Giáo án Ngữ văn 6 theo chủ đề

Giáo án Ngữ văn 6 theo chủ đề

TIẾT 3: VĂN BẢN. TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN TỰ SỰ (TIẾP THEO)

1 . Nhận định nào không đúng về chủ đề của bài văn tự sự ?

A . Chủ đề là vấn đề mà người kể thể hiện trong câu chuyện , còn gọi là ý chính .

B . Chủ đề là điều mà câu chuyện tập trung đề cao , ngợi ca , khẳng định .

C . Chủ đề là yếu tố liên kết các phần của bài văn tự sự lại với nhau , thấm nhuần trong các sự việc , trong mâu thuẫn và cách giải quyết mâu thuẫn của truyện .

D . Chủ đề có thể không được làm nổi bật qua các sự việc được kể .

2 .Chủ đề của văn bản là gì ?

A . Câu chuyện và ý nghĩa của câu chuyện nói đến .

B . Là diễn biến và kết cục của câu chuyện .

C . Là những suy nghĩ , tư tưởng , tình cảm của tác giả .

D . Là vấn đề chủ yếu được tác giả nêu lên trong văn bản .

II . Bài tập tự luận

Bài tập 1 :

Đọc kĩ văn bản về Tuệ Tĩnh ( Ngữ văn 6 Tập I trang 44 ) và trả lời các câu hỏi sau :

a) Chủ đề của văn bản là gì ? Chủ đề đó được thể hiện như thế nào trong văn bản ?

b) Trong các nhan đề sau , nhan đề nào phù hợp nhất với chủ đề của văn bản ? Vì sao /

A . Danh y Tuệ Tĩnh .

B . Y đức của Tuệ Tĩnh .

C . Tình cảm của Tuệ Tĩnh với người bệnh .

D . Tuệ Tĩnh và hai người bệnh .

a) Chủ đề của văn bản Tuệ Tĩnh là : Y đức của Tuệ Tĩnh .

- Chủ đề đó được câu chuyện tập trung đề cao , ngợi ca , khẳng định , thấm nhuần trong các sự việc , trong mâu thuẫn và cách giải quyết mâu thuẫn của truyện thể hiện qua các sự việc được kể trong văn bản .

Bài tập 4: Nêu chủ đề của truyện “Con Rồng, cháu Tiên”?

Truyện nhằm giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi và thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của cộng đồng người Việt.

Bài tập5: -Tìm sự việc và nhân vật trong truyện “Sơn Tinh Thuỷ Tinh”

Trong các sự việc này có thể bỏ bớt sự việc nào không? vì sao?

Em có nhận xét gì về cách sắp xếp các sự việc trong văn tự sự?

GỢI Ý

Sự việc trong truyện “Sơn Tinh Thuỷ Tinh”

Sự việc khởi đầu:

1. Vua Hùng kén rể

Sự việc phát triển:

2. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh cùng đến cầu hôn

3. Vua Hùng ra điều kiện kén rể

4. Sơn Tinh đến sớm được vợ

Sự việc cao trào

5. Thuỷ tinh đến sau tức giận dâng nước lên đánh Sơn Tinh

6. Hai bên giao chiến hàng tháng trời cuối cùng Thuỷ tinh thua rút về

Sự việc kết thúc

7. hàng năm lại dâng nước lên đánh Sơn Tinh nhưng đều thua

=> Các Sự việc có QH với nhau sự việc trước giải thích lí do cho sự việc sau

(Quan hệ nhân - quả)

* Tóm lại các sự việc móc nối chặt chẽ không thể đảo lộn không thể bỏ sót việc nào nếu bỏ một sự việc trong hệ thống lập tức cốt truyện sẽ bị ảnh hưởng hoặc bị phá vỡ.

 

