Giáo án Ngữ văn Lớp 6 (Bộ sách cánh diều) - Tiết 16+17: Đọc hiểu "À ơi bàn tay mẹ"

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 (Bộ sách cánh diều) - Tiết 16+17: Đọc hiểu "À ơi bàn tay mẹ"

a.Mục tiêu: Sau hoạt động này, HS có thể:

- Tiếp nhận nhiệm vụ thông qua các hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm và hoạt động chung cả lớp trình bày ý kiến quan điểm của bản thân.

- HS hiểu được tình cảm người mẹ dành cho đứa con, đó cũng là hình tượng người phụ nữ Việt Nam điển hình: vất vả, tần tảo, chắt chiu, luôn yêu thương và hi sinh cho con.

- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (vần, nhịp, dòng và khổ thơ), nội dung (đề tài, chủ đề, cảm xúc, ý nghĩa ) của bài thơ. Nhận biết và nêu được tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ.

- Liên hệ, so sánh được tới những hình ảnh gia đình thân thương của mình.

b Nội dung: Học sinh làm việc với SGK , hoạt động nhóm, hoạt động chung cả lớp để thực hiện các nhiệm vụ khám phá tác phẩm, tích hợp kiến thức và liên hệ cuộc sống

c. Sản phẩm:- Vở ghi, Phiếu học tập

 

