Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 1+2 - Năm học 2019-2020

Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 1+2 - Năm học 2019-2020

A. Mục tiêu

1.Kiến thức

- Nắm được khái niệm thể loại truyền thuyết.

- Thấy được nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tp thuộc thể loại truyền thuyết giai đoạn đầu

- Hiểu được bóng dáng lịch sử thời kì dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm văn học dân gian thời kì dựng nước.

2. Kĩ năng

- Biết cách / thành thạo đọc diễn cảm văn bản truyền thuyết

- Nhận ra được sự việc chính của truyện.

- Nhận ra một số chi tiết tưởng tượng, kì ảo tiêu biểu trong truyện.

3. Thái độ

Giáo dục tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc trong cả nước và niềm tự hào về nguồn gốc con Rồng, cháu Tiên như lời Bác đã dặn.

4. Định hướng phát triển năng lực học sinh: Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng, hình thành cách ghi nhớ kiến thức, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các kiến thức đã học); năng lực giải quyết vấn đề (phát hiện và phân tích được vẻ đẹp tác phẩm ); năng lực sáng tạo ( có hứng thú, chủ động nêu ý kiến); năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói; năng lực hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm; năng lực giao tiếp trong việc lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin chủ động trong việc chiếm lĩnh vẻ đẹp tác phẩm văn chương.

* Các nội dung tích hợp:

- GD KNS: Suy nghĩ, thảo luận, cảm nhận về giá trị nội dung, nghệ thuật; về ý nghĩa các tình tiết trong tác phẩm hoặc bài học rút ra.

- GD TT HCM: Bác luôn đề cao truyền thống đoàn kết giữa các dân tộc anh em và niềm tự hào về nguồn gốc con Rồng cháu Tiên.

- GD đạo đức: Giáo dục tình yêu đất nước, lòng tự hào dân tộc, tự hào về nòi giống con của Rồng, cháu của Tiên => GD giá trị sống: TRÁCH NHIỆM, HẠNH PHÚC, ĐOÀN KẾT, YÊU THƯƠNG, HỢP TÁC, TÔN TRỌNG.

- GD ANQP: Nêu lịch sử dựng nước và giữ nước của cha, ông.

B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

- Giáo viên: nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (máy chiếu/bảng phụ/tranh ảnh)

- Học sinh: đọc kĩ sách giáo khoa-tóm tắt- kể , sách bài tập, những tài liệu liên quan; soạn bài; và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.

C. Phương pháp

- PP: dạy học nhóm, PP nêu và giải quyết vấn đề, PP vấn đáp, PP dự án

- KTDH: KT giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, KT động não, “Trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu theo nhóm,

 

