Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 16 - Năm học 2015-2016
A. Mục tiêu :
1. Kiến thức: HS nắm được:
- Những hiểu biết bước đầu về Mạnh Tử.
- Những sự việc chính trong truyện.
- Ý nghĩa của truyện.
- Cách viết truyện gần với kí( ghi chép sự việc), viết sử( ghi chép truyện thật) ở thời trung đại
*Tích hợp môi trường: Môi trường giáo dục có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ
2. Kỹ năng:
* Kĩ năng bài dạy:
Thành thạo kĩ năng:
- Đọc- hiểu văn bản truyện trung đại Mẹ hiền dạy con.
- Nắm bắt và phân tích được các sự kiện trong truyện
- Kể lại được câu chuyện.
* GD Kĩ năng sống
- Tự nhận thức được giá trị của tình yêu thương và phương pháp giáo dục con cái trong cuộc sống.
- Đảm nhận trách nhiệm với người khác.
- Giao tiếp, phản hồi/ lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ,ý tưởng, cảm nhận của bản thân về những giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện.
- Kĩ năng tự nhận thức về thể loại, kiến thức bài học.
3. Định hướng phát triển năng lực Học sinh:
- Năng lực tự học, Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,Năng lực thẩm mỹ, Năng lực giao tiếp, Năng lực hợp tác,Năng lực tư duy tổng hợp
- Năng lực hoạt động và tổ chức hoạt động,Năng lực tổ chức và quản lý cuộc sống
gia đình, Năng lực tự nhận thức và tích cực hóa bản thân, Năng lực khá phá và sáng tạo
4. Thái độ: Tích cực chủ động tìm hiểu kiến thức bài học
- Trân trọng tình cảm và cách dạy con của bà mẹ thầy Mạnh Tử.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- GV: Soạn bài theo chuẩn KTKN,SGV, bảng phụ, tư liệu có liên quan.
- HS : Đọc và tìm hiểu phần chuẩn bị theo hướng dẫn của GV
C. Phương pháp
- PP dạy học nhóm, PP giải quyết vấn đề, PP dự án.
- KT giao nhiệm vụ, Hỏi và trả lời, KT động não, “Trình bày một phút”, Tóm tắt tài liệu theo nhóm,thảo luận nhóm
Ngày soạn : /12/2015 Tuần 16 Tiết 61 TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT 45 PHÚT A.Mục tiêu : 1.Kiến thức: - Củng cố các kiến thức tiếng Việt cho học sinh về: cấu tạo từ, nghĩa của từ, phân loại từ đơn,từ phức, danh từ chung, danh từ riêng, cụm danh từ, viết đoạn văn chủ đề tự chọn. - Củng cố kiến thức viết đoạn văn . 2.Kĩ năng: *Kĩ năng bài học: - Rèn cho học sinh kĩ năng làm bài, viết đoạn văn, tạo lập văn bản *Kĩ năng sống:Tự nhận thức,giao tiếp,lắng nghe tích cực,hợp tác,tư duy sáng tạo,ra quyết định,giải quyết vấn đề. 3. Định hướng phát triển năng lực Học sinh: - Năng lực tự học, Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,Năng lực thẩm mỹ, Năng lực giao tiếp, Năng lực hợp tác,Năng lực tư duy tổng hợp - Năng lực hoạt động và tổ chức hoạt động,Năng lực tổ chức và quản lý cuộc sống gia đình, Năng lực tự nhận thức và tích cực hóa bản thân, Năng lực khám phá và sáng tạo 4.Thái độ: - GD ý thức tự giác, tích cực, sửa chữa những lỗi sai, phát huy những ưu điểm B.Chuẩn bị: -Giáo viên: chấm chữa bài,nhận xét ,tổng hợp kết quả ,soạn trả bài. -Học sinh: Ôn viết đoạn văn tự sự,phần TV đã học.. C.Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: -Phương pháp:Nêu và giải quyết vấn đề,dạy học theo nhóm, DH theo dự án. -Kĩ thuật dạy học:Động não,thảo luận nhóm. D.Tiến trình bài dạy: 1.ổn định lớp: Ngày giảng Lớp Sĩ số /12/2015 6A3 /37 /12/2015 6A2 /37 2.Kiểm tra bài cũ:kết hợp trong giờ trả bài 3.Giảng bài mới: Hoạt động GV-HS Nội dung GV gọi HS đọc lại đề(Đề riêng của từng lớp 6A3,6A2) ?Xác định yêu cầu của đề? GV hướng dẫn nêu nhanh đáp án GV nhận xét ưu điểm GV nêu mặt tồn tại Nêu lỗi sai cơ bản, gọi hS chữa,GV chữa . Chỉ chỗ sai ở một số bài cụ thể từng HS Hs sửa lỗi sai theo từng mục GV trả bài tuyên dương, phê bình HS Đọc một số đoạn văn hay. em lại bài-tự sửa lỗi,trao đổi bài cho nhau giúp nhau chỉ chỗ sai-chữa. -GV giải quyết thắc mắc. -Công bố tổng hợp điểm I.Đề bài-Tìm hiểu đề 1.Đề bài: (Có đề kèm theo) 2.