Giáo án môn Sinh học Lớp 6 - Chương trình cả năm (Chuẩn kiến thức)
1.MỤC TIÊU
a.Kiến thức.
-Phân biệt được vật sống và vật không sống qua nhận biết dấu hiệu từ một số đối tượng.
- Nêu được những đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống: trao đổi chất, lớn lên, vận động, sinh sản, cảm ứng.
- Nêu được các nhiệm vụ của Sinh học nói chung và của Thực vật học nói riêng.
b.Kĩ năng
- Rèn kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin để nhận dạng vật sống và vật không sống.
-Kĩ năng phản hồi, lắng nghe tích cực trong quá trình thảo luận.
-Kĩ năng thể hiện sự tự tin trong trình bày ý kiến cá nhân.
c.Thái độ
- Học sinh liên hệ kiến thức của bài với thực tế tự nhiên
2.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
a.Giáo viên:
- giáo án, bảng phụ, tranh hoặc ảnh phóng to 1 phần quang cảnh tự nhiên trong đó có một số loài động vật, thực vật khác nhau. Tranh phóng to hình 2.1 SGK / 8
b.Học sinh:
- Xem trước bài mới, kẻ bảng SGK / 8;
Ngày soạn: 17/8/2010 Ngày dạy: 19/8/2010 Dạy lớp 6AC 20/8/2010 Dạy lớp 6B MỞ ĐẦU SINH HỌC Tiết 1- Bài 1+2 NHIỆM VỤ CỦA SINH HỌC 1.MỤC TIÊU a.Kiến thức. -Phân biệt được vật sống và vật không sống qua nhận biết dấu hiệu từ một số đối tượng. - Nêu được những đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống: trao đổi chất, lớn lên, vận động, sinh sản, cảm ứng. - Nêu được các nhiệm vụ của Sinh học nói chung và của Thực vật học nói riêng. b.Kĩ năng - Rèn kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin để nhận dạng vật sống và vật không sống. -Kĩ năng phản hồi, lắng nghe tích cực trong quá trình thảo luận. -Kĩ năng thể hiện sự tự tin trong trình bày ý kiến cá nhân. c.Thái độ - Học sinh liên hệ kiến thức của bài với thực tế tự nhiên 2.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS a.Giáo viên: - giáo án, bảng phụ, tranh hoặc ảnh phóng to 1 phần quang cảnh tự nhiên trong đó có một số loài động vật, thực vật khác nhau. Tranh phóng to hình 2.1 SGK / 8 b.Học sinh: - Xem trước bài mới, kẻ bảng SGK / 8; 3.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY a. Kiểm tra bài cũ :(5’) -Giáo viên đưa ra một số yêu cầu đối với môn học: +Mỗi học sinh cần chuẩn bị đủ vở ghi, vở bài tập, vở thực hành, sách giáo khoa. +Phần chuẩn bị bài ở nhà gồm: nghiên cứu, thực hiện các lệnh có trong bài mới, làm bài tập của tiết trước. +Chuẩn bị đầy đủ các mẫu vật theo yêu câu của từng bài dưới sự hướng dẫn của giáo viên. -Giáo viên kiểm tra vở , sách giáo khoa của học sinh; đôn đốc, nhắc nhở học sinh bổ sung những loại sách vở còn thiếu. *Đặt vấn đề:(1’) Hàng ngày chúng ta tiếp xúc với các loại đồ vật,cây cối, con vật khác nhau. Đó là thế giới vật chất xung quanh chúng ta, chúng bao gồm các vật sống và vật không sống. Vậy giữa chúng có đặc điểm gì giống và khác nhau? Cơ thể sống có đặc điểm gì? Bộ môn sinh học có vai trò như thế nào đối với thế giới sinh vật. Để trả lời được các câu hỏi này, chúng ta cùng nhau vào tìm hiểu nội dung bài hôm nay. b.Dạy nội dung bài mới :34’ HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ Hoạt động 1. Nhận dạng vật sống và vật không sống *Mục tiêu : Học sinh nhận dạng được vật sống, lấy được ví dụ phân biệt vật sống và vật không sống - Giữa vật sống và vật không sống có gì giống và khác nhau ? - Hãy kể tên một số cây đồ vật, con vật, cây cối xung quanh chúng ta? GV.Chọn 1 cây, con vật, đồ vật cụ thể để HS quan sát. GV.Yêu cầu HS thực hiện lệnh trong SGK 1. Con gà, cây đậu cần điều kiện gì để sống? 2. Cái bàn có cần điều kiện như con gà, cây đậu để tồn tại không? 3. Con gà, cây đậu có lớn lên sau một thời gian được nuôi trồng không? Hòn đá có tăng kích thước không? - Giữa cây đậu, con gà và hòn đá em hãy cho biết đâu là vật sống, đâu là vật không sống ? - Vật sống và vật không sống khác nhau ở những điểm nào ? Hoạt động 2 : Tìm hiểu đặc điểm cơ bản của cơ thể sống *Mục tiêu : Chỉ ra được những đặc điểm cơ bản của cơ thể sống:Lấy các chất cần thiết và loại bỏ các chất thải; Lớn lên và sinh sản - Yêu cầu HS đọc thông tin mục 2 - quan sát bảng trong sách giáo khoa trang 6 GV.Yêu cầu HS nghiên cứu độc lập thực hiện lệnh trong sách giáo khoa trang 6 GV.Yêu cầu HS dùng kí hiệu + ( có ) hoặc - ( không có ) điền vào các chỗ trống trong bảng Treo bảng SGK / 6, yêu cầu HS lên điền. GV.