docx 6 trang Hà Thu 30/05/2022 10764
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 (Bộ sách cánh diều) - Tiết 16+17: Đọc hiểu "À ơi bàn tay mẹ"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 16-17. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 1: 
À ƠI TAY MẸ
 (Bình Nguyên)
Ngày soạn....................... Ngày dạy...........................
a.Mục tiêu: Sau hoạt động này, HS có thể:
- Tiếp nhận nhiệm vụ thông qua các hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm và hoạt động chung cả lớp trình bày ý kiến quan điểm của bản thân. 
- HS hiểu được tình cảm người mẹ dành cho đứa con, đó cũng là hình tượng người phụ nữ Việt Nam điển hình: vất vả, tần tảo, chắt chiu, luôn yêu thương và hi sinh cho con.
- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (vần, nhịp, dòng và khổ thơ), nội dung (đề tài, chủ đề, cảm xúc, ý nghĩa ) của bài thơ. Nhận biết và nêu được tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ.
- Liên hệ, so sánh được tới những hình ảnh gia đình thân thương của mình.
b Nội dung: Học sinh làm việc với SGK , hoạt động nhóm, hoạt động chung cả lớp để thực hiện các nhiệm vụ khám phá tác phẩm, tích hợp kiến thức và liên hệ cuộc sống 
c. Sản phẩm:- Vở ghi, Phiếu học tập
d. Tổ chức thực hiện:
KHỞI ĐỘNG
Hoạt động của GV -HS
Dự kiến kết quả 
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
B1(1)Em đã lần nào nghe bà hoặc mẹ ru chưa? Hãy chia sẻ cảm nhận của em về lời ru ấy?
(2) hãy lắng nghe một bài hát ru và chia sẻ cảm xúc của em khi nghe ?
B2.HS lắng nghe, chia sẻ cảm xúc của mình.
B3.Tổ chức cho HS bổ sung, chia sẻ.
B4.Giáo viên tổng hợp, kết nối bài học: 
Một trong những niềm hạnh phúc giản dị và thanh khiết mà con người có được ngay từ thuở thơ bé là ngủ yên trong vòng tay người mẹ. Cùng với dòng sữa ngọt ngào, lời ru của mẹ đã dưỡng dục thể chất và tinh thần của con trẻ. Những lúc được đôi bàn tay mềm mại âu yếm vừa xoa lưng vừa đưa nôi và nghe lời ru của mẹ chính là khoảng thời gian con người hưởng sự bình an trọn vẹn tình yêu và khát vọng của cuộc đời người mẹ... Nhà thơ Bình Nguyên đã nói lên tiếng lòng qua bài “ À ơi tay mẹ”....
I. ĐỌC, TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN
Hoạt động của GV -HS
Dự kiến kết quả 
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
B1(1) GV hướng dẫn đọc, giới thiệu các hộp chỉ dẫn trong việc định hướng, tưởng tượng, dự đoán, trả lời câu hỏi và các chú thích từ khó.
- GV có thể đọc trước. Tổ chức cho HS đọc 
(2) Báo cáo kết qua chuẩn bị phiếu học tập ở nhà: tác giả Bình Nguyên? bài thơ “ À ơi tay mẹ”? 
B2.HS quan sát, trả lời câu hỏi.
B3.Tổ chức cho HS nhận xét, bổ sung.
B4.Giáo viên nhận xét, đánh giá việc chuẩn bị bài của HS, bổ sung, kết luận.
 1.Đọc văn bản
2. Tìm hiểu chung 
Dự kiến sản phẩm của HS:
1.Tác giả Bình Nguyên
Tên thật: Nguyễn Đăng Hào. Sinh năm 1959 tại Ninh Bình
Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam
Hiện là Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Ninh Bình
Các tác phẩm thơ: Hoa thảo mộc (2001),Trăng đợi (2004), Đi về nơi không chữ (2006), Lang thang trên giấy (2009)
Giải thưởng văn chương: Giải A cuộc thi thơ Lục bát năm 2002-2003 của báo Văn Nghệ. Giải chính thức của Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam cho tập thơ "Trăng đợi” năm 2004. Giải chính thức cuộc thi thơ "Bác Hồ của chúng ta” năm 2003-2004 
của báo Văn Nghệ. Giải chính thức của UBTQ Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam năm 2006 cho tập thơ "Đi về nơi không chữ”. Giải chính thức thơ Lục bát "Ngàn năm thương nhớ” năm 2010 do Báo Văn Nghệ và 5 cơ quan báo chí khác phối hợp tổ chức.
2.Bài thơ “ À ơi tay mẹ”
(1)Bài thơ có được chia khổ không? Gồm bao nhiêu khổ? Mỗi khổ có bao nhiêu dòng? Vần trong bài thơ được gieo như thế nào? Các dòng thơ được ngắt nhịp ra sao?
-Bài thơ được chia làm 6 khổ: Khổ 1: 2 dòng- Khổ 2,3,4: 4 dòng-Khổ 5: 2 dòng-Khổ 6: 4 dòng