Đáp án: *Đề lớp 6A3: Câu 1:(1,0đ) -Từ đơn -Từ phức 1.1 D ; 1.2 A Câu 2:(1,0đ) - Phân loại từ đơn, phức: Từ đơn: trời, rét, đậm, cho, phép, được, nghỉ, học. Từ phức: hôm nay, nhà trường,chúng tôi. Câu 2:(1,0đ)lớp 6A2: Từ đơn:Cây, xanh, thì, lá, cũng, xanh, để, đức, cho, con. Từ phức:Cha mẹ, hiền lành Câu 3:(3,0đ))(Chung cho hai lớp) - Giải thích đúng nghĩa của từ và nêu được cách giải thích: + Giếng :(1,5đ) hố đào thẳng đứng, sâu vào lòng đất , để lấy nước. ( trình bày khái niệm mà từ biểu thị ) + Hèn nhát:(1,5đ)thiếu can đảm(đến mức đáng khinh bỉ) ( đưa ra những từ trái nghĩa với từ cần giải thích ) Câu 4:(2,0đ) lớp 6a3 -(0,5đ) Phát triển thành cụm DT có DT công nhân làm trung tâm - (0,5đ)Điền đúng mô hình cấu tạo cụm DT - (1,0đ)Đặt câu đúng ngữ pháp, có sử dụng cụm DT trên - Ví dụ: + Cụm DT: các chú công nhân + Vẽ mô hình cấu tạo: Phần trước Phần trung tâm Phần sau t2 t1 T1 T2 S1 S2 các chú công nhân ấy bộ đội + Đặt câu: Các chú công nhân đang vào nhà máy. Câu 4:(2,0đ) lớp 6a2 -(0,5đ) Phát triển thành cụm DT có DT bộ đội làm trung tâm Tương tự như 6a3 Câu 5: (3.0 điểm)(Chung cho hai lớp) Viết đoạn văn (từ 6-8 câu) chủ đề về tình bạn, trong đó có sử dụng ít nhất một danh từ chung, danh từ riêng, (gạch chân những từ đó). - Viết đoạn văn: * Yêu cầu về hình thức: Trình bày đúng hình thức một đoạn văn. + Số lượng câu từ 6-8 câu. + Không sai chính tả, không gạch xóa, mắc lỗi.Thể hiện được tình cảm của người viết * Yêu cầu về Nội dung: - Các câu phải có sự liền mạch thống nhất một nội dung (nội dung tự chọn), phải có câu chủ đề. - Gạch chân được một danh từ chung, danh từ riêng, (danh từ riêng phải viết hoa) trong đoạn văn. II.Nhận xét –đánh giá chung: 1. Ưu điểm - Nhìn chung nắm được yêu cầu của đề . -Phần lí thuyết nhiều em nêu khá chính xác. -Vận dụng làm bài tập khá tốt. câu 3,4,5 Phát triển DT- CDT- điền vào mô hình- Đặt câu tương đối tốt -Nhiều HS viết đoạn văn tốt, sử dụng DT chung ,DT riêng đúng chỗ.Diễn đạt mạch lạc lô gich, có ý nghĩa. - Một số bài sạch sẽ. - Tuyên dương: các em có tiến bộ, không lặp lỗi viết tắt, viết số, biết cách trình bày một đoạn văn. 2. Nhược điểm: - ND : chưa đủ, chưa nắm chắc kiến thức . -Phân biệt cách giải thích nghĩa của từ còn sai. Một số chưa phân biệt rõ từ phức,từ ghép. -Viết Đoạn văn còn lộn xộn, phân biệt DT chung-riêng còn nhầm lẫn. - Hình thức: dùng bút đỏ viết bài k tra ( Hưng 6a3) Câu 3: nhiều em không lắm chắc lí thuyết điền vào mô hình CDT sai, không phân biệt CDT- Câu. + Câu 5 nhiều em ko làm đúng yêu cầu, chưa viết thành đoạn văn có hs viết thành một số ý, có em trình bày thành bài văn ( Nguyễn Nga 6a3) +Trình bày bẩn, chữ xấu , cẩu thả, sai chính tả nhiều. + Diễn đạt: lủng củng , lặp từ, dùng từ không chuẩn , câu thiếu chủ ngữ, không rõ nghĩa, dấu câu. + Một số chưa đọc kỹ câu hỏi , chưa làm đúng yêu cầu của đề + Một số quá lười học , không học và làm bài nghiêm túc, không hoàn thành bài kiểm tra . - Bài chưa tốt: 6a3:Tr Tuấn, Toàn, Kiên,Sáng, Khánh, Bảo, Ng Nga,Trang, Hương, Thái, Bảo. 6a2:Linh, Duyên, Trung, Khoa,Lê Thảo, Mĩ Anh,Nghi III.Chữa lỗi: 1. Lỗi chính tả: Từ sai Từ sửa đúng +l/n: lâng đỡ, cho lên, lề nếp... +ch/tr: chong lớp,khiển chách,chằn chọc, +s/x: xạch xẽ,xắp đến... +r/d/gi :rạy rỗ, dõ dàng... 2. Lỗi diễn đạt: * Dùng từ:( Lặp từ) Giải nghĩa từ: c2-Giếng, hèn nhát: - bằng cách tra từ điển và nghe cô giảng Linh 6a2-Ng Nga 6a3- Thái 6a3 -Nghi 6a2: Giếng : là giải thích tên một loại sự vật Hèn nhát: là chữ cái đứng đầu viết hoa - Dùng từ không phù hợp ngữ cảnh: Những chú bộ đội rất ngoạn. ( Nghi 6a2) Từ sai Từ sửa đúng - Dùng từ lẫn lộn từ gần âm: C5: Tạm biệt nếu có nhịp em sẽ đi một lần nữa. * Diễn đạt ý – chi tiết chưa chính xác - câu 5 yêu cầu gạch chân (một DTC-một DTR) gạch chân cả bài( Thủy 6a2..) C5 :Em như vào một màu vàng tuyệt đẹp.( Duyên 6a2) - Diễn đạt chưa lễ phép - lặp từ: c5: Mới ngày nào em được gặp ông ấy, khi ấy em còn bé,năm nay ông ấy 64 tuổi. ông ấy ông ngoại của em. ( Trần Hiền 6a2) c5: Huyền 6a3: Em và Duyên là đôi bạn thân. Từ khi còn học từ hồi lớp ba, cứ đến c n tôi lại rủ bạn đi chơi. C5: em rất yêu bạn ấy và bạn ấy là bạn của em.