Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 10: Văn bản "Ếch ngồi đáy giếng" - Năm học 2018-2019 - Trường Trung học Cơ sở Nguyễn Trãi
1. MỤC TIỆU
1.1. Kiến thức
- HS biết đặc điểm của nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm ngụ ngôn.
- HS hiểu ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện ngụ ngôn.
- Nghệ thuật đặc sắc của truyện: mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người, ẩn bài hoc triết lý; tình huống bất ngờ hài hước, độc đáo.
1.2. Kĩ năng
- Đọc- hiểu văn bản truyện ngụ ngôn.
- Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế.
- Kể lại được truyện.
* Tích hợp GDKNS: tự nhận thức, giao tiếp.
1.3. Thái độ
Giáo dục HS phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo. Biết liên hệ truyện đã học với những tình huống, hoàn cảnh thực tế phù hợp.
2. TRỌNG TÂM
- Có hiểu biết bước đầu về truyện ngụ ngôn.
- Nội dung và ý nghĩa truyện và nét chính về nghệ thuật.
3. CHUẨN BỊ
3.1. Giáo viên: Bảng phụ, tranh ảnh.
3.2. Học sinh: Đọc kĩ văn bản: trả lời câu hỏi SGK/101.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1. Ổn định tồ chức và kiểm diện
4.2. Kiểm tra miệng
Câu 1: Nhắc lại thử thách 1? (5đ)
Đáp án:
Câu hỏi của viên quan: Trâu cày một ngày được mấy đường?
Cách giải đố: Đố lại viên quan.
Câu 2: Nhắc lại thử thách 2? (4đ)
Đáp án:
Câu hỏi của vua: Nuôi làm sao để con trâu đực đẻ được con.
Cách giải đố: Để vua tự nói ra sự phi lí của điều mà vua đã đố.
Câu 3: Ếch ngồi đáy giếng thuộc thể loại gì? Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. (1đ)
Đáp án: Truyện ngụ ngôn.
Tiết 37 Tuần: 10 Văn bản ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG (Truyện ngụ ngôn) Ngày dạy: 9/11/2020 1. MỤC TIỆU 1.1. Kiến thức - HS biết đặc điểm của nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm ngụ ngôn. - HS hiểu ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện ngụ ngôn. - Nghệ thuật đặc sắc của truyện: mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người, ẩn bài hoc triết lý; tình huống bất ngờ hài hước, độc đáo. 1.2. Kĩ năng - Đọc- hiểu văn bản truyện ngụ ngôn. - Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế. - Kể lại được truyện. * Tích hợp GDKNS: tự nhận thức, giao tiếp. 1.3. Thái độ Giáo dục HS phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo. Biết liên hệ truyện đã học với những tình huống, hoàn cảnh thực tế phù hợp. 2. TRỌNG TÂM - Có hiểu biết bước đầu về truyện ngụ ngôn. - Nội dung và ý nghĩa truyện và nét chính về nghệ thuật. 3. CHUẨN BỊ 3.1. Giáo viên: Bảng phụ, tranh ảnh. 3.2. Học sinh: Đọc kĩ văn bản: trả lời câu hỏi SGK/101. 4. TIẾN TRÌNH: 4.1. Ổn định tồ chức và kiểm diện 4.2. Kiểm tra miệng Câu 1: Nhắc lại thử thách 1? (5đ) Đáp án: Câu hỏi của viên quan: Trâu cày một ngày được mấy đường? Cách giải đố: Đố lại viên quan. Câu 2: Nhắc lại thử thách 2? (4đ) Đáp án: Câu hỏi của vua: Nuôi làm sao để con trâu đực đẻ được con. Cách giải đố: Để vua tự nói ra sự phi lí của điều mà vua đã đố. Câu 3: Ếch ngồi đáy giếng thuộc thể loại gì? Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. (1đ) Đáp án: Truyện ngụ ngôn. 4.3. Bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học * Hoạt động 1: vào bài Giới thiệu: Cùng với truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn cũng là một thể loại truyện kể dân gian đựơc mọi người rất ưa thích. Bởi đó là những câu chuyện nhằm khuyên răn cách sống khôn ngoan cho đồng loại. Ếch ngồi đáy giếng là một truyện tiêu biểu. * Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc – tìm hiểu chú thích. * GV Hướng dẫn HS đọc