Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Chủ đề: Nhân vật và sự việc trong truyện truyền thuyết

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Chủ đề: Nhân vật và sự việc trong truyện truyền thuyết

A. CƠ SỞ LỰA CHỌN CHỦ ĐỀ.

- Căn cứ vào “Công văn 3280/BGD ĐT-GDTrH về việc hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học cấp THCS, THPT, ngày 27 tháng 8 năm 2020 để xây dựng chủ đề tích hợp văn bản - làm văn trong học kì I để xây dựng nên chủ đề: NHÂN VẬT VÀ SỰ VIỆC TRONG TRUYỆN TRUYỀN THUYẾT.

- Qua việc xây dựng chủ đề, góp phần giúp học sinh hình thành mối quan hệ gắn kết gữa các phần văn bản-tiếng việt-tập làm văn, giúp cho các em học tốt môn Ngữ văn để thể hiện lòng biết ơn với những người có công với nước; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc; bảo vệ di sản văn hóa, di tích lịch sử, nghĩa vụ bảo vệ Tổ Quốc.

- Hình thành cho học sinh các kĩ năng: nghe – nói – đọc - viết thành thạo.

- Tích hợp kiến thức liên môn tạo hứng thú học tập cho học sinh. Các em có cái nhìn hoàn chỉnh và thấy được mối liên hệ giữa các môn học. Từ đó có ý thức tìm tòi, học hỏi và vận dụng kiến thức đã học vào đòi sống sinh động.

 

docx 30 trang Hà Thu 30/05/2022 3070
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Chủ đề: Nhân vật và sự việc trong truyện truyền thuyết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP:
NHÂN VẬT VÀ SỰ VIỆC TRONG TRUYỆN TRUYỀN THUYẾT
PHẦN I: XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ:
A. CƠ SỞ LỰA CHỌN CHỦ ĐỀ.
- Căn cứ vào “Công văn 3280/BGD ĐT-GDTrH về việc hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học cấp THCS, THPT, ngày 27 tháng 8 năm 2020 để xây dựng chủ đề tích hợp văn bản - làm văn trong học kì I để xây dựng nên chủ đề: NHÂN VẬT VÀ SỰ VIỆC TRONG TRUYỆN TRUYỀN THUYẾT.
- Qua việc xây dựng chủ đề, góp phần giúp học sinh hình thành mối quan hệ gắn kết gữa các phần văn bản-tiếng việt-tập làm văn, giúp cho các em học tốt môn Ngữ văn để thể hiện lòng biết ơn với những người có công với nước; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc; bảo vệ di sản văn hóa, di tích lịch sử, nghĩa vụ bảo vệ Tổ Quốc.
- Hình thành cho học sinh các kĩ năng: nghe – nói – đọc - viết thành thạo.
- Tích hợp kiến thức liên môn tạo hứng thú học tập cho học sinh. Các em có cái nhìn hoàn chỉnh và thấy được mối liên hệ giữa các môn học. Từ đó có ý thức tìm tòi, học hỏi và vận dụng kiến thức đã học vào đòi sống sinh động.
B. CÁC NỘI DUNG TÍCH HỢP THÀNH CHỦ ĐỀ, THỜI GIAN DỰ KIẾN:
Tuần
Tiết
Bài dạy 
Ghi chú
2
5, 6
Thánh Gióng
7-8
- Sơn Tinh, Thủy Tinh
3
9-10
-Tìm hiểu chung về văn tự sự 
11
-Sự việc và nhân vật trong văn tự sự
C. MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ
1.Kiến thức: 
- Qua chủ đề “ NHÂN VẬT VÀ SỰ VIỆC TRONG TRUYỆN TRUYỀN THUYẾT” học sinh nắm được một số đặc điểm của truyền thuyết thông qua các văn bản cụ thể: Thánh Gióng, Sơn Tinh Thuy Tinh, nắm được một số yếu tố yếu tố của văn tự sự thông qua các bài: Tìm hiểu chung về văn tự sự, sự việc và nhân vật trong văn tự sự.
- Học sinh hiểu, cảm nhận được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của một số truyền thuyết Việt Nam tiêu biểu (Sơn Tinh, Thủy Tính; Thánh Gióng). Đó là những thiên truyện phản ánh hiện thực đời sống văn hoá, lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, khát vọng chinh phục thiên nhiên, yêu chuộng hoà bình của nhân dân.
-Nắm được cốt truyện, nhân vật, sự kiện, một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu và ý nghĩa của từng truyện giải thích các hiện tượng tự nhiên và xã hội (Sơn Tinh, Thủy Tính); tinh thần yêu nước và khát vọng hòa bình (Thánh Gióng).
 - Hiểu được cách sử dụng các yếu tố hoang đường, kì ảo trong truyền thuyết.
2.Kỹ năng: 
- Có kĩ năng vận dụng phương pháp học tập vào Đọc - Hiểu những truyền thuyết khác: 
- Học sinh có kĩ năng kể lại tóm tắt hoặc chi tiết các truyện dân gian được học.
- Nhận biết nghệ thuật sử dụng các yếu tố hoang đường, mối quan hệ giữa các yếu tố hoang đường với sự thực lịch sử.