( Mĩ Anh) C5: Phúc 6a2: Bạn trang, bạn Hùng, bạn kia, các bạn đều là bạn của bạn. * Lỗi không phân biệt cụm từ - câu: * Điền mô hình cdt sai * Không phân biệt CDT- câu 6a2: Long,Định, Nghi,khoa, Trung, Lê Thảo,Duyên, Mĩ Anh.. 6a3:Hương, Ng Nga, Thái, Bảo, Khánh, Kiên, sáng, Toàn... * Không phân biệt DTC- DTR 6a2: Định,Linh 6a3:Ng Nga, Ng Dương Tr Tuấn, kiên, Long... -Câu thiếu thành phần - Viết đơn vị câu quá dài không chấm câu. - Diễn đạt câu lộn xộn,không rõ ý. 3.Lỗi kiến thức: Kiến thức sai Kiến thức đúng . Viết đoạn văn không có chủ đề- không có ý nghĩa, mục đích: -Trang 6a3: nói về một bạn đu cổng rồi cho vào nhà. - Linh 6a2: Bố đi công tác xa gặp một con lợn, bố đến nơi rồi không ngờ bị muộn. IV.Đọc-Bình đoạn văn,bài văn hay: GV đọc một số đoạn hay tiêu biểu * Tuyên dương: toàn bài 6a2: Ngọc Thảo, Ngọc, Hà Sơn,Thiện, Phú, Long Chữ đẹp :Ng Thảo, Long, Thủy, Đoạn Văn: Phú, Ng Thảo 6a3:Ng Dương, Cường, Thinh, Ngọc, Phong, Mạnh, Nhung, Thanh, Cao Nga Chữ đẹp: Chi, Hiền, Ngô Anh, Hương. Câu 5 hay: Ng Dương, Cường, Q anh *Phê Bình: 6a3: rất nhiều bạn bỏ câu 5 Hương, Hiền, Chi, Nguyễn Anh,( Hương lực học giảm sút ) Điểm kém; Thái,Ng Nga, Khánh, Sáng, Kiên, Tr Tuấn, Toàn, Bảo, Trang, Long 6a2:Nghi, Mĩ Anh, Hùng Trung, Lê Thảo,Linh, Duyên, Khoa. V.Trả bài *Giải quyết thắc mắc: *Thống kê điểm: Lớp Sĩ số Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm 3-4 Điểm < 3 6A2 37 6A3 37 4.Củng cố: Năng lực tư duy tổng hợp ? Trong tiết trả bài một số bạn chưa nhận rõ các lỗi sai. Em hãy chỉ cho bạn để bạn không lặp lại lỗi đó trong giờ kiểm tra sau - Lỗi: Cách giải nghĩa từ; Không phân biệt được cdt- câu; điền mô hình cụm dt ko đúng;Viết đoạn văn ngắn chưa đúng số câu, không có ý nghĩa, mục đích, không có chủ đề, lỗi lặp từ. 5.Hướng dẫn học bài : *Hướng dẫn học ở nhà: - Ôn lại tất cả các kiến thức tiếng Việt đã học chuẩn bị kiểm tra học kì I (Hoàn thiện đề cương văn - tiếng) *Chuẩn bị cho bài sau: - Chuẩn bị bài Mẹ hiền dạy con. + Đọc văn bản. + Soạn văn bản theo hệ thống câu hỏi SGK.( Viết một đoạn văn ngắn cảm nhận về nỗi vất vả nhọc nhằn của mẹ trong cuộc sống 6-8 câu) E.Rút kinh nghiệm Ngày soạn: /12 /2015 Tuần 16- tiết 62 HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM Văn bản: MẸ HIỀN DẠY CON Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc và Tử An Trần Lê Nhân biên dịch (Truyện trung đại Trung Quốc) A. Mục tiêu : 1. Kiến thức: HS nắm được: - Những hiểu biết bước đầu về Mạnh Tử. - Những sự việc chính trong truyện. - Ý nghĩa của truyện. - Cách viết truyện gần với kí( ghi chép sự việc), viết sử( ghi chép truyện thật) ở thời trung đại *Tích hợp môi trường: Môi trường giáo dục có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ 2. Kỹ năng: * Kĩ năng bài dạy: Thành thạo kĩ năng: - Đọc- hiểu văn bản truyện trung đại Mẹ hiền dạy con. - Nắm bắt và phân tích được các sự kiện trong truyện - Kể lại được câu chuyện. * GD Kĩ năng sống - Tự nhận thức được giá trị của tình yêu thương và phương pháp giáo dục con cái trong cuộc sống. - Đảm nhận trách nhiệm với người khác. - Giao tiếp, phản hồi/ lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ,ý tưởng, cảm nhận của bản thân về những giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện. - Kĩ năng tự nhận thức về thể loại, kiến thức bài học. 3. Định hướng phát triển năng lực Học sinh: - Năng lực tự học, Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,Năng lực thẩm mỹ, Năng lực giao tiếp, Năng lực hợp tác,Năng lực tư duy tổng hợp - Năng lực hoạt động và tổ chức hoạt động,Năng lực tổ chức và quản lý cuộc sống gia đình, Năng lực tự nhận thức và tích cực hóa bản thân, Năng lực khá phá và sáng tạo 4. Thái độ: Tích cực chủ động tìm hiểu kiến thức bài học - Trân trọng tình cảm và cách dạy con của bà mẹ thầy Mạnh Tử. B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: - GV: Soạn bài theo chuẩn KTKN,SGV, bảng phụ, tư liệu có liên