Đưa ra đáp án đúng - HS đối chiếu ghi nhận. - Qua bảng trên em hãy cho biết các cơ thể sống có những đặc điểm gì ? GV.Như vây, vật sống có sự trao đổi chất với môi trường ngoài, có sự tăng lên về kích thước và tăng thêm về số lượng còn vật không sống không có sự trao đổi chất, số lượng và kích thước không được tăng thêm Hoạt động 3. Tìm hiểu sự đa dạng của thế giới sinh vật *Mục tiêu : Học sinh nhận thấy sự đa phong phú và các vai trò của chúng với con người GV.Yêu cầu HS tìm hiểu sự đa dạng của các sinh vật trong tự nhiên. GV.Yêu cầu các cá nhân thực hiện lệnh trong sách giáo khoa GV.Treo bảng SGK/7 GV.Đưa ra đáp án đúng, yêu cầu học sinh đối chiếu, điều chỉnh 1. Nhận dạng vật sống và vật không sống (10’) - Cây nhãn, con gà, cái bàn HS.Quan sát HS.Hoạt động nhóm. 1. Con gà, cây đậu được chăm sóc(lấy thức ăn, nước uống) để lớn lên. 2. Cái bàn không cần điều kiện như con gà, cây đậu để tồn tại 3. Sau 1 thời gian chăm sóc con gà, cây đậu tăng kích thước.Hòn đá không tăng kích thước - Con gà, cây đậu là vật sống.Hòn đá là vật không sống - Vật sống: Lấy thức ăn, nước uống, lớn lên và sinh sản ... - Vật không sống: không lấy thức ăn, không lớn lên, không sinh sản. 2. Đặc điểm của cơ thể sống (10’) HS.Đọc thông tin mục 2 - quan sát bảng trong sách giáo khoa trang 6 HS.Nghiên cứu độc lập thực hiện lệnh trong sách giáo khoa trang 6 HS.Điền bảng - HS khác bổ sung. - Trao đổi chất với môi trường. - Lớn lên và sinh sản. 3. Sinh vật trong tự nhiên (10’) a. Sự đa dạng của thế giới sinh vật HS điền – HS khác nhận xét và bổ sung STT Tên sinh vật Nơi sống Kích thước ( to, nhỏ, trung bình ) Có khả năng di chuyển Có ích hay có hại cho con người 1 Cây mít Trên cạn To Không Có ích 2 Con voi Trên cạn To Có Có ích 3 Con giun đất Trong đất Nhỏ Có Có ích 4 Con cá chép Trong nước Nhỏ Có Có ích 5 Cây bèo tây Trên mặt nước Nhỏ Không Có ích 6 Con ruồi Trên không Nhỏ Có Có hại 7 "Cây" nấm rơm Trên cạn Nhỏ Không Có ích ?Qua bảng trên em có nhận xét gì về sự đa dạng của thế giới sinh vật ? ?Sự phong phú về môi trường sống, kích thước và khả năng di chuyển nói lên điều gì? GV.Sinh vật trong tự nhiên có số lượng rất lớn, hình dáng và kích thước cũng rất khác nhau vì thế người ta đem chúng nhóm thành các nhóm lớn khác nhau. Có bao nhiêu nhóm sinh vật, đó là những nhóm nào ? GV.Hãy quan sát lại bảng sự đa dạng của thế giới sinh vật. Có thể chia sinh vật làm mấy nhóm, là những nhóm nào ? - Khi phân chia người ta dựa vào những đặc điểm nào ? GV.Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin trong sách giáo khoa + quan sát hình 2.1 - Thông tin và hình 2.1 cho em biết điều gì ? Hoạt động 4 : Tìm hiểu về nhiệm vụ của sinh học *Mục tiêu : Nhận thấy nhiệm vụ của sinh học nói chung và nhiệm vụ của thực vật học nói riêng GV.Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin trong sách giáo khoa trang 8 - Con người và các sinh vật trên trái đất có mối quan hệ với nhau như thế nào ? - Nhiệm vụ của sinh học là gì ? - Thực vật học có nhiệm vụ gì ? GV.Qua bài học hôm nay đã giúp em hiểu thêm những điều gì ? - Sinh vật trong tự nhiên rất phong phú và đa dạng, chúng sống ở nhiều môi trường có kích thước và khả năng di chuyển khác nhau, có mối quan hệ mật thiết với nhau và với con người. b. Các nhóm sinh vật trong tự nhiên -Sinh vật gồm 4 nhóm lớn: +Vi khuẩn +Nấm +Thực vật +Động vật - Động vật có di chuyển, thực vật có màu xanh, nấm không có màu xanh, vi khuẩn vô cùng nhỏ bé. 4. Nhiệm vụ của sinh học (4’) HS.Nghiên cứu thông tin trong sách giáo khoa trang 8 - Có ích : cung cấp thức ăn và nhiều loại sản phẩm khác cho con người - Có hại : ruồi, muỗi truyền