doc 70 trang tuelam477 4090
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 1+2 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:14/8/2019
 Tuần 1 -Tiết 1
Phần I :Nhập môn 
Giới thiệu cấu trúc và cách học môn Ngữ văn 6
 Các em học sinh thân mến! Bước sang môi trường mới, với niềm vui mới, thầy cô mới, bạn bè mới thì các em phải đối mặt với những khó khăn về vấn đề học tập do chưa thích ứng kịp với cách học mới.Cô giáo dạy bộ môn Ngữ Văn sẽ giúp các em học sinh cảm thấy yên tâm, thoải mái và yêu môn Ngữ văn hơn. Trước tiên, người học cần nhận thức sâu sắc rằng: Học Ngữ văn là một quá trình rèn luyện toàn diện.
 Lên cấp hai, để thích nghi với nội dung kiến thức mới, các con cần có sự thay đổi trong phương pháp học
Bước vào lớp 6, bên cạnh sự thay đổi về môi trường là những thay đổi về môn học, kiến thức, trong đó, đáng chú ý là môn văn. Cô sẽ chia sẻ một số vấn đề giúp các con tự tin,chuẩn bị tốt cho môn Ngữ văn đầu cấp 2.
* Chuẩn bị cho sự thay đổi về kiến thức
Lên lớp 6, môn Tiếng Việt bậc tiểu học sẽ thay bằng Ngữ văn. Phần tập đọc thay bằng "Đọc hiểu văn bản". Đây là một phần quan trọng và khá mới mẻ đối với học sinh. Không đơn giản là đọc đúng, hay và hiểu nội dung chính của văn bản như ở cấp tiểu học, phần này còn yêu cầu học sinh hiểu nội dung chi tiết cùng các nét đặc sắc nghệ thuật, đồng thời phân tích được văn bản. Do đó, để học tốt học sinh cần đọc kỹ, cảm nhận cái hay, cái đẹp của văn bản, trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa để hiểu hơn về nội dung.
Phần tập làm văn kiến thức là văn tự sự và văn miêu tả dạng kể chuyện sáng tạo, nhập vai nhân vật, thay đổi ngôi kể...
**. Môn Ngữ văn THCS cấu trúc gồm 3 phần: văn học, tiếng Việt và TLV, tích hợp, bổ sung, vận dụng HS có kĩ năng trong nghe, đọc, nói, viết, thành thạo các kiểu văn bản. Trong 4 năm THCS : Các em sẽ được học các kiểu văn bản: từ lớp 6,7,8,9: Tự sự, miêu tả, biểu cảm,thuyết minh, nghị luận, Văn bản điều hành HCCV, các em nắm được tri thức lĩnh hội và biết tạo lập các kiểu vb đó.
1. Tiếng Việt:
Các em sẽ tiếp tục được học về các từ loại, các kiểu câu nhưng ở mức độ nâng cao hơn tiểu học. Đòi hỏi các em phải rèn kĩ năng thực hành từ đơn giản đến nâng cao bằng cách sau mỗi lần làm bài tập làm văn, sau tiết trả bài các em sẽ nhận ra được những ưu, khuyết điểm của mình, rút kinh nghiệm cho bài viết sau
2.Văn bản: -các em phải tự soạn bài trước ở nhà ( Đọc trước văn bản, đọc kĩ nhiều lần, đọc hiểu,trả lời câu hỏi theo sgk, theo sự hd của GV)
Có 2 phần: văn xuôi - thơ
- Thơ: Phải học thuộc bài thơ,văn xuôi (tác phẩm văn học) phải thuộc các ý chính,biết tóm tắt nd, ý chính câu chuyện,biết cảm thụ, bình luận, nhận xét đánh giá cái hay cái đẹp về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, văn học lớp 6 (truyện truyền thuyết,cổ tích, ngụ ngôn,truyện cười,(VHDG), truyện trung đại, truyện hiện đại. Sau mỗi câu chuyện, mỗi tác phẩm em rút ra cho mình một bài học gì, ý nghĩa câu chuyện giáo dục chúng ta điều gì trong cuộc sống. Vận dụng liên hệ bản thân, liên hệ các tác phẩm cùng chủ đề trong và ngoài nhà trường.các em sẽ học được rất nhiều điều...(nghệ thuật vị nghệ thuật// nghệ thuật vị nhân sinh) các thày cô sẽ chắp cánh cho các em bay cao bay xa và thực hiện những ước mơ của mình phía trước. Lớp 6 lượng kiến thức sẽ nhiều hơn, và học sâu hơn so với tiểu học.
3. Tập làm văn: Lớp 6 các con học 2 phần : Kì 1 văn tự sự ( kể chuyện đời thường, kể chuyện tưởng tượng) HK 2 : Văn miêu tả ( tả phong cảnh, tả người, tả cảnh sinh hoạt)
Phân môn TLV, đòi hỏi các con phải vận dụng kĩ năng tư duy, sáng tạo, tổng hợp để tạo lập một văn bản hoàn chỉnh. Tích hợp kiến thức tiếng Việt và văn bản ( dùng từ, đặt câu,viết đoạn, đúng ngữ pháp) dùng lời hay ý đẹp ( Câu, chữ, đoạn) diễn đạt những điều mình muốn trình bày vào bài văn, theo đề bài yêu cầu, viết thành bài văn hoàn chỉnh.
 Vì thế, đòi hỏi các em phải có kĩ năng, năng lực, phân tích, tổng hợp, tư duy và sáng tạo. Để làm bài TLV tốt các em cần phải tạo thói quen đọc sách, đọc thêm những bài văn tham khảo, bài thơ hay, tác phẩm văn học xuất sắc để cảm nhận,học tập tích lũy cái hay, cái đẹp ( chân, thiện, mĩ), biến nó thành cái riêng của mình, đồng thời trau dồi vốn từ.(Lưu ý học mẫu nhưng không làm theo mẫu, không coppy y nguyên, mà trên cơ sở đọc hiểu, HS hiểu và biến nó thành cái của mình có nét riêng, sáng tạo.)