-Cách gieo vần:Ở khổ 2 dòng: chữ thứ 6 của dòng đầu sẽ vần với chữ thứ 6 dòng sau ( sa- qua, mầu- dầu). Ở khổ 4 dòng: Chữ thứ 6 của dòng 6 câu sẽ vẫn với chữ thứ 6 dòng 8 câu ( dàng- vàng, tròn còn, đời- trời-mòn-còn, thu-mù,....). Chữ thứ 8 của dòng 8 câu sẽ vần với chữ thứ 6 dòng 6 câu ( ngon-tròn, con- non, cây- đầy,...)
Cách ngắt nhịp: Các em có thể ngắt theo nhịp 4/2, 4/4 
(2) Bài thơ viết về ai và về điều gì?
Bài thơ về mẹ và về sự hi sinh của mẹ cho con
(3) Bài thơ sử dụng các biện pháp nghệ thuật nào? Từ ngữ trong bài thơ có gì độc đáo? Việc sử dụng các từ ngữ và biện pháp nghệ thuật đó đem lại tác dụng ra sao?
-Điệp ngữ: " bàn tay", " à ơi này cái"," ru cho"
-Biện pháp nhân hóa -Biện pháp ẩn dụ bàn tay- mẹ
=> Từ ngữ trong bài thơ nhẹ nhàng, như lời hát ru, từ ngữ giàu tính tượng hình, tượng thanh
=> Tác dung: Khiến bài thơ mang âm điệu nhẹ nhàng tựa lời hát ru, giàu hình ảnh, mang tính biểu tượng cao, thể hiện tình cảm chứa chan thắm thiết mẹ con 
(4) Ai là người đang bày tỏ tình cảm, suy nghĩ trong bài thơ? Người đó bày tỏ cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ gì?
Người mẹ là người đang bày tỏ cảm xúc tình cảm trong bài, mong con ngủ ngoan đồng thời cũng mong con biết được tình yêu thương, sự hi sinh của mẹ dành cho con.
II. ĐỌC HIỂU CHI TIẾT
Hoạt động của GV -HS
Dự kiến kết quả 
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
B1. GV chuyển giao nhiệm vụ qua phiếu học tập .
-Hướng dẫn HS thảo luận và ghi vào phiếu.
B2.Tổ chức cho HS thảo luận. Quan sát, khích lệ HS.
B3.Tổ chức cho HS báo cáo kết quả, rút kinh nghiệm:
-Nhóm thứ nhất báo cáo nội dung phần a. Các nhóm khác tham gia phản biện. 
-Nhóm thứ hai báo cáo nội dung phần b. Các nhóm khác tham gia phản biện. 
-Nhóm thứ ba báo cáo nội dung phần c. Các nhóm khác tham gia phản biện. 
B4. GV tổng hợp ý kiến, kết luận:
Tác giả đã sử dụng điệp từ, điệp cấu trúc "Bàn tay mẹ", "À ơi này cái" tạo một giọng điệu, nhịp thơ như lời hát ru với âm hưởng thơ ngọt ngào, đằm thắm, lắng sâu. Phép ẩn dụ: Bàn tay mẹ - người mẹ. Cái trăng, cái Mặt Trời ...khẳng định con là tất cả những gì đẹp nhất, sáng nhất, dịu êm, ngọt ngào nhất, kì diệu và vĩnh hằng nhất.- người con thể hiện tình cảm của mẹ đối với đứa con nhỏ của mình.êm đềm, tha thiết. 
a.Nhan đề : Gợi lời hát ru của mẹ
-Bức tranh minh họa mẹ đang bế bé, nâng niu, ấp ủ => gợi cho em về tình yêu thương của mẹ.
b. Phép màu từ tay mẹ:
- Bàn tay mẹ trước giông bão cuộc đời:
+ "chắn mưa sa". + "chặn bão qua mùa màng".
=>Mẹ mạnh mẽ, kiên cường trước khó khăn, chông gai trong cuộc đời để bảo vệ con, cho con được hạnh phúc, bình yên. Đó là sức mạnh phi thường, bản năng của người làm mẹ.
- Bàn tay mẹ dịu dàng nuôi nấng con: "bàn tay mẹ dịu dàng"=> đối lập với vẻ cứng rắn khi đối mặt với gian khó, mẹ luôn dịu dàng, yêu thương con.
c. Đức hi sinh của mẹ:
-Nghĩ cho con:
+ "thức một đời". / "bể cạn non mòn" vẫn còn hát ru. 
+ "chắt chiu từ những dãi dầu"
=> Người mẹ vất vả, chắt chiu...nuôi nấng con. Mẹ nuôi con suốt một đời dù cho bất cứ điều gì xảy ra.
-Em nhỏ trong bài thơ được gọi bằng: cái trăng vàng, cái trăng tròn, cái trăng còn nằm nôi, cái Mặt Trời bé con
=> Tình yêu và niềm hạnh phúc của mẹ khi bên con...
- Nghĩ cho mẹ, cho bà: "sóng lặng bãi bồi", "mưa không dột chỗ bà ngồi khâu".
- Nghĩ cho cả mọi người, cho cuộc đời: "cho đời nín đau".
- Mẹ vì mọi người mà quên mất bản thân mình "À ơi...Mẹ chẳng một câu ru mình".
=> Đức hi sinh cao cả, thiêng liêng của người mẹ. 
Về tình mẹ và lời ru của mẹ, nhà thơ Trần Quốc Minh cũng lay động trái tim bạn đọc bằng bài thơ lục bát “ Mẹ” :
Lặng rồi cả tiếng con ve,
Con ve cũng mệt vì hè nắng oi.
Nhà em vẫn tiếng ạ ời,
Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru.
Lời ru có gió mùa thu,
Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về.
Những ngôi sao thức ngoài kia,
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
Đêm nay con ngủ giấc tròn,
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
Hoạt động của GV -HS
Dự kiến kết quả 
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
