Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 20: Tập làm văn "Lời văn, đoạn văn tự sự" - Năm học 2018-2019

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 20: Tập làm văn "Lời văn, đoạn văn tự sự" - Năm học 2018-2019

I. Mức độ cần đạt:

- Hiểu thế nào là lời văn, đoạn văn tự sự.

- Biết cách phân tích, sử dụng lời văn, đoạn văn để đọc- hiểu văn bản và tạo lập văn bản.

II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:

1. Kiến thức:

- Lời văn tự sự dùng để kể người và kể việc.

- Đoạn văn tự sự: gồm một số câu, được xác định giữa hai dấu chấm xuống dòng.

2. Kĩ năng:

- Bước đầu biết cách dùng lời văn, triển khai ý, vận dụng vào đọc- hiểu văn bản tự sự.

- Biết viết đoạn văn, bài văn tự sự.

3. Thái độ:

- HS có ý thức vận dụng sáng tạo để viết câu văn, đoạn văn phù hợp.

III. Phương pháp, phương tiện, kĩ thuật dạy học phát triển năng lực:

1. Phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực:

- Trao đổi thảo luận nhóm, trình bày 1 phút về lời văn, đoạn văn tự sự.

- Động não, suy nghĩ về việc sử dụng lời văn, đoạn văn tự sự trong khi tạo lập văn bản.

2. Phương tiện:

- Sgk, giáo án, bảng phụ.

3. Phát triên năng lực:

 - Năng lực giao tiếp.

 - Năng lực sáng tạo.

 - Năng lực tự quản bản thân.

 - Năng lực giải quyết vấn đề.

 

doc 4 trang Hà Thu 2190
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 20: Tập làm văn "Lời văn, đoạn văn tự sự" - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27/10/2018
Ngày giảng: 
	Tập làm văn: Tiết 20: Lời văn, đoạn văn tự sự
I. Mức độ cần đạt:
- Hiểu thế nào là lời văn, đoạn văn tự sự.
- Biết cách phân tích, sử dụng lời văn, đoạn văn để đọc- hiểu văn bản và tạo lập văn bản.
II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
1. Kiến thức:
- Lời văn tự sự dùng để kể người và kể việc.
- Đoạn văn tự sự: gồm một số câu, được xác định giữa hai dấu chấm xuống dòng.
2. Kĩ năng:
- Bước đầu biết cách dùng lời văn, triển khai ý, vận dụng vào đọc- hiểu văn bản tự sự.
- Biết viết đoạn văn, bài văn tự sự.
3. Thái độ:
- HS có ý thức vận dụng sáng tạo để viết câu văn, đoạn văn phù hợp.
III. Phương pháp, phương tiện, kĩ thuật dạy học phát triển năng lực:
1. Phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực: 
- Trao đổi thảo luận nhóm, trình bày 1 phút về lời văn, đoạn văn tự sự.
- Động não, suy nghĩ về việc sử dụng lời văn, đoạn văn tự sự trong khi tạo lập văn bản.
2. Phương tiện:
- Sgk, giáo án, bảng phụ.
3. Phát triên năng lực:
	- Năng lực giao tiếp.
	- Năng lực sáng tạo.
	- Năng lực tự quản bản thân.
	- Năng lực giải quyết vấn đề.
IV. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức: 1’
- Lớp 6A2:
2. Kiểm tra bài cũ: 4’
H: Khi tìm hiểu đề văn tự sự, em cần lưu ý điều gì?
3. Bài mới: 
HĐ 1: Giới thiệu bài mới: (1’) 
Để hiểu được thế nào là văn tự sự, mỗi đoạn văn thường được diễn đạt như thế nào, cô cùng các em tìm hiểu.
Hoạt động của GV- HS
Nội dung cần đạt
HĐ 2 (20p): Tìm hiểu lời văn, đoạn văn tự sự.
Gọi HS đọc ví dụ.
H: Đoạn văn vừa đọc gồm mấy câu? Các câu giới thiệu nhân vật ntn?
- Đoạn 1: gồm 2 câu văn:
+ Câu 1: giới thiệu NV Hùng Vương và Mị Nương.
+ Câu 2: giới thiệu tình cảm và ý nguyện.
H: Đoạn 2 gồm mấy câu? Từng câu giới thiệu nhân vật ra sao?
- Đoạn 2 gồm 6 câu: Giới thiệu ST và TT.
+ Câu 1: Giới thiệu chung hai chàng đến cầu hôn.
+ Câu 2, 3: Giới thiệu Sơn Tinh ( lai lịch, tài năng, tên.)
+ Câu 4, 5: Giới thiệu TT ( lai lịch, tài năng, tên) .
+ Câu 6: kết lại: tài 2 người ngang nhau.
H: Trong 2 đoạn văn trên các câu văn được kể ntn?
HS: Kể theo thứ tự, không thể đảo lộn.
H: Vậy theo em thế nào là lời văn giới thiệu nhân vật? 
H: Lời văn giới thiệu nhân vật thường có từ, cụm từ gì?
HS: Có, người ta gọi là.
HS chú ý vào VD 3 trong Sgk.
H: Đoạn văn em vừa đọc kể về sự việc gì?
H: Đoạn văn kể về hành động nào của NV? Gạch dưới những từ chỉ hành động đó?
HS: + Đến sau không lấy được Mị Nương, đùng đùng nổi giận.
+ Đem quân đuổi theo.
+ Hô mưa, gọi gió,làm thành dông bão.
+ Dâng nước sông lên cuồn cuộn.
H: Các hành động trên được kể theo thứ tự nào?
HS: Trước - sau, nguyên nhân - kết quả.
H: Các hành động ấy đem lại kết quả gì? 
- Kết quả: lụt lớn: thành Phong Châu nổi lềnh bềnh trên một biển nước.
H: Những lời kể trùng điệp: “ nước ngập” ” nước dâng” gây cho em ấn tượng gì?
HS: Liên tiếp của hành động, sự dữ dội của Thủy Tinh.
H: Vậy theo em, lời văn kể sự việc có đặc điểm gì?
Gọi HS đọc lại các đoạn văn:
HS thảo luận theo tổ.
Nhóm 1: Mỗi đoạn văn trên đây biểu đạt ý chính nào?
Nhóm 2: Tại sao những ý chính biểu đạt như vậy lại được gọi là câu chủ đề?
HS: Vì chúng nêu lên ý chính, chủ đề của đoạn văn.
Nhóm 3: Các câu còn lại quan hệ với câu chủ đề như thế nào?
HS: Diễn đạt những ý phụ của ý chính, giải thích cho ý chính.
H: Vậy em hiểu gì về đoạn văn trong bài văn tự sự?
Gọi HS khái quát nội dung ghi nhớ.
HĐ 3 (15p): Luyện tập.
HS đọc các đoạn văn:
H: Mỗi đoạn văn trên kể về việc gì? Hãy gạch dưới câu chủ đề có ý quan trọng nhất của mỗi đoạn văn? 
H: Các câu triển khai chủ đề ấy theo trình tự nào? 
H: Cho biết câu nào đúng, câu nào sai? vì sao?
H: Em hãy viết câu giới thiệu các nhân vật: Thánh Gióng, Lạc Long Quân, Âu Cơ, Tuệ Tĩnh.
I. Lời văn, đoạn văn tự sự:
1. Lời văn giới thiệu nhân vật:
a. Ví dụ: ( Sgk - T 58 )
b. Nhận xét:
- Lời văn giới thiệu nhân vật là lời giới thiệu tên, họ, lai lịch, quan hệ, tính tình, tài năng, ý nghĩa của nhân vật.
2. Lời văn kể sự việc:
a. Ví dụ: ( Sgk – T 59 )
b. Nhận xét:
- Sự việc: TT dâng nước đánh ST.
- Là lời văn kể các hành động của nhân vật.
+ Các hành động được sắp xếp theo thứ tự trước – sau, nguyên nhân – kết quả.
+ Lời kể phải toát lên được tính chất của sự việc.
3. Đoạn văn: 
- Đoạn 1: Vua Hùng muốn kén rể.
- Đoạn 2: Hai thần đến cầu hôn, tài ngang nhau, đều xứng đáng làm rể.
- Đoạn 3: TT nổi giận dâng nước đánh ST.
- Các ý phụ: 
Đoạn 1: Kể theo thứ tự: trước sau, ý phụ trình bày trước dãn đến ý chính.
- Đ 2: Ý phụ giải thích cho ý chính.
- Đ 3: ý phụ giải thích cho ý chính.
=> Đoạn văn tự sự có từ hai câu trở lên, nhưng chỉ diễn đạt một ý chính. Đoạn văn tự sự được đánh dấu bằng chữ cái mở đầu viết hoa lùi đầu dòng và hết đoạn có dấu chấm xuống dòng. 
- Ý chính thường nằm ngay trong câu chủ đề.
- Các câu khác nêu ý phụ hoặc giải thích câu chủ đề.
* Ghi nhớ: ( Sgk - T 59 )
II. Luyện tập:
1. Bài 1:
a, Câu chủ đề: cậu chăn bò rất giỏi.
- Trình tự triển khai: ý giỏi được triển khai qua nhiều ý phụ:
+ Chăn suốt ngày, từ sáng đến tối.
+ Dù nắng, dù mưa như thế nào, bò đều được no căng bụng.
b, Câu chủ đề: hai cô chị ác, hay hắt hủi Sọ Dừa, cô Út hiền lành, đối xử với Sọ Dừa tử tế.
- Trình tự triển khai: câu 1: dẫn dắt, giải thích.
c, Câu chủ đề: Tính cô còn trẻ con lắm.
- Trình tự triển khai: Các câu sau nói rõ tính còn trẻ con ấy biểu hiện như thế nào.
2. Bài 2: 
a. Sai: Vì lộn xộn.
b. Đúng: Vì kể theo thứ tự lô gic.
3. Bài 3:
- Thánh Gióng là vị anh hùng đánh giặc Ân.
- Ở miền đất Lạc Việc, có một vị thần thuộc nòi rồng, tên là Lạc Long Quân.
- Ở miền núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần.
- Tuệ Tĩnh là danh y lỗi lạc đời Trần.
4. Củng cố bài giảng: 3’
H: Khi viết lời văn kể người, kể việc cần lưu ý điều gì?
H: Viết đoạn văn cần chú ý điều gì?
5. Dặn dò: 1’
	- Về nhà các em học thuộc ghi nhớ trong Sgk.
	- Soạn bài: “ Luyện nói kể chuyện”.
Rút kinh nghiệm:
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_20_tap_lam_van_loi_van_doan_van_t.doc