- Bước đầu biết nhận diện thể loại, kể lại cốt truyện và nêu nhận xét về nội dung và nghệ thuật những truyền thuyết không được học trong chương trình.
- Từ việc đọc-hiểu, tóm tắt văn bản học sinh hình thành nên kĩ năng viết đoạn văn, bài văn: trình bày về quan điểm tư tưởng của văn bản, viết một bài văn kể lại câu chuyện bằng lời kể của mình.
3. Thái độ: 
- Bồi dưỡng tinh thần học tập và niềm đam mê môn học. Bồi dưỡng tình cảm tự hào và tôn vinh giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc. Từ đó giúp học sinh hiểu biết và hòa nhập hơn với môi trường mà mình đang sống, có ý thức tìm hiểu, góp phần giữ gìn, bảo vệ, phát huy và truyền bá tinh hoa văn hoá dân tộc trong thời kỳ hội nhập quốc tế. 
4. Nội dung tích hợp
a. Tích hợp giáo dục quốc phòng an ninh:
Cách sử dụng sáng tạo vũ khí tự tạo của nhân dân trong chiến tranh: gậy tre, chông tre.
Ngày xưa con người chỉ biết sử dụng đồ đá. 
Trong các cuộc khác chiến có sự phát triển vũ khí: 983: chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng: khi sử dụng chông bằng gỗ, đao, kiếm, thương 
Thế kỉ 19, 20 có sự phát triển của súng, .
b Tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh:
- Tích hợp giáo dục tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua những việc làm, câu nói liên quan đến lịch sử, đến tinh thần đoàn kết dân tộc của Người.
- Quan niệm của Bác : nhân dân là nguồn gốc sức mạnh bảo vệ Tổ quốc.( Liên hệ)
c. Tích hợp liên môn.
- Tích hợp liên môn: Môn lịch sử,Giáo dục công dân, mĩ thuật vào tìm hiểu, khai thác, bổ sung kiến thức và phát huy vốn hiểu biết về văn hoá dân tộc, làm phong phú và làm sáng tỏ thêm chương trình chính khóa. 
4. Phát triển phẩm chất, năng lực:
a. Phát triển phẩm chất.
Yêu nước.
- Yêu thiên nhiên, di sản, con người.
- Tự hào và bảo vệ thiên nhiên, di sản, con người.
Nhân ái. 
- Yêu con người, yêu cái đẹp, yêu cái thiện.
- Tôn trọng sự khác biệt giữa con người và nền văn hóa.
- Sẵn sàng học hỏi, hòa nhập và giúp đỡ mọi người
Chăm chỉ.
Trung thực: Thật thà, ngay thẳng 
Trách nhiệm: Bảo vệ bản thân, gia đình, nhà trường.
b. Hình thàng năng lực.
- Năng lực chung:
+ Năng lực tự chủ và tự học:
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: 
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: 
- Năng lực chuyên biệt
+ Năng lực ngôn ngữ. 
+ Năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội: 
+ Năng lực công nghệ: 
+ Năng lực thẩm mỹ: 
+ Năng lực tin học: 
D. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỰC ĐỘ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
- Khái niệm truyền thuyết.
- Nhận biết văn bản truyền thuyết: nhân vật, sự việc.
- Văn bả tự sự, sự việc, nhân vật trong văn tự sự.
- Tóm tắt được truyện.
- Mục đích giao tiếp cảu văn bản tự sự.
- Đặc điểm, ý nghĩa của nhân vật và sự việc trong văn tự sự.
- Những nét chính về nội dung và nghệ thuật của văn bản: văn bản phản ánh hiện thực đời sống lịch sử trong những buổi đầu dựng nước và giữu nước, những ước mơ và khát khao chinh phục thiên nhiên.
- Hiểu ý nghĩa hình tượng nhân vật: anh hùng văn hoá, anh hùng chống ngoại xâm.
- Biết xác định sự việc trong văn tự sự
- Hiểu được đặc điểm, vai trò của nhân vật trong văn tự sự .
-Xác định được nhân vật và sự việc đề xây dựng nhân vật, sự việc trong làm văn
- Kể lại câu truyện.
- Chỉ ra nghệ thuật sử dụng các yếu tố hoang đường, mối quan hệ giữa các yếu tố hoang đường với lịch sử.
- giải thích được các hiện tượng tự nhiên, lễ hội, phong tục tập quán
- Giải thích cách kết thúc truyện và giá trị tác phẩm đến ngày nay.
- Biết cách tạo lập văn bản
- Viết được một đoạn văn giới thiệu về bản thân, bạn bè, gia đình.
- Biết bày tỏ những quan điểm, tư tưởng giáo dục được đặt ra trong văn bản.
- Giải quyết các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống.
- Ý thức tự cường trong dựng, giữ nước... Từ đó có hành động thiết thực trong phát huy truyền thống dân tộc.
- Viết được đoạn văn tự sự, bài văn tự sự về nhân vật, sự việc trong văn tự sự.
E. CHUẨN BỊ
I. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên:
- Giáo án, bài giảng điện tử.
- Phiếu học tập.
- Tranh, ảnh, vi deo.
2. Học sinh
- Đọc bài, soạn bài.
- Sưu tầm những tài liệu có liên quan đến chủ đề.
- Thực hiện các hướng dẫ khác theo yêu cầu của giáo viên.