doc 69 trang Dương Tử Quỳnh 03/06/2022 2861
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 theo chủ đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 1. TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ TIẾNG VIỆT. TỪ MƯỢN.
A/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:
1. Kiến thức:
Nắm đựơc các khái niệm về từ và các đặc điểm cấu tạo từ Tiếng Việt và từ mươn nước ngoài. 
2. Kỹ năng:
Rèn kỹ năng thực hành, phân biệt từ, tiếng.
3. Thái độ:
Giáo dục HS tình yêu và lòng hăng say khám phá tiếng mẹ đẻ.
B. PHƯƠNG TIỆN :
- SGK,SGV,STK, soạn giáo án,đọc tài liệu...
-Học Sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK	
C/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp: 6A1: 6A4: 
II. Kiểm tra bài cũ: Từ là gì....
III. Nội dung bài mới:
Tiết 1 .TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ TIẾNG VIỆT. TỪ MƯỢN.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG
_ Từ là gì?
* GV nhấn mạnh:
 Định nghĩa trên nêu lên 2 đặc điểm của từ:
+ Đặc điểm về chức năng: Từ là đơn vị dùng để đặt câu.
+ Đặc điểm về cấu trúc: Từ là đơn vị nhỏ nhất.
- Đơn vị cấu tạo từ là gì?
- Vẽ mô hình cấu tạo từ tiếng Việt?
_ Phân biệt từ đơn với từ phức? Cho VD minh hoạ?
_ Dựa vào đâu để phân loại như vậy?
_ Phân biệt từ ghép với từ láy? Cho VD minh hoạ?
-Đặc điểm của từ mượn ? Nguyên tắc mượn từ?
I.Từ và cấu tạo từ:
1. Từ.
_ Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.
2. Phân biệt từ và tiếng.
TỪ
- Đơn vị để tạo câu.
- Từ có thể hai hay nhiều tiếng
TIẾNG
- Đơn vị để tạo từ.
- Tiếng chỉ có một hình vị (âm tiết).
- Đơn vị cấu tạo từ là tiếng.
- Mô hình: ( HS tự vẽ).
3. Phân loại.
a. Từ đơn: Chỉ có một tiếng.
Ví dụ: 
 ông , bà, hoa, bút, sách,
b. Từ phức: 
_ là từ gồm hai hoặc nhiều tiếng.
Ví dụ:
+ ông bà ( 2 tiếng)
+ hợp tác xã ( 3 tiếng)
+ khấp kha khấp khểnh ( 4 tiếng)
_ Dựa vào số lượng các tiếng trong từ.
_ Từ ghép : Là kiểu từ phức trong đó giữa các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
Ví dụ: 
 hoa hồng, ông nội, hợp tác xã,
_ Từ láy: Là kiểu từ phức trong đó giữa các tiếng có quan hệ với nhau về âm.
Ví dụ: 
 đo đỏ, sạch sành sanh, khấp kha khấp khểnh,
III.Từ mượn:
 1.Đặc điểm:Ghi nhớ-SGK:25.
 2.Nguyên tắc mượn từ:
- Nên mượn từ mà ta chưa có
- Sử dụng phải đúng lúc đúng nơi
- Đừng sử dụng khi ta có rồi
=> Tránh lạm dụng
Chủ đề 1. TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ TIẾNG VIỆT. TỪ MƯỢN (tiếp)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG
1. Đơn vị cấu tạo từ tiếng Việt là gì?
 A. Tiếng
 B. Từ
 C. Ngữ
 D. Câu
2. Từ phức gồm có bao nhiêu tiếng?
 A. Một
 B. Hai
 C. Nhiều hơn hai
 D. Hai hoặc nhiều hơn hai.
3. Trong bốn cách chia loại từ phức sau đây, cách nào đúng?
 A. Từ ghép và từ láy.
 B. Từ phức và từ ghép.
 C. Từ phức và từ láy.
 D. Từ phức và từ đơn.
4. Lí do quan trọng nhất của việc vay mượn từ trong tiếng Việt?
A. Tiếng Việt chưa có từ biểu thị, hoặc biểu thị không chính xác.
B. Do có một thời gian dài bị nước ngoài đô hộ, áp bức.
C. Tiếng Việt cần có sự vay mượn để đổi mới và phát triển.
D. Nhằm làm phong phú vốn từ tiếng Việt
5. Bộ phận từ mượn nào sau đây tiếng Việt ít vay mượn nhất?
A. Từ mượn tiếng Hán.
B. Từ mượn tiếng Anh.
C. Từ mượn tiếng Nhật.
D. Từ mượn tiếng Pháp.
Bài tập 1:
 Hãy xác định số lượng tiếng của mỗi từ và số lượng từ trong câu sau:
 Em đi xem vô tuyến truyền hình tại câu lạc bộ nhà máy giấy.
* GV hướng dẫn HS:
_ Xác định số lượng từ trước.
_ Sau đó mới xác định số lượng tiếng của mỗi từ.
Bài tập 2:
 Gạch chân dưới những từ láy trong các câu sau:
Bài tập 3:
 Từ láy được in đậm trong câu sau miêu tả cái gì?
 Nghĩ tủi thân, công chúa út ngồi khóc thút thít.
 ( Nàng út làm bánh ót)
 Hãy tìm những từ láy có cùng tác dụng ấy.
BT CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC HỌC SINH.
A.BT trắc nghiệm:
6. Trong các từ sau, từ nào là từ đơn?
 A. ăn
 B. nhà cửa
 C. ông bà
 D. đi đứng
7. Từ nào dưới đây là từ ghép?
 A. tươi tắn
 B. lấp lánh
 C. chim chích
 D. xinh xắn
8. Từ nào dưới đây không phải là từ ghép phân loại?
 A. ăn cơm
 B. ăn uống
 C. ăn quýt
 D. ăn cam
9. Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là gì?
A. Tiếng Hán.
B. Tiếng Pháp.
C. Tiếng Anh.
D. Tiếng Nga.
10. Trong các từ sau, từ nào là từ mượn?
A. Dông bão.
B. Thuỷ Tinh.
C. Cuồn cuộn.
D. Biển nước.
11. Trong các từ sau, từ nào không phải là từ Hán Việt?
A. Sơn hà.
B. Tổ quốc.
C. Phụ huynh.
D. Pa- ra- bôn.
B.Tự luận:
Bài tập 1:
 Câu trên gồm 8 từ, trong đó:
_ Từ chỉ có 1 tiếng: Em, đi, xem, tại, giấy.
_ Từ gồm 2 tiếng: Nhà máy.
_ Từ gồm 3 tiếng: Câu lạc bộ.
_ Từ gồm 4 tiếng : Vô tuyến truyền hình.
Bài tập 2:
 Gạch chân các từ láy:
a. Xanh xanh bãi mía bờ dâu
 Ngô khoai biêng biếc
 Đứng bên này sông sao nhớ tiếc
 Sao xót xa như rụng bàn tay
 ( Hoàng Cầm)
b. Lom khom dưới núi tiều vài chú
 Lác đác bên sông chợ mấy nhà
 ( Bà Huyện Thanh Quan)
c. Bay vút tận trời xanh
 Chiền chiện cao tiếng hót
 Tiếng chim nghe thánh thót
 Văng vẳng khắp cánh đồng
 ( Trần Hữu Thung)
Bài tập 3:
_ Từ láy được in đậm trong câu sau miêu tả tiếng khóc.
_ Những từ láy có cùng tác dụng ấy là: nức nở, nghẹn ngào, ti tỉ, rưng rức, tức tưởi, nỉ non, não nùng,
Chủ đề 1. TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ TIẾNG VIỆT. TỪ MƯỢN (tiếp)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG
Bài tập 4:
 Hãy kể ra:
_ 2 từ láy ba tả tính chất của sự vật.
_ 2 từ láy tư tả thái độ, hành động của người.
_ 2 từ láy tư tả cảnh thiên nhiên.
sành sanh.
_ 2 từ láy tư tả thấi độ, hành động của người: hớt ha hớt hải, khấp kha khấp khểnh.
_ 2 từ láy tư tả cảnh thiên nhiên: vi va vi vu, trùng trùng điệp điệp.
Bài tập 5:
 Cho các từ sau:
 Thông minh, nhanh nhẹn, chăm chỉ, cần cù, chăm học, kiên nhẫn, sáng láng, gương mẫu.
a. Hãy chỉ ra những từ nào là từ ghép, những từ nào là từ láy?
b. Những từ ghép và từ láy đó nói lên điều gì ở người học sinh?
Bài tập 6: Điền thêm các tiếng vào chỗ trống trong đoạn văn sau để tạo các từ phức, làm cho câu văn được rõ nghĩa:
 Trên cây cao, kiến suốt ngày cặm (1) làm tổ, tha mồi. Kiến kiếm mồi ăn hằng ngày, lại lo cất giữ phòng khi mùa đông tháng giá không tìm được thức (2). Còn (3) sầu thấy kiến (4) chỉ, (5) vả như vậy thì tỏ vẻ (6) hại và coi thường giống kiến chẳng biết đến thú vui ở đời. Ve sầu cứ nhởn (7), ca hát véo (8) suốt cả mùa hè.
Bài tập 7: Khách đến nhà, hỏi em bé:
_ Anh em có ở nhà không? (với nghĩa là anh của em). Em bé trả lời:
_ Anh em đi vắng rồi ạ.
 “Anh em” trong 2 câu này là hai từ đơn hay là một từ phức?
 Trong câu “Chúng tôi coi nhau như anh em” thì “anh em” là hai từ đơn hay là một từ phức
Bài tập 8:
 Đọc kĩ câu sau đây:
 Viện Khoa học Việt Nam đã xúc tiến chương trình điều tra, nghiên cứu về điều kiện tự nhiên vùng Tây Nguyên, mà trọng tâm là tài nguyên nước, khí hậu, đất, sinh vật và khoáng sản.
a. Gạch dưới những từ còn rõ là từ Hán Việt?
b. Em có nhận xét gì về tầm quan trọng của từ Hán Việt trong tiếng nói của chúng ta?
Bài tập 9:
 Sắp xếp các cặp từ sau đây thành cặp từ đồng nghĩa và gạch dưới các từ mượn:
 mì chính, trái đất, hi vọng, cattut, pianô, gắng sức, hoàng đế, đa số, xi rô, chuyên cần, bột ngọt, nỗ lực, địa cầu, vua, mong muốn, số đông, vỏ đạn, nước ngọt, dương cầm, siêng năng.
Bài tập 10:
a. Trong các cặp từ đồng nghĩa sau đây, từ nào là từ mượn, từ nào không phải là từ mượn?
 phụ nữ - đàn bà, nhi đồng trẻ em, phu nhân vợ.
b. Tại sao “ Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam” không thể đổi thành “Hội liên hiệp đàn bà Việt Nam”; “Báo Nhi đồng” không thể đổi thành “ Báo trẻ em”; “Thủ tướng và phu nhân” không thể đổi thành “Thủ tướng và vợ”?
Bài tập 11:
 Hãy kể tên một số từ mượn:
a. Là tên các đơn vị đo lường.
Ví dụ: mét
b. Là tên một số đồ vật.
Ví dụ: ra- đi- ô
Bài tập 4:
 2 từ láy ba tả tính chất của sự vật: xốp xồm xộp, sạch sành sanh.
_ 2 từ láy tư tả thấi độ, hành động của người: hớt ha hớt hải, khấp kha khấp khểnh.
_ 2 từ láy tư tả cảnh thiên nhiên: vi va vi vu, trùng trùng điệp điệp.
Bài tập 5:
a. 
_ Những từ láy là: nhanh nhẹn , chăm chỉ, cần cù, sáng láng.
_ Những từ ghép là: thông minh, chăm học, kiên nhẫn, gương mẫu.
b. Những từ đó nói lên sự chăm học và chịu khó của người học sinh.
BÀI TẬP DÀNH CHO HS KHÁ GIỎI
Bài tập 6: Lần lượt điền các từ sau:
cụi
ăn
ve
chăm
vất
thương
nhơ
von
Bài tập 7:
_ “Anh em” với nghĩa là “anh của em” trong 2 câu đầu không phải là từ phức mà là một tổ hợp từ gồm có 2 từ đơn.
_ “ Anh em” trong câu “Chúng tôi coi nhau như anh em” là từ phức.
Bài tập 8:
a. Những từ Hán Việt trong câu đó là:
 Viện, Khoa học, Việt Nam, xúc tiến, chương trình, điều tra, nghiên cứu, điều kiện, tự nhiên, tài nguyên, thiên nhiên, Tây Nguyên, trọng tâm, tài nguyên, khí hậu, sinh vật, khoáng sản.
b. Từ Hán Việt chiếm số lượng lớn trong kho từ tiếng Việt.
Bài tập 9:
 Các cặp từ đồng nghĩa là:
mì chính - bột ngọt
địa cầu - trái đất
hi vọng - mong muốn
cattut - vỏ đạn
pianô - dương cầm