quan.... - HS : Đọc và tìm hiểu phần chuẩn bị theo hướng dẫn của GV C. Phương pháp - PP dạy học nhóm, PP giải quyết vấn đề, PP dự án. - KT giao nhiệm vụ, Hỏi và trả lời, KT động não, “Trình bày một phút”, Tóm tắt tài liệu theo nhóm,thảo luận nhóm D. Tiến trình giờ dạy 1. Ổn định lớp. Ngày soạn Lớp Sĩ số Vắng 6a2 37 6a3 37 2. Kiểm tra bài cũ * Năng lực tự học *Câu hỏi 1. ? Kể lại đoạn truyện con hổ với bà đỡ Trần trong truyện “Con hổ có nghĩa” bằng lời kể của bà đỡ. Câu 2. Nêu ý nghĩa của truyện *Yêu cầu: - Kể diễn cảm bằng lời kể của bà đỡ, xưng “tôi” - Ý nghĩa của truyện: Đề cao ân tình, ân nghĩa trong đạo làm người. 3.Giảng bài mới: Là người mẹ ai chẳng nặng lòng thương yêu con mong muốn cho con nên người. Nhưng khó hơn nhiều là cần biết dạy con , giáo dục con sao cho có hiệu quả.Mạnh Tử - người noi theo Khổng Tử phát triển và hoàn chỉnh nho giáo- sở dĩ cũng trở thành một bậc đại hiền chính là nhờ công lao giáo dục dạy dỗ của bà mẹ – cũng có thể nói là một bậc đại hiền Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu chung Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo ? Văn bản “Mẹ...” thuộc loại truyện nào? - Truyện trung đại Trung Quốc. ?. Trình bày những hiểu biết của em về tác phẩm?. ?Được tuyển từ sách ..... sách đó viết về những gì? -"Liệt nữ" người đàn bà có tiết nghĩa hoặc có khí phách anh hùng ?Truyện có liên quan trực tiếp đến thầy Mạnh Tử. Em biết gì về thầy Mạnh Tử? - Thầy Mạnh Tử (372 ? -289 ? TCN) - Tên là Mạnh Kha - Quê: Huyện Trâu – Sơn Đông - Trung Quốc - Là học trò của Tử Tư – cháu của Khổng Tử Mạnh Tử đã cùng học trò viết sách Mạnh Tử - tác phẩm quan trọng và rất nổi tiếng, được coi là 1 trong 4 kinh điển (tứ thư) của Nho gia. Ở VN từ rất xa xưa tên tuổi của Mạnh Tử đó đi liền sau tên tuổi của Khổng Tử và 2 ông được coi là 2 vị thánh tiêu biểu của đạo nho. Hiện nay ông có tượng thờ ở Văn Miếu-Hà Nội, xung quanh tượng của Khổng Tử có tượng Mạnh Tử được đặt cùng với tượng 3 vị khác Cho HS xem tranh Hoạt động 2: Gv hướng dẫn hs đọc- hiểu văn bản (25') ? Nêu cách đọc của em? HS.... to, rõ ràng chú ý giọng kể, giọng của bà mẹ: kiên quyết, dứt khoát. - Đọc mẫu đoạn 1 ? 2 hs đọc tiếp đến hết. GV: nhận xét, sửa cách đọc. ? Truyện có mấy sự việc chính ? GV: Treo bảng phụ Sự việc Con Mẹ 1 ở gần nghĩa địa, bắt chước: đào, chôn, lăn khóc dọn nhà ra gần chợ. 2 ở gần chợ, bắt chước nô nghịch, buôn bán điên đảo, liền dọn đến gần trường học. 3 ở gần trường học, bắt chước học tập lễ phép. vui lòng và quyết định ở đó. 4 Hỏi: Người ta giết lợn làm gì?. Nói đùa, hối hận và thực hiện đúng lời nói của mình. 5 bỏ học, liền cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt và so sánh 2 việc làm để dạy con. ? Kể lại tóm tắt truyện “Mẹ hiền dạy con” dựa vào 5 sự việc trên? - HS kể, gv + lớp nhận xét. ? Nêu nội dung chính của truyện? ? Dựa vào 5 sự việc chính cho biết những sự việc nào ứng với các nội dung sau: - Dạy con bằng cách chọn môi trường sống tốt. - Dạy con bằng những ứng xử hàng ngày trong gia đình. Hs: Nội dung 1: 3 sự việc đầu. Nội dung 2: 2 sự việc cuối ? Qua đó em hãy xác định bố cục của văn bản? kĩ thuật động não - Gd Kĩ năng tự nhận thức. Năng lực hợp tác-Năng lực tư duy tổng hợp- năng lực trải nghiệm sáng tạo ?Hai lần bà mẹ quyết định dọn nhà đi nơi khác là những lần nào? * Sự việc 1 +2: - Dời nhà gần nghĩa địa - Dời nhà gần chợ ?Tại sao cả 2 lần dời nhà đó, người mẹ của Mạnh Tử đều nói "chỗ này không phải chỗ con ta ở được"? -Vì cuộc sống 2 nơi này dễ ảnh hưởng xấu đến tính nết của Mạnh Tử (Mạnh Tử còn nhỏ dễ bắt chước những thói hư tật xấu ở 2 nơi này) ( Sau khi thấy mẹ hành động như vậy à học tập chuyên cần) GV Tâm hồn trẻ rất ngây thơ, trong trắng như tờ giấy. Trẻ lại có thói quen bắt thích bắt chước, làm theo. Tư duy của các em chưa phát triển nên không phân biệt tốt xấu, hay- dở. Bởi vậy khi Mạnh Tử ở gần nghĩa địa thì chỉ thích bắt chước cảnh: đào, chôn, lăn, khóc. Khi sống gần chợ thì lại hay chơi trò buôn bán điên đảo.. ?