II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.
1. Phương pháp, kĩ thuật dạy học.
- Phương pháp: gợi mở, thảo luận nhóm, thảo luận theo cặp đôi, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, bình giảng, thuyết trình.
- Kĩ thuật: động não, tia chớp, trình bày 1 phút, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật hỏi chuyên gia, đọc tích cực, viết tích cực, 
2. Phương tiện dạy học.
Sgk, máy tính có kết nối tivi.
PHẦN II: TỔ CHÚC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Tuần:
Tiết: 
VĂN BẢN
THÁNH GIÓNG
Ngày soạn:	
Ngày dạy:
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết về đề tài giữ nước.
- Những sự kiện và di tích phản ánh lịch sử đấu tranh giữ nước của cha ông ta được kể trong một tác phẩm truyền thuyết.
2. Kĩ năng: 	
- Đọc-hiểu văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại. 
- Thực hiện thao tác phân tích một vài chi tiết nghệ thuật kì ảo trong văn bản..
- Hiểu bắt tác phẩm thông qua hệ thống các sự việc được kể theo trình tự thời gian
3. Thái độ: Tự hào về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc.
4. Kiến thức tích hợp
* Tích hợp kĩ năng sống.
- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận của bản thân về ý nghĩa của các tình tiết trong tác phẩm.
Tích hợp giáo dục qốc phòng an ninh: cách sử dụng sáng tạo vũ khí tự tạo của nhân dân trong chiến tranh:
Tích hợp: tư tưởng Hồ Chí Minh: quan niệm của Bác: nhân dân là nguồn gốc của sức mạnh bảo vệ tổ quốc.
5. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong văn bản 
- Năng lực đọc hiểu văn bản 
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản. 
- Năng lực hợp tác, trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
II – CHUẨN BỊ 
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
Giáo án, sgk, bài giảng điện tử
2. Chuẩn bị của học sinh
Sgk, vở ghi, bài soạn
III – TIỂN TRÌNH DẠY HỌC
* Bước 1: Ổn định tổ chức 
* Bước 2: Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra việc chuẩn bị sách vở đồ dùng hs 2 của học sinh
* Bước 3: tổ chức dạy và học bài mới
HOẠT ĐỘNG 1 : KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý 
- Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình.
- Kĩ thuật: Động não.
- Thời gian: 1 phút
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Chuẩn KTKN cần đạt
PHƯƠNG ÁN 1:
Trong bài thơ "Theo chân Bác"nhà thơ Tố Hữu có viết: 
 "Ôi! sức trẻ ! Xưa trai Phủ Đổng
Vươn vai, lớn bổng dậy nghìn cân
Cưỡi lưng ngựa sắt bay phun lửa 
Nhổ bụi tre làng, đuổi giặc ân !
Phủ Đổng Thiên Vương - hay Thánh Gióng đã trở thành biểu tượng tuyệt đẹp. Hình tượng đó đã được nhân dân thêu dệt, lý tưởng hoá như thế nào? Þ Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó. 
PHƯƠNG ÁN 2: 
Chiếu video lễ hội gióng.
Gv dẫn dắt vào bài.
- Học sinh lắng nghe và ghi tên bài.
Kĩ năng quan sát nhận xét, thuyết trình
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
-Mục tiêu : + Bước đầu cảm nhận văn bản qua việc đọc
+ HS hiểu các giá trị nội dung nghệ thuật đặc sắc của văn bản.
+ Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng.
+ Rèn kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác... Tích hợp kiến thức văn học
- Phương pháp: Đọc diễn cảm, vấn đáp, phân tích, giảng bình, thảo luận nhóm.
- Kỹ thuật: Động não, thảo luận nhóm, trình bày 1 phút.
- Thời gian: 35’.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Chuẩn KTKN cần đạt
Hoạt động cá nhân.
HD HS đọc: to, rõ ràng, thể hiện được sự trưởng thành kì diệu của Gióng. 
GV đọc mẫu. Gọi HS đọc. N/xét cách đọc.
Cho HS kể tóm tắt truyện.
Hoạt động cá nhân
Kĩ thuật hỏi chuyên gia:
Giúp hs giải thích từ khó.
Học sinh giải thích từ lẫm liệt, sứ giả?
GV tích hợp chờ: Đó là những từ có nguồn gốc mượn từ tiếng Hán Þ Hán Việt
Hoạt động thỏa luận cặp đôi.
Văn bản có thể chia làm mấy phần, nội dung của từng phần?
-Dựa vào các sự việc chính, em hãy kể tóm tắt lại truyện?
Các sự việc chính:
+Sự ra đời của Gióng.
+Gióng cất tiếng nói đòi đi đánh giặc.
+Sự trưởng thành của Gióng.
+Gióng đi đánh giặc 
+Giặc tan, bay về trời.
Bài văn thuộc thể loại và ptbđ nào?
Hoạt động cá nhân.
Gv yêu cầu hs nhìn vào đoạn 1 và trả lời các câu hỏi
? Theo dõi vào văn bản ta thấy những chi tiết nào kể về sự ra đời của Gióng?
? Vì sao nhân dân ta muốn sự ra đời kì lạ của Gióng như thế?
