ năng 
 Biết thể hiện sự tôn sư trọng đạo bằng những việc làm cụ thể đối với thầy, cô giáo trong cuộc sống hằng ngày.
3. Thái độ
 Kính trọng và biết ơn thầy cô giáo.
4. Định hướng năng lực được hình thành
a. Năng lực chung: NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL tự quản lí và phát triển bản thân, NL tư duy phê phán.
b. Năng lực chuyên biệt: Tự nhận thức và điều chỉnh hành vi, giải quyết vấn đề cá nhân và hợp tác giải quyết các vấn đề xã hội.
II. PHƯƠNG PHÁP: giảng giải, vấn đáp,đặt vấn đề, thảo luận lớp, đàm thoại, thuyết trình, động não.
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, SBT GDCD 7,
2. Chuẩn bị của HS: soạn bài, một số hình ảnh bài hát về thầy cô, mái trường,....
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Ổn định lớp 
 2. Kiểm tra bài cũ (linh hoạt)
 	 Câu 1. Hành vi nào sau đây thể hiện phẩm chất yêu thương con người ? Những việc làm đó có ý nghĩa gì ?
a. Cảm thông, giúp đỡ người có khó khăn.
b. Hay ghen tị và giành phần

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_giao_duc_cong_dan_lop_6_chuong_trinh_ca_nam.docx