bệnh, nấm phá hoại cây cối mùa màng - Nhiệm vụ sinh học: nghiên cứu đặc điểm cấu tạo, hoạt động sống, các điều kiện sống của sinh vật, cũng như các mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau và với môi trường, tìm cách sử dụng hợp lí chúng, phục vụ đời sống của con người - Nhiệm vụ thực vật học: + Nghiên cứu tổ chức cơ thẻ cùng các đặc điểm hình thái, cấu tạo, các hoạt động sống của thực vật. + Nghiên cứu sự đa dạng của thực vật và sự phát triển của chúng qua các nhóm thực vật khác nhau. + Tìm hiểu vai trò của thực vật trong thiên nhiên và trong đời sống con người. trên cơ sở đó tìm cách sử dụng hợp lí, bảo vệ, phát triển và cải tạo chúng. -Kết luận(SGK/9) c. Củng cố, luyện tập ( 4’ ) *Câu hỏi : Sinh học có nhiệm vụ gì ? - Nhiệm vụ sinh học: nghiên cứu đặc điểm cấu tạo, hoạt động sống, các điều kiện sống của sinh vật, cũng như các mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau và với môi trường,tìm cách sử dụng hợp lí chúng, phục vụ đời sống của con người d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’) - Sưu tầm tranh ảnh về thực ở nhiều môi trường khác nhau. - Sưu tầm một số tranh ảnh về sinh vật trong tự nhiên. Ngày soạn: 19/8/2010 Ngày dạy: 21/8/2010 Dạy lớp 6ABC ĐẠI CƯƠNG VỀ GIỚI THỰC VẬT Tiết 2 – Bài 3. T×m hiÓu ®Æc ®iÓm chung cña thùc vËt 1.MỤC TIÊU a.Kiến thức. - Học sinh nắm được điểm chung của thực vật - Tìm hiểu sự đa dạng, phong phú của thực vật b. Kĩ năng - Rèn kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin để thấy được đặc điểm chung của thực vật. -Kĩ năng phản hồi, lắng nghe tích cực trong quá trình thảo luận. -Kĩ năng thể hiện sự tự tin trong trình bày ý kiến cá nhân. c. Thái độ - Học sinh liên hệ kiến thức của bài với thực tế tự nhiên -Giáo dục lòng yêu thiên nhiên,ý thức bảo vệ thực vật 2.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS a.Giáo viên: - Sưu tầm tranh ảnh về các loại thực vật sống trên trái đất -Tranh hoặc ảnh : một khu rừng, một vườn cây, một vườn hoa, sa mạc, hồ nước, b.Học sinh: - Sưu tầm các loại tranh ảnh, hoạ báo, bìa lịch, có vẽ hoặc chụp ảnh các loài thực vật sống ở các môi trường khác nhau. -Ôn lại kiến thức về quang hợp trong sách”Tự nhiên và xã hội” ở Tiểu học. 3.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY a. Kiểm tra bài cũ () *Câu hỏi : -Câu 1. Cho biết nhiệm vụ của sinh học ? -Câu 2. Giữa vật sống và vật không sống có những điểm gì khác nhau? * Đáp án : -Câu 1. + Nghiên cứu tổ chức cơ thể cùng các đặc điểm hình thái +Nghiên cứu sự đa dạng của thực vật và sự phát triển của chúng + Tìm hiểu vai trò của thực vật trong tự nhiên và trong đời sống con người Câu 2. - Vật sống: Lấy thức ăn, nước uống, lớn lên và sinh sản ... - Vật không sống: không lấy thức ăn, không lớn lên, không sinh sản. *Đặt vấn đề: (1’) Thực vật trong tự nhiên rất đa dang và phong phú, tuy nhiên nếu quan sát kĩ ta sẽ thấy chúng có một số đặc điểm chung giống nhau. Vậy những đặc điểm đó là những đặc điểm nào? ta cùng nhau vào tìm hiểu bài hôm nay. b.Dạy nội dung bài mới: (34’) Hoạt động 1 : Tìm hiểu sự đa dạng phong phú của thực vật *Mục tiêu : HS Thấy được thực vật phong phú về số lượng loài, nơi sống, hình dạng ... GV.Yêu cầu học sinh quan sát hình 3.1,2,3,4 và các tranh ảnh các em mang theo. GV.Chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu học tập, yêu cầu học sinh thảo luận nhóm - Xác định những nơi có thực vật sống ? - Kể tên một vài loài cây sống ở đồng bằng, đồi núi, ao hồ, sa mạc ? - Nơi nào thực vật phong phú, nơi nào ít thực vật ? - Kể tên một số cây gỗ sống lâu năm, to lớn, thân cứng rắn ? - Kể tên một số cây sống trên mặt nước, theo em chúng có điểm gì khác cây sống trên cạn ? - Kể tên một vài loài cây nhỏ bé, thân mềm yếu ? - Em có nhận xét gì về nơi sống, số lượng loài và khả năng thích nghi với môi trường sống của thực vật ? GV. Thực vật rất đa dạng và phong phú. Trên trái đất có khoảng 250.000 đến 300.000 loài thực vật khác nhau. Việt Nam có khoảng 