? Sự ra đời kì lạ nhưng Gióng lại là con của một bà mẹ nông dân hiền lành, phúc đức. Em có suy nghĩ gì về nguồn gốc đó? ( Gióng là người anh hùng của nhân dân) 
Thảo luận nhóm.
Kĩ thuật khăn trải bàn
? Câu nói đầu tiên của Gióng là câu nói nào? Với ai? Trong hoàn cảnh nào? Ý nghĩa của câu nói đó
? Câu “ ta sẽ phán tan lũ giặc này” của Gióng với sứ giả có ý nghĩa gì? 
GV nhận xét, bổ sung: Tiếng rao của sứ giả là lời hiệu triệu của vua, là tiếng gọi của non sông đất nước. Gióng là h/ả của n/dân: lúc bình thường thì lặng lẽ ,âm thầm nhưng khi đất nước lâm nguy thì cất tiếng nói bảo vệ Tổ quốc. Câu nói của Gióng thể hiện sức mạnh tự cường, niềm tin chiến thắng của dân tộc ta. 
? Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt để đánh giặc, điều đó có ý nghĩa gì? 
Tích hợp giáo dục qốc phòng an ninh: cách sử dụng sáng tạo vũ khí tự tạo của nhân dân trong chiến tranh:
Ngày xưa con người chỉ biết sử dụng đồ đá. 
Trong các cuộc khác chiến có sự phát triển vũ khí: 983: chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng: khi sử dụng chông bằng gỗ, đao, kiếm, thương 
Thế kỉ 19, 20 có sự phát triển của súng, .
? Vua đã lập tức cho rèn ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt theo đúng yêu cầu của Gióng. Điều này có ý nghĩa gì?
Nghe,x/định cách đọc 
3HS đọc nối tiếp.
1HS kể, HS khác n/xét
- Từ đầu . Đặt đâu thì nằm đấy: sự ra đời kỳ lạ của Gióng
- Tiếp .. những vật chú bé dặn: Gióng đòi đánh giặc cứu nước.
- Tiếp . Cứu nước: Gióng được nuôi lớn để đánh giặc.
- Còn lại Gióng thắng trận và bay về trời.
HS suy nghĩ, xác định, trình bày.
HS suy nghĩ, xác định, trình bày.
+Người mẹ ướm chân lên vết chân to.Về nhà, bà thụ thai.
+Mẹ mang thai 12 tháng mới sinh.
+Lên ba vẫn không biết nói, cười, đi, đặt đâu thì nằm đấy.
+Nghe tiếng rao của sứ giả bỗng dưng cất tiếng nói. 
HS thảo luận nhóm bàn(3’) và trình bày kết quả thảo luận.
HS các nhóm nhận xét
-Câu nói của Gióng:
+Với mẹ: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”.
-Với sứ giả: “Ông về tâu vua .... lũ giặc này”
Þ Tiếng nói biểu hiện lòng yêu nước, căm thù giặc, thể hiện niềm tin chiến thắng của dân tộc ngay từ buổi đầu dựng nước.
Những đồ vật ấy chính là sức người, sức của của n/dân ta góp lại để tạo đ/k cho người anh hùng lập nên chiến công.
-> Đánh giặc không chỉ có lòng yêu nước mà muốn thắng giặc thì cần phải có cả những vũ khí sắc bén 
I. ĐỌC – HIỂU CHÚ THÍCH
1.Đọc - Chú thích.
*Từ khó: sgk/7
2. Bố cục văn bản
4 phần
3. Thể loại và ptbđ
Thể loại: Truyền thuyết
Ptbđ: Tự sự
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Sự ra đời của Gióng
Sự ra đời khác thường, kỳ lạ, hoang đường..
- Để gióng trở thành người anh hùng
- Làm cho truyện hấp dẫn hơn
- Tô thêm cho nhân vật chất huyền thoại.
=> Giong là người anh hùng của nhân dân.
2. Gióng đòi đi đánh giặc
- Tiếng nói đầu tiên của Gióng :
+ Lòng yêu nước luôn thường trực.
+ Niềm tin chiến thắng.
- Đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt:
+ Vũ khí sắc bén.
+ Sự phát triển về kĩ thuật.
- Vua đáp ứng yêu cầu của Gióng: Gióng là người thực hiện ý chí và nguyện vọng của toàn dân tộc
Hoạt động cá nhân.
Nêu yêu cầu: 
-Em hãy tìm chi tiết kể về sự lớn lên và trưởng thành của Gióng?
-Những người nuôi Gióng lớn lên là ai?
-Em có suy nghĩ gì về sự lớn lên và trưởng thành của Gióng
Cho HS thảo luận:
-Chi tiết bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi Gióng có ý nghĩa gì? Chi tiết ấy nhằm thể hiện điều gì?
-Chi tiết Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ có ý nghĩa gì? Thể hiện ước mơ gì của người xưa?
-GV bổ sung: Sức mạnh của Gióng là do nhân dân ta hun đúc lên từ những thứ rất bình dị. Hình ảnh Gióng là tượng trưng cho sức mạnh tiềm tàng của dân tộc ta. Để thắng giặc, Gióng phải trở thành tráng sĩ. Cái vươn vai của Gióng là biểu tựơng cho sự trỗi dậy của sức mạnh dân tộc. Nó hội tụ tinh thần đoàn kết, ý chí quyết tâm chống ngoại xâm, khát vọng khẳng định sức mnạh vô địch của dân tộc tuy nhỏ bé nhưng anh hùng, bất khuất.