Đến lần dọn nhà thứ 3 bà mẹ thấy ntn? Bà nói " chỗ này là chỗ con ta ở được đây" * Sự việc 3 Dời nhà đến gần trường học à bà thấy vui lòng àảnh hưởng tốt ?Tại sao bà mẹ thấy vui lòng? Vì cuộc sống nơi đây ảnh hưởng tốt đến tính nết Mạnh Tử. Mạnh Tử sẽ bắt chước lễ phép, học hành ?Bà mẹ đó 2 lần quyết định dời nhà và 1 lần định cư, đó là vì chỗ ở hay vì Mạnh Tử? à vì Mạnh Tử à vì con ?Vì sao bà không chọn cách giải quyết khác? (khuyên dạy, nghiêm cấm..) Vì bà mẹ: - Hiểu được tính tình Mạnh Tử (rất hiếu động và dễ bắt trước) - Hiểu được tác động của hoàn cảnh, môi trường sống Tới trẻ thơ ?Vậy ý nghĩa dạy con của bà mẹ trong quyết định chuyển nhà là gì? Môi trường sống ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển nhân cách của con người.Để ngăn ngừa triệt để tạo cho con có thể phát triển đúng huớng thì phương pháp giáo dục tối ưu đầu tiên là đưa đối tượng giáo dục hòa vào môi trường sống phù hợp với nó trong thời gian sớm nhất. ?Việc này tương ứng với những câu tục ngữ nào em biết? * Tục ngữ: - Gần mực thì đen.. - Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài - Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy GV: Suy nghĩ và hành động của bà mẹ về phương pháp dạy con trở thành bậc vĩ nhân NTN? GV:Dạy con bằng cách chọn môi trường sống trong sạch. Không chỉ môi trường sống mà ngay cả trong cách ăn nói ứng xử hàng ngày trong môi trường gia đình cũng có cách dạy con thành người tốt ?Ở lần thứ 4, bà mẹ đã làm gì đối với con? * Sự việc 4: - Mẹ nói đùa con: Để cho con ăn đấy à nghĩ: "Ta nói lỡ mồm rồi...nó hay sao.." -Sửa: mua thịt cho con ăn ?Nói xong bà mẹ đã tự nghĩ ntn? GV:Nếu người lớn nói dối trẻ con sẽ tạo cho chúng nói dối ?Và bà đã tự sửa việc làm của mình bằng cách nào? (Không được dạy con nói dối. Với trẻ con phải dạy chữ tín, đức tính thật thà) à Rèn cho con tính thật thà à việc làm đúng ?Theo em ý nghĩa giáo dục ở sự việc thứ 4 này là gì ? ?Em có nhận xét gì về việc làm của bà mẹ Mạnh Tử? GV:Bà mẹ Mạnh Tử suy nghĩ rất sâu sắc thấu tình đạt lý à đây là 1 hành động dạy con chứ không phải là nuông chiều con Gv Kể chuyện: Tăng Sâm là một trong số học trò xuất sắc của Khổng Tử. Ngày còn bé, một hôm mẹ đi chợ, Tăng Sâm đòi đi theo. Mẹ dỗ “ở nhà, mẹ đi chợ mua cho miếng gan lợn mà ăn”. Ra chợ không còn gan lợn để mua. Về nhà, để giữ chữ tín với con, bà đã mổ lợn nhà lấy một miếng gan cho con ăn. ?Qua sự việc này, bài học rút ra cho các bà mẹ là gì? Bài học: Khi nói năng, chuyện trò với con cái cũng không thể tùy tiện, nhất là khi hứa với con điều gì dù là rất nhỏ. Muốn con thành người thật thà, trung thực thì trước hết mẹ cũng phải là người như vậy trong mắt con.. Chữ "tín" rất quan trọng trong nhân cách con người ?Tìm một số thành ngữ, tục ngữ có ý nghĩa tương tự? - Lời nói đi đôi với việc làm - Nói đâu làm đấy - Mồm nói tay làm ?Sự việc gì đã xảy ra trong lần cuối? ?Hành động này đã thể hiện động cơ, thái độ, tính cách gì của bà mẹ khi dạy con? * Sự việc 5: Con bỏ học à mẹ cắt đứt tấm vải đang dệt + động cơ: hết sức thuơng con, muốn con nên người + Thái độ: dứt khoát, kiên quyết, không nương nhẹ ?Động cơ đó được thể hiện ở câu nói nào của bà? +Rõ ràng bà muốn huớng con vào việc học tập chuyên cần về sau con trở thành người hiền tài à bậc đại hiền ?Hành động và lời nói như trên của bà có tác dụng gì đối với con? - Mạnh Tử vâng lời mẹ, học tập chuyên cần à trở thành bậc tài nổi tiếng sau này ? Sự việc 5 người mẹ muốn dạy con điều gì? ?Cảm nhận của em về cách dạy con trong 2 sự việc 4 và 5 của bà mẹ? HS... - Bà mẹ MT là tấm gương sáng về lòng thương con và cách dạy dỗ con. Thứ nhất, không được nói dối trẻ; thứ hai, kiên quyết hướng trẻ vào việc học tập – kể cả phải chấp nhận tốn kém về của cải vật chất. Mạnh Tử học tập chuyên cần, sau trở thành một bậc đại hiền, nổi tiếng về đạo đức và hiểu biết rộng chính là nhờ cách dạy con như thế của người mẹ. ?Cảm nhận của em về hình ảnh người mẹ thầy Mạnh Tử. - Một