12.000 loài với nhiều kích thước khác nhau như : tảo lục đơn bào có đường kính 10 micromet, dài khoảng 20 micromet. Cây bạch đàn ở Ôxtrâylia cao tới 100m. Cây bao báp ở châu phi có đường kính khoảng 10 - 12m ... - Em cần phải làm gì để bảo vệ sự đa dạng và phong phú của thực vật ? GV.Thực vật trên trái đất có số lượng lớn, số cá thể nhiều. Chúng có những điểm gì chung giống nhau ? Hoạt động 2 : Tìm hiểu đặc điểm chung của thực vật *Mục tiêu : Tìm ra đặc điểm chung của thực vật GV.Yêu cầu HS làm bài tập thực hiện lệnh trong SGK / 11 GV.Treo bảng phụ, yêu cầu đại diện 2 nhóm lên điền bảng . - So sánh các loài thực vật có trong bảng với động vật - > tìm điểm giống nhau giữa thực vật với động vật ? - Tìm điểm khác nhau giữa thực vật với động vật ? GV.Đưa ra một số hiện tượng: -VD1. Lấy roi đánh con chó, con chó vừa chạy vừa sủa. Quật vào cây, cây đứng yên. - Hãy giải thích hiện tượng trên ? -VD2. Khi trồng cây vào chậu, rồi đặt lên bệ cửa sổ. Sau 1 thời gian ngọn cây sẽ mọc cong về phía có ánh sánGV. - Hãy giải thích hiện tượng trên ? - Từ 2 ví dụ trên hãy rút ra kết luận về khả năng phản ứng của thực vật với các kích thích từ môi trường ngoài ? GV.Thực vật có tính hướng sáng, là hình thức cảm ứng của thực vật đối với kích thích ánh sáng đảm bảo cho thân vươn lên cao hoặc hướng tán lá về phía ánh sáng.Mặc dù thực vật phản ứng chậm với các kích thích của môi trường, nhưng cũng có trường hợp như cây xấu hổ ta vẫn nhìn thấy được sự phản ứng đó khi chạm nhẹ vào lá cây xấu hổ, lá từ từ khép lại, cụp xuống như xấu hổ, gây ra các phản ứng trả lời bằng cử động trương nước ở các u lồi gốc lá kép và các lá chét, lúc này nước rút nhanh ra khỏi tế bào ở phía dưới gốc lá gây phản ứng cụp lá . ?Bài học hôm nay đã giúp em hiểu biết thêm về những điều gì? 1. Sự đa dạng và phong phú của thực vật (16’) HS.Thảo luận nhóm -Đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Tất cả mọi nơi trên trái đất - Lúa, thông, sen, xương rồng ... - Rừng nhiệt đới phong phú - Sa mạc, vùng cực ít thực vật - Thông, sến, táu, lát, chò chỉ... - Bèo tây : Rễ ngắn, thân xốp - Rau bợ -Thực vật sống ở mọi nơi trên trái đất. - Có số lượng lớn - Thích nghi với nhiều môi trường sống. - Không chặt, phá rừng bừa bãi - Trồng và bảo vệ cây xanh ... 2. Đặc điểm chung của thực vật () HS.Thảo luận nhóm TT Tên cây Có khả năng tự tạo ra chất dinh dưỡng Lớn lên sinh sản Di chuyển 1 Cây lúa + + + - 2 Cây ngô + + + - 3 Cây mít + + + - 4 Cây sen + + + - 5 Cây xương rồng + + + - - Lớn lên và sinh sản - Tự tổng hợp được chất hữu cơ - Không có khả năng di chuyển. - VD1: Chó : Phản ứng nhanh với các kích thích từ bên ngoài Cây : Không thấy phản ứng -VD2 : Thực vật có tính hướng sáng - > có phản ứng nhưng phản ứng chậm - Phản ứng chậm với các kích thích từ môi trường ngoài. * KL chung trong SGK / 12 c. Củng cố, luyện tập ( 4’ ) -Thực vật ở nước ta rất phong phú, nhưng vì sao chúng ta còn cần trồng thêm cây và bảo vệ chúng? *Gợi ý trả lời: +Dân số tăng nhanh, nhu cầu lương thực tăng; Nhu cầu mọi mặt về sử dụng các sản phẩm từ thực vật tăng. +Tình trạng khai thác rừng bừa bãi, làm giảm diện tích rừng, nhiều thực vật quý hiếm bị khai thác đến cạn kiệt. +Vai trò của thực vật đối với đời sống. - Đặc điểm chung của giới thực vật ? a. Đa dạng ( hình dang, kích thước, tuổi thọ khác nhau ) b. Phong phú, có mặt khắp mọi nơi trên trái đất, có khoảng 250000 - 300000 loài c. Có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ d. Sống nhờ chất hữu cơ của sinh vật khác e. Phần lớn không có khả năng di chuyển g.Có khả năng di chuyển trong không gian d.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’) - Học bài và trả lời các câu hỏi SGK - Đọc trước bài 4, kẻ bảng SGK / 13 Ngày soạn: 22/8/2010 Ngày dạy: 24/8/2010 Dạy lớp 6ABC Tiết 3- Bài 4. CÓ PHẢI TẤT CẢ THỰC VẬT ĐỀU CÓ HOA ? 