nỗ lực - cố gắng
hoàng đế – vua
đa số – số đông
xi rô - nước ngọt
chuyên cần – siêng năng
Bài tập 10Các từ “phụ nữ”, “nhi đồng”, “phu nhân” đều là từ mượn, mang sắc thái trang trọng. Vì vậy, trong các tổ hợp từ đã nêu không thể thay chúng bằng từ đồng nghĩa.
Bài tập 11:
 Từ mượn:
a. Là tên các đơn vị đo lường:
mét, lít, ki- lô- mét, ki- lô- gam, 
b. Là tên một số đồ vật:
ra- đi- ô, vi- ô- lông,
IV.Vận dụng
 Củng cố: 
Từ là gì? Đơn vị tạo nên từ là gì? Từ gồm có mấy loại? Dấu hiệu nhận biết giữa từ đơn và từ phức là gì? 
Dặn dò: 
Chuẩn bị về TRUYỀN THUYẾT
¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ™ & ˜ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯
CHỦ ĐỀ 2: ÔN TẬP VỀ TRUYỀN THUYẾT
A/Mục tiêu cần đạt:
 - Giúp học sinh : Nắm được hệ thống các kiến thức,văn bản truyền thuyết sẽ học trong chương trình ngữ văn 6 .
 - Hình thành cho học sinh những hiểu biết ban đầu về truyện truyền thuyết..
- Củng cố và hệ thống hoá những tri thức đã học về truyện truyền thuyết Việt Nam gắn với từng thời kì . Biết vận dụng những hiểu biết này để đọc và hiểu đúng các tác phẩm trong chương trình .
 - Rèn luyện kỹ năng tổng hợp, khái quát kiến thức. 
 -Giáo dục cho học sinh tình yêu, niềm tự hào về nền văn học dân gian nước nhà .
B/Phương tiện:
1,Thầy:
 -SGK,SGV,STK, TBDH soạn giáo án.
2,Trò:
 -SGK,SBT,STK .
C/Tiến trình giờ học:
1,Ôn định tổ chức: 6A1: 6A4
2,Kiểm tra bài cũ:
 - Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh . 
3,Bài mới: 
TIẾT 1: ÔN TẬP VỀ TRUYỀN THUYẾT
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG
GV giúp HS nắm được 3 ý cơ bản:
-Định nghĩa?
-Đặc điểm của truyền thuyết?
-Các loại truyền thuyết trong chương trình Ngữ văn 6?
I. Định nghĩa.
- Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật, sự kiện liên quan đến lịch sử thời quá khứ.
- Chứa yếu tố hoang đường, kì ảo.
- Thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử đó.
II. Đặc điểm của truyền thuyết.
Chức năng của truyền thuyết: Thể hiện nhận thức, đánh giá, phản ánh và lí giải lịch sử của nhân dân ta.
Nhân vật: Thường là anh hùng lịch sử, có khi có thật và mang vẻ đẹp khác thường.
. Yếu tố hoang đường: Thể hiện thái độ tôn kính, niềm tự hào, tôn vinh. 
* Vai trò:
_ Làm tăng chất thơ mộng vốn có của các truyền thuyết dân gian.
_ Thiêng liêng hoá sự thật lịch sử.
Thời gian và địa điểm: Có thật.
VD: Phong Châu, núi Sóc Sơn, vua Hùng thứ 18, Thánh Gióng...
-> Tạo niềm tin đó là câu chuyện có thật, câu chuyện lịch sử.
III. Các loại truyền thuyết trong chương trình Ngữ văn 6.
Truyền thuyết về họ Hồng Bàng và thời kì thành lập nước Văn Lang.
Con Rồng, cháu Tiên; Bánh chưng, bánh giầy; Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thủy Tinh.
-> Những văn bản này gắn với nguồn gốc dân tộc và công cuộc dựng nước, giữ nước và chống thiên nhiên thời vua Hùng.
Ngoài cốt lõi lịch sử, nó mang đậm chất thần thoại.
Truyền thuyết thời phong kiến tự chủ (Bắc thuộc): Sự tích Hồ Gươm.
-> Có phần theo sát lịch sử hơn và bớt dần chất hoang đường, thần thoại
IV. Ý nghĩa của các truyền thuyết:
1. Truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên:
_ Giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi.
_ Thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của cộng đồng người Việt.
2. Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy:
_ Giải thích nguồn gốc bánh chưng, bánh giầy và tục làm 2 thứ bánh trong ngày Tết.
_ Đề cao lao động; đề cao nghề nông; đề cao sự thờ kính Trời, Đất, Tổ tiên của nhân dân ta.
3. Truyền thuyết Thánh Gióng:
_ Thể hiện sức mạnh và ý thức bảo về đất nước.
_ Thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm.
4. Truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh:
_ Giải thích hiện tượng lũ lụt hàng năm .
_ Thể hiện sức mạnh, mong ước chế ngự thiên tai.
_ Suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.
5. Truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm:
_ Giải thích tên gọi Hồ Gươm.
_ Ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
_ Thể hiện khát vọng hoà bình của dân tộc
V. Kiểu văn bản và PTBĐ của các truyền thuyết đã học:
_ Kiểu văn bản: 
_ PTBĐ: Tự sự
TIẾT 2: ÔN TẬP VỀ TRUYỀN THUYẾT (TIẾP)
BÀI TẬP DANFHCHO TẤT CẢ CÁC HỌC SINH
1. Truyền thuyết là gì?
 A. Những câu chuyện hoang đường.
 B. Câu chuyện với những yếu tố hoang đường nhưng có liên quan đến các sự kiện, nhân vật lịch sử của một dân tộc.
 C. Lịch sử dân tộc, đất nước được phản ánh chân thực trong các câu chuyện về một hay nhiều nhân vật lịch sử.