người mẹ tuyệt vời: yêu con, thông minh, khéo léo, nghiệm khắc trong việc dạy dỗ, giáo dục con thành bậc vĩ nhân. ? Thày Mạnh Tử trở thành bậc vĩ nhân nhờ công lao dạy dỗ của ai? GV: Giới thiệu tài năng đức độ của thày Mạnh Tử, bậc vĩ nhân ko chỉ ở Trung Quốc mà còn nổi tiếng ở VN và.... Hoạt động 3: HD tổng kết ? Nêu nội dung truyện “Mẹ hiền dạy con”? ? Truyện có ý nghĩa gì? ? Truyện đề cao việc gì? ?Vai trò của người mẹ trong dạy con? ?. Nêu những đặc sắc của truyện. Gv gọi hs đọc ghi nhớ SGK. ? Đây là câu chuyện ở Trung Quốc,Tại sao T/g lại chọn nhân vật có thật để đưa vào câu chuyện? Mục đích là gì? - Tăng tính chân thực cho câu chuyện, làm nổi bật ý nghĩa giáo huấn của truyện. Chọn môi trường dạy con và pp dạy con thành bậc vĩ nhân. ? Dựa vào định nghĩa truyện trung đại(T143) ( bài con hổ...) em nhận xét gì về cách viết truyện mẹ hiền dạy con.- con hổ có nghĩa có điểm giống và khác? Năng lực hợp tác,Năng lực tư duy tổng hợp Thảo luận nhóm : 6 nhóm( 2 bàn/ nhóm) HS.. - TĐTQ -TĐVN Giống cách viết truyện đều mang những đặc điểm tiêu biểu của truyện trung đại: -cốt truyện đơn giản, - nội dung mang tính giáo huấn, - nhân vật được miêu tả chủ yếu qua ngôn ngữ trực tiếp của người kể chuyện và hành động, ngôn ngữ đối thoại của nhân vật. -Điểm khác Truyện Con hổ có nghĩa nghiêng về tính hư cấu (tưởng tượng) Ttruyện Mẹ hiền dạy con không hư cấu (tưởng tượng) mà gần với kí (ghi chép sự việc) và gần với sử (ghi chép chuyện thật). Hoạt động 4:hướng dẫn hs luyện tập Năng lực tư duy tổng hợp- năng lực sáng tạo ? Bức tranh trong truyện minh họa cho sự việc nào? ( Sự việc cuối cùng: cắt đứt tấm vải đang dệt) ? Tại sao tác giả lại chọn sự việc đó để minh họa? Đó là cách dạy con hay nhất,bằng hành động cụ thể vừa dễ hiểu vừa kiên quyết khiến con thấm thía lâu. ? Phát biểu cảm nghĩ của em về sự việc cuối cùng? - Hs tự do phát biểu, gv định hướng. - Một người mẹ tuyệt vời: hết lòng yêu con, thông minh, khéo léo, nghiệm khắc trong việc dạy dỗ, giáo dục con thành bậc vĩ nhân. ? Từ truyện “Mẹ...” em có suy nghĩ gì về đạo làm con? - hs tự do phát biểu, gv định hướng. ? Cho biết nghĩa của các yếu tố “tử” trong các từ Hán Việt sau? HĐ cá nhân làm miệng - Tử = con (công tử, hoàng tử, đệ tử) - Tử = chết. (tử trận, bất tử, cảm tử) ?Trong mỗi chúng ta ai cũng có mẹ. Em hãy nói những cảm nhận của mình về mẹ và nêu suy nghĩ về đạo làm con? HĐ cá nhân Năng lực tư duy tổng hợp- trải nghệm sáng tạo HS.... ( Gv : Treo bảng phụ- hs tham khảo) Mẹ em là nông dân làm ruộng,khi mùa động tới đôi bàn tay mẹ thô giáp,nứt nẻ chảy máu, đôi bàn chân chai sần lại,mẹ làm việc suốt ngày từ tờ mờ sáng đên tối mịt. Những ngày đông giá lạnh buốt, mọi người mặc quần áo ấm, bật điều hòa, mẹ lội dưới bùn làm cỏ lúa, không lúc nào thấy mẹ nghỉ ngơi.Em nhận thấy sự hy sinh của mẹ vì chúng em.Mỗi lúc gần mẹ, em thường áp đôi bàn tay thô giáp của mẹ vào má và cảm thây ấm áp, hạnh phúc vô cùng..... Em rất thương mẹ. Em thầm nghĩ (Mẹ ơi! Con cố gắng học thật giỏi, sau này có công việc làm ổn định,có tiền con sẽ báo hiếu mẹ sự an nhàn lúc tuổi già.) A.Hướng dẫn tìm hiểu chung: *Xuất xứ : - “Mẹ hiền dạy con” là truyện Trung đại . - Tuyển từ sách "Liệt nữ truyện" của Trung Quốc" B. Hướng dẫn tìm hiểu văn bản 1. Đọc- chú thích 2. Kết cấu, bố cục. - Phương thức biểu đạt: tự sự. - Bố cục: 2 phần P1: 3 sự việc đầu. P2: 2 sự việc cuối 3. Hướng dẫn phân tích. a. Suy nghĩ và hành động của bà mẹ về môi trường giáo dục con thành người * Sự việc 1 ,2,3: -muốn chọn cho con một môi trường sống tốt để con phát triển. b. Suy nghĩ và hành động của bà mẹ về phương pháp dạy con trở thành bậc vĩ nhân * Sự việc 4: - Dạy con chữ tín, đức tính thật thà. trong lời nói và việc làm hàng ngày Sự việc 5 - Dạy con lòng say mê học tập, học tập chuyên cần =>Dạy con bằng cách uốn nắn dạy bảo từ chữ tín đến tinh thần, lòng say mê học tập ->Bà mẹ thầy Mạnh Tử. Một người mẹ tuyệt vời: yêu con, thông minh, khéo léo, nghiệm khắc trong