Nêu yêu cầu:
-Sự việc Gióng đi đánh giặc được kể lại như thế nào?
-Em có nhận xét gì về việc đánh giặc của Gióng?
Cho HS thảo luận: Chi tiết Gióng nhổ những bụi tre bên 
đường quật vào giặc khi roi sắt gãy có ý nghĩa gì?
* Tích hợp giáo dục ANQP Hình ảnh Gióng nhổ tre đánh giặc giúp chúng ta cảm nhận được: những vật bình thường nhất của quê hương cũng cùng Gióng đánh giặc. Tre là sản vật của quê hương, cả quê hương sát cánh cùng Gióng đánh giặc. Trong lịch sử đấu tranh của dân tộc ta, cỏ cây cũng trở thn àh vũ khí giết quân thù, đúng như lời Bác Hồ nói: “Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm”
Tích hợp: tư tưởng Hồ Chí Minh: quan niệm của Bác: nhân dân là nguồn gốc của sức mạnh bảo vệ tổ quốc.
Sự đoàn kết sức mạnh giữa các dân tốc trên đât nước, góp phần tạo nên sức mạnh to lớn giúp cho nhân dân Việt Nam chiến thắng trong 2 cuộc chiến tranh chống pháp và chống Mỹ ở thế kỉ XX.
Giống với câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh “ Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết, thành công thành công đại thành công”
Sau khi đánh tan giặc, anh hùng Gióng đã làm gì? Chi tiết ấy gợi cho em suy nghĩ gì?
*Gióng ra đời khác thường thì ra đi cũng khác thường. Gióng bay lên trời, về cõi vô biên, bất tử. gióng là nước non, đất trời, là biểu tượng của người dân Văn Lang. Gióng sống mãi với nhân dân, với quê hương, đất nước. Gióng là bất tử.
-Sau hôm gặp sứ giả: lớn nhanh như thổi, cơm ăn ... nhờ bà con làng xóm.
-Lúc sứ giả đem các thứ đến: vùng dậy, vươn vai, biến thành tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt.
->Nhanh chóng và kì diệu
HS thảo luận nhóm bàn(3’) và trình bày kết quả thảo luận. Nhóm khác bổ sung.
-Gióng lớn lên bằng những thức ăn, đồ mặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng được nuôi dưỡng từ những cái bình thường, giản dị.
-Cả dân làng nuôi dưỡng, đùm bọc chính là n/dân đã bồi đắp, hun đúc nên người anh hùng, truyền cho người anh hùng sức mạnh để chiến thắng.
-Nhân dân ta rất yêu nước, ai cũng mong Gióng lớn nhanh đánh giặc cứu nước
->Anh hùng Gióng thuộc về nhân dân, sức mạnh của Gióng là sức mạnh của cả cộng đồng.
-Gióng lớn nhanh để đủ sức đáp ứng với nhiệm vụ to lớn của mình: đánh giặc cứu nước.
-Gióng vươn vai thành tráng sĩ: sự trưởng thành vượt bậc. Nhiệm vụ càng nặng nề thì sự lớn lên càng nhanh chóng, kì diệu.
-Thể hiện ước mơ có sức mạnh to lớn để chiến thắng giặc ngoại xâm
-Theo dõi VB, tìm chi tiết, suy nghĩ, trả lời.
- Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh tan lũ giặc.
=>Ước mong có vũ khí sắc bén chống giặc ngoại xâm; phản ánh thời đại văn minh đồ sắt
- Gióng lớn nhanh như thổi bà con vui lòng gom góp thóc gạo nuôi Gióng
Þ Ước mong Gióng lớn nhanh để có sức mạnh đánh giặc.
 Suy nghĩ: người anh hùng muốn có sức mạnh phải biết dựa vào nhân dân, nhân dân sẵn sàng che chở, giúp đỡ.
Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của nhân dân.
Anh hùng Gióng thuộc về nhân dân.
- Gióng vươn vai trở thành tráng sĩ oai phong lẫm liệt.
=> Cái vươn vai phi thường, thần kì
Trong hoàn cảnh lâm nguy, dân tộc ta phải trưởng thành nhanh chóng vượt bậc để có đủ sức mạnh chống giặc ngoại xâm.
-Mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa, phi thẳng đén nơi có giặc, đón đầu, đánh giết hết lớp này đến lớp khác
-Roi sắt gẫy, nhổ những bụi tre bên đường quật vào giặc.
->Anh hùng, dũng cảm, khí thế tiến công mãnh liệt.
-HS thảo luận nhóm bàn (2 ‘), trả lời.
- HS lắng nghe 
- Tinh thần tiến công mãnh liệt của người anh hùng 
-Gióng đánh giặc không chỉ bằng vũ khí hiện đại (roi sắt...) mà bằng cả những vũ khí thô sơ, bình thường nhất (tre)
Sau khi thắng giặc:Gióng cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay thẳng lên trời.