*** Nội qui và phương pháp học 
- Một tuần học lớp 6, môn văn các em học 4 tiết chính khóa, (1 tiết TCBS-học cuối tuần vào thứ 7) các môn học theo PPCT của Bộ 2011- 1 tiết học 45 phút
- Số bài kiểm tra một học kì các em sẽ có tối thiểu 2 điểm M; - 2 điểm 15 phút;- 5điểm 45 phút ( 3bài TLV, 1 bài tiếng việt, 1 bài văn học) - 1 bài kiểm tra học kì
 ( nhân theo hệ số) bài kiểm tra miệng, 15 phút- không báo trước- kt 45 phút có ôn tập, báo trước). Kiểm tra hình thức ( Trắc nghiệm và tự luận) phát huy khả năng độc lập, tư duy, sáng tạo, phân tích, tổng hợp của HS.
- Dụng cụ học tập môn ngữ văn: sách giáo khoa ( K1,2); vở bài tập; vở soạn văn; vở ghi văn, nháp, sổ tay văn học,từ điển tiếng Việt....GV hướng dẫn HS cách soạn bài, ghi bài, học bài cũ ( Văn học, Tiếng Việt, TLV) soạn bài đầy đủ trước khi đến lớp.
 Học môn Ngữ văn trước hết phải nắm được nội dung, chương trình là sách giáo khoa.Tích hợp các kĩ năng trong nội môn, ngoại môn, tích hợp dọc, tích hợp ngang, tích hợp giáo dục đạo đức ( ứng xử có văn hóa CDTP Uông Bí)-TTHCM, GDANQP, môi trường....
1/ Tìm hiểu bài và soạn bài trước ở nhà : với khẩu hiệu " Chưa học bài xong chưa đi ngủ/ Chưa làm đủ bài chưa đi chơi". Phát huy tích cực tính tự học, tư duy, sáng tạo.
- Đọc kĩ, hiểu các văn bản, tìm hiểu và trả lời các câu hỏi trong văn bản đó theo cách hiểu của em ( không phụ thuộc hoàn toàn vào sách học tốt ). Đọc các khái niệm,định nghĩa, ghi nhớ trong sách giáo khoa để nắm bắt nội dung chính. 
- Đánh dấu phần khó hiểu để lên lớp tập trung nghe thầy, cô giảng hiểu sâu hơn.
 2/ Học trên lớp :
- Đặc biệt tập trung chú ý lắng nghe thầy cô giảng bài.
- Ghi nhớ, nắm bắt được nội dung chính bài học, cách làm bài để vận dụng làm bài, trả lời câu hỏi.
- Đánh dấu, gạch chân, khoanh vùng những định nghĩa, nội dung, câu dẫn chứng chủ chốt trong bài học để về nhà có thể xem, học lại dễ dàng và tìm hiểu sâu hơn. 
- Chép bài đầy đủ, chính xác. Sử dụng cách viết bài, trình bày hợp lý, khoa học để dễ học thuộc bài.
- Chép, ghi nhớ lại những điều thầy cô giảng giải thêm và mở rộng, học sinh ghi vào sổ tay, vở nháp, nhằm về nhà tự luyện tập và tự tìm hiểu.
- Sẵn sàng chia sẻ thắc mắc với thầy cô để thầy cô giải đáp.
- Tích cực tham gia hoạt động phát biểu ý kiến trong nhóm, tự tin trình bày trước lớp để rèn luyện kĩ năng nói,tự tin, học hỏi, trau dồi.
 3/ Học bài cũ :- Học chắc kiến thức cơ bản cô dạy trên lớp
- Tìm hiểu đọc thêm những bài tham khảo, bài thơ, văn bản hay cách làm,liên hệ ví dụ khác cùng chủ đề, để củng cố kiến thức, bổ sung thêm những nguồn kiến thức hay, khác, nhằm nâng cao trình độ hiểu biết của mình. 
**** Để dìu dắt các con học tốt môn ngữ văn,thầy cô sẽ truyền đạt những kinh nghiệm phương pháp, cách học ngắn gọn, rõ ràng, các con phải thật sự chăm học, có nhiệt huyết, năng động, tư duy, sáng tạo, say mê thì sẽ thấy học văn không khó, và sẽ yêu thích học bộ môn ngữ văn.
 Phần II
Đọc thêm: CON RỒNG CHÁU TIÊN
 (Truyền thuyết)
A. Mục tiêu 
1.Kiến thức
- Nắm được khái niệm thể loại truyền thuyết. 
- Thấy được nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tp thuộc thể loại truyền thuyết giai đoạn đầu
- Hiểu được bóng dáng lịch sử thời kì dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm văn học dân gian thời kì dựng nước.
2. Kĩ năng 
- Biết cách / thành thạo đọc diễn cảm văn bản truyền thuyết
- Nhận ra được sự việc chính của truyện.
- Nhận ra một số chi tiết tưởng tượng, kì ảo tiêu biểu trong truyện.
3. Thái độ
Giáo dục tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc trong cả nước và niềm tự hào về nguồn gốc con Rồng, cháu Tiên như lời Bác đã dặn.
4. Định hướng phát triển năng lực học sinh: Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng, hình thành cách ghi nhớ kiến thức, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các kiến thức đã học); năng lực giải quyết vấn đề (phát hiện và phân tích được vẻ đẹp tác phẩm ); năng lực sáng tạo ( có hứng thú, chủ động nêu ý kiến); năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói; năng lực hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm; năng lực giao tiếp trong việc lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin chủ động trong việc chiếm lĩnh vẻ đẹp tác phẩm văn chương.
* Các nội dung tích hợp:
- GD KNS: Suy nghĩ, thảo luận, cảm nhận về giá trị nội dung, nghệ thuật; về ý nghĩa các tình tiết trong tác phẩm hoặc bài học rút ra.