việc dạy dỗ, giáo dục con thành bậc vĩ nhân. 4.Tổng kết a. Nội dung Ca ngợi bà mẹ thầy Mạnh Tử, là tấm gương sáng về tình thương con và đặc biệt là cách dạy con. * ý nghĩa: - Truyện nêu cao tác dụng của môi trường sống đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. - Vai trò của bà mẹ trong việc dạy dỗ con nên người. b. Nghệ thuật - Xây dựng cốt truyện theo mạch thời gian với năm sự việc chính về mẹ con thầy Mạnh Tử. - Có nhiều chi tiết giàu ý nghĩa, gây xúc động đối với người đọc. c. Ghi nhớ (SGK.T153) C. Luyện tập Bài 1: Phát biểu cảm nghĩ của em về sự việc cuối cùng? 2.Từ truyện “Mẹ...” em có suy nghĩ gì về đạo làm con? 3.Yếu tố “tử” trong các từ Hán Việt sau - Tử = con (công tử, hoàng tử, đệ tử) - Tử = chết. (tử trận, bất tử, cảm tử) 4.Củng cố: Năng lực trải nghiệm sáng tạo-Năng lực tư duy tổng hợp ? Chuyện kể mấy sự việc chính về mẹ con thầy Mạnh Tử? Những sự việc đó( 3 SV đầu-SV4-SV5) có ý nghĩa giáo dục con điều gì? ? Phát biểu cảm nhận của em về tấm lòng của người mẹ thầy Mạnh Tử. 5.Hướng dẫn học bài : *Hướng dẫn học ở nhà: - Kể lại truyện. - Nhớ nét chính về nội dung và nghệ thuật của truyện. - Suy nghĩ về đạo làm con của mình sau khi học xong truyện Mẹ hiền dạy con. *Chuẩn bị cho bài sau: - Chuẩn bị bài tính từ và cụm tính từ + Các loại tính từ + Mô hình cấu tạo cụm tính từ + So sánh với danh từ, động từ. + Đọc và phân tích ngữ liệu E.Rút kinh nghiệm : 1. Thời gian: 2. Kiến thức: 3. Phương pháp: 4. Chuẩn bị của GV và HS: Ngày soạn: / 12/2015 Tuần 16 - Tiết 63 Tiếng Việt: TÍNH TỪ VÀ CỤM TÍNH TỪ A.Mục tiêu : 1.Kiến thức: Nắm được: - Khái niệm tính từ: + ý nghĩa khái quát của tính từ. + Đặc điểm ngữ pháp của tính từ ( khả năng kết hợp của tính từ, chức vụ ngữ pháp của tính từ) - Các loại tính từ. - Cụm tính từ: + Nghĩa của phụ ngữ trước và phụ ngữ sau trong cụm tính từ. + Nghĩa của cụm tính từ. + Chức năng ngữ pháp của cụm tính từ. + Cấu tạo đầy đủ của cụm tính từ. 2.Kĩ năng: *Kĩ năng bài học: Biết: - Nhận biết tính từ trong văn bản. - Phân biệt tính từ chỉ đặc điêmt tương đối và tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối. - Sử dụng tính từ, cụm tính từ trong nói và viết. * GD Kĩ năng sống - Kĩ năng tự nhận thức về thể loại, kiến thức bài học. - Kĩ năng giao tiếp, Tìm kiếm và xử lí thông tin, KN lắng nghe tích cực, KN hợp tác, tư duy sáng tạo, KN ra quyết định 3. Định hướng phát triển năng lực Học sinh: - Năng lực tự học, Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,Năng lực thẩm mỹ, Năng lực giao tiếp, Năng lực hợp tác,Năng lực tư duy tổng hợp - Năng lực hoạt động và tổ chức hoạt động,Năng lực tổ chức và quản lý cuộc sống gia đình, Năng lực tự nhận thức và tích cực hóa bản thân, Năng lực khám phá và sáng tạo 4. Thái độ: Có ý thức sử dụng tính từ khi nói ,viết. B.Chuẩn bị: -Giáo viên: SGK,SGV, Chuẩn KTKN;Soạn bài theo yêu cầu Chuẩn KTKN;bảng phụ. -Học sinh:Soạn bài-trả lời các câu hỏi trong SGK và yêu cầu của giáo viên. C.Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: -Phương pháp:Nêu và giải quyết vấn đề,dạy học theo nhóm, DH theo dự án. -Kĩ thuật dạy học:Động não,thảo luận nhóm,viết tích cực,hỏi trả lời,tóm tắt tài liệu,giao nhiệm vụ. D.Tiến trình bài dạy: 1.ổn định lớp: Ngày soạn Lớp Sĩ số Vắng 6a2 37 6a3 37 2.Kiểm tra bài cũ: *Năng lực tự học *Câu 1. ? Nêu đặc điểm của cụm động từ? Đặt câu có sử dụng cụm động từ? *Yêu cầu: - Cụm ĐT do động từ và một số từ ngữ phụ thuộc tạo thành. - Cụm động từ có ý nghĩa đầy đủ và cấu tạo phức tạp hơn động từ. - Cụm động từ hoạt động trong câu giống như một động từ. - Đặt câu: Nó đang học bài. 3 Giảng bài mới *Đặt vấn đề bài mới Cho hs quan sát tranh. (mầu sắc, béo, gầy...) ? Bức tranh có mầu gì? Em hãy dùng một từ miêu tả hình dáng của người trong tranh? Các từ đó thuộc từ loại nào? Đặc điểm của chúng ra sao? Chúng ta tìm hiểu bài học hôm nay Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt Hoạt động 1:Đặc điểm của tính từ ?Nhắc lại khái niệm của tính từ đã học ỏ bậc tiểu học? Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo -Là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái.. +Đọc VD (SGK) ?Dựa vào kiến thức về tính từ, tìm các tính từ trong đọan trích? ?Cho biết ý nghĩa của những tính từ này? Năng lực phân tích GV đưa một vài ví dụ - ghi bảng phụ c/ Từ hôm đó, thầy Mạnh Tử học tập rất chuyên cần. d/ Cả ngày, nó ngủ li bì. Xác định tính từ trong những VD sau: - Sóng gợn lăn tăn. - Nó làm thật vụng về. - Con mèo ngủ say sưa. ?Tìm tính từ trong ví dụ trên? +Các tính từ đó có ý nghĩa gì? - Chỉ đặc điểm, tính chất của hành động, trạng thái. ?Tìm thêm các tính từ khác? Năng lực khám phá và sáng tạo - Màu sắc: xanh, đen, trắng toát, đỏ, đen xì... - Mùi vị: chua, cay, mặn, chát - Hìnhdạng,kích thước:ngắn, dài, cao, thấp, to,nhỏ bé... - Trạng thái: nhanh nhẹn, chậm chạp, yếu ớt,mạnh mẽ, dũng cảm, hèn nhát, thông minh... ?Qua phân tích các vd, khái quát tính từ là gì? ?Nhắc lại khả năng kết hợp của động từ? -Khả năng kết hợp của động từ - Kết hợp với từ chỉ quan hệ thời gian: đã, sẽ, đang - Kết hợp với từ chỉ ý tiếp diễn: vẫn, còn - Kết hợp với từ phủ định, khẳng định: không, chưa, chẳng, có - Kết hợp với từ chỉ ý khuyến khích hay ngăn cản hành động: hãy, đừng, chớ.. ?Hãy thử cho các tính từ tìm được ở trên kết hợp với các Từ này à rút ra nhận xét? Ví dụ: (rất) bé, (hơi) nhạt.. - Kết hợp với từ chỉ quan hệ thời gian - Kết hợp với từ chỉ quan hệ tiếp diễn - Kết hợp với từ phủ định, khẳng định ?Ta có thể nói là: (hãy) bùi, (chớ) vàng tươi, (đừng) Vàng hoe, vàng lịm được không? Vì sao? à Không thể nói được àtừ đó không có nghĩa Lưu ý: Nhưng cũng có thể nói “Đừng xanh như lá, bạc như vôi" Từ các vd phân tích, em hãy rút ra nhận xét về khả năng kết hợp của tính từ? Đưa 2 vd: a/ Duyên dáng là nét đẹp của người con gái VN à làm CN b/ Bầu trời trong xanh hơn, chân trời bao la hơn, mặt trời đỏ rực, biển càng mênh mông à làm VN ?Tìm tính từ trong vd? ?Xác định vai trò ngữ pháp của các tính từ trong vd? ?Khái quát chức năng cú pháp của tính từ so với động từ? GV: cũng giống như động từ: Khi tính từ làm chủ ngữ à mất khả năng kết hợp ở trước. Vd: Không ai nói "Rất duyên dáng là nét đẹp của người con gái VN" - Tuy nhiên khả năng làm vị ngữ của tính từ hạn chế hơn động từ Vd: Em bé ngã (câu) Em bé thông minh(cụm từ) à Muốn trở thành câu phải thêm 1 số từ ngữ khác ( ấy, rất): Em bé ấy rất thông minh ? Chốt lại có mấy kiến thức cần nhớ trong phần I? Học sinh đọc ghi nhớ Hoạt động II Các loại tính từ Cho các từ: rất, hơi, khá, lắm, quá à chỉ mức độ Hãy cho các từ này kết hợp với các tính từ tìm được ở vd a, b và nhận xét về khả năng kết hợp của các tính từ đó? ?Giải thích hiện tượng trên(Vì sao ở vd (a) lại kết hợp được, vd (b) lại không kết hợp được? -Vì: ở vd (a): Những tính từ đó có đặc điểm tương đối Ở vd (b) Những tính từ đó có đặc điểm tuyệt đối -Căn cứ vào khả năng kết hợp của tính từ với các từ chỉ mức độ cho biết: ? Tính từ được chia làm mấy lọai? +Gọi tên từng lọai? - TT có đặc điểm tương đối : (Có khả năng kết hợp với từ chỉ mức độ:rất, hơi, khá, ....lắm quá) - TT có đặc điểm tuyệt đối:( Không có khả năng kết hợp với từ chỉ mức độ) +Lấy ví dụ từng lọai? - Chỉ đặc điểm tương đối: xanh, đỏ, vàng, bộ, lớn, cao, ngắn... - Chỉ đặc điểm tuyệt đối: xanh lè, đỏ ối, vàng sậm, thơm phức, ngắn cũn... ? Chốt có mấy kiến thức cần nhớ? HS:Đọc ghi nhớ Hoạt động III Cụm tính từ +Đọc vd trong SGK? ?Xác định tính từ trong cụm tính từ in đậm? ?Các từ đi kèm với tính từ được gọi là gì? (phụ ngữ) ?Thế nào là cụm tính từ? Tương tự như cụm động từ, hãy vẽ mô hình cụm tính từ và điền các cụm tính từ trên vào mô hình? Phần trước Phần trung tâm Phần sau vốn/ đã/ rất yên tĩnh nhỏ lại sáng vằng vặc ở trên không VD Không/có/rất/hơi đẹp/đen/xanh lắm/quá ?Căn cứ vào khả năng kết hợp của tính từ, hãy kể tên các phần PT củ
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_mon_ngu_van_lop_6_tuan_16_nam_hoc_2015_2016.doc