->Là người không màng danh lợi. Gióng đánh giặc vì nghĩa lớn, cao cả nên khi hoàn thành nhiệm vụ, Gióng ra đi vô tư thanh thản. Gióng ra đời khác thường thì ra đi cũng khác thường
3. Gióng được nuôi lớn để đánh giặc.
-Nhanh chóng và kì diệu
- Bà con hàng xóm vui lòng gom góp gạo nuôi Gióng: người anh hùng lớn lên từ lòng dân.
Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ: Thể hiện ước mơ có sức mạnh to lớn để chiến thắng giặc ngoại xâm
4. Gióng đánh thắng giặc và trở về trời.
- Tư thế xông trận mang tầm vóc của cả dân tộc.
- Gióng nhổ tre: cả quê hương cùng Gióng đánh giặc
- Gióng bay về trời: anh hùng không màng danh lợi, để dáu tích chiến công lại cho quê hương
GV bình: Ngay từ buổi bình minh của dân tộc, và theo dọc hành trình lịch sử, qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, tre VN đã trở thành vũ khí sắc bén chống lại quân thù. Trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Bác viết "Ai có súng dùng súng ai có gươm dùng gươm , khụng có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc, giáo mác” đúng như nhận định của nhà văn Thép Mới : Tre xung phong vào xe tăng đại bác, tre giữ làng giữ nước, giữ máI nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre anh hùng lao động! Tre anh hùng chiến đấu!
Mang theo nguồn gốc, sức mạnh vĩ đại của nhân dân, Gióng đó lập nờn những chiến cụng hiển hách. Giặc Ân thua thảm hại “ Đứa thỡ sứt mũi, sứt tai/ Đứa thỡ chết chóc bởi gai tre ngà”.
Vậy hình tượng Thánh Gióng có ý nghĩa gì? Nhân dân gửi gắm quan niệm, và ước mơ gỡ?
-Đặc điểm của Truyền thuyết là sử dụng yếu tố tưởng tượng kỡ ảo, em kể một vài chi tiết tưởng tượng, kỡ ảo trong truyện?
 -Dựa vào sự thật lịch sử nào mà nhân dân ta sáng tạo nên truyện Thánh Gióng? kể các chi tiết cốt lõi sự thật lịch sử?. 
GV: Vào đời Hùng Vương chiến tranh tự vệ càng trở lên ác liệt đũi hỏi phải huy động sức mạnh của cả cộng đồng , cư dân Việt cổ tuy nhỏ nhưng kiên quyết chống lại mọi đạo quân xâm lước để bảo vệ cộng đồng trong đó có giặc Ân. Làng gióng, Lễ hội Phù Đổng Thiên Vương, tre Đằng Ngà, hồ ao liên tiếp... đó là những sự thật lịch sử, là cốt lừi để nhân dân ta sáng tạo ra truyền thuyết Thánh Gióng.
Gv chiếu một số hình ảnh về đền thờ Gióng ( vua nhớ ơn phong là Phù đổng Thiên Vương cho lập đền thờ ở làng Phù Đổng ( làng Gióng) lễ hội tháng tư, lí giải về ao hồ, núi Sóc, tre đằng Ngà.
Truyện Thánh Gióng thể hiện thái độ gì của nhân dân ta?
GV chốt lại đặc điểm nghệ thuật nổi bật của truyện. 
- Học sinh suy nghĩ, trình bày trong 1 phút trước lớp.
- Thánh Gióng là hình tượng cao đẹp tiêu biểu cho phẩm chất anh hùng của thế hệ trẻ của dân tộc Việt Nam trong buổi đầu giữ nước, biểu tượng cho ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước của dân tộc ta. 
- Quan niệm và ước mơ của nhân dân về người anh hùng đánh giặc.
-HS chia 2 nhóm, trả lời nhanh. 
N1: HS tìm chi tiết tưởng tượng kì ảo
N2: HS tìm chi tiết sự thật
HS quan sát, tích hợp với kiến thức lịch sử, thiên nhiên môi trường
Cá nhân
HS nghe, ghi bài
- ca ngợi, yêu mến, tự hào, ngưỡng mộ, ước mơ hình tượng anh hùng đánh giặc tiêu biểu cho sự trỗi dậy của truyền thống người Việt cổ
ND , ý nghĩa : 
- Ca ngợi người anh hùng yêu nước, chống giặc ngoại xâm, biểu tượng sức mạnh rực rỡ của truyền thống yêu nước, đoàn kết 
- Ước mơ có sức mạnh chiến thắng kẻ thù xâm lược.
NT: 
- Hình tượng nghệ thuật tuyệt đẹp
- Yếu tố tưởng tượng kì ảo
- Cốt lõi sự thật lịch sử: Giặc Ân, triều đại Hùng Vương thứ 6, tre Đằng Ngà làng Cháy, hồ ao liên tiếp, đền thờ, lễ hội làng Gióng tháng 4 hàng năm...
III. Ghi nhớ: /sgk/23
HOẠT ĐỘNG 3 : LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: 
+ Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng.
+ Rèn kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác.
- Thời gian: 10- 12 phút.
- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm,.
- Kỹ thuật: Động não, tia chớp.