 D. Cuộc sống hiện thực được kể lại một cách nghệ thuật.
2. Ý nghĩa nổi bật của hình tượng cái bọc trăm trứng trong truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên là gì?
 A. Giải thích sự ra đời của các dân tộc Việt Nam.
 B. Ca ngợi sự hình thành nhà nước Văn Lang.
 C. Tình yêu đất nước và lòng tự hào dân tộc.
 D. Mọi người, mọi dân tộc Việt Nam phải thương yêu nhau như anh em một nhà.
3. Nhân vật Lang Liêu trong truyện Bánh chưng, bánh giầy gắn với lĩnh vực hoạt động nào của người Lạc Việt thời kì vua Hùng dựng nước?
 A. Chống giặc ngoại xâm.
 B. Đấu tranh, chinh phục thiên nhiên.
 C. Lao động sản xuất và sáng tạo văn hoá.
 D. Giữ gìn ngôi vua.
4. Tại sao lễ vật của Lang Liêu dâng lên vua cha là những lễ vật không gì quí bằng?
 A. Lễ vật thiết yếu cùng với tình cảm chân thành.
 B. Lễ vật bình dị.
 C. Lễ vật quý hiếm, đắt tiền.
 D. Lễ vật rất kì lạ.
5. Sự thực lịch sử nào được phản ánh trong truyền thuyết Thánh Gióng?
 A. Đứa bé lên ba không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi bỗng trở thành tráng sĩ diệt giặc Ân.
 B. Tráng sĩ Thánh Gióng hi sinh sau khi dẹp tan giặc Ân xâm lược.
 C. Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre giết giặc.
 D. Ngay từ buổi đầu dựng nước, cha ông ta đã phải liên tiếp chống giặc ngoại xâm để bảo vệ non sông đất nước.
6. Truyền thuyết Thánh Gióng phản ánh rõ nhất quan niệm và ước mơ gì của nhân dân ta?
 A. Vũ khí hiện đại để giết giặc.
 B. Người anh hùng đánh giặc cứu nước.
 C. Tinh thần đoàn kết chống xâm lăng
 D. Tình làng nghĩa xóm.
7. Nội dung nổi bật nhất của truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh là gì?
 A. Hiện thực đấu tranh chinh phục thiên nhiên của tổ tiên ta.
 B. Các cuộc chiến tranh chấp nguồn nước, đất đai giữa các bộ lạc.
 C. Sự tranh chấp quyền lực giữa các thủ lĩnh.
 D. Sự ngưỡng mộ Sơn Tinh và lòng căm ghét Thuỷ Tinh.
8. Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh phản ánh nét tâm lí chủ yếu nào của nhân dân lao động?
 A. Sợ hãi trước sự bí hiểm và sức mạnh của thiên nhiên.
 B. Căm thù sự tàn phá của thiên nhiên.
 C. Thần thánh hoá thiên nhiên để bớt sợ hãi.
D. Vừa sùng bái, vừa mong ước chiến thắng thiên nhiên.
9. Sự tích Hồ Gươm gắn với sự kiện lịch sử nào?
 A. Lê Thận bắt được lưỡi gươm.
 B. Lê Lợi bắt được chuôi gươm nạm ngọc.
 C. Lê Lợi có báu vật là gươm thần.
 D. Cuộc kháng chiến chống quân Minh gian khổ nhưng thắng lợi vẻ vang của nghĩa quân Lam Sơn.
10. Gươm thần Long Quân cho Lê Lợi mượn tượng trưng cho điều gì?
 A. Sức mạnh của thần linh.
 B. Sức mạnh của Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn.
 C. Sức mạnh của vũ khí hiệu nghiệm.
 D. Sức mạnh của sự đoàn kết nhân dân.
II. Phần bài tập tự luận:
Câu 1:Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng, kì ảo? Hãy nói rõ vai trò của các chi tiết này trong truyện “Con Rồng, cháu Tiên”?
* Chi tiết tưởng tượng, kì ảo được hiểu như sau:
_ Là chi tiết không có thật, được tác giả dân gian sáng tạo nhằm mục đích nhất định.
_ Chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện cổ dân gian gắn với quan niệm mọi vật đều có linh hồn, thế giới xen lẫn thần và người.
* Vai trò của các chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện “Con Rồng, cháu Tiên”:
_ Tô đậm tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ của nhân vật và sự kiện.
_ Thần kì hoá, thiêng liêng hoá nguồn gốc giống nòi, dân tộc, để chúng ta thêm tự hào, tin yêu, tôn kính tổ tiên, dân tộc mình.
_ Làm tăng sức hấp dẫn của tác phẩm.
Câu 2:Nêu ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật Sơn Tinh, Thuỷ Tinh trong truyện “ Sơn Tinh, Thuỷ Tinh”?
_ Thuỷ Tinh là hiện tượng mưa to, bão lụt ghê gớm hàng năm được hình tượng hoá. Tư duy thần thoại đã hình tượng hoá sức nước và hiện tượng bão lụt thành kẻ thù hung dữ, truyền kiếp của Sơn Tinh.
_ Sơn Tinh là lực lượng cư dân Việt cổ đắp đê chống lũ lụt, là ước mơ chiến thắng thiên tai của người xưa được hình tượng hoá. Tầm vóc vũ trụ, tài năng và khí phách của Sơn Tinh là biểu tượng sinh động cho chiến công của người Việt cổ trong cuộc đấu tranh chống bão lụt ở vùng lưu vực sông Đà và sông Hồng. Đây cũng là kì tích dựng nước của thời đại các vua Hùng và kì tích ấy tiếp tục được phát huy mạnh mẽ về sau.
Bài tập 3. Tóm tắt lại các truyền thuyết bằng việc liệt kê ra các sự việc chính.
Mỗi nhóm làm 1 văn bản
A.Văn bản: "Con Rồng, cháu Tiên"
