Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 29-32 - Năm học 2020-2021

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 29-32 - Năm học 2020-2021

I.Mục tiêu

*Yêu cầu chuẩn KTKN

 Chỉ ra vai trò của ngôi kể và biết lựa chọn ngôi kể trong văn tự sự. Thực hành chuyển đổi ngôi kể, rút ra nhận xét.

 Hiểu được ngôi thứ 3, ngôi thứ nhất trong các văn bản đã học.

 Chọn ngôi phù hợp với đặc điểm thể loại và nhu cầu biểu hiện nội dung

 *Yêu cầu đối với HS khá giỏi: Nhập vai và kể chuyện.

 II. Chuẩn bị

- HS: soạn bài theo y/c của GV

- GV: Máy chiếu

 III. Tổ chức hoạt động dạy và học

1. Ổn định tổ chức (1p)

2. Kiểm tra đầu giờ( 1p)

- Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS

 3.Hoạt động dạy và học. (37p)

 *Khởi động: (2p)

 - GV đưa 1 đề TLV:

 Kể truyện “Em bé thông minh” bằng lời văn của em.

 H: Với đề văn trên, ta phải chọn ngôi kể như thế nào cho thích hợp?

 *TL: - Ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba.

 * GV dẫn dắt vào bài: Trong văn tự sự, có lúc ta kể chuyện theo ngôi thứ nhất nhưng có lúc kể chuyện theo ngôi thứ ba. Vậy tác dụng của ngôi kể và đặc điểm của từng loại ngôi kể như thế nào? Tiết học này, ta sẽ cùng tìm hiểu.

 