chậm, bình tĩnh xen chút hài hước, kín đáo. * Gọi HS đọc và nhận xét về cách đọc. + HS đọc * Gọi HS kể lại chuyện. + Nhận xét, góp ý. * GV Chốt ý * Tóm tắt: Một con ếch nọ sống trong đáy giếng lâu ngày. Nó cứ nghĩ mình là chúa tể, còn bầu trời chỉ bằng chiếc vung. Đến khi mưa to, nước dâng lên, ếch ra khỏi giếng và đi lại nghênh ngang, không để ý đến xung quanh, nên bị một con trâu đi qua giẫm bẹp ? Văn bản này thuộc thể loại nào? Truyện ngụ ngôn: là những truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện loài vật, đồ vật hoặc chính con người để nói bóng gió, kín đáo khuyện nhủ, răn dạy con người một bài học nào đó trong cuộc sống. ? Phương thức biểu đạt là gì? + Trình bày theo chú thích * SGK/100 * Hướng dẫn HS tìm hiểu các chú thích: (1),(2),(3) *Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản. HS đọc đoạn 1 ? Câu văn nào vừa giới thiệu nhân vật vừa giới thiệu không gian sống của ếch? + HS nêu: Có một con ếch cái giếng nọ. ? Đáy giếng là một không gian như thế nào? +HS: Giếng là một không gian chật hẹp nhỏ bé không thay đổi. ? Khi ở trong giếng, cuộc sống của ếch như thế nào? Em có nhận xét gì về cuộc sống đó? + HS: Cuộc sống xung quanh chỉ có một vài con nhái, cua, ốc nhỏ. Hằng ngày khiếp sợ. àTrong giếng mà con ếch đang sống tượng trưng cho một cuộc sống chật hẹp. ? Trong cuộc sống ấy, ếch ta tự cảm thấy mình ntn? - Tưởng mình oai nhu một vị chua tể, coi trời bằng vung ? Điều đó cho em thấy tính cách gì của ếch? Ếch hiểu biết nông cạn, huênh hoang, kiêu ngạo. ? Kể về ếch với những nét tính cách như vậy, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? - Nhân hóa * GV chốt ý, ghi bảng. Diễn giảng: Từ những chi tiết trên chứng tỏ: - Môi trường, thế giới sống của ếch rất nhỏ bé. Ếch chưa bao giờ sống thêm, biết thêm một môi trường, một thế giới khác. Tầm nhìn thế giới và sự vật xung quanh nó rất hạn hẹp, nhỏ bé. Nó ít hiểu biết, một sự hiểu biết kéo dài “lâu ngày”. - Ếch quá chủ quan, kiêu ngạo. Sự chủ quan, kiêu ngạo đó đã thành thói quen, thành “bệnh” của nó. ? Qua đó cuộc sống của ếch gợi cho ta liên tưởng đến môi trường sống như thế nào? Trong môi trường như thế khiến người ta có thái độ gì? + Môi trường sống hạn hẹp dễ khiến người ta kiêu ngạo không biết thực chất mình. Gọi HS đọc đoạn 2 ? Ếch ta ra khỏi giếng như thế nào? Cách thoát ra như thế ý muốn chủ quan hay khách quan? + HS nêu: mưa to nước tràn giếng đưa ếch thoát ra ngoàià khách quan. ? Không gian ngoài giếng có gì khác với không gian trong giếng? + HS không gian mở rộng với bầu trời khiến ếch đi lại khắp nơi. ? Ếch có thích nghi được với sự thay đổi đó không? Những cử chỉ nào của ếch chứng tỏ điều đó? - Nó "nhâng nháo" đưa mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh. ? Kết cục, chuyện gì đã xảy ra với ếch? => Ếch bị con trâu giẫm bẹp * GV Chốt lại. "Trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên, tràn bờ đưa ếch ta ra ngoài" chỉ là hoàn cảnh, không phải là nguyên nhân dẫn đến cái chết của ếch. -> Nguyên nhân của kết cục bi thảm kia là sự kiêu ngạo, chủ quan của ếch. ? Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng nhằm nêu lên bài học gì? + HS trình bày. - Hoàn cảnh sống hạn hẹp sẽ ảnh hưởng đến nhận thức về chính mình và thế giới xung quanh. - Không được chủ quan, kiêu ngạo, coi thường người khác. - Phải biết hạn chế của mình và phải biết mở rộng tầm hiểu biết của mình bằng nhiều hình thức khác nhau + Nhận xét, bổ sung. Liên hệ GDMT: Khi thay đổi môi trường sống hoặc lĩnh vực nghề nghiệp thì phải thận trọng, khiêm tốn tìm hiểu, học hỏi để thích nghi nhanh chóng và tốt hơn. Khuyên mọi người luôn khiêm tốn và biết học hỏi thường xuyên. ? Nghệ thuật được xây dựng trong truyện như thế nào? + HS nêu: - Xây dựng hình tượng gần gũi với cuộc sống. - Cách nói bằng ngụ ngôn, cách giáo huấn tự nhiên, đặc sắc. - Cách kể bất ngờ, hài hước kín đáo. ? Qua câu chuyện tác giả dân gian muốn phê phán điều gì và khuyên nhủ điều gì? * Gọi HS đọc Ghi nhớ SGK/101 + HS đọc Ghi nhớ *Hoạt động 4: Hướng dẫn HS luyện tập. * Gọi HS Đọc bài tập và xác định yêu cầu Thực hành: Nhóm 1,2: BÀI TẬP 1 Nhóm 3,4: BÀI TẬP 2 Thảo luận 4 nhóm 5 phút - Bài tập 1: Đọc hai câu văn quan trọng trong văn bản - Bài tập 2: - Một HS học rất giỏi ở trường này và tự mãn nhưng khi đi thi cùng các bạn trường khác thì lại bị thất bại - Một người tự cho là mình giỏi, đầu tư kinh doanh vào lĩnh vực mà mình chưa từng biết, kết cục bị phá sản. * GV: Chốt ý. I. Đọc – tìm hiểu chú thích 1. Đọc và kể tóm tắt 2. Chú thích a) Khái niệm truyện ngụ ngôn: SGK/100. b) Từ khó: SGK. II. Đọc - tìm hiểu văn bản 1. Cuộc sống của ếch khi ở trong giếng: - Không gian: nhỏ bé, không thay đổi. - Cuộc sống: chật hẹp, đơn giản. - Thái độ: oai như chúa tể, coi trời bằng vung. => Ếch hiểu biết nông cạn, huênh hoang, kiêu ngạo. 2. Ếch ra khỏi giếng - Không gian: thay đổi, mở rộng. - Thái độ không thay đổi: nhâng nháo. => Ếch bị con trâu giẫm bẹp. 3. Bài học - Hoàn cảnh sống hạn hẹp sẽ ảnh hưởng đến nhận thức về chính mình và thế giới xung quanh. - Không được chủ quan, kiêu ngạo, coi thường người khác. - Phải biết hạn chế của mình và phải biết mở rộng tầm hiểu biết của mình bằng nhiều hình thức khác nhau. 4. Nghệ thuật - Xây dựng hình tượng gần gũi với cuộc sống. - Cách nói bằng ngụ ngôn, cách giáo huấn tự nhiên, đặc sắc. - Cách kể bất ngờ, hài hước kín đáo 5. Ý nghĩa truyện - Ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại huênh hoang, đồng thời khuyên nhủ chúng ta phải mở rộng tầm hiểu biết, không chủ quan, kiêu ngạo. III. Luyện tập - Bài tập 1: Câu văn quan trọng: - Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể. - Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp. - Bài tập 2: Một số hiện tượng trong cuộc sống ứng với thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng”: 4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố Câu hỏi: Em biết có thành ngữ nào rất gần với câu chuyện này không? Đáp án: HS nêu thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng, Coi trời bằng vung”, Thùng rỗng kêu to, Mèo khen mèo dài đuôi, Chưa đỗ ông nghè đã khoe cả tổng 4.5. Hướng dẫn HS tự học * Đối với bài học ở tiết này: - Đọc kĩ lại truyện, tập kể diễn cảm câu chuyện theo đúng trình tự các sự việc. - Học thuộc nội dung bài ghi, nghệ thuật, ý nghĩa. - Đọc thêm các truyện ngụ ngôn khác. * Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: - Chuẩn bị bài mới THẤY BÓI XEM VOI. + Đọc kĩ văn bản SGK và tập tóm tắt truyện. + Trả lời các câu hỏi 1,2,3- SGK/103. 5. RÚT KINH NGHIỆM * Nội dung .............................................................................................................................................. * Phương pháp ........................................................................................................................................................................................................................................................................................ * Sử dụng ĐD, thiết bị dạy học ........................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_mi_thuat_lop_6_bai_10_van_ban_ech_ngoi_day_gieng_nam.doc