1.MỤC TIÊU a. Kiến thức : - Học sinh biết quan sát, so sánh để phân biệt được cây có hoa và cây không có hoa dựa vào đặc điểm của cơ quan sinh sản. - Phân biệt cây một năm và cây lâu năm. b. Kỹ năng : -Rèn kĩ năng giải quyết vấn đề để trả lời câu hỏi:Có phải tất cả thực vật đều có hoa ? -Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về cây có hoa và cây không có hoa. Phân biệt được cây một năm và cây lâu năm. -Kĩ năng tự tin trong trình bày, kĩ năng hợp tác trong giải quyết vấn đề. c. Thái độ - Học sinh liên hệ kiến thức của bài với thực tế tự nhiên - Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, biết bảo vệ thực vật 2.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS a.Giáo viên - Tranh vẽ phóng to H.4.1, H4.2 SGK. Tranh vẽ một số cây có hoa và không có hoa thường có ở địa phương. -Tranh câm vẽ một cây có đủ cơ quan sinh sản, cơ quan sinh dưỡng. -Một hoặc một số mẫu cây thật có cả cây còn non và cây đã ra hoa, quả như cà chua, cà, ớt, đậu, ngô . b.Học sinh -Chuẩn bị một số cây như đậu, ngô, lúa, cải, một số cây hoa như hoa hồng, cúc, dâm bụt -Thu thập các tranh vẽ cây có hoa, không có hoa, cây một năm, cây lâu năm. 3.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY a. Kiểm tra bài cũ () * Câu hỏi : - Em hãy nêu đặc điểm chung của thực vật ? -Thực vật ở nước ta rất phong phú, nhưng vì sao chúng ta còn cần trồng thêm cây và bảo vệ chúng? * Đáp án : -Đặc điểm chung của thực vật: +Có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ +Không có khả năng di chuyển + Phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài -Phải trồng và bảo vệ cây vì: +Dân số tăng nhanh, nhu cầu lương thực tăng; Nhu cầu mọi mặt về sử dụng các sản phẩm từ thực vật tăng. +Tình trạng khai thác rừng bừa bãi, làm giảm diện tích rừng, nhiều thực vật quý hiếm bị khai thác đến cạn kiệt. +Vai trò của thực vật đối với đời sống. *Đặt vấn đề: (1’) Thực vật có một số đặc điểm chung nhưng nếu quan sát kỹ ta sẽ nhận thấy sự khác nhau giữa chúng.Thực vật khác nhau ở những điểm cơ bản nào ? Ta sẽ cùng nhau vào tìm hiểu . b. Dạy nội dung bài mới : 34’ 1. Hoạt động 1 : Tìm hiểu thực vật có hoa và thực vật không có hoa *Mục tiêu : - Cơ quan của cây chia làm 2 loại : cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản - Nhận thấy thực vật chia làm 2 nhóm : thực vật có hoa và thực vật không có hoa GV.Yêu cầu học sinh quan sát cây cải và H 4.1 ghi nhớ kiến thức GV.Treo sơ đồ câm : Các cơ quan của cây cải - Xác định các cơ quan của cây cải . GV.Yêu cầu HS hoạt động cá nhân - Cây cải có những loại cơ quan nào ? - Cơ quan sinh dưỡng bao gồm những bộ phận nào? - Cơ quan sinh sản bao gồm những bộ phận nào ? - Chức năng của cơ quan sinh dưỡng ? - Chức năng của cơ quan sinh sản ? GV.Ngoài sự đa dạng về số lượng loài, số lượng cá thể trong loài, cơ thể thực vật còn có sự đa dạng khác. Sự đa dạng đó được thể hiện như thế nào ? -> Các cơ quan trong cùng một cơ thể có mối liên quan chặt chẽ với nhau và với môi trường ngoài -> chăm sóc và bảo vệ tốt thực vật. GV.Yêu cầu HS thực hiện lệnh trong SGK : đánh dấu tích vào bảng dưới đây *Lu ý : Cây dương xỉ, cây rêu ...không có hoa nhưng chúng đều có cơ quan sinh sản rất đặc biệt. GV.Treo bảng trống yêu cầu HS làm GV.Đưa ra đáp án : - Dựa vào những đặc điểm nào để xác định một cây là thực vật không có hoa ? - Dựa vào cơ quan sinh sản của thực vật thì có thể chia thực vật thành mấy nhóm ? Là những nhóm nào ? - Thực vật không có hoa khác thực vật có hoa ở những điểm nào ? - Đặc điểm của thực vật không có hoa ? GV.Yêu cầu HS làm bài tập * Lưu ý : Một số loại cây có hoa nhưng có quả. Ví dụ : Hoa cúc, hoa súng - Thời gian sống của thực vật có hoa và thực vật không có hoa như thế nào ? 