doc 54 trang Hà Thu 30/05/2022 2300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 29-32 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/10/2020
Ngày giảng : 26/10/2020
BÀI 8 - TIẾT 29 
 DANH TỪ
I. Mục tiêu
*Yêu cầu chuẩn KTKN
 Hiểu và, nêu được đặc điểm của danh từ. Nhận diện được danh từ. 
 Xác định được danh từ trong khi nói, viết; vận dụng đặt câu văn có sử dụng danh từ đơn giản.
 *Yêu cầu đối với HS khá giỏi: Viết đoạn văn có sử dụng danh từ. 
II. Chuẩn bị
- HS: Soạn bài theo HD của GV
- GV: máy chiếu, hệ thống VD minh họa
III.Tiến trình tổ chức các hoạt động
1. Ổn định tổ chức (1p)
2. Kiểm tra: K.tra c.bị bài. 
H: Nêu các nguyên nhân mắc lỗi dùng từ và nêu cách sửa?
3. Hoạt động dạy và học
* Khởi động: (3p)
Cách 1 : HS chơi trò chơi Ai nhanh hơn: 4 bạn lên bảng thi trong 1 phút ai lấy được nhiều VD về danh từ bạn đó chiến thắng.
Một HS lí giải vì sao xác định đó là danh từ.
Cách 2 : Ra câu đố: 
Tôi là một dụng cụ mà bạn dùng để kẻ đường thẳng? (thước kẻ, e ke)
Tôi là người anh hùng có công đánh đuổi giặc Ân? Tôi là ai? (Thánh Gióng)
Tôi đã có công đánh đuổi quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 983. Tôi là ai? (Ngô Quyền) 
H: Các từ thước kẻ, e ke, Thánh Gióng, Ngô Quyền thuộc từ loại gì? 
 -HĐCN -> GVKL và dẫn vào bài. Vậy thế nào là danh từ và danh từ giữ chức vụ gì trong câu 
- GV dẫn dắt vào bài: Những từ đó có phải là danh từ không, nó có khả năng kết hợp với những từ nò và có chức vụ gì trong câu cô trò ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
* Hình thành kiến thức
Hoạt động của GV &HS
Nội dung
HĐ1: HD tìm hiểu khái niệm danh từ (10p)
GV chiếu silde 1
- HS đọc 
 - VD: Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao cho ba con trâu ấy để được chín con. 
HĐ cá nhân1p
H: Hãy xác định danh từ và cụm danh từ trong câu trên? Trong các danh từ đó, danh từ nào chỉ người, danh từ nào chỉ vật, danh từ nào chỉ khái niệm?
- HS chia sẻ
 GVKL
H: Danh từ là gì?
(Danh từ: là từ chỉ người, hiện tượng, khái niệm .)
Y/c HS học kết luận trong SGK/53
H : Tìm 3 danh từ, đặt câu với 3 danh từ vừa tìm được.
HS đặt câu
HĐ2: HD tìm hiểu đặc điểm của danh từ (19p)
Chiếu silde 2. Đọc VD sau, HĐN4 (5p) 
VD : 
a, Vua //sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao cho ba con trâu ấy để được chín con. 
b. Có ông vua nọ sai một viên quan đi dò la khắp nước tìm người tài giỏi.
c. Mẹ em //là giáo viên.
Câu hỏi :
1.Xác định CN, VN trong câu và cho biết danh từ giữ chức vụ chủ yếu gì trong câu ?
2. Chỉ ra những từ kết hợp với danh từ để tạo thành cụm từ trong các câu trên ?
HS báo cáo trên má chiếu vật thể
Gọi HS trình bày, chia sẻ -> GVKL
 ( GV giới thiệu cụm DT)
H. Danh từ giữ chức vụ ngữ pháp gì trong câu ?
H : Danh từ có thể kết hợp với những từ nào để tạo thành cụm DT ?
-HS HĐ cá nhân 1p, chia sẻ
-GVKL. ( y/c HS học trong SGK/53)
- KL: +Chức vụ ngữ pháp của DT: DT là chủ ngữ khi làm VN cần có “là” đứng trước
+ Khả năng kết hợp của danh từ: DT kết hợp với từ chỉ số lượng ở trước , chỉ từ ở sau -> cụm DT. 
- GV gọi HS lên bảng lấy VD về danh từ, đặt câu, xác định CN, VN.
* BT Thêm: *H: Đặt câu với các danh từ: Thúng, gạo nếp, con trâu, vua?
- Đặt câu
a. Thúng gạo nếp /rất thơm.
 CN
b. Con trâu ấy/ là trâu đực.
 CN VN
c. Vua Hùng/ có công dựng nước.