+ Giới thiệu Lạc Long Quân Và Âu Cơ
+LLQ và Âu Cơ gặp nhau, kết duyên vợ chồng.
+Âu Cơ sinh ra cái bọc trăm trứng nở ra trăm người con.
+LLQ và Âu Cơ chia tay nhau, 50 con theo cha xuống biển, 50 con theo mẹ lên rừng.
+Người con trưởng được suy tôn lên làm vua lấy hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang.
+Người Việt tự hào mình là con cháu Rồng- Tiên
B.Văn bản: " Sơn Tinh Thuỷ Tinh "
+Vua Hùng kén rể
+ST TT đến cầu hôn
+Vua Hùng thách cưới
+ST đến trước lấy được Mị Nương
+TT dâng nước đánh ST nhằm cướp lại Mị Nương->thua
+Hàng năm TT vẫn dâng nước đánh ST gây ra mưa gió , lũ lụt vào tháng 7, 8.
GV tóm tắt mẫu một văn bản: 
"Lạc Long Quân là con trai thần Long Nữ, Âu Cơ là con gái Thần Nông. Hai người gặp nhau, kết duyên chồng vợ. Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng, nở trăm con, các con không cần bú mớm đều lớn nhanh như thổi. Long Quân là nòi Rồng, ở lâu trên cạn thấy không tiện bèn trở về biển. Âu Cơ một mình vò võ nuôi con, thấy buồn phiền liền gọi Long Quân lên. Hai người bàn nhau chia con: 50 theo cha về biển, 50 theo mẹ lên núi, cai quản bốn phương, khi nào khó khăn thì giúp đỡ nhau. Người con cả theo mẹ,được suy tôn lên làm vua lấy hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang. Đay chính là tổ tiên của người Việt, khi nhắc về cội nguồn, người Việt đều tự hào mình là con Rồng cháu Tiên"
BTVN: HS TÓM TẮT CÁC VĂN BẢN TRUYỀN THUYẾT CÒN LẠI.
Bài tập 2. Trình bày các chi tiết kì ảo,hoang đương và hiện thực của vb?
- Ý nghĩa của một số chi tiết tiêu biểu trong truyện
1. Sơn Tinh, Thủy Tinh.
 a. Hoang đường: Mượn câu chuyện tình kì lạ, lãng mạn và nên thơ của Sơn Tinh và Thủy Tinh.
b. Hiện thực: Công cuộc giữ nước của người Việt cổ trong việc chế ngự thiên tai.
- Thủy Tinh: kì ảo hóa - biểu trưng cho hiện tượng thiên tai, lũ lụt có tính chu kì (tháng 7, 8 ở đông bằng sông Hồng), sức công phá ghê gớm - thảm họa khủng khiếp của loài người.
- Sơn Tinh: sức mạnh, sự kiên quyết, bền bỉ chống đỡ cơn giận của TT. Đó chính là hình ảnh người Việt cổ trong công cuộc chế ngự, chinh phục thiên tai.
c. Chi tiết có ý nghĩa.
- “Nước sông dâng cao bấy nhiêu”
-> Kì lạ, hoang đường
+ NT: so sánh, ẩn dụ.
=> Cảnh đánh nhau dữ dội và quyết liệt giữa ST, TT.
+ Cả hai đều thể hiện uy lực - sức mạnh vô biên:
Sự tàn phá khủng khiếp của thiên tai.
Nỗ lực sống còn, kiên cường, bất khuất của nhân dân trong việc bảo vệ cuộc sống của mình.
-> Khúc tráng ngợi ca công cuộc kháng chiến dung nước, giữ nước của ông cha.
2. Thánh Gióng.
a. Hoang đường: Xây dựng một nhân vật anh hùng có nguồn gốc kì lạ, vẻ đẹp siêu phàm, lớn mạnh.
b. Hiện thực:
- Công cuộc chống ngoại xâm, giữ nước thời các vua Hùng.
- Thời đại của nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước thô sơ và khả năng chế tạo vũ khí chống giặc ngoại xâm bằng chất liệu kim loại (sắt).
- Sức mạnh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước của toàn dân tộc.
c. ý nghĩa của một số chi tiết tiêu biểu trong truyện.
* Tiếng nói đầu tiên của cậu bé lên ba là tiếng nói đòi đi đánh giặc.
- Ca ngợi tinh thần yêu nước của dân tộc VN. Đề cao ý thức trách nhiệm của mỗi người dân đối với đất nước.
- Truyền thống dân tộc, dòng máu yêu nước, ý chí quyết tâm của một dân tộc không bao giờ chịu khuất phục trước kẻ thù.
- Hình ảnh cậu bé làng Gióng là h/a của nhân dân lao động VN cần cù, lam lũ. Họ lặng lẽ làm ăn, nhưng khi có giặc ngoại xâm thì họ dũng cảm đứng lên, trở thành anh hùng.
* Bà con dân làng vui lòng góp gạo nuôi Gióng.
- Gióng sinh ra từ nhân dân, được nhân dân nuôi dưỡng -> kết tinh sức mạnh yêu nước, đoàn kết, chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước của nhân dân.
=> Niềm tin đánh thắng giặc.
* Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ.
- Hình ảnh kì vĩ, đẹp đẽ, phi thường của Gióng đã thể hiện sức bật mạnh mẽ của nhân dân. Khi vận mệnh dân tộc bị đe dọa, con người VN vươn lên với một tầm vóc phi thường.
- Quan niệm của cha ông về người anh hùng: khổng lồ về thể xác, oai phong lẫm liệt, mạnh mẽ về tài trí, phi thường về nhân cách.
* Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc.
- Vũ khí của người anh hùng làng Gióng không chỉ là roi sắt, ngựa sắt, áo giáp sắt hiện
đại mà còn là vũ khí thô sơ, vốn rất quen thuộc với nhân dân như tre ngà. Với lòng yêu
nước, những gì có thể giết giặc đều được biến thành vũ khí.
- Ngợi ca sức mạnh của Gióng.
* Đánh giặc xong, Gióng cởi áo giáp sắt để lại, rồi bay thẳng về trời.
-> Hình ảnh - khung cảnh đẹp, nên thơ, là sự thăng hoa trong trí tưởng của người xưa.
- Gióng là người anh hùng không đòi hỏi công danh, lợi lộc. Chàng đã hoàn thành sứ mệnh dẹp giặc và ra đi -> nâng cao vẻ đẹp của người anh hùng, đó cũng là phẩm chất chung vĩ đại của người anh hùng.
- Trong quan niệm dân gian, những cái gì tốt đẹp, cao quí thì không mất đi mà trở thành bất tử. Gióng bay về trời là về với nguồn gốc cao đẹp của mình và chỉ nơi đó mới xứng đáng với người anh hùng.
- Nhân dân ngưỡng mộ, trân trọng: sống mãi với non sông.
 BTVN: HS TỰ LÀM CÁC VĂN BẢN TRUYỀN THUYẾT CÒN LẠI.
TIẾT 3: ÔN TẬP VỀ TRUYỀN THUYẾT (TIẾP THEO)
Bài tập 1 (Khá, giỏi)
Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng.
 (Nguyễn Khoa Điềm - Mặt đường khát vọng)
 Từ những vần thơ trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 15 câu) bày tỏ suy nghĩ tình cảm của em đối với nguồn gốc nòi giống của mình.
* Yêu cầu: Cần làm nổi bật những nội dung:
+ Nơi chốn: Chim - Rồng: thần tiên, đẹp đẽ -> thanh cao.
+ LLQ - AC: vị thần tiên tài hoa, lịch lãm.
+ Nhân duyên: bọc trăm trứng -> ý nghĩa nguyện đoàn kết.
=> Cảm của mình:
- Niềm tự hào về dòng dõi.
- Tôn kính đối với các bậc tổ tiên.
- Tâm trạng, ý nghuyện của mình trước lời nhắn nhủ.
Bài tập 2: Trong các truyền thuyết trên em thích chi tiết nào nhất, hãy viết một đoạn văn ngắn kể về chi tiết đó. Lí giải xem vì sao em thích chi tiết đó?
Gợi ý: 
 -Tóm tắt chi tiết đó.
 -Kết hợp lí giải vì sao em thích : +Về hình thức nghệ thuật
 +Nội dung
GỢI Ý:
Vì sao Lang Liêu lại được chọn nối ngôi?
- LL là chăm chỉ, thật thà. Hoạt động của chàng và sản phẩm chàng và sản phẩm chàng dâng lên vua đều gắn với ý thức trọng nông. Trong khi các Lang thi nhau tìm kiếm các thứ ngon vật lạ dâng vua thì LL chỉ có khoai lúa.. Nhưng điểm khác biệt là ở chỗ, đó là sản phẩm do chính mồ hôi,công sức mà chàng làm ra. Nó không " tầm thường'' mà trái lại rất cao quý.
- Như vậy bánh chưng bánh giầy vừa là tinh hoa của đất trời, vừa là kết quả do bàn tay khéo léo của con người tạo ra. Trong chiếc bánh giản dị ấy, hội tụ nhiều đức tính cao quý của con người: Sự tôn kính trời đất, tổ tiên, sự thông minh hiếu thảo...
- Chiếc bánh ko chỉ là thực phẩm thông thường mà còn hàm chứa ý nghĩa sâu xa: tượng đất(bánh chưng), tượng trời(bánh giầy), tượng muôn loài (cầm thú cỏ cây)
LL hội tụ đủ 3 yếu tố: Đức, tài,chí nên được chọn nối ngôi. 
BTVN: HOÀN THIỆN CÂU HỎI TRÊN VỚI CÁC TRUYỀN THUYẾT CÒN LẠI
4.Vận dụng:
-Khái quát kiến thức cơ bản của VHDG...
-VN học và làm bài tập theo gợi ý...
CHỦ ĐỀ 3: 
	NGHĨA CỦA TỪ. 
TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ.
A.MỤC TIÊU
Củng cố và nâng cao khái niệm nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa, hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
Làm BT nhận diện và nâng cao về nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa, hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
B/Phương tiện:
1,Thầy:
 -SGK,SGV,STK, TBDH soạn giáo án.
2,Trò:
 -SGK,SBT,STK .
C/Tiến trình giờ học:
1,Ôn định tổ chức: 6A1: 6A4:
2,Kiểm tra bài cũ:
 - Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh . 
3,Bài mới
TIẾT 1: NGHĨA CỦA TỪ.
TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG
Thế nào là Nghĩa của từ?
Có những cách nào để giải thích nghĩa của từ?
Thế nào là từ nhiều nghĩa?
Thế nào là hiện tượng chuyển nghĩa cảu từ?
Phân biệt từ đồng nghĩa và từ đồng âm?
I.Nghĩa của từ
1.Khái niệm: Nghĩa của từ là nội dung( sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ ) mà từ biểu thị
Ví dụ: Từ "bát" có đặc điểm: đồ bằng sứ, sành, kim loại, miệng tròn, dùng để đựng thức ăn, thức uống-> Nghĩa của từ
 Từ "ăn" chỉ hoạt động đưa thực phẩm vào dạ dày
2.Cách giải thích nghĩa của từ
a.Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
Ví dụ: Danh từ là những từ chỉ người, loài vật, cây cối, đồ vật 
 Chạy là hoạt động dời chỗ bằng chân, hai chân không đồng thời nhấc khỏi mặt đất, tốc độ cao
b.Đưa ra những từ đồng nghĩa, trái nghĩa
Ví dụ: Tổ quốc : là đất nước mình
 Bấp bênh : là không vững chắc
II.Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
1.Từ nhiều nghĩa
-Từ có thể có 1 nghĩa: học sinh, rau muống, cá rô, máy ảnh, a xít, bồ hóng 
-Một từ có thể có nhiều nghĩa khác nhau
Ví dụ: từ " xuân"1-mùa chuyển tiếp từ đông sang hạ
 2-tươi đẹp
 3-tuổi của một người
 4-trẻ, thuộc về tuổi trẻ
2.Hiện tượng chuyển nghĩa của từ
-Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ làm cho từ có nhiều nghĩa
-Nghĩa ban đầu làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác gọi là nghĩa gốc( xuân 1 ).Các nghĩa được nảy sinh từ nghĩa gốc và có quan hệ với nghĩa gốc là nghĩa chuyển ( xuân 2, 3,4 )
3.Phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm
-Từ đồng âm là những từ có vỏ ngữ âm giống nhau ngẫu nhiên. Giữa các từ đồng âm không có mối liên hệ nào về nghĩa.
-Trong từ nhiều nghĩa, các từ ít nhiều có liên hệ với nghĩa gốc. Giữa nghĩa gốc và các nghĩa chuyển đều có ít nhất một nét nghĩa chung trùng với một nét nghĩa của nghĩa gốc.
TIẾT 2 : TIẾT 1: NGHĨA CỦA TỪ.
TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ.(TIẾP)
1. Chỉ ra cách hiểu đầy đủ nhất về nghĩa của từ?
A. Nghĩa của từ là sự vật mà từ biểu thị.
B. Nghĩa của từ là sự vật, tính chất mà từ biểu thị.
C. Nghĩa của từ là sự vật, tính chất, hoạt động mà từ biểu thị.
D. Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị.
2. Cách giải thích nào về nghĩa của từ không đúng?
A. Đọc nhiều lần từ cần được giải thích.
B. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
C. Dùng từ đồng nghĩa với từ cần được giải thích.
D. Dùng từ trái nghĩa với từ cần được giải thích.
3. Sách Ngữ văn 6, tập một giải thích Sơn Tinh: thần núi; Thuỷ Tinh: thần nước là đã giải thích nghĩa của từ theo cách nào?
A. Dùng từ đồng nghĩa với từ cần được giải thích.
B. Dùng từ trái nghĩa với từ cần được giải thích.
C. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
D. Không theo 3 cách trên.
4. Khi giải thích lềnh bềnh là: chỉ sự vật ở trạng thái nổi hẳn lên mặt nước và trôi nhẹ theo làn sóng là đã giải thích nghĩa của từ theo cách nào?
A. Dùng từ trái nghĩa với từ cần được giải thích.
B. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
C. Dùng từ đồng nghĩa với từ cần được giải thích.
D. Cả 3 cách trên đều sai.
Bài tập 1:
 Giải thích nghĩa của từ in nghiêng trong đoạn văn sau:
 Mưa đã ngớt. Trời rạng dần. Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra hót râm ran. Mưa tạnh. Phía đông, một mảng trời trong vắt. Mặt trời ló ra, chói lọi trên những chùm lá bưởi lấp lánh.
 ( Tô Hoài)
Bài tập 2:
 Hãy sửa lại cho đúng chính tả các từ in nghiêng trong những câu sau:
_ Tính anh ấy rất ngang tàn.
_ Nó đi phấp phơ ngoài phố.
Bài tập 3:
 Phân biệt nghĩa của các cặp từ sau:
a. “Viết” và “vẽ”.
b. “Tát” và đấm”.
c. “Giận” và “căm”.
d. “Hơ” (quần áo) và “phơi” (quần áo).
Bài tập 4:
 Em hãy giải thích nghĩa của 2 từ “cục tác” và “ủn ỉn” trong bài thơ sau:
 Con gà cục tác lá chanh
Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi
 Con chó khóc đứng khóc ngồi
Mẹ ơi đi chợ mua tôi đồng riềng.
Bài tập 5:
 Điền các từ đề bạt, đề cử, đề xuất, đề đạt vào chỗ trống cho phù hợp với nội dung:
_ ..: trình bày ý kiến hoặc nguyện vọng lên cấp trên.
_.....: cử ai đó giữ chức vụ cao hơn.
_.....: giới thiệu ra để lựa chọn và bầu cử.
_.....: đưa vấn đề ra để xem xét, giải quyết.
? Giải thích nghĩa của từ chín trong các câu sau : 
a) Vườn cam chín đỏ .
b) Trước khi quyết định phải suy nghĩ cho chín chắn 
c) Ngượng chín cả mặt .
? Đặt câu với các từ chín theo các nét nghĩa trên 
Phần bài tập tự luận:
Bài tập 1:
 Giải thích nghĩa của từ:
_ Ngớt: giảm đi một phần đáng kể.
_ Rạng: trời chuyển dần từ tối sang sáng.
_ Chào mào: chim nhỏ, đầu có túm lông nhọn, đít có túm lông nhỏ, ăn các quả mềm.
_ Râm ran: rộn rã liên tiếp thành từng đợt khi to khi nhỏ.
_ Tạnh: (mưa) ngừng hoặc dứt hẳn.
_ Ló: để một bộ phận nhô ra khỏi vật che khuất.
Bài tập 2:
Cần sửa lại là:
_ Tính anh ấy rất ngang tàng.
_ Nó đi phất phơ ngoài phố.
Bài tập 3:
a. “Viết” và “vẽ” đều dùng dụng cụ giống nhau, nhưng “viết” là tạo ra chữ, còn “vẽ” là tạo ra hình ảnh sự vật.
b. “Tát” và đấm”đều là hoạt động đánh của tay. Nhưng “tát” là đánh vào mặt bằng bàn tay xoè, còn “đấm” là đánh bằng nắm tay.
c. “Giận” và “căm”khác nhau ở mức độ. “Căm” có mức độ cao hơn “giận”.
d. “Hơ” (quần áo) và “phơi” (quần áo) đều là hoạt động làm khô (quần áo). Nhưng “hơ” là đưa vào gần nơi toả nhiệt, còn “phơi” là trải hoặc giăng ra chỗ nắng, chỗ thoáng cho khô.
Bài tập 4:
_ Cục tác: (gà mái) kêu to sau khi đẻ hoặc khi hoảng sợ.
_ Ủn ỉn: (lợn) kêu nhỏ (khi đòi ăn).
Bài tập 5:
Lần lượt điền các từ:
_ đề đạt.
_ đề bạt.
_ đề cử.
_ đề xuất.
Bài tập 6: 
a)
 Vườn cam chín đỏ => Quả ở vào giai đoạn phát triển đầy đủ nhất thường có 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_6_theo_chu_de.doc