- GD TT HCM: Bác luôn đề cao truyền thống đoàn kết giữa các dân tộc anh em và niềm tự hào về nguồn gốc con Rồng cháu Tiên.
- GD đạo đức: Giáo dục tình yêu đất nước, lòng tự hào dân tộc, tự hào về nòi giống con của Rồng, cháu của Tiên => GD giá trị sống: TRÁCH NHIỆM, HẠNH PHÚC, ĐOÀN KẾT, YÊU THƯƠNG, HỢP TÁC, TÔN TRỌNG. 
- GD ANQP: Nêu lịch sử dựng nước và giữ nước của cha, ông.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 
- Giáo viên: nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (máy chiếu/bảng phụ/tranh ảnh) 
- Học sinh: đọc kĩ sách giáo khoa-tóm tắt- kể , sách bài tập, những tài liệu liên quan; soạn bài; và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.
C. Phương pháp	
- PP: dạy học nhóm, PP nêu và giải quyết vấn đề, PP vấn đáp, PP dự án
- KTDH: KT giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, KT động não, “Trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu theo nhóm, 
D. Tiến trình giờ dạy:
1.Ổn định lớp:
Ngày giảng
Lớp
Sĩ số
HS vắng
/19/2019
6a2
44
/19/2019
6a3
44
 2. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra sự chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập bộ môn của Hs
3. Bài mới. 
 HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (1’)
- Mục tiêu: Đặt vấn đề tiếp cận bài học
- Phương pháp: Vấn đáp , thuyết trình
- Kĩ thuật:Động não, trình bày một phút, nêu và trả lời câu hỏi.
 Máy chiếu:GV bật đĩa nghe bài hát: Dòng máu Lạc Hồng ( Lê Quang sáng tác)
? Nghe bài hát em có cảm xúc và tâm trạng ?
 GV: Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi
Đất nước có trong cái: “Ngày xửa... ngày xưa... mẹ thường hay kể.”
 Chúng ta có quyền tự hào vì là một người con đất Việt và càng tự hào vì dân tộc mình có nguồn gốc tuyệt đẹp: Con Lạc cháu Hồng, để hiểu hơn về dân tộc về cội nguồn lịch sử chúng ta cùng tìm hiểu truyền thuyết “Con Rồng, cháu Tiên”- một truyền thuyết tiêu biểu mở đầu cho chuỗi truyền thuyết về thời đại các vua Hùng.
*HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( 32')
- Mục tiêu: : HS hiểu được vấn đề tác giả của truyện truyền thuyết,hiểu biết cơ bản về thể loại truyền thuyết,đọc và tìm hiểu giá trị-ý nghĩa của văn bản
- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình,thảo luận nhóm
- Kĩ thuật:động não,giao nhiệm vụ,tóm tắt văn bản, trình bày một phút, nêu và trả lời câu hỏi...
Hoạt động của GV – HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung
?Em biết ai là tác giả của truyện “Con Rồng cháu Tiên” cũng như các truyện dân gian khác?
- Là sáng tác của nhân dân lao động.
? Hướng dẫn HS tìm hiểu thể loại
? Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên là truyền thuyết mở đầu cho các truyền thuyết về thời các vua Hùng. 
GV:Nêu những đặc điểm của VHDG:
Truyền thuyết là một trong những thể loại cơ bản của VHDG, cũng mang những đặc trưng cơ bản của VHDG như:
Sáng tác: tập thể
Lưu hành: truyền miệng
Có tính dị bản.
Theo dõi chú thích * và cho biết truyền thuyết là gì? 
 - HS đọc chú thích * T7
? Khái niệm có mấy kiến thức cần nhớ?
- 3 ý cần nhớ 
CRCT: truyền thuyết thời đại Hùng Vương trong giai đoạn đầu
?Truyền thuyết trongvb lớp 6- em được học mấy bài, kể tên?
Hs :5 truyện....
 Con Rồng cháu Tiên//Thánh Gióng//Bánh Chưng Bánh Giầy//Sơn Tinh ThủyTinh
 Truyền thuyết trong giai đoạn đầu thời đại Hùng Vương và giai đoạn sau , xét về nội dung có điểm nào khác nhau? (HSG)
-STHG Truyện CRCT thuộc về thời đại hùng Vương giai đoạn đầu, tr thuyết STHG thuộc về sau thời Hùng Vương- Hậu Lê
Gđ đầu yếu tố hoang đường sử dụng nhiều, gđs , hạn chế yếu tố hoang đường.
?Truyện dân gian do ai sáng tác? Truyện hiện đại do ai sáng tác- phân biệt sự khác nhau? (HSG)
? Truyện thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo-Thế nào là yếu tố tưởng tượng kì ảo?
- Chi tiết tưởng tượng kì ảo là chi tiết không có thật được dân gian sáng tạo ra nhằm mục đích nhất định.
* GV:Truyện kể về các nhân vật, sự kiện có liên quan đến lịch sử -Thái độ và cách đánh giá của nhân dân (ca ngợi, yêu, ghét...)
-> Các truyền thuyết càng về sau yếu tố tưởng tượng kì ảo ít hơn, gắn với sự thật lịch sử nhiều hơn như “Sự tích Hồ Gươm”... 
GV so sánh với “Con Rồng, cháu Tiên”, “Sơn Tinh, Thủy Tinh” -> màu sắc thần thoại không còn mà gắn với người thật việc thật...
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả
2.Tác phẩm
- Thể loại : Truyền thuyết 