2. Hoạt động 2 : Cây một năm và cây lâu năm *Mục tiêu : Xác định được cây một năm và cây lâu năm, lấy ví dụ. - Em hãy kể tên một số cây có vòng đời kết thúc trong vòng một năm ? - Số lần ra hoa kết quả trong đời ? -Thế nào là cây một năm ? GV.Cây một năm có đời sống ngắn, thời gian sống kéo dài trong vòng một năm. - Kể tên một số cây sống lâu năm mà em biết ? - Số lần ra hoa kết quả trong đời ? -Thế nào là cây lâu năm ? - Dựa vào những đặc điểm nào để phân biệt cây một năm với cây lâu năm ? - Kể tên 5 cây trồng làm lương thực. Theo em những cây lương thực thường có thời gian sống ngắn hay dài? Một năm hay lâu năm ? - Kể tên 5 loại cây trồng có thời gian sống nhiều năm ? GV.Thực vật có hoa có vai trò rất to lớn đối với đời sống con người : cung cấp lương thực ( lúa, ngô, khoai, sắn ..), cung cấp thực phẩm ( rau cải, rau muống ...), cung cấp trái cây ( nhãn, mít, dứa ... ), nguyên liệu xây dựng nhà cửa ( đinh, lim, chò, xoan ... ), nguyên liệu cho các ngành công nghiệp ( mía, cao su, cà phê ... ), nguồn dược liệu quý đối với con người ( nhân sâm, tam thất, quy, thục, bạc hà, ngải cứu ... ) ?Bài học hôm nay giúp em hiểu biết điều gì? 1. Thực vật có hoa và thực vật không có hoa (24’) a. Thực vật có hoa HS.Học sinh quan sát cây cải và H 4.1 ghi nhớ kiến thức HS.Gài thông tin + nhận xét, sửa chữa HS.Quan sát H 4.1 đối chiếu với bảng 1 ghi nhớ kiến thức về cơ quan của cây cải -Gồm : + Cơ quan sinh dưỡng : Rễ, thân lá nuôi dưỡng +Cơ quan sinh sản: Hoa,quả, hạt duy trì và phát triển nòi giống - Tính đa dạng trong cấu tạo và chức năng HS.Điền HS khác NX bổ sung T T Tên cây CQ sinh dưỡng CQ sinh sản Rễ Thân Lá Hoa Quả Hạt 1 Cây chuối √ √ √ √ √ 2 Cây rau bợ √ √ √ 3 Cây dương xỉ √ √ √ 4 Cây rêu √ √ √ 5 Cây sen √ √ √ √ √ 6 Cây khoai tây √ √ √ √ √ √ - Cơ quan sinh sản 2 nhóm: +Cây có hoa +Cây không có hoa. b. Thực vật không có hoa -Gồm: + Cơ quan sinh dưỡng : Rễ, thân, lá +Cơ quan sinh sản : Không phải là hoa, quả, hạt HS.Đọc thông tin trong sách giáo khoa trang 13. Làm bài tập trong sách giáo khoa trang 14 HS.Lên bảng làm bài tập Đáp án : Cây cải : có hoa Cây lúa : có hoa Cây dương xỉ : không có hoa Cây xoài : có hoa 2. Cây một năm và cây lâu năm () - Ngô, lúa, mướp, đỗ, lạc... - 1 lần - Cây một năm : ra hoa, kết quả một lần trong vòng đời ( Lúa, ngô, đậu tương ) - Hồng xiêm, nhãn, vải, tếch, xoài, lim, sến, táu ... - Nhiều lần - Cây lâu năm : Ra hoa, kết quả nhiều lần trong đời ( Me, xoài,nhãn, mít ) - Thời gian sống - Số lần ra hoa, kết quả trong đời - Lúa, ngô, đậu tương, lúa mì, sắn ... thường là cây có thời gian sống ngắn, trong vòng một năm - Mít, cam, nhãn, ổi, vải ... *Kết luận : SGK / 15 c.Củng cố, luyện tập ( 3’) -Câu 1.Những cây hoa như loa kèn, lay ơn, hoa cúc, hoa hồng....thường chỉ thấy hoa mà không thấy quả, hạt? +Do nhu cầu, người trồng hoa thu hoạch các cây trên đang thời kì ra hoa, nên ta ít khi trông thấy quả hạt của chúng. Tất cả các loại cây trên đều có quả, hạt, chúng thuộc nhóm cây có hoa. -Câu 2.Cây thông, có quả thông, có hoa đực, hoa cái, vậy thông có nằm trong nhóm thực vật có hoa không? +Những cây như thông, trắc bách diệp, pơmu,...có cơ quan sinh sản cái nhân dân thường gọi là “quả”, nhưng đó chỉ là những nón cái đã chín, chứa các hạt trần nằm trên các lá noãn hở. Hoa đực cũng chỉ là nón đực. Đó chưa phải là hoa, quả, vì vậy chúng không nằm trong nhóm thực vật có hoa. -Em hãy chọn câu trả lời đúng. - Trong những nhóm cây sau đây, những nhóm nào gồm toàn cây có hoa ? a. Xoài, ớt, đậu, hoa hồng b. Bưởi, dương xỉ, cải, rau bợ, cải c.Táo,mít,cà chua,chanh d.Dừa,hành,thông,rêu d.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2’) -HS.Học bài, trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 vào vở. Làm bài tập trang 15 -Đọc phần : "Em có biết". Chuẩn bị một số cây rêu Ngày soạn: 26/8/2010 Ngày dạy: 27/8/2010 Dạy lớp 6C 28/8/2010 Dạy lớp 6AB Chương I . TẾ BÀO THỰC VẬT Tiết 4 – Bài 5 KÍNH LÚP, KÍNH HIỂN VI VÀ CÁCH SỬ DỤNG 1.MỤC TIÊU a. Kiến thức : - Học sinh biết được các bộ phận của kính lúp và kính hiển vi, biết cách sử dụng kính lúp, các bước sử dụng kính hiển vi - Rèn kỹ năng thực hành quan sát, thảo luận nhóm b. Kỹ năng : -Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về kính lúp, kính hiển vi và cách sử sụng. -Kĩ năng tự tin trong trình bày, kĩ năng hợp tác trong giải quyết vấn đề. c. Thái độ : - Học sinh liên hệ kiến thức của bài với thực tế tự nhiên - Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, ham thích tìm hiểu 2.