B1.(1) “Bàn tay mang phép nhiệm mầu / Chắt chịu từ những dãi dầu đấy thôi.”. Em có đồng ý với tác giả không? Vì sao?
(2) Em thích khổ thơ nào nhất trong bài thơ? Nêu khái quát nghệ thuật và nội dung khổ thơ ấy?
(3) Em biết bài thơ nào khác về mẹ?
B2. HS thực hiện lần lượt từng nhiệm vụ vào vở.
B3.Tổ chức cho HS trao đổi- chia sẻ ý kiến về từng nội dung.
B4.GV kết luận, mở rộng tới một số bài thơ không phải thể thơ lục bát.
- “Bàn tay mang phép nhiệm mầu / Chắt chịu từ những dãi dầu đấy thôi.”. =>đồng ý với tác giả. Bởi cả đời mẹ vất vả vì con, lam lũ nhọc nhằn chịu mọi đắng cay, nguyện hi sinh cả cuộc đời để cho con có cuộc sống tốt đẹp. Chính vì thế nói rằng đôi bàn tay mẹ đã chịu những dãi dầu nắng mưa là đúng
-Ru cho sóng lặng bãi bồi
Mưa không chỗ dột ngoại ngồi vá khâu
Ru cho đời nín cái đau
À ơi... Mẹ chẳng một câu ru mình.
+ Điệp từ, điệp cấu trúc: "Ru cho". Ẩn dụ "cái khuyết tròn đầy". Nhân hóa "đời nín cái đau". Nhịp thơ như lời hát, uyển chuyển, sâu lắng.
+ Thể hiện sự hi sinh cao cả của mẹ không chỉ với con mà là với người thân, với cả cộng đồng.
Hình ảnh người mẹ trong thơ:
Bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên 
Bài thơ “Con cò” khắc họa người mẹ yêu con tha thiết đã gửi gắm và lời thơ Chế Lan Viên một thông điệp::"Dù ở gần con/ Dù ở xa con/Lên rừng xuống bể/Cò mãi tìm con/Cò mãi yêu con/Con dù lớn vẫn là con của mẹ/Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con"...Hình ảnh người mẹ hiện lên tuyệt đẹp: giàu đức hi sinh, sự tần tảo và tấm lòng yêu con tha thiết. Những câu thơ như tượng đài về người mẹ sẽ mãi mãi là một biểu tượng bất tử về tình mẫu tử thiêng liêng.
“Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm
Hình ảnh những người mẹ chiến khu trong những năm tháng chiến tranh gian khổ đi vào thơ Nguyễn Khoa Điềm hết sức xúc động. Lời ru con cũng là tiếng lòng với đất nước. Mẹ địu con trên lưng, vừa giã gạo nuôi bộ đội, vừa địu con vừa tỉa bắp trên núi, vừa địu con vừa đi chuyển lán... Trong mỗi lời ru, mẹ đều ước mong, trông chờ con khôn lớn, trưởng thành, giúp làng, cứu nước. Những giấc mơ con gói trọn niềm mong ước của mẹ. Rồi mai này còn sẽ sống thật trọn vẹn trên đất nước mình, một đất nước tự do, độc lập và giàu mạnh. 
III. Ý NGHĨA KHÁI QUÁT CỦA VĂN BẢN
Hoạt động của GV -HS
Kết quả cần đạt 
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
B1(1) Qua tìm hiểu chi tiết, hãy khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ?
B2.HS thảo luận. GV quan sát, khích lệ HS.
B3.Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
B4. GV tổng hợp ý kiến- kết luận.
- Qua bài thơ em có tình cảm, suy nghĩ gì về người mẹ kính yêu của mình?
- Nội dung:“À ơi tay mẹ” là bài thơ bày tỏ tình cảm của người mẹ với đứa con nhỏ bé của mình. Qua hình ảnh đôi bàn tay và những lời ru, bài thơ đã khắc họa thành công một người mẹ Việt Nam điển hình: vất vả, chắt chiu, yêu thương, hi sinh...đến quên mình. 
- Nghệ thuật:Thể thơ lục bát nhịp nhàng, ngọt ngào, tha thiết như lời hát ru con, kết hợp hài hòa các biện pháp tu từ: ẩn dụ, điệp từ, điệp cấu trúc...
=> Kính yêu, biết ơn và hiếu thảo với cha mẹ... 
IV.CÁCH ĐỌC HIỂU BÀI THƠ LỤC BÁT
Hoạt động của GV -HS
Dự kiến kết quả 
HOẠT ĐỘNG NHÓM
B1. Qua đọc hiểu văn bản, hãy chia sẻ dự kiến ghi vào sổ tay cách đọc hiểu bài thơ lục bát?
B2.HS tiến hành thảo luận trong nhóm.
B3.Tổ chức cho HS báo cáo kết quả,- đánh giá ý kiến của bạn?
B4.Giáo viên tổng hợp, kết luận kiến thức. 
-Nhận biết được hình thức của bài thơ: Số dòng, bố cục, vần , nhịp, hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ...
- Chỉ ra được tình cảm, cảm xúc của tác giả gửi gắm trong bài thơ.
- Hiểu được sự ảnh hưởng của bài thơ đến nhận thức, tình cảm và hành động của bản thân
VỀ NHÀ:
-Vận dụng cách đọc hiểu thơ lục bát để đọc bài “ Về thăm mẹ”.
-Tìm đọc và chia sẻ với bạn bè thông tim về nhà thơ Đinh Nam Khương.
-Tìm đọc một số bài ca dao về tình cảm gia đình?
------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_6_bo_sach_canh_dieu_tiet_1617_doc_hieu_a.docx