- Thời gian: 3’
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Chuẩn KTKN cần đạt
Chiếu máy BTTN
Cá nhân
IV. LUYỆN TẬP
Bài tập TN
Chiếu máy BTTN
1. Truyền thuyết Thánh Gióng không nhằm giải thích hiện tượng nào sau đây?
A. Tre đàng ngà có màu vàng óng B. Có nhiều hồ ao để lại
C. Thánh Gióng bay về trời D. Có một làng được gọi là làng Cháy
2. Truyện phản ánh rõ nhất quan niệm và ước mơ gì của nhân dân ta?
A. Vũ khí hiện đại để giết giặc B. Người anh hùng đánh giặc cứu nước
C. Tinh thần đoàn kết chống ngoại xâm D. TÌnh làng nghĩa xóm
3. Chi tiết nào dưới đây không liên quan đến hiện thực lịch sử?
A. đời Hùng Vương thứ sáu ở làng Gióng 
B. Giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta
C. Từ sau hôm gặp sư giả, chú bé lớn nhanh như thổi
D. Hiện nay vẫn còn đền thờ ở làng Phù Đổng
* Đáp án: Câu 1: C , Câu 2: , Câu 3: C
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG 
- Mục tiêu: 
+ Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập 
+ Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, chia sẻ
- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm,.
- Kĩ thuật: Động não, hợp tác.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trũ
Chuẩn KTKN cần đạt
Giáo viên treo tranh cho học sinh kể diễn cảm lại sự việc để minh hoạ cho tranh.
H. Hình tượng TG được tạo ra bằng nhiều yếu tố thần kì. Với em, chi tiết thần kì nào đẹp nhất? Vì sao?
* GV cảm hứng về truyền thuyết TG nhà thơ Ngô Chi Lan (Thời Lê ) đã viết 
“Cây xuân núi phủ vẽ mây nhàn 
Muôn tía nghìn hồng dạng thế gian 
Ngựa sắt về trời tên tạc mãi 
Anh hùng muôn thuở với giang san”
HS quan sát phát hiện sự việc Þ kể
HS lựa chọn:
-Sự ra đời thần kì
-Cái vươn vai của G
-Gióng bay về trời...
IV. Luyện tập
* Kể chuyện
H. Hàng năm các trường vẫn tổ chức Hội khoẻ Phù Đổng. Nêu ý nghĩa của ngày hội đó
Gợi ý:
- TG thuộc lứa tuổi nhi đồng -> thiếu niên -> thanh niên . 
- TG mang sức mạnh phi thường trưởng thành nhanh chóng. Gióng vô tư gần gũi ND, yêu nước
 => Hội khỏe không chỉ tôn vinh hỡnh ảnh người anh hùng nhỏ tuổi chống giặc mà cũn thể hiện ước mơ của ND về sức mạnh của con em mình: cao, nhanh, khỏe. Khỏe để học tập và góp phần dựng xây đất nước
. => phẩm chất đạo đức cần giáo dục cho thế hệ trẻ.
H. Tiếp bước người anh hùng làng Gióng, kể tên những gương sáng tuổi nhỏ mà chí lớn...
GV liên hệ: HS tự hào và phát huy truyền thống anh hùng của thiếu nhi VN qua công cuộc giữ nước và xây dựng đổi mới ...
Tích hợp kĩ năng sống tự chăm sóc bảo vệ sức khỏe
HS trình bày suy nghĩ của bản thân
HS trình bày sự hiểu biết/ tớch hợp kiến thức lịch sử, xó hội
* Ý nghĩa của Hội khoẻ Phù Đổng.
- Tôn vinh tiếp bước người anh hùng
- Tiếp bước truyền thống vẻ vang của thiếu nhi VN
- Nêu gương rèn luyện sức khoẻ, khoẻ để học tập để bảo vệ dựng xây đất nước.
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Mục tiêu: 
+ Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức
+ Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo
- Phương pháp: Dự án
- Kỹ thuật: Giao việc
- Thời gian:1’
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Chuẩn KTKN cần đạt
- Kể lại truyện.
- Nếu vẽ tranh minh hoạ cho truyện, em sẽ vẽ cảnh nào?
+ Quan sát, lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi, trình bày..../ Rèn kĩ năng tự học
.....
Bước IV. Giao bài và hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà (5’):
- Dựa vào cách tìm hiểu văn bản Thánh Gióng để tự đọc, tóm tắt và tìm hiểu nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa của 2 văn bản đọc thêm: Bánh chưng, bánh giày 
- Soạn bài: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
+ Đọc kỹ văn bản, kể tóm tắt văn bản.
+ Tìm bố cục văn bản và trả lời đầy đủ câu hỏi phần đọc hiểu trong sgk.
Tuần:
Tiết: 
VĂN BẢN
SƠN TINH, THỦY TINH
Ngày soạn:	
Ngày dạy:
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Nhân vật, sự kiện trong truyện truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
- Cách giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra ở đồng bằng Bắc bộ và khát vọng của người Việt cổ trong chế ngự thiên tai lũ lụt bảo vệ cuộc sống của mình trong một truyền thuyết
- Những nét chính về nghệ thuật: sử dụng nhiều chi tiết kỳ lạ, hoang đường
2. Kỹ năng:
- Đọc - Hiểu văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại
- Hiểu bắt được các sự kiện chính trong truyện
-Xác định ý nghĩa của truyện
- Kể lại được truyện.
3. Thái độ:
- Biết bày tỏ thái độ trân trọng những mảnh đất ông ta mở cõi
- Biết tôn vinh những chiến công của cha anh trong xây dựng đất nước trong chế ngự thiên thiên.