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS a.Giáo viên - Kính lúp cầm tay, kính hiển vi. -Vật mẫu: một vài cành cây hoặc một vai bông hoa. -Tranh vẽ: H5.1, H5.3 SGK b.Học sinh - Cả cây hoặc một vài bộ phận của cây như: cành,lá, hoa của một cây xanh bất kì. 3.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY a. Kiểm tra bài cũ () *Câu hỏi : Dựa vào đặc điểm nào để nhận biết cây có hoa và cây không có hoa ? * Đáp án : -Thực vật có hoa : + Cơ quan sinh dưỡng : Rễ, thân lá nuôi dưỡng + Cơ quan sinh sản : Hoa, quả, hạt duy trì và phát triển nòi giống -Thực vật không có hoa + Cơ quan sinh dưỡng : Rễ, thân, lá + Cơ quan sinh sản : Không phải là hoa, quả, hạt *Đặt vấn đề:(1’) Muốn có hình ảnh phóng to hơn vật thật ta phải dùng đến kính lúp và kính hiển vi, cách sử dụng chúng như thế nào ? Ta vào bài hôm nay. b. Dạy nội dung bài mới:34’ 1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về kính lúp và cách sử dụng *Mục tiêu : Biết cách sử dụng kính lúp - Kính lúp có cấu tạo gồm mấy phần, nêu cấu tạo từng phần ? - Tay cầm được làm bằng gì ? - Tấm kính có đặc điểm gì ? GV.Kính lúp có khả năng phóng to ảnh của vật từ 20 đến 30 lần GV.Gọi 1 - 2 học sinh đọc hướng dẫn cách sử dụng kính lúp SGK / 17 và quan sát H 5.2 - Trình bày lại cách sử dụng kính lúp ? - Yêu cầu quan sát cây rêu tường bằng kính lúp . - Quan sát vẽ lại hình cây rêu . GV.Quan sát tư thế ngồi của học sinh, tư thế đặt kính lúp và kiểm tra hình vẽ cây rêu của học sinh. 2. Hoạt động 2 : Tìm hiểu về kính hiển vi và cách sử dụng * Mục tiêu : Biết cách sử dụng và bảo quản kính hiển vi GV.Yêu cầu quan sát kính hiển vi, H 5.3 SGK / 18 GV.Giới thiệu kính hiển vi - Kính hiển vi cấu tạo gồm mấy phần chính, là những phần nào ? - Phần thân kính có những bộ phận nào ? - Bộ phận nào của kính là quan trọng nhất ? Vì sao ? - Làm thế nào để quan sát được một vật dưới kính hiển vi ? GV.Làm thao tác cách sử dụng kính hiển vi để cả lớp theo dõi từng bước, cả lớp chia làm 2 nhóm tiến hành quan sát tiêu bản mẫu trên kính hiển vi () - Trình bày các bước cách sử dụng kính hiển vi ? ?Bài học hôm nay giúp em hiểu những gì về kính lúp và kính hiển vi ? 1. Kính lúp và cách sử dụng () a. Cấu tạo HS.Đọc thông tin trong SGK / 17, quan sát kính lúp, trả lời câu hỏi - Gồm 2 phần: +Tay cầm bằng kimloại hoặc nhựa +Tấm kính trong lồi 2 mặt b. Cách sử dụng HS.Đọc bài + quan sát H 5.2 - Tay trái cầm kính lúp - Để mặt kính sát vào vật mẫu, mắt nhìn vào mặt kính - Di chuyển kính lúp cho đến khi nhìn rõ vật thật HS.Quan sát cây rêu tường bằng kính lúp HS.Vẽ hình cây rêu quan sát được 2. Kính hiển vi và cách sử dụng () a. Cấu tạo HS.Quan sát kính hiển vi * Gồm 3 phần : -Chân kính -Thân kính: +Ống kính:Thị kính Đĩa quay Vật kính +Ốc điều chỉnh.:Ốc to, Ốc nhỏ -Bàn kính: - Thân kính vì có ống kính để phóng to được các vật. b. Cách sử dụng - Điều chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu - Đặt tiêu bản lên bàn kính sao cho vật mẫu nằm đúng trung tâm, dùng kẹp giữ tiêu bản - Mắt nhìn vật kính từ một phía của kính hiển vi, tay phải từ từ vặn ốc to theo chiều kim đồng hồ ( vặn xuống )cho đến khi vật kính gần sát lá kính của tiêu bản. -Mắt nhìn vào thị kính, tay phải từ từ vặn ốc to theo chiều ngược lại(vặn lên ) cho đến khi nhìn thấy vật cần quan sát - Điều chỉnh bằng ốc nhỏ để nhìn vật mẫu rõ nhất *Kết luận: SGK / 19 c.Củng cố, luyện tập (4’) - Trình bày lại cách sử dụng kính lúp ? +Tay trái cầm kính lúp + Để mặt kính sát vào vật mẫu, mắt nhìn vào mặt kính + Di chuyển kính lúp cho đến khi nhìn rõ vật thật -Chỉ trên kính các bộ phận của kính hiển vi và nêu chức năng của từng bộ phận? d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà ( ) -Học bài, trả lời câu hỏi SGK / 19 + Đọc mục : "Em có biết" -Chuẩn bị một quả cà chua, một củ hành tây