Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Chương trình học kì 1 - Năm học 2020-2021

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Chương trình học kì 1 - Năm học 2020-2021

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Khái niệm thể loại truyền thuyết.

- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết.

- Hiểu được quan niệm của người Việt cổ về nòi giống dân tộc qua truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên.

- Bóng dáng lịch sử thời kì dựng nước của dân tộc ta trong tác phẩm văn học dân gian thời kì dựng nước.

- Cốt lõi lịch sử thời kì dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm thuộc nhóm truyền thuyết thời kì Hùng Vương.

- Cách giải thích của người Việt cổ về một phong tục và quan niệm đề cao lao động, đề cao nghề nông một nét đẹp văn hóa của người Việt.

2. Kĩ năng:

 - Đọc diễn cảm văn bản truyền thuyết.

 - Nhận ra những sự việc chính của truyện, một số chi tiết tưởng tượng kì ảo tiêu biểu trong truyện.

3.Thái độ:

- Giáo dục lòng tự hào về nguồn gốc giống nòi của người Việt.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: năng lực tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực ngôn ngữ; năng lực thẩm mỹ.

 

doc 215 trang tuelam477 3360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Chương trình học kì 1 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: /9/2020 lớp 6B.
/9/2020 lớp 6C.
Tuần 1.
Tiết 1 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SGK, TÀI LIỆU
VÀ PHƯƠNG PHÁP HỌC BỘ MÔN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS nắm được cách sử dụng SGK, sử dụng tài liệu và phương pháp học tập môn ngữ văn lớp 9.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng thành thạo SGK và tài liệu có liên quan đến nội dung bài học.
3. Thái độ:
- HS yêu thích môn ngữ văn.
- Tích cực học tập, tìm tòi tài liệu có liên quan đến nội dung bài học.
- Có thái độ giữ gìn sách, tài liệu.
4. Định hướng phát triển năng lực HS: 
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, tư duy.
II. Chuẩn bị:
1. GV: 
2. HS: SGK, Tài liệu
III. Tiến trình dạy học:
1. Hoạt động khởi động (3 phút):
GV: Cho HS trao đổi thảo luận 1 phút chọn 1 câu chuyện cổ tích để kể trước lớp.
HS: Kể, HS khác nhận xét, GV nhận xét cách kể chuyện.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (35 phút):
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn sử dụng SGK
Mục tiêu: Giúp hs biết cách sử dụng SGK hiệu quả 
Năng lực: Tự học, giao tiếp.
GV hướng dẫn cho HS cách sử dụng SGK, tài liệu.
HS: Trao đổi thảo luận theo nhóm đôi 5 phút HS cho ý kiến, HS khác nhận xét, bổ sung.
GV: Kết luận.
Hoạt động 2: Phương pháp học tập bộ môn.
Mục tiêu: Học sinh biết học bộ môn Ngữ văn.
Năng lực: Tự học, giao tiếp.
GV đưa ra cách học tập của bộ môn Ngữ văn 6.
HS: Trao đổi thảo luận theo nhóm đôi 5 phút HS cho ý kiến, HS khác nhận xét, bổ sung.
GV: Kết luận.
I. Hướng dẫn sử dụng SGK, tài liệu:
1. Môn Ngữ văn 6:
 Cả năm: 140 tiết.
Học kì I: 72 tiết.
 Học kì II: 68 tiết.
2. Phần kiến thức trọng tâm gồm:
a. Phần đọc – hiểu:
- Văn học viết.
- Văn bản nhật dụng.
- Văn học dân gian.
b. Phần Tiếng việt:
- Từ loại
– Ý nghĩa của từ
– Câu. 
– Biện pháp nghệ thuật: 
c. Tập làm văn
– Văn tự sự 
-Văn miêu tả
II. Phương pháp học tập bộ môn:
- Đọc kĩ văn bản.
- Hiểu được những kiến thức cơ bản, trọng tâm của văn bản, của từng bài học.
- Đọc - hiểu các câu hỏi trong sách giáo khoa.
- Giữ sách sạch, không để sách rách, rời, không vẽ bậy vào sách.
- Để ngang quyển sách khi đọc không được gấp đôi quyển sách sẽ chóng hỏng,để lên giá sách cho gọn, không nhàu nát.
- Sử dụng tài liệu liên quan đến nội dung bài học, biết chọn lọc những kiến thức cơ bản, trọng tâm đưa vào bài học. 
3. Hoạt động vận dụng luyện tập (3 phút)
Mục tiêu: HS lấy được vài danh từ.
Năng lực: vận dụng
GV cho HS tự tìm danh từ (Hoạt động cá nhân).
HS: Tự làm, trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung.
GV: Kết luận.
4. Hoạt động vận dụng (3 phút)
Mục tiêu: HS kể được 1 câu chuyện dân gian đã học.
Năng lực: Tư duy sáng tạo.
HS tự kể trước lớp 1 câu chuyện dân gian đã học. HS khác nhận xét, bổ sung.
GV: Kết luận.
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng, sáng tạo ( 2 phút)
Mục tiêu: HS sưu tầm 1 số truyện dân gian mà em biết.
Năng lực: Tư duy sáng tạo.
- HS tự sưu tầm ở nhà, GV kiểm tra ở giờ sau.
Ngày dạy: /9/2020 lớp 6B.
/9/2020 lớp 6C.
Tiết 2 
Hướng dẫn đọc thêm văn bản
BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
- Khái niệm thể loại truyền thuyết.
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết.
- Hiểu được quan niệm của người Việt cổ về nòi giống dân tộc qua truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên.
- Bóng dáng lịch sử thời kì dựng nước của dân tộc ta trong tác phẩm văn học dân gian thời kì dựng nước.
- Cốt lõi lịch sử thời kì dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm thuộc nhóm truyền thuyết thời kì Hùng Vương.
- Cách giải thích của người Việt cổ về một phong tục và quan niệm đề cao lao động, đề cao nghề nông một nét đẹp văn hóa của người Việt.
2. Kĩ năng:
 - Đọc diễn cảm văn bản truyền thuyết.
 - Nhận ra những sự việc chính của truyện, một số chi tiết tưởng tượng kì ảo tiêu biểu trong truyện.
3.Thái độ:
- Giáo dục lòng tự hào về nguồn gốc giống nòi của người Việt.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: năng lực tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực ngôn ngữ; năng lực thẩm mỹ.
II. Chuẩn bị:
1. GV: “Tranh con Rồng cháu Tiên”; “Tranh bánh chưng, bánh giầy”
2. HS: Đọc, soạn văn bản.
III. Tiến trình dạy học:
1.Hoạt động khởi động (5 phút)
GV: Cho HS thảo luận nhóm tổ 4 phút 
Các nhóm thảo luận và giới thiệu trước lớp, cá nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV: Kết luận.
Người Việt Nam từ bao đời nay không ai là không biết về sự tích bánh chưng, bánh giầy. Sự tích bánh chưng bánh giầy tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hoá lúa nước. Sự tích trên muốn nhắc nhở con cháu về truyền thống hiếu kính; lời giải thích ý nghĩa cũng như nguồn cội của của bánh chưng, bánh dày là nét đẹp trong văn hóa truyền thống của dân tộc.
 Bên cạnh đó, bánh chưng, bánh giầy còn mang những ý nghĩa sâu xa về vũ trụ, nhân sinh. Theo dân gian, bánh chưng hình vuông, có góc cạnh, hình khối cụ thể thuộc âm, tượng trưng cho đất. Bánh dày hình tròn không có góc cạnh, hình khối cụ thể thuộc dương, tượng trưng cho trời nên phải màu trắng, không nhân vị. Còn theo tín ngưỡng phồn thực dân gian và triết lý thì bánh chưng, bánh giầy còn mang ý nghĩa của sự sinh sôi, nảy nở.
 Bánh chưng âm dành cho mẹ, bánh dầy dương dành cho cha. Trên mâm lễ dâng cúng ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, bánh chưng biểu tượng cho cha Rồng, bánh giầy biểu tượng cho mẹ Tiên, mà theo truyền thuyết, đó là khởi thủy cho cộng đồng dân tộc Lạc Việt sau này.
 Nếu như trước kia, bánh chưng, bánh giầy chỉ được gói, được làm trong những dịp lễ Tết, vào ngày Giỗ Tổ hay khi gia đình có cỗ lớn, thì bây giờ, ở nhiều nơi, nhất là ở những đô thị hiện đại, bánh chưng, bánh giầy đã trở thành một thứ hàng quà, được bán hàng ngày phục vụ nhu cầu ẩm thực của người dân. Nó được coi như một loại bánh để ăn chơi, có khi là ăn quà sáng, quà chiều, có khi là món ăn dùng trong những dịp cưới xin, giỗ chạp.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (32 phút):
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung.
Mục tiêu: Giúp HS tìm hiểu chung và tìm hiểu chi tiết về văn bản: Bánh chưng, bánh giầy.
Năng lực: Tự học, giao tiếp, ngôn ngữ, hợp tác.
GV: Hướng dẫn HS đọc: Giọng chậm rãi, tình cảm.
Đọc mẫu một đoạn.
HS: Đọc nối tiếp đến hếtnhận xét .
Giải thích các từ: Lang, chứng giám, sơn hào hải vị.
GV: Cho HS hoạt động cá nhân, trả lời
GV: Đại ý của truyện là gì?
HS: Trả lời.
HS: Kể tóm tắt (Theo sự chuẩn bị ở nhà – Hoạt động cá nhân)
GV:Truyện được kể theo ngôi thứ mấy?
 - Tóm tắt.
 - Ngôi kể: ngôi thứ ba.
 - Bố cục: 3 đoạn.
 + Đoạn 1: từ đầu đến "chứng giám". 
 + Đoạn 2: tiếp theo đến "hình tròn".
 + Đoạn 3: phần còn lại.
GV: Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào ? Ý của Vua ra sao?
HS: Hoạt động nhóm bàn 1 phút
HS: Trả lời.
GV: Việc vua nhường ngôi cho con có gì khác với các triều đại trước? Về cách thức, hình thức?
GV: Việc vua nhường ngôi cho con có gì khác với các triều đại trước?
Nhấn mạnh: Điều vua đòi hỏi mang tính chất một câu đố đặc biệt để thử tài (làm vừa ý vua cha mà không biết ý vua cha là gì).
GV: Các anh em của Lang Liêu có cuộc sống như thế nào?
GV: Theo em cuộc sống của Lang Liêu có gì khác so với cuộc sống của những người anh?
HS: Trong số hai mươi hoàng tử, chỉ có Lang Liêu được giúp đỡ. 
GV: Vì sao Lang Liêu được thần giúp đỡ như vậy? Thần đã mách bảo Lang Liêu những gì?
Trả lời.
GV: Sau khi được mách bảo, theo lời thần LL đã làm những gì?
HS: Trả lời
GV: Treo tranh, giới thiệu
 Kết quả của cuộc thi ra sao?
GV: Việc tạo ra được hai loại bánh đó chứng tỏ LL là người như thế nào?
HS: LL là người thông minh bộc lộ trí tuệ và khả năng, xứng đáng được nối ngôi vua.
HS: Theo em vì sao vua chọn hai thứ bánh của LL?
LL được chọn nối ngôi, ông đã làm vừa ý vua. Vậy ý và chí của vua là gì?
HS: Ý của vua là phải coi trọng việc đồng áng, nghề nông gốc của nước ta, làm cho dân ấm no.
 - Chí của vua là muốn làm cho nước được thái bình đánh bại mọi kẻ thù xâm lược.
GV: Nghệ thuật của truyện là gỡ? 
HS: SD chi tiết tưởng tượng kể về Lang Liêu được thần mách bảo (trong trời đất không có gì quý bằng hạt gạo)
Lối kể truyện dân gian. Theo trình tự thời gian.
GV: Người xưa sáng tác ra câu chuyện nhằm mục đích gì?
HS: Thảo luận, trả lời. Kết luận
 Đọc ghi nhớ, nhận xét.
I. Tìm hiểu chung:
1. Đoc và tìm hiểu chú thích :
2. Đại ý:
Truyền thuyết: "Bánh chưng, bánh giầy" đề cao lòng tôn kính đối với Trời, Đất và biết ơn sâu sắc đối với tổ tiên; đồng thời ca ngợi tài năng sáng tạo của con người.
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Vua Hùng chọn người nối ngôi.
- Hoàn cảnh: Vua đã già, đất nước thanh bình.
- Ý của Vua: Người nối ngôi vua phải nối được chí vua.
- Chú trọng tài năng, không coi trọng thứ bậc. 
-> Thể hiện sự sáng suốt và tinh thần bình đẳng.
2. Nhân vật Lang Liêu
* Hoàn cảnh:
- Mẹ đã mất, là người thiệt thòi nhất, lo việc đồng áng.
* Lang Liêu được thần giúp đỡ vì: 
+ Chàng là người thiệt thòi nhất. Có lòng hiếu thảo, chân thành. 
+ Thân phận gần gũi với dân thường.
+ Hiểu ý thần.
- Hai thứ bánh của LL được vua chọn để tế trời đất và Tiên Vương
(sản vật của nghề nụng). 
-> Hai thứ bánh tượng trưng cho trời đất là thành tựu văn minh nụng nghiệp cựng với sản lượng lỳa gạo là phong tục, đề cao lao động hỡnh thành nột đẹp trong đời sống văn hoỏ của người Việt.
* Ý nghĩa:
Bánh chứng bánh giầy là câu chuyện suy tôn tài năng, phẩm chất con người trong việc xây đựng đất nước.
* Ghi nhớ (SGK. T/12).
3. Hoạt động luyện tập (3 phút)
- Mục tiêu: HS tìm được chi tiết kỳ ảo trong truyện và hiểu được ý nghĩa của 2 truyện đã học.
Năng lực: Giải quyết vấn đề.
- Chi tiết tưởng tượng kỳ ảo là gì? Tìm những chi tiết kỳ ảo trong truyện?
- Ý nghĩa của truyện: Con Rồng cháu Tiên, bánh chưng, bánh giầy ?
HS thực hiện và trình bày 
GV kết luận.
4. Hoạt động vận dụng (3 phút)
- Mục tiêu: Giúp HS kể được truyện cũng giải thích về nguồn gốc dân tộc.
Năng lực: Vận dụng.
Em hãy kể những truyện cũng giải thích về nguồn gốc dân tộc mà em biết?
- Kinh và Ba Na là anh em. "Quả trứng to nở ra con người". (Người Mường)
"Quả bầu mẹ." (Người Khơ Mú).
Em hãy kể lại một truyện mà em yêu thích.
HS Kể chuyện.
GV: Phong tục làm bánh chưng, bánh giầy có từ bao giờ? Phong tục này có ý nghĩa gì?
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng, sáng tạo (2 phút)
- Mục tiêu: Giúp HS tìm đọc những truyện dân gian 
Năng lực: Tự học
- Về nhà học bài nhớ những sự việc chính trong truyện.
- Tìm đọc những truyện dân gian cùng đề tài: "Sự tích lễ hội Chử ĐồngTử"; "Cóc kiện trời» (Tiếng Việt 3-Tâp 2).
- Tìm các chi tiết có bóng dáng lịch sử cha ông ta xưa trong truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy.
- Chuẩn bị bài «Từ và cấu tạo từ Tiếng Việt »
Ngày dạy: /9/2020 lớp 6B.
/9/2020 lớp 6C.
Tiết 3 TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ TIẾNG VIỆT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
 - Nắm chắc khái niệm về từ, từ đơn, từ phức, các loại từ phức.
 - Biết phân biệt các kiểu cấu tạo từ. 
 - Đơn vị cấu tạo từ Tiếng Việt.
2. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng nhận diện từ và phân biệt từ và tiếng, từ đơn và từ phức, từ ghép và từ láy.
 - Phân tích cấu tạo của từ, sử dụng từ chính xác.
3. Thái độ:
 - HS có ý thức trau dồi vốn từ và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Hình thành năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác, năng lực phân tích .
II. Chuẩn bị:
1. GV: Bảng phụ.
2. HS: Phiếu học tập, học bài cũ, chuẩn bị bài mới; kẻ bảng phần bài tập.
III. Tiến trình dạy học.
Hoạt động khởi động (3 phút)
GV cho HS thi kể chuyện, HS kể chuyện, HS khác nhận xét cách kể chuyện của bạn. 
?Kể tóm tắt truyện “Bánh chưng bánh giầy” 
HS: Hoạt động cá nhân.
GV: Kết luận.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (32 phút):
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về từ.
- Mục tiêu: HS hiểu từ là gì.
Năng lực: Giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp.
GV: Treo bảng phụ có ví dụ cho HS đọc và thảo luận nhóm bàn 2 phút
GV: Trong ví dụ có bao nhiêu từ?
HS: Có 9 từ.
GV: Có tất cả bao nhiêu tiếng?
 - Có 12 tiếng.
 - Có 2 đơn vị ngôn ngữ la từ và tiếng:
 - Từ thần có 1 tiếng.
GV: Tư trồng trọt có mấy tiếng.
 Có từ 1 tiếng, có từ có 2, 3 tiếng.
GV: Từ và tiếng có gì khác nhau? Chúng có chức năng gì? 
HS: Tiếng là âm thanh được phát ra. Mỗi tiếng là 1 âm tiết.
 - Tiếng có chức năng tạo từ.
 - Từ có chức năng tạo câu.
GV: Khi nào tiếng được coi là từ?
HS: Là những tiếng có nghĩa dùng để tạo câu.
?Vậy em hiểu từ là gì?
Đọc ghi nhớ.
GV: Nhấn mạnh nội dung.
Hoạt động 2. Tìm hiểu về từ đơn, từ phức.
- Mục tiêu: Phân biệt được từ đơn, từ phức
Năng lực: Giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, phân tích.
GV: Đưa ví dụ bảng phân loại theo SGK.
HS: Thảo luận nhóm đôi điền vào bảng phân loại.
- HS chuẩn bị phiếu học tập
- Thời gian 4 phút.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận chỉ ra các từ đơn, từ phức.
- Các nhóm khác nhận xét.
GV: Kết luận – bảng phụ
- Dựa vào phần phân loại, em hãy cho biết xét về cấu tạo có thể chia từ thành mấy loại?
- Từ ghép và từ láy có giống và khác nhau về cấu tạo?
HS: Giống nhau: có từ 2 tiếng trở lên.
Khác nhau: 
+ Từ ghép: ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
+ Từ láy: có quan hệ láy âm giữa các tiếng với nhau.
GV: Em hãy lấy ví dụ về từ ghép và từ láy?
Dãy 1. lấy ví dụ về từ ghép.
Dãy 2. lấy ví dụ về từ láy.
Nhận xét – uốn nắn.
HS:Đọc ghi nhớ
GV chốt nội dung bài.
I. Từ là gì:
1. Ví dụ.
- Thần/ dạy/ dân/ cách/ trồng trọt/ chăn nuôi/ và/ cách/ ăn ở.
2. Nhận xét.
- Có 9 từ.
- Có 12 tiếng.
- Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.
- Từ đơn là từ chỉ có 1 tiếng.
- Từ phức là từ có 2 tiếng trở lên. Từ phức gồm có:
+ Từ láy: từ có quan hệ láy âm giữa các tiếng.
+ Từ ghép: từ có các tiếng quan hệ với nhau về nghĩa.
* Ghi nhớ (SGK/ 13).
II. Từ đơn, từ phức:
1. Ví dụ:
* Phân loại từ.
- Từ đơn: từ, đấy, nước, ta, chăm, nghề, và, có.
- Từ ghép: chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầy.
- Từ lấy: trồng trọt.
2. Nhận xét.
 Từ đơn (1 tiếng)
- Từ Từ phức (2 tiếng 
 trở lên)
 Từ ghép Từ láy
* Ghi nhớ (SGK).
3.Hoạt động luyện tập (3 phút)
- Mục tiêu: Giúp HS xác định được từ. HS sắp xếp các tiếng trong từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc. HS tìm từ láy.
 Năng lực: Giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, phân tích.
GV: Chia lớp làm 4 nhóm (N1: Bài 1; N2: Bài 2; N3 làm ý a,b +N4 làm ý c,d: Bài 4)
Cho HS đọc BT 1 xác định được từ. Bài tập 2 sắp xếp các tiếng trong từ ghép. Bài tập 3 Tìm từ láy. Các nhóm lên treo kết quả để so sánh, nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét – uốn nắn.
1. Bài 1/14.
a. Các từ: nguồn gốc, con cháu: từ ghép.
b. Cội nguồn, gốc gác.
c. Anh chị, ông bà, cha mẹ, chú bác, cô dì.
2. Bài 2: Sắp xếp các tiếng trong từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc.
* Theo giới tính (nam trước, nữ sau).
- Ông bà, cha mẹ, cậu mợ, chú thím ...
* Theo trật tự:
- Ông cháu, cha con, anh em...
3. Bài 3. Tìm từ láy.
a.Tả tiếng cười: ha hả, hi hí, khanh khách, hô hố khúc khích.
b.Tả tiếng nói: lè nhè, léo nhéo, oang oang, sang sảng, thỏ thẻ trầm trầm.
c. Tả tiếng khóc: nức nở, nghẹn ngào, ti tỉ, tức tưởi, nỉ non, thút thít.
d. Tả dáng điệu: lừ đừ, lả lướt, nghênh ngang, khệnh khạng, ngật ngưỡng, đủng đỉnh.D. 4. Hoạt động vận dụng (3 phút)
- Mục tiêu: Hiểu được từ đơn, từ phức.
Năng lực: Vận dụng.
 - Thế nào là từ đơn? Cho ví dụ.
 - Thế nào là từ phức? Lấy ví dụ minh họa.
 - GV chốt kiến thức về từ và cấu tạo từ.
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng, sáng tạo (2 phút)
- Mục tiêu: Hướng dẫn HS tìm các từ láy, tìm các từ ghép
Năng lực: Tự học.
- Về nhà học bài tìm các từ láy miêu tả tiếng nói, dáng điệu của con ngươì. 
- Tìm các từ ghép miêu tả mức độ, kích thước của một đồ vật..
Ngày dạy: / 9 /2020 lớp 6A
Tiết 4 GIAO TIẾP, VĂN BẢN VÀ PHƯƠNG PHÁP BIỂU ĐẠT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Sơ giản về hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn từ: giao tiếp, văn bản, phương thức biểu đạt, kiểu văn bản.
- Sự chi phối của mục đích giao tiếp trong việc lựa chọn phương thức biểu đạt để tạo lập văn bản.
- Các kiểu văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, lập luận, thuyết minh và hành chính - công vụ. 
2. Kĩ năng:
- Bước đầu nhận biết về việc lựa chọn phương thức biểu đạt phù hợp với mục đích giao tiếp.
- Nhận ra kiểu văn bản ở một văn bản khác. 
- Nhận ra tác dụng của việc lựa chọn phương thức biểu đạt ở một số đoạn văn cụ thể.
3. Thái độ:
- Sử dụng phương thức biểu đạt cho phù hợp với hoàn cảnh.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực: Hình thành năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác, năng lực sáng tạo, năng lực vận dụng.
II. Chuẩn bị:
1. GV: Bảng phụ.
2. HS: Học bài, chuẩn bị bài, phiếu học tập.
III. Tiến trình dạy học:
1.Hoạt động khởi động (3 phút)
GV hướng dẫn HS hình thành giao tiếp như thế nào và kỹ năng giao tiếp.
HS thực hiện.
GV kết luận: Học cách lắng nghe. Bắt đầu làm quen. Quan tâm đến cảm xúc của người khác
Trình bày trôi chảy. Không nên lặp từ. tranh ảnh có thể diễn đạt thay cả ngàn lời nói
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (32 phút):
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu văn bản và mục đích giao tiếp.
Mục tiêu: HS hiểu văn bản và mục đích giao tiếp.
Năng lực: Giải quyết vấn đề, giao tiếp.
GV: Trong cuộc sống khi có một tư tưởng hay một nguyện vọng nào đó muốn biểu đạt cho người khác biết em phải làm như thế nào? chẳng hạn em muốn xin nghỉ học em phải làm gì?
- Viết đơn xin nghỉ học.
GV: Muốn mượn bạn quyển sách em phải làm gì?
HS: Trả lời.
GV: Vậy em hiểu giao tiếp là gì?
HS: Trả lời.
GV: Có thể giao tiếp bằng phương tiện gì?
HS: Ngôn ngữ nói và viết.
GV: Muốn xin nghỉ lao động em phải viết giấy xin phép như thế nào?
HS: Nêu ý kiến.
Trong đơn trình bày lí do chính đáng, rõ ràng, mạch lạc, có đầu, có cuối.
Như vậy chúng ta đã tạo được một văn bản.
1 em đọc câu ca dao SGK.
GV: Câu ca dao sáng tác nhằm mục đích gì? ý nghĩa của câu ca dao?
HS: Câu ca dao khuyên chúng ta giữ chí vững vàng, không dao động trước mọi hoàn cảnh.
- Chí là chí hướng hoài bão lí tưởng.
GV: Em hãy nêu nhận xét về kết cấu của câu ca dao?
Nhận xét.
HS: Thể thơ lục bát, gieo vần bằng (bền - nền). Yếu tố liên kết. 
- Em hãy kể một số văn bản mà em biết?
Bức thư viết cho bạn, đơn xin nghỉ học,truyện tiểu thuyết, nghị quyết biên bản.
HS: Văn bản có thể ngắn hoặc dài nhưng phải diễn đạt chọn vẹn về nội dung, liên kết mạch lạc, chặt chẽ.
GV: Vậy em hiểu văn bản là gì?
HS: Trả lời.
Hoạt động 2: Tìm hiểu kiểu văn bản và phương thức biểu đạt.
-Mục tiêu: HS hiểu kiểu văn bản và phương thức biểu đạt.
Năng lực: Hợp tác, giải quyết vấn đề
HS: Thảo luận nhóm đôi 2 phút:
GV: Hướng dẫn học sinh điền ví dụ.
- Có mấy kiểu văn bản? Căn cứ để phân loại văn bản là gì?
HS: Thảo luận trên phiếu học tập.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhận xét thống nhất ý kiến.
Có 6 kiểu văn bản ứng với 6 kiểu phương thức biểu đạt khác nhau.
I. Tìm hiểu chung về văn bản và phương thức biểu đạt:
1. Văn bản và mục đích giao tiếp.
- Giao tiếp là hoạt động truyền đạt và tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn từ.
-Văn bản có thể ngắn hoặc dài, có thể một đoạn hay nhiều đoạn có thể được viết ra hoặc nói ra. 
- Văn bản là chuỗi lời nói, bài viết có chủ đề thống nhất, mạch lạc.
2. Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt.
3. Hoạt động luyện tập.
- Mục tiêu: GV rèn rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho HS.
 * Năng lực tư duy, năng lực khái quát kiến thức. 
? Muốn đạt được hiệu quả khi giao tiếp ta cần có kĩ năng gì?
HS làm bài cá nhân – trả lời.
GV chốt kiến thức: Muốn đạt hiệu quả trong giao tiếp cần có kỹ năng sau: Học cách lắng nghe. Bắt đầu làm quen. Quan tâm đến cảm xúc của người khác
Trình bày trôi chảy. Không nên lặp từ. tranh ảnh có thể diễn đạt thay cả ngàn lời nói. Sự động viên khích lệ 
4. Hoạt động vận dụng (3 phút)
- Mục tiêu: Hiểu được kiểu văn bản
* Năng lực tư duy sáng tạo, năng lực khái quát kiến thức.
GV: HS giải thích được truyện truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” thuộc kiểu văn bản tự sự, nào?
HS: Hoạt động nhóm bàn 1 phút, trả lời, GV chốt kiến thức.
- Có một chuỗi các sự việc, hành động, nhân vật được trình bày theo một diễn biến mạch lạc.
- Có sự kiện mở đầu, sự kiện kết thúc
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng, sáng tạo (2 phút)
- Mục tiêu: HS sưu tầm một số đoạn văn; xác định phương thức biểu đạt
Năng lực: Sáng tạo, tự học.
- Về nhà học bài, sưu tầm một số đoạn văn thuộc các phương thức biểu đạt đã học.
- Xác định phương thức biểu đạt của các văn bản tự sự đã học.
- Soạn bài Thánh Gióng.
CHỦ ĐỀ: 
 ĐỌC – HIỂU TRUYỆN TRUYỀN THUYẾT VÀ VĂN TỰ SỰ 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết
về đề tài giữ nước.
- Những sự kiện và di tích phản ánh lịch sử đấu tranh giữ nước của ông cha ta được kể trong một tác phẩm truyền thuyết.	
- Nhân vật, sự kiện trong truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
- Cách giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra ở đồng bằng Bắc Bộ và khát vọng của người Việt cổ trong việc chế ngự thiên tai lũ lụt, bảo vệ cuộc sống của mình ttrong một truyền thuyết.
- Những nét chính về nghệ thuật của truyện: Sử dụng nhiều chi tiết kì lạ, hoang đường.
- Giúp hs: nắm được mục đích giao tiếp của tự sự, có khái niệm sơ bộ về phương thức tự sự trên cơ sở hiểu được mục đích giao tiếp của tự sự và bước đầu biết phân tích các sự việc trong văn tự sự.
- Vai trò của sự việc và nhân vật trong văn bản tự sự.
- Ý nghĩa và mối quan hệ của sự việc nhân vật trong văn bản tự sự.	
2. Kĩ năng:
- Đọc hiểu văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại.
- Thực hiện thao tác phân tích một vài chi tiết nghệ thuật kì ảo trong văn bản.
- Nắm bắt tác phẩm thông qua hệ thống các sự việc được kể theo trình tự thời gian. 
- Nắm bắt các sự kiện chính trong truyện.
- Xác định ý nghĩa của truyện. Kể lại được truyện.
- Rèn kỹ năng nhận diện các văn bản tự sự.
- Bước đầu tập viết, tập nói kiểu văn bản tự sự.
- Chỉ ra được sự việc, nhân vật trong một văn bản tự sự.
- Xác định sự việc, nhân vật trong một đề bài cụ thể.
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng tự hào về truyền thống anh hùng trong lịch sử chống ngọai xâm : kính trọng và biết ơn những người có công với non sông đất nước.
- Tự hào về truyền thống dựng nước của dân tộc và có ý thức phòng chống thiên tai, lũ lụt để bảo vệ cuộc sống của mình.
- HS tích cực học tập và nhận biết được văn bản tự sự.
- HS sử dụng văn bản tự sự đúng hoàn cảnh.
4. Định hướng phát triển năng lực:
 - Năng lực: Năng lực tư duy, năng lực hợp tác, Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực vận dụng, năng lực tự học.
- Năng lực cảm thụ thẩm mĩ và sáng tạo văn bản nghệ thuật.
II. Chuẩn bị:
1. GV: Phiếu học tập
2. HS: Học bài, soạn bài.
III. Tiến trình dạy học:
1. Hoạt động khởi động 
- Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS. Kích thích HS hình dung được sự tích Thánh Gióng.
- Nội dung, hình thức cần thực hiện: HS hoạt động cá nhân. HS nghe câu hỏi, trả lời miệng. Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá rồi dẫn dắt vào bài: Chủ đề đánh giặc cứu nước là chủ đề lớn, cơ bản, xuyên suốt LS văn học VN nói chung, văn học dân gian VN nói riêng. Thánh Gióng là truyện dân gian thể hiện rất tiêu biểu và độc đáo chủ đề này. Đây là một câu chuyện hay và hấp dẫn, lôi cuốn biết bao thế hệ người VN. Điều gì đã làm nên sức hấp dẫn, lôi cuốn của câu chuyện như vậy? Hi vọng rằng bài học hôm nay cô trò chúng ta sẽ giải đáp được thắc mắc đó.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới.
 Mục tiêu: 
- Đọc và tìm hiểu chung về văn bản.
- Tìm hiểu về hình tượng Thánh Gióng.
- HS hiểu được hình ảnh nào của Gióng.
- Giải thích được hội thi thể thao. HS viết được 1 đoạn văn.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu sơ lược về nội dung văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh 
- Giúp HS tìm hiểu về chân dung, cuộc giao tranh của hai vị thần và ý nghĩa của truyện.
- Kể diễn cảm truyện, hiểu được những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong việc phòng chống lũ lụt.
- Giúp HS tìm được những chi tiết tưởng tượng, kì ảo. Viết được tên một số truyện dân gian có liên quan đến lịch sử thời vua Hùng.
- Kể diễn cảm truyện, hiểu được những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong việc phòng chống lũ lụt.
- Giúp HS tìm được những chi tiết tưởng tượng, kì ảo. Viết được tên một số truyện dân gian có liên quan đến lịch sử thời vua Hùng.
Nắm được ý nghĩa và đặc điểm chung của phương thức tự sự.
- Giúp HS tìm ra phương thức tự sự được thể hiện trong câu chuyện
- HS xác định được văn bản bản tự sự và kể câu chuyện bằng miệng đã có sẵn.
- Giúp HS biết sáng tạo một câu chuyện để giải thích về nguồn gốc người Việt Nam tự xưng là con Rồng cháu Tiên
- Nội dung, hình thức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm
Ngày dạy: /9/2020 lớp 6A.
Tiết 5 THÁNH GIÓNG
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích.
Năng lực: Giải quyết vấn đề, hợp tác, trình bày.
GV: Hướng dẫn HS đọc bài.
HS: Đọc bài, HS khác nhận xét cách đọc.
GV: Nhận xét, đánh giá.
GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích.
GV: Cho HS hoạt động nhóm đôi, thời gian 4 phút tìm hiểu và trả lời các câu hỏi sau:
? Cho biết truyền thuyết là gì? Văn bản “TG” thuộc thể loại nào? Thời đại ra đời?
Truyện có những nhân vật nào? ai là nhân vật chính?
Bố cục của văn bản được chia làm mấy phần? Nội dung của mỗi phần là
 Đại ý của truyện là gì?
- HS: Trao đổi thảo luận, thống nhất, trình bày 
- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.
+ Thể loại: Truyền thuyết về thời đại Hùng Vương...
3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.
4. Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá	
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản.
Năng lực: Năng lực cảm thụ và sáng tạo văn bản nghệ thuật.
GV: Nguồn gốc ra đời của Gióng có gì lạ?
- Bà mẹ ướm chân vào vết chân to, thụ thai.
- Mang thai 12 tháng, lên ba mà không biết nói, biết cười.
GV: Câu nói đầu tiên của Gióng là câu nói nào? Với ai? Trong hoàn cảnh nào?
HS: Câu nói đầu tiên với sứ giả là yêu cầu cứu nước, là niềm tin sẽ chiến thắng giặc ngoại xâm. Giọng nói đĩnh đạc, đường hoàng cứng cỏi lạ thường.
GV: Câu nói đó mang ý nghĩa gì?
HS: Trả lời.
GV: Theo dõi văn bản và cho biết chi tiết nào nói lên sự trưởng thành của Thánh Gióng?
HS: Trả lời.
- Gióng lớn nhanh như thổi ăn mấy cũng không no,góp gạo nuôi chú bé.
GV: Chi tiết gióng lớn nhanh như thổi và việc dân làng góp gạo nuôi Gióng có ý nghĩa gì?
HS:Trả lời.
I. Đọc và tìm hiểu chung:
1. Đọc: SGK
2. Chú thích: SGK
3. Thể loại: Truyền thuyết thời đại Hùng Vương.
4. Nhân vật chính: Thánh Gióng - người anh hùng giữ nước.
5. Bố cục: 4 phần.
6. Đại ý: ca ngợi người anh hùng làng Gióng đã có công diệt giặc Ân cứu nước thời Hùng Vương thứ sáu. Truyện thể hiện sức mạnh của dân tộc ta, đồng thời phản ánh khát vọng có sức mạnh vô địch để đánh đuổi kẻ thù bảo vệ đất nước.
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Hình tượng Thánh Gióng.
a. Sự ra đời.
- Bà lão ướm chân vào vết chân to, thụ thai.
- Mang thai 12 tháng.
- Lên ba không biết nói, cười.
- Đặt đâu nằm đấy.
- Lớn nhanh như thổi.
- Vươn vai thành tráng sĩ.
-> Xuất thân bình dị nhưng cũng rất thần kì. Hình tượng người anh hùng trong công cuộc giữ nước 
b. Câu nói đầu tiên.
- Câu nói đầu tiên là yêu cầu được đánh giăc cứu nước.
Ý nghĩa: ý thức đánh giặc được đặt lên hàng đầu và thường trực từ tuổi bé thơ đáp ứng lời kêu gọi của Tổ quốc.
c. Sự trưởng thành:
* Những chi tiết nói lên sự trưởng thành của Gióng:
- Chú bé lớn nhanh như thổi.
- Cơm ăn mấy cũng không no.
- Áo vừa mặc đã căng đứt chỉ.
- Bà con góp gạo nuôi chú bé.
 Gióng lớn nhanh một cách kì diệu trong hoàn cảnh đất nước có giặc xâm lược.Thể hiện sức sống mãnh liệt, tinh thần yêu nước, đoàn kết của nhân dân ta.
- Gióng tiêu biểu cho sức mạnh toàn dân.
Ngày dạy: /9/2020 lớp 6A.
Tiết 6 
 THÁNH GIÓNG ( Tiếp) 
GV: Gióng yêu cầu sứ giả điều gì?
HS: Một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt.
GV: Treo tranh
GV: Dựa vào văn bản và tranh minh họa, em hãy miêu tả những chi tiết Thánh Gióng đánh giặc.
HS: Trình bày.
GV: Theo em, vì sao Thánh Gióng đánh thắng được giặc?
HS: Vì đó là người anh hùng có sức mạnh phi thường, có sự ủng hộ của dân làng.
GV: Việc Thánh Gióng nhổ tre ven đường đánh giặc có ý nghĩa gì?
- TG không chỉ đánh giặc bằng vũ khí vua ban mà còn đánh giặc bằng vũ khí tự tạo, đánh giặc cây tre của dân làng của đất nước.
GV: Khi đánh giặc xong TG đã làm gì? Tại sao TG không quay lại nhận phần thưởng?
HS: Trả lời.
- Không đòi hỏi công danh.
- Gióng là con trời giúp dân rồi lại trở về trời.
GV: Treo bức tranh 2.
GV: Em có cảm nhận ntn về hình ảnh TG qua tranh minh họa?
HS: Nêu cảm nhận. 
GV: Cho biết nghệ thuật của truyện.
GV: Hình tượng Gióng có ý nghĩa gì?
HS: Trả lời.
GV: Theo em, truyện Thánh Gióng có những chi tiết nào liên quan đến sự thật lịch sử?
HS: Trả lời.
Sắc phong vua ban, đền thờ hội làng, tre đằng ngà, làng Cháy, ao hồ liên tiếp.
HS: Đọc ghi nhớ sgk.
GV: Nhấn mạnh nội dung ghi nhớ và yêu cầu học thuộc.
1. Hình tượng Thánh Gióng:
a. Sự ra đời:
b. Câu nói đầu tiên:
d. Gióng ra trận đánh giặc.
- Với một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt.
- Thánh Gióng đánh tan quân giặc.
-> Lập chiến công phi thường, mang sức mạnh và ý chí của toàn dân.
e. Thánh Gióng bay về trời.
- Thánh Gióng bay về trời, trở về cõi vô biên bất tử.
- Tôn thêm giá trị cao quý của người anh hùng. Gióng bất tử phi thường
*Nghệ thuật:
- Người anh hùng mang màu sắc thần kì với những chi tiết kì ảo, phi thường. Hình tượng biểu tượng cho ý chí, sức mạnh của cộng đồng người Việt trước hiểm hoạ xâm lăng.
- Cách thức sâu chuỗi những sự kiện lịch sử trong quá khứ với những hình ảnh thiên nhiên đất nước.
- lí giải về ao hồ, núi Sóc, trre đằng ngà.
 2. Ý nghĩa của văn bản..
- Thánh Gióng ca ngợi hình tượng người anh hùng đánh giặc tiêu biểu cho sự trỗi dậy của truyền thống yêu nước, đoàn kết, tinh thần anh dũng kiên cường của dân tộc ta. 
* Ghi nhớ: (SGK).
3 .Hoạt động luyện tập, vận dụng.
Mục t

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_chuong_trinh_hoc_ki_1_nam_hoc_2020_202.doc