(Sgk/ T7)
->CRCT: truyền thuyết thời đại Hùng Vương trong giai đoạn đầu
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản
? Theo em văn bản này cách đọc như thế nào ?
- Đọc rõ ràng, mạch lạc, nhấn mạnh các chi tiết thần kì trong truyện, thể hiện rõ giọng điệu của hai nhân vật:
 + Âu Cơ: lo lắng, than thở
 + Lạc Long Quân: tình cảm, ân cần, chậm rãi.
-> Giáo viên đọc mẫu -> học sinh đọc -> Hs nhận xét, GV nhận xét, bổ sung.
?Truyện có mấy nhân vật ? Nhân vật chính là ai ? Vì sao em biết?
? Truyện có những sự việc chính nào? Dựa vào những sự việc chính đó, hãy tóm tắt ngắn gọn câu chuyện? 
HS Tóm tắt văn bản:
=> Hs tóm tắt, GV nhận xét, bổ sung 
 Máy chiếu:
II. Hưíng dÉn đọc hiểu văn bản
1. Đọc ,tìm hiểu chú thích:
* Đọc 
* Tóm tắt các sự việc chính
* Tóm tắt ND 
1. Giới thiệu nguồn gốc LLQ và Âu Cơ.
2. LLQ và Âu Cơ gặp gỡ, thành vợ chồng
3. Âu Cơ sinh được bọc trăm trứng,trăm trứng nở thành trăm người con
4. LLQ và Âu Cơ chia tay
5. Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương - đặt tên nước là Văn Lang...
6. Người Việt- con cháu vua Hùng tự hào là con Rồng, cháu Tiên.
? Theo em trong bài có từ khó em chưa hiểu rõ ?
-Ngư tinh, thần Nông, tập quán.(SGK T7)
GV: Giới thiệu: PTBĐ tự sự.
? Văn bản có thể chia làm mấy phần ? Hãy nêu nội dung chính của từng phần?
* Giải thích từ khó: (SGK T7)
* PTBĐ: Tự sự
2.Bố cục: - 3 phần
Máy chiếu: bố cục
HS: - 3 phần.......
 Máy chiếu
+P1:từ đầu ... Long Trang -> Lạc Long Quân và Âu Cơ kết duyên
+P2: tiếp ... lên đường ->Lạc Long Quân, Âu Cơ sinh con và chia con.
+ P3: còn lại kết truyện ->Việc lập nước Văn Lang và giải thích nguồn gốc dân tộc Việt.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS phân tích
Học sinh đọc- theo dõi p1.
? Đoạn truyện trên giới thiệu những nhân vật nào?
? Em hãy tìm trong văn bản những chi tiết giới thiệu về nguồn gốc, hình dạng, tài năng, hành động của Lạc Long Quân và Âu Cơ ?
HS.....
MC
Lạc Long Quân
Âu Cơ
- Nòi Rồng, con trai thần Long Nữ.
- Sức khoẻ vô địch, nhiều phép lạ.
- Diệt trừ yêu quái, dạy dân trồng trọt, chăn nuôi.
- Dòng họ thần Nông 
- Xinh đẹp tuyệt trần.
? Em có nhận xét gì về hai nhân vật này?
- Lạc Long Quân và Âu Cơ đều là con thần, đẹp đẽ, tài giỏi.
? Theo em, việc kết duyên của Lạc Long Quân và Âu Cơ có gì kì lạ?
- Là mối tương duyên của 2 thần tiên.
? Qua mối duyên tình này, người xưa muốn ta nghĩ gì về nòi giống dân tộc?
- Dân tộc ta có nòi giống cao quý, thiêng liêng ->tự hào về nòi giống của mình
GV: LLQ và ÂC gặp nhau, yêu nhau và kết duyên vợ chồng. cuộc hôn nhân giữa trai tài, gái sắc; là sự kết tinh những gì đẹp đẽ nhất của con người, thiên nhiên, sông núi. 
=> GV mở rộng: Việc tưởng tượng LLQ và Âu Cơ dòng dõi Tiên - Rồng còn mang ý nghĩa thật sâu sắc. Bởi rồng là một trong bốn con vật thuộc nhóm linh thiêng mà nhân dân ta tôn sùng và thờ cúng. Còn nói đến Tiên là nói đến vẻ đẹp toàn mĩ không gì sánh được. Tưởng tượng LLQ nòi Rồng, Âu Cơ nòi Tiên (Cả hai đều là thần tiên, nguồn gốc vô cùng cao quí) phải chăng tác giả dân gian muốn ca ngợi nguồn gốc cao quí và hơn thế nữa muốn thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc giống nòi của dân tộc VN ta.
3.Hướng dẫn Phân tích:
a.Hình ảnh Lạc Long Quân và Âu Cơ:
- Lạc Long Quân và Âu Cơ
+ Nguồn gốc:
 LLQ: Nòi Rồng,
 ÂC: giống tiên .
+ Hình dáng:
 ÂC, xinh đẹp tuyệt trần
 LLQ: đặc biệt,sức khỏe vô địch
 + Hành động LLQ: - Diệt trừ yêu quái, dạy dân trồng trọt, chăn nuôi, cách ăn ở.
=> Đều là con thần,đẹp đẽ, tài giỏi, thương dân.
GV y/c Học sinh đọc- theo dõi tiếp p2
? Nêu ND chính( tiêu đề) trong phần 2
? Chuyện Âu Cơ sinh con có gì kì lạ?
- Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng nở ra một trăm người con 
?Khi tả về một trăm người con, người xưa nhấn mạnh chi tiết nào?
- Vẻ đẹp hồng hào, đẹp đẽ lạ thường, tự lớn như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần.
?Những chi tiết miêu tả đó có ý nghĩa gì?
- Những người con không phải người thường mà mang dáng dấp của những vị thần.
Nhóm /bàn ( Thảo luận)
? Theo em, chi tiết mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng nở thành trăm người con khoẻ đẹp có ý nghĩa gì?
- Giải thích mọi người chúng ta đều là anh em ruột thịt do cùng một cha mẹ sinh ra
b. Lạc Long Quân, Âu Cơ sinh con và chia con
* Âu Cơ sinh con 
- sinh ra một cái bọc trăm trứng nở ....
->Sự sinh nở kỳ lạ, khác thường.( yếu tố kì ảo- tưởng tượng sáng tạo)
->cộng đồng người Việt cùng một cội nguồn (một cha mẹ sinh ra)
*Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh
? Giải nghĩa từ " đồng bào" em đã được nghe từ 
" đồng bào" từ Bác HCM trong khung cảnh nào khi đất nước ta vừa độc lập, năm 1945?(hs/G)
GV bình:( tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh)
 Chủ tịch Hồ Chí Minh gọi nhân dân ta bằng hai tiếng “đồng bào” cũng chính là bắt nguồn từ ý nghĩa của bọc trăm trứng này. “Đồng bào” nghĩa là cùng bào thai, mọi người trên đất nước ta đều chung một nguồn gốc. Hình ảnh trăm người con hồng hào, đẹp đẽ, không cần bú mớm, tự lớn như thổi, khỏe mạnh là hình ảnh của những thiên thần, qua đó tác giả dân gian muốn khẳng định một điều: con người VN là những con người có nguồn gốc cao quý, những con người khỏe mạnh, đẹp đẽ, có sức mạnh tiềm tàng to lớn.
- Nhấn mạnh, thể hiện ý nguyện đoàn kết giữa các cộng đồng người Việt
Ž Lòng tôn kính, tự hào, ngợi ca về nòi giống cao quý, thiêng liêng.
Kể chuyện Bác luôn đề cao truyền thống đoàn kết giữa các dân tộc anh em và niềm tự hào về nguồn gốc con Rồng cháu Tiên
 Câu chuyện thật dung dị, đời thường kể về việc Bác đến thăm và làm việc với nhiều cán bộ tại Hội nghị tổng kết cải cách ruộng đất để rút kinh nghiệm được tổ chức ở Hiệp Hòa (Hà Bắc) năm 1954. Khi biết các cán bộ nơi đây ai cũng náo nức muốn về Hà Nội để tham dự lớp học tiếp quản thủ đô, chẳng ai muốn nhường nhịn ai, Bác đã dùng hình tượng chiếc đồng hồ quả quýt mình đang dùng để nói lên khối đoàn kết từ trên xuống, từ trong ra ngoài cũng như chỉ rõ từng chức năng, nhiệm vụ mỗi bộ phận nhỏ trong khối đoàn kết lớn ấy.
Bác ví von các bộ phận của chiếc đồng hồ như các cơ quan của một Nhà nước, như các nhiệm vụ của cách mạng. Đã là nhiệm vụ cách mạng thì đều quan trọng, đều cần phải làm. Lịch sử cũng đã minh chứng, từ ngàn xưa cho đến nay, từ việc lớn như dựng nước, giữ nuớc đến việc nhỏ như giữ gìn hạnh phúc mái ấm gia đình, muốn đạt đến đích thành công phải luôn có sự đoàn kết, chung sức, chung lòng của từng bộ phận nhỏ thông qua việc gắn kết, chia sẻ, gánh vác trách nhiệm, tác động qua lại cho nhau.
? Trong truyện có những chi tiết kì lạ, còn gọi là yếu tố thần kì, yếu tố hoang đường, chi tiết tưởng tượng kì ảo, vậy em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng kì ảo? Tác dụng của nó?
- Là những chi tiết không có thực, do trí tưởng tượng của người xưa thêu dệt nên
->làm câu chuyện thêm hấp dẫn, tô đậm tính chất lớn lao, đẹp đẽ của nhân vật, linh thiêng hóa nguồn gốc giống nòi.
GV: Đây là chi tiết đăc sắc của các truyện DG, ngoài truyền thuyết ra thì truyện thần thoại, truyên cổ tích cũng có những yếu tố này.
GV treo tranh (SGK/T6) 
? Em quan sát tranh, tường thuật lại nội dung bức tranh phản ánh điều gì ?
- Cảnh Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con
- 50 con theo Lạc Long Quân xuống biển, 50 con theo Âu Cơ lên núi => Chia nhau cai quản các phương, khi cần thì giúp đỡ nhau.
Thảo luận: nhóm/bàn 2 phút
? Tại sao LLQ và ÂC lại chia con và chia theo hai hướng lên rừng, xuống biển?
- HS thảo luận 2p, cử đại diện trình bày
+ Xuất phát từ thực tế c/s-Do tính tình, tập quán khác nhau-> không thể sống lâu dài cùng nhau-> chia con
+ Chia 2 hướng , các con ở đều cả 2 bên nội, ngoại (rừng-quê mẹ, biển-quê cha). Điều đó phù hợp tâm lí người Việt, phù hợp ý nguyện mở rộng địa bàn cư trú, làm ăn và giữ vững đất đai
? Lời dặn của LLQ trước lúc chia tay “khi có việc thì giúp đỡ nhau, đừng quên lời hẹn” việc chia tay thể hiện ý nguyện gì ?( HS Khá /G)
- Ý nguyện đoàn kết, thống nhất dân tộc, tinh thần yêu thương, đùm bọc lẫn nhau
GV:Họ xa nhau do hoàn cảnh bắt buộc. Và họ vẫn luôn yêu thương quan tâm tới nhau, chỉ cần ai có việc gì thì sẵn sàng giúp đỡ.
- Nhưng cái lõi của lịch sử, ý nghĩa sâu xa hơn của việc chia con lại chính là phản ánh sự phát triển của cộng đồng dân tộc. Dân tộc Việt đã phát triển lớn hơn, đến thời điểm mở mang diện tích đất nước về hai hướng: Biển và rừng.
? HS liên hệ học lịch sử diện tích ban đầu đất nước Việt đến đâu trên bản đồ - diện tích ngày nay?
*Lạc Long Quân, Âu Cơ chia con
- 50 con theo Lạc Long Quân xuống biển, 50 con theo Âu Cơ lên núi.
-> Chia nhau cai quản các phương
“khi có việc thì giúp đỡ 
nhau, đừng quên lời hẹn” 
=> Đoàn kết dân tộc, yêu thương đùm bọc nhau