Ngày soạn: 26/8/2010 Ngày dạy: 07/9/2010 Dạy lớp 6ABC Tiết 5-Bài 6 QUAN SÁT TẾ BÀO THỰC VẬT 1.MỤC TIÊU a. Kiến thức : - Học sinh tự làm được một tiêu bản tế bào thực vật. Tế bào biểu bì vẩy hành, tế bào thịt quả cà chua b. Kỹ năng : -Rèn kỹ năng hợp tác và chia sẻ thông tin trong hoạt động làm tiêu bản, quan sát tế bào. -Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm được phân công trong hoạt động nhóm. -Kĩ năng quản lí thời gian trong quan sát tế bào thực vật và trình bày kết quả quan sát. c. Thái độ : - Học sinh liên hệ kiến thức của bài với thực tế tự nhiên -Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, ham thích tìm hiểu 2.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS a.Giáo viên - Pha chế thuốc nhuộm xanh metylen. - Vật mẫu: +Chuẩn bị biểu bì vảy hành: đặt củ hành khô vào cốc sao cho rễ chạm nước, trong khoảng 5 -7 ngày, cắt củ hành thành 4 phần theo chiều dọc, tách lấy một vảy ở lớp thứ 3 hoặc thứ 4. +Chuẩn bị thịt quả cà chua chín( hoặc quả hồng chín, dưa hấu chín). -Tranh phóng to : Củ hành và tế bào vảy hành. Quả cà chua chín và tế bào thịt quả cà chua. b.Học sinh - Chuẩn bị quả cà chua, củ hành tây -Học kĩ bài để nắm được các bộ phận của kính hiển vi và các bước sử dụng. -Vở bài tập và bút chì. 3.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY a.Kiểm tra bài cũ () * Câu hỏi : -Câu 1. Kính hiển vi cấu tạo gồm mấy phần chính, là những phần nào. Nêu đặc điểm cấu tạo của từng phần ? -Câu 2. Trình bày các bước cách sử dụng kính hiển vi. * Đáp án : -Câu 1. Gồm 3 phần chính - Thân kính :+ Ống kính : Thị kính, đĩa quay, vật kính +Ốc điều chỉnh : Ốc to, ốc nhỏ - Chân kính - Bàn kính Câu 2. Cách sử dụng kính hiển vi - Điều chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu - Đặt tiêu bản lên kính hiển vi - Sử dụng hệ thống điều chỉnh để quan sát vật mẫu * Đặt vấn đề:(1’) -Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. -Mục đích yêu cầu của bài thực hành. +Biết làm tiêu bản hiển vi tạm thời tế bào thực vật. +Biết sử dụng kính hiển vi. +Tập vẽ hình đã quan sát được. b.Dạy nội dung bài mới:34’ 1. Hoạt động 1 : Quan sát tế bào vảy hành * Mục tiêu : Làm được một tiêu bản tế bào biểu bì vảy hành, tế bào thịt quả cà chua chín GV.Yêu cầu học sinh quan sát hình 6.1, đồng thời giáo viên trình bày các bước làm tiêu bản tế bào vảy hành. GV. Theo dõi giúp học sinh hoàn thiện các bước làm tiêu bản. GV.Hướng dẫn cách quan sát và chọn tế bào đẹp để vẽ. So sánh kết quả, đối chiếu với tranh. -Tế bào biểu bì vảy hành có hình dạng như thế nào ? 2. Hoạt động 2 : Quan sát tế bào thịt quả cà chua chín * Mục tiêu : Làm được một tiêu bản tế bào thịt quả cà chua chín GV.Trình bày các bước tiến hành làm tiêu bản. GV.Yêu cầu các nhóm tiến hành làm tiêu bản như đã hướng dẫn GV.Hướng dẫn cách sử dụng kính hiển vi và quan sát. - Tế bào thịt quả cà chua chín có hình dạng như thế nào ? 1. Quan sát tế bào biểu bì vảy hành dưới kính hiển vi (19’) a. Tiến hành - Bóc 1 vảy hành tươi ra khỏi củ - Dùng kim mũi mác lột vảy hành(1/3 cm) cho vào đĩa đồng hồ có đựng nước cất - Lấy 1 bản kính sạch đã giọt sẵn 1 giọt nước. Đặt mặt ngoài tế bào vảy hành sát bản kính, đậy lá kính, thấm bớt nước - Đặt và cố định tiêu bản trên bàn kính. b. Quan sát và vẽ hình - Thực hiện các bước sử dụng kính hiển vi đã học. - Chọn những tế bào rõ nhất rồi vẽ hình. - So sánh đối chiếu với tranh hình 6.2 SGK - Hình đa giác, xếp sát nhau 2. Quan sát tế bào thịt quả cà chua chín( ) a. Cách tiến hành - Cắt đôi quả cà chua chín, dùng kim mũi mác cạo một ít thịt quả. - Lấy một bản kính đã nhỏ sẵn 1giọt nước, đưa kim mũi mác vào sao cho tế bào tan đều trong nước, đậy lá kính, thấm bớt nước. - Đặt và cố định tấm kính trên bàn kính. b. Quan sát, vẽ hình - Thực hiện các bước sử dụng kính hiển vi như đã học - Nhóm trưởng điều chỉnh kính để quan sát rõ tế bào, c
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_mon_sinh_hoc_lop_6_chuong_trinh_ca_nam_chuan_kien_th.doc