- Say mê tìm hiểu những điều kỳ diệu của thiên nhiên 
- Biết nuôi những khát vọng khám phá những điều kỳ diệu quanh ta. – ý thức bảo vệ môi trường - bảo vệ rừng đầu nguồn
4. Tích hợp môn địa lý: ảnh hưởng thiên tai lũ lụt
5. Hình thành và phát triển năng lực học sinh:
	- Đặt vấn đề, cách tiếp cận vấn đề; phát hiện và giải quyết tình huống; tự tin giao tiếp; hợp tác, tổng hợp, khái quát, biết làm và sáng tạo, thể hiện và khẳng định được bản thân...
II – CHUẨN BỊ 
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
Giáo án, sách tham khảo
Tranh ảnh minh họa
Video bão lũ lụt.
2. Chuẩn bị của học sinh
Sgk, vở ghi, vở soạn
III – TIỂN TRÌNH DẠY HỌC
* Bước 1: Ổn định tổ chức 
* Bước 2: Kiểm tra bài cũ
Nêu nội dung và ý nghĩa của truyện Thánh Gióng?
* Bước 3: tổ chức dạy và học bài mới
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh. Định hướng phát triển năng lực giao tiếp.
- Phương pháp: quan sát, thuyết trình.
- Kỹ thuật : Động não.
- Thời gian: 1’.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Chuẩn KTKN cần đạt
Gv chiếu cho hs xem 1 đoạn video lũ lụt của người dân miền trung, cảnh người dân đang đắp đê chống lũ lụt. 
Gv dẫn dắt vào bài mới
Hs xem và phân tích
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
- Mục tiêu : Hs nắm được các giá trị của văn bản. Rèn kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác...
- Phương pháp: Đọc diễn cảm, vấn đáp, thuyết trình, phân tích, giảng bình, thảo luận nhóm.
- Kỹ thuật: Động não, giao việc, .
- Thời gian: 27- 30’.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Chuẩn KTKN cần đạt
Hoạt động cá nhân
Kĩ thuật đọc tích cực
Gv hướng dẫn cách đọc
Đoạn đầu chậm rãi. Nhanh gấp ở đoạn sau: đoạn tả cuộc giao chiến giữa 2 thần. Đoạn cuối giọng đọc kể trở lại bình tĩnh
Gọi 1 học sinh lên đọc truyện
Nhận xét cách đọc
Gọi hs kể tóm tắt lại chuyện.
Giải thích một số chú thích trong sách 
Gv gọi hs chia bố cục văn bản
? Văn bản chia làm mấy phần
? Nội dung của từng phần
? Vb có những nhân vật nào? Nhân vật nào là nhân vật chính? 
? Vb được viết theo thể loại và ptbđ nào?
Gọi 1 hs đọc lại đoạn 1
? Đoạn đầu của văn bản nói đến sự việc gì?
? Ví sao vua hùng lại băn khoăn khi kén rể? 
? Những chi tiết nói về những nhân vật này? 
? Em có nhận xét gì về 2 nhân vật này? 
Vua Hùng băn khoăn như vậy khi không biết chọn ai làn rể. thì lúc đó Vua Hùng đã làm như thế nòa? Em hãy chúng minh điều đó? 
Trước lời thách cưới của vua Hùng TT có phản ứng ntn? 
Em có nhận xét gì về cách chọn lễ vật của nhà Vua? Nhà vua chọn như vậy chứng tỏ điều gì? Vì sao? 
Kết quả 
Vua đã sáng suốt chọn rể là sơ tinh, điều đó chứng tỏ điều gì?
Câu truyện tiếp theo diễn biến như thế nào? Chúng ta cũng bước sang phần tiếp theo để tìm hiểu tiếp.
Sau khi thua cuộc thì TT đã làm gì?
Thảo luận nhóm, kỹ thuật mảnh ghép
Em có nhận xét gì về sức mạnh của TT? 
Để chống lạo sức mạnh ghê gớm của TT thì ST đã làm ntn? 
Em thấy sức mạnh của ST ntn? 
Trong cuộc giao tranh ST ra sức chống lại TT vì lí do gì? 
Tại sao ST lại luôn chiến thắng TT? 
Gv: bức tranh hoành tráng vừa hiện thực, vừa giàu chất thơ, khẳng định sức mạnh của con người trước thiên nhiên hoang dã. Đắp đê ngăn lũ là một chiến công vĩ đại của nhân dân ta trong thời kỳ lịch sử. Đã được nhân dân thần thoại hóa.
 ? Cuộc giao tranh giữ ST và TT diễn ra như thế nào? Hãy tìm một câu văn diễn tả hình ảnh và đầy đủ nhất tính chất cảu cuộc giao tranh này? 
? Gay go, quyết liệt nhưng cuối cùng trận chiến cũng đến hồi kết thúc. Em hãy cho biết kết quả của trận chiến giữa ST và TT? 
Thảo luận nhóm, kỹ thuật khăn tải bàn
Em hãy phát biểu về ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật?
? Hàng năm TT đã làm gì để trả thù ST? 
Kết thúc truyện phản á

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_6_chu_de_nhan_vat_va_su_viec_trong_truye.docx