 (GV bình: người Việt lúc đầu chỉ là một nhóm người sinh sống ven sông Hồng ... Sau đó phát triển về phía Nam -> Khai phá đất rừng, lấn biển mở rộng dt Vùng Quảng Nam....-> bây giờ Việt Nam có hình chữ S ... Thủ đô Hà Nội là cái nôi ban đầu ...) Các tộc người sinh sống trên đất nước VN ta dù vô cùng phong phú đa dạng cũng đều chung một dòng máu, chung một gia đình, cha mẹ ... Lời dặn của LLQ trước lúc chia tay “Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau ...” đã thể hiện ý nguyện đoàn kết, tương thân tương ái, gắn bó lâu bền của dân tộc VN.
? Và lời dặn của thần LLQ trước lúc chia tay đã được con cháu muôn đời sau thực hiện, em hãy tìm một ví dụ trong thực tế lịch sử của dân tộc để chứng minh ... ( HS-TB)
* GV bình: LS đã chứng minh điều đó. Mỗi khi TQ bị lâm nguy,tinh thần tương thân tương ái lại giấy lên vô cùng mạnh mẽ .ND ta bất kể trẻ, già, trai, gái từ miền ngược đến miền xuôi, từ miền biển đến miền rừng núi xa xôi đồng lòng kề vai sát cánh đứng dậy chiến đấu với kẻ thù. Miền Nam chống Mĩ, miền Bắc .... Khi nhân dân một vùng gặp thiên tai địch hoạ, lũ lụt cả nước đều đau xót, nhường cơm sẻ áo, giúp đỡ ... vượt qua hoạn nạn. Và ngày nay, mỗi chúng ta đang thực hiện lời căn dặn của thần LL Quân xưa kia bằng những việc làm thiết thực.
? Truyện ca ngợi công lao của ai giúp dân trong c/s ? Ca ngợi công lao gì ?( HS - TB)
- Ngợi ca công lao của LLQ và Âu Cơ
+ Mở mang bờ cõi 
( xuống biển, lên rừng)
+ Giúp dân diệt trừ yêu quái; dạy dân ....
GV y/c HS quan sát đoạn còn lại.
? Trong đoạn cuối văn bản chi tiết nào khẳng định nguồn gốc con Rồng, cháu Tiên là có thật.
*Tích hợp GDQPAN: Nêu lịch sử dựng nước và giữ nước của cha ông.
? Vậy những yếu tố sự thật lịch sử của truyện là gì? (HS TB)
HS - Gắn với nước Văn Lang – tên đầu tiên của nước ta trong thời đại vua Hùng đầu tiên.
 - Sự kết hợp giữa hai bộ lạc: Lạc Việt và Âu Việt qua hai hình tượng: Lạc Long Quân và Âu Cơ.
 - Người con trưởng được tôn lên làm vua lấy hiệu là Hùng Vương đặt tên nước Văn Lang... 
=> Việc hình thành nhà nước đầu tiên trong lịch sử VN => Đây là đặc điểm của truyền thuyết ( có thật)
* GV: Phần cuối truyện còn cho ta biết thêm về xã hội, phong tục tập quán của người Việt cổ xưa. 
? Em có thể giải thích giúp bạn ý nghiã tên đầu tiên của nước ta ? Văn Lang
-Văn Lang.
 Văn (nghĩa là đất nước tươi đẹp sáng ngời, có văn hoá)
 Lang (đất nước của những người đàn ông, những chàng trai khoẻ mạnh giàu có).
 -Thủ đô đầu tiên của Văn lang đặt ở vùng Phong Châu, Bạch Hạc. Người con trưởng của ÂCơ và LLQ lên làm vua gọi là Hùng Vương (Pò khun).
-Từ đó có phong tục nối đời cha truyền con nối, tục truyền ngôi cho con trưởng. Xã hội Văn Lang thời đại Hùng Vương tuy còn sơ khai nhưng đã là một xã hội văn hoá 
=> Phần cuối truyện chứa yếu tố sự thật lịch sử ... -> Truyền thuyết.
c. Kết truyện
- Việc hình thành nhà nước đầu tiên trong lịch sử VN.
(Người con trưởng lên ngôi vua, lấy hiệu Hùng Vương, lập kinh đô, đặt tên nước Văn Lang.)
Þ khẳng định nguồn gốc con Rồng, cháu Tiên là có thật.
? Liên hệ câu thơ ca ngợi, nhớ công ơn vua Hùng có công dựng nước.
( HS/ Khá G)
 "Dù ai đi ngược về xuôi..../..."
"Các vua Hùng đã có công/ ...."
* GV: Cốt lõi sự thật LS là mười mấy đời vua Hùng trị vì. Còn một bằng chứng nữa khẳng định sự thật trên, đó là Phong Châu ... nay thuộc tỉnh Phú Thọ. Ở đó hiện nay có lăng tưởng niệm các vua Hùng mà tại đây hàng năm vẫn diễn ra một lễ hội rất lớn đó là lễ hội đền Hùng. Lễ hội đó đã trở thành một ngày quốc giỗ của cả dân tộc, ngày cả nước hành quân về cội nguồn: 
 Dù ai đi ngược về xuôi
 Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba
và chúng ta tự hào về điều đó. Một lễ hội độc đáo duy nhất chỉ có ở VN!
Hoạt động 4: Tổng kết nội dung- nghệ thuật
HĐN/2 nhóm: Mc câu hỏi
N1: Truyền thuyết CRCT -Truyện nhằm giải thích điều gì - ca ngợi công lao của ai- ý nguyện mong muốn điều gì? 
Hs.....
GV chốt
-KĐ ý chí của đoàn kết của ng VN dù ở MN, ĐB, Miền biển: Dù ở nước ngoài hay trong nước. Ng VN đều là con cháu vua Hùng, có chung cội nguồn( ĐBào: cùng 1 bọc) nên phải biết y thương, gíup đỡ lẫn nhau
=> Truyện còn khơi dậy tinh thần tự hào d/tộc
N2: Em có nhận xét gì NT của truyện?
? Truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo. Hãy tìm và nêu ý nghĩa của một chi tiết em có ấn tượng nhất? (HS TB)
 - HS trình bày 1 phút. HS khác nhận xét
 - GV chốt.
?Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng kì ảo? Vai trò của nó trong truyện? (HS TB)
? GV chốt kt - hs Đọc ghi nhớ?
4. Tổng kết:
a. Nội dung- ý nghĩa văn bản:
*Nội dung:
- Giải thích, ca ngợi nguồn gốc cao quý các dân tộc VN: Con Rồng, cháu Tiên.
- Ngợi ca công lao của LLQ và Âu Cơ
* Ý nghĩa: Truyện kể về nguồn gốc dân tộc con Rồng, cháu Tiên, ngợi ca nguồn gốc cao quý của dân tộc và ý nguyện đoàn kết gắn bó của dân tộc ta. 
b.Nghệ thuật:
- Nhiều chi tiết tưởng tượng kỳ ảo.
- Trí tưởng tượng phong phú và sáng tạo của người xưa 
c.Ghi nhớ: SGK/T8
* HOẠT ĐỘNG : VẬN DỤNG, LUYỆN TẬP( 5 ')
- Mục tiêu: củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm
- Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình
- Kĩ thuật:động não, hợp tác, trình bày một phút, viết sáng tạo
? Xác định yêu cầu BT 2?
-HĐ nhóm( 2 bàn/nhóm)
- thi kể trong nhóm
III.Luyện tập: 
Bài tập 2: Kể diễn cảm truyện CRCT?
+ HS thi kể một đoạn truyện mà em thích nhất ? Vì sao ?
 Máy chiếu yêu cầu:
H kể ( một đoạn truyện) đảm bảo những yêu cầu:
+ Đúng cốt truyện, đảm bảo các ý chính, theo trình tự.
+ Dùng văn nói để kể, không phụ thuộc vào SGK.
+ Giọng diễn cảm, có ngữ điệu, linh hoạt.
+ HS thi kể một đoạn truyện mà em thích nhất 
- hs nhận xét, đánh giá ( ND, ngữ điệu kể, tác phong...) 
HS chấm điểm GV : lưu ý đối tượng HS ( Tb -Y)
HĐ cá nhân
? Kể tên một số truyện dân gian em đã được đọc cũng có nội dung giải thích nguồn gốc dân tộc như truyện này? (HS TB)
HS- .....
? Sự giống nhau ấy thể hiện điều gì?( sự tương đồng về cách giải thích cội nguồn và sự giao thoa văn hóa giữa các tộc ng trên đn ta)
Bài tập
Những truyện có nội dung tương tự như Con Rồng, cháu Tiên:
+ Truyện “ Quả trứng nở ra con người ”-DT Mường.
+ Truyện “ Quả bầu mẹ”- DT Khơ Mú.
* HOẠT ĐỘNG : MỞ RỘNG, SÁNG TẠO (2')
- Mục tiêu: mở rộng kiến thức, tích hợp nội dung bài học
- Phương pháp: vấn đáp
-Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, trình bày 1 phút 
*Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh: Bác luôn đề cao truyền thống đoàn kết giữa các dân tộc anh em và niềm tự hào về nguồn gốc con Rồng cháu Tiên.
GV chiếu Ảnh lễ hội (đền Hùng) 
-Hs xác định lễ hội ở đâu trên đất nước ta? Ý nghĩa lễ hội này?( Hs Khá )
Hs.....
*Tích hợp GDQPAN: Nêu lịch sử dựng nước và giữ nước của cha ông.
- G nhắc cho HS nhớ lại lịch sử dựng nước và giữ nước của cha ông -> Gợi niềm tự hào dân tộc.
- Thời gian: 3 phút
- Hình thức: Vấn đáp, giới thiệu. Chiếu slide.
Em biết những tên gọi nào của nước ta qua các triều đại lịch sử?
HS trình bày.
G bổ sung: Tên nước ta qua từng giai đoạn lịch sử dựng nước và giữ nước:
1. Xích Quỷ - Tên nước ta thời vua Kinh Dương Vương
Theo truyền thuyết, các tài liệu và thư tịch cổ, năm 2879 Trước Công nguyên, Kinh Dương Vương lên ngôi vua, lập lên Nhà nước Xích Quỷ - nhà nước sơ khai độc lập có chủ quyền đầu tiên của dân tộc ta. Kinh Dương Vương kết duyên với Thần Long sinh ra Lạc Long Quân (tên húy là Sùng Lãm). Sau đó, Lạc Long Quân kết duyên với Âu Cơ sinh ra các vua Hùng.
2. Văn Lang - Tên nước ta thời các Vua Hùng
Từ đầu thời đại đồng thau, có khoảng 15 bộ Lạc Việt sinh sống chủ yếu ở miền trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Trong số các bộ lạc Lạc Việt, bộ lạc Văn Lang hùng mạnh hơn cả. Thủ lĩnh bộ lạc này là người đứng ra thống nhất tất cả các bộ lạc Lạc Việt, dựng lên Nhà nước Văn Lang, xưng vua - mà sử cũ gọi là Hùng Vương, kinh đô đặt ở Phong Châu. 
Quốc hiệu Văn Lang 
Thời gian tồn tại của nước quốc hiệu Văn Lang tồn tại khoảng 2.671 năm khoảng từ đầu thiên niên kỷ I trước Công nguyên đến thế kỷ III trước Công nguyên.
3. Âu Lạc - Tên nước ta thời vua An Dương Vương
Sau khi khiến Tần Thủy Hoàng phải lui quân chịu thất bại trong âm mưu xâm lược nước ta vào năm 208 trước công nguyên, Thục Phán bằng ưu thế của mình đã xưng vương (An Dương Vương), liên kết các bộ lạc Lạc Việt và Âu Việt lại, dựng nên nước Âu Lạc (tên ghép hai chữ của hai bộ lạc Âu Việt và Lạc Việt). Quốc hiệu Âu Lạc tồn tại 50 năm từ 257 trước CN đến 207 trước CN
4. Vạn Xuân - Tên nước ta thời nhà tiền Lý và nhà Ngô
Vào mùa Xuân năm 542, Lý Bí khởi nghĩa, đánh đuổi quân Lương, giải phóng được lãnh thổ. Đến tháng 2 năm 544, Lý Bí lên ngôi Hoàng đế, lấy tên hiệu là Lý Nam Đế, đặt quốc hiệu là Vạn Xuân (Với ý nghĩa đất nước bền vững vạn mùa Xuân), khẳng định niềm tự 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_ngu_van_lop_6_tuan_12_nam_hoc_2019_2020.doc