 CN
HĐ3 : HD luyện tập (8p)
HĐCĐ (5p)
- HS thùc hiÖn yªu cÇu BT1, ý a, b (tr 53) 
-Đại diện cặp đôi chia sẻ
-GVKL :
- Thường đứng trước DT chỉ người: ông, bà, chú, bác, anh, chị, thằng ; giám đốc; Cô thư kí, ngài...
- Thường đứng trước DT chỉ đồ vật: Cái, bức, tấm, chiếc, quyển, bộ, tờ, que, quả. 
VD: Bức tranh này rất đẹp...
- GV giao bài tập thêm:
Bài 1: Em hãy đặt một câu đơn có danh từ làm chủ ngữ, một câu có danh từ làm vị ngữ?
Vườn hoa này /rất đẹp.
Lan/ là học sinh giỏi.
 Chuyển: Danh từ “Vườn” “Hoa” có nghĩa chỉ gì?
( Vườn: Đơn vị; Hoa: Sự vật )
Vậy danh từ có DT chỉ đơn vị và DT chỉ sự vật.
Bài 2: Nghĩa của các danh từ in đậm dưới đây có gì khác các danh từ đứng trước?
- ba con trâu
- một viên quan
- ba thúng gạo
- sáu tạ thóc
* TL: Các DT 
+ Trâu, quan, gạo, thóc: DT chỉ sự vật
+ Con, viên, thúng, tạ: DT chỉ đơn vị để tính đến người, vật ...
*Bài tập dành cho học sinh giỏi: Viết đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu trong đó có sử dụng danh từ (gạch chân dưới danh từ)
- HS chia sẻ
 GVKL
I. Tìm hiểu về danh từ
1. Khái niệm về danh từ
a. Bài tập
- Chỉ người: Vua 
- Chỉ vật: con trâu, thúng gạo nếp
- Chỉ khái niệm: làng 
- Chỉ hiện tượng : bão, lũ, sấm...
-> Danh từ
b. Kết luận
- Danh từ là những từ chỉ người, sự vật, khái niệm, hiện tượng...
VD: cây bàng, học sinh, bàn, ghế...
2. Đặc điểm của danh từ
a. Bài tập
 - Chức vụ ngữ pháp: Danh từ thường làm chủ ngữ, khi làm vị ngữ (có từ là đứng trước)
VD: 
+ Vua Hùng /chọn người nối ngôi.
 DT (CN) VN
+ Mẹ em /là giáo viên
 DT(VN)
 - Khả năng kết hợp: 
+ Từ chỉ số lượng (đứng trước)
+ Các chỉ từ ấy, này, đó (đứng sau).
VD: Ba con trâu ấy.
 số từ DT chỉ từ
 Ông vua nọ
 DT
b. Kết luận: (TL-53)
II. Luyện tập
Bài 1(TL/54)
a. Các từ đứng trước danh từ chỉ người: ông, vị, cô, viên, ngài, bác, chú, ...
b. Thường đứng trước danh từ chỉ đồ vật: ví dụ: bức, cái, tấm, chiếc, hũ, lọ, mảnh, dải, bó, chiếc...
-> DT chỉ đơn vị (đứng trước DT chỉ SV)
Bài tập thêm: Viết đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu trong đó có sử dụng danh từ (gạch chân dưới danh từ)
Ngôi trường em đang học là trường trung học cơ sở Nguyễn Huệ. Ngôi trường có ba dãy phòng học hình chữ U, rộng rãi, thoáng mát. Rải rác khắp sân trường có những cây bàng xanh tươi, vừa che bóng mát vừa tạo mảng xanh cho ngôi trường. Dọc dãy hành lang có những hàng ghế đá để chúng em ngồi đọc sách, báo trong giờ ra chơi. Phía sau ngôi trường có khoảng sân rất rộng, để chúng em vui chơi thỏa thích. Em rất quý ngôi trường này và em xem nó như ngôi nhà thứ hai của mình.
4. Củng cố(2p)
H. Thế nào là danh từ, đặc điểm của danh từ
5. Hướng dẫn học sinh tự học (2p)
* Bài cũ: 
-Học khái niệm theo TL trang 53( đặc điểm của danh từ, các nhóm danh từ chỉ đơn vị và chỉ sự vật.) 
- Đặt câu, viết đoạn văn XĐ chức năng ngữ pháp của danh từ. 
* Bài mới: 
- Chuẩn bị bài
+ Ngôi kể trong văn tự sự: Thực hiện yêu cầu 1,2 tài liệu trang 54
+ Thi kể chuyện: Nhập vai nhân vật trong các truyện đã học kể lại truyện.
Ngày soạn: 23/10/2020
Ngày giảng : 26/10/2020
BÀI 8 - TIẾT 30,31 
NGÔI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ
I.Mục tiêu
*Yêu cầu chuẩn KTKN
 Chỉ ra vai trò của ngôi kể và biết lựa chọn ngôi kể trong văn tự sự. Thực hành chuyển đổi ngôi kể, rút ra nhận xét. 
 Hiểu được ngôi thứ 3, ngôi thứ nhất trong các văn bản đã học. 
 Chọn ngôi phù hợp với đặc điểm thể loại và nhu cầu biểu hiện nội dung
 *Yêu cầu đối với HS khá giỏi: Nhập vai và kể chuyện. 
 II. Chuẩn bị
HS: soạn bài theo y/c của GV
GV: Máy chiếu
 III. Tổ chức hoạt động dạy và học
Ổn định tổ chức (1p)
Kiểm tra đầu giờ( 1p)
- Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS
 3.Hoạt động dạy và học. (37p)
 *Khởi động: (2p)
 - GV đưa 1 đề TLV:
 Kể truyện “Em bé thông minh” bằng lời văn của em.
 H: Với đề văn trên, ta phải chọn ngôi kể như thế nào cho thích hợp?
 *TL: - Ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba.
 * GV dẫn dắt vào bài: Trong văn tự sự, có lúc ta kể chuyện theo ngôi thứ nhất nhưng có lúc kể chuyện theo ngôi thứ ba. Vậy tác dụng của ngôi kể và đặc điểm của từng loại ngôi kể như thế nào? Tiết học này, ta sẽ cùng tìm hiểu.
 *HĐ hình thành kiến thức
Hoạt động của GV &HS
Nội dung
HĐ1: Tim hiểu k/n ngôi kể và vai trò của ngôi kể ( 20p)
- HS đọc đ.văn và t/hiện yêu cầu mục a (1,2)
a.1: 1.1: Đáp án: A
 1.2. Đáp án: B
GV giải thích thêm:
+ Đ1: Trong đv, người kể gọi tên các nv chính tên của chúng là Mã Lương, vua...
Dấu hiệu: Người kể giấu mình, không biết ai kể, nhưng người kể có mặt khắp nơi, kể như người ta kể. 
+ Đ2: Từ dùng xưng hô trong đoạn trích là “tôi” là Dế Mèn, không phải tác giả Tô Hoài. 
Dấu hiệu: người kể trực tiếp kể ra những điều mình nghe, thấy, nghĩ. 
a.2: + Đoạn văn 1: Người kể chuyện có thể kể tự do mọi chuyện xảy ra với nhân vật. Kể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nv. Đây là ngôi kể hay được sử dụng. 
GV: Các truyện cổ dân gian, các truyện văn xuôi trung đại trong cuốn NV 6 đều được kể theo ngôi thứ 3.VD: Em bé T.minh, Thạch Sanh 
+ Đoạn văn 2: Người kể chỉ kể những điều mình nghe, mình thấy...Trực tiếp nói ra cảm tưởng, ý nghĩ của mình. 
GVKL: 
- Ngôi 3: Kể linh hoạt, tự do. 
- Ngôi 1: Trực tiếp nói ra cảm tưởng, ý nghĩ của mình. 
- HS đọc đ.văn và t/hiện yêu cầu mục b (tr54) HĐCĐ – 3’- T/bày, chia sẻ
- là vị trí giao tiếp.
- ngôi thứ nhất
- ngôi thứ ba
- tác giả
- HS đọc đ.văn và t/hiện yêu cầu mục c (tr54) HĐCĐ – 3’- T/bày, chia sẻ
GV: + Khi sö dông ng«i kÓ thø nhÊt: Mang tÝnh chñ quan.
+ Khi kÓ ng«i thø 3: Mang tÝnh kh¸ch quan nhiÒu h¬n.
H. Vì sao các truyện cổ tích, truyền thuyết thường sử dụng ngôi kể thứ ba và khi viết thư người ta thường sử dụng ngôi kể thứ nhất?
* Cổ tích, truyền thuyết kể theo ngôi thứ ba.
- Đã xảy ra rất lâu, ngày nay chúng ta không được chứng kiến.
- Kể theo kí ức cộng đồng, thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá hay ước mơ chung của nhân dân chứ không phải theo quan sát và nhận xét của bản thân người kể.
 - Hơn nữa, nhân vật cũng chỉ là những kiểu nhân vật chức năng, không có tâm tư tình cảm.
* Khi viết thư ta dùng ngôi thứ nhất vì:
- Khi viết thư, sử dụng ngôi 1: Tôi, mình, anh, em, - > bộc lộ tính chủ quan, chân thực, riêng tư.
- Nếu sử dụng ngôi thứ ba -> Thiếu chân thực trước người đọc.
H. Thế nào là ngôi kể, ngôi kể thứ nhất, ngôi kể thứ ba?
- HS đọc đoạn văn và thực hiện yêu cầu mục c (3') (tr 54) 
- HĐCĐ – 3’- T/bày, chia sẻ
GV nhấn mạnh ưu điểm, hạn chế của từng ngôi kể và lưu ý học sinh: Khi thay đổi ngôi kể có thể phải thay đổi lời kể cho thích hợp.
HĐ2: HD luyện tập (15p)
HĐN 4 (5p), đại diện trình bày, chia sẻ.
GVKL
HĐCN-10p ( báo cáo, chai sẻ )
Hs trình bày dàn ý. Các h/s khác có ý kiến nhận xét, bổ sung.
Gv nhận xét.
Gv chữa một đến hai bài. Các bài khác về nhà tự sửa.
Bài tập về nhà 
+ HS Tb: Viết một đoạn văn mở bài, kết bài. Nêu đủ các sự việc.
+ HS khá-giỏi: Viết được phần mở bài, một đoạn văn 1 ý của phần thân bài. Trình bày bằng lời văn của mình thành một đoạn văn.
Mẹ biết không, hằng ngày con được học nhiều tiết học hay và lý thú. Nhưng tiết học Sử của ngày hôm nay đã để lại cho con nhiều điều thích thú hơn cả.
Tiết 2
Khởi động : H. Thế nào là ngôi kể, ngôi kể thứ nhất, ngôi kể thứ ba?
HS xác định yêi cầu của đề
H : Em hãy gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng ? Những từ đó cho em biết điều gì ?
HS HĐ cá nhân 
GV chốt 
H : Để tìm ý chúng ta phải làm gì ?( đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi)
H: Với đề trên em sẽ kể những sự việc nào? H§ nhóm bàn (10’) 
HS nªu c¸c sù viÖc, chia sẻ
GV chốt
Nhắc lại bố cục bài văn tự sự?nội dung của từng phần?
Gồm 3 phần
1. Mở bài: Giới thiệu về nhân vật , sự việc
2. Thân bài: Kể diễn biến câu chuyện bằng lời văn của em
3. Kết bài: Kết thức câu truyện
Để lập dàn ý chúng ta phải làm gì?( sắp xết các ý đã tìm được thành bố cục 3 phần.)
H: HS lập dàn ý
HS HĐ nhóm 4, báo cáo chia sẻ 
GV chốt 
H: Bước 3 chúng ta thục hiện yêu cầu gì?
- Cho HS viết phần MB, KB
- Hs viết bài mở bài, trình bày, chia sẻ.
.
-HS viết đoạn mở bài, chữa trên máy chiếu vật thể.
+ HS Tb: Viết một đoạn văn mở bài, kết bài. Nêu đủ các sự việc.
+ HS khá-giỏi: Viết được phần mở bài, một đoạn văn 1 ý của phần thân bài. Trình bày bằng lời văn của mình thành một đoạn văn.
- Hs viết bài, đọc chia sẻ, NX.
- GV NX chữa bài. GV đoc bài tham khảo
I. Ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự
1. Bài tập: TL/53,54
Bài tập a. Ngôi kể
- Đoạn 1: người kể giấu mình-> kể linh hoạt, tự do. -> Sử dụng ngôi kể thứ 3
- Đoạn 2: Dế Mèn -> kể những điều nghe thấy, nhìn thấy, mình trải qua, trực tiếp nói ra cảm tưởng, suy nghĩ. ->Sử dụng ngôi kể thứ nhất
Bài tập b: Vai trò của ngôi kể trong văn tự sự.
Bài tậpc. Lựa chọn ngôi kể 
- Cần lựa chọn ngôi kể thích hợp để đạt được để đạt hiệu quả giao tiếp. 
2. Kết luận (TL/54)
- k/n ngôi kể
- ngôi kể thứ nhất
- Ngôi kể thứ ba
Lưu ý
* Cần lựa chọn ngôi kể phù hợp vì mỗi ngôi kể có ưu điểm, hạn chế riêng:
- ngôi kể thứ nhất: mang tính cá nhân, cảm xúc được bộc lộ chân thực, tạo được sự tin tưởng của người nghe nhưng không thể kể linh hoạt được, thiếu tính khách quan.
- Ngôi kể thứ ba: Người kể có mặt ở khắp nơi, kể linh hoạt câu chuyện mang tính khách tuy vậy thiếu đi tính chủ quan
II. Luyện tập
*Bài tập 2 (tr.54)
- Thay đổi ngôi kể 1 thành ngôi kể 3. Thay "tôi" = "Dế Mèn".
- Nhận xét: 
+ Đoạn văn mới nhiều tính khách quan như đã xảy ra.
+ Đoạn văn cũ: Nhiều tính chủ quan như là đang xảy ra trước mắt người đọc qua giọng kể của người trong cuộc.
Bài tập.
 Lập dàn ý cho đề văn:Dùng ngôi thứ nhất để kể cho người thân nghe về một buổi học của em ở trường hôm nay.
*Dàn ý 
1. Mở bài - Giới thiệu câu chuyện mà em định kể (chuyện buồn cười, chuyện cảm động gặp ở trường)
 2. Thân bài
- Không gian và thời gian em kể cho bố mẹ
+ Em kể cho bố mẹ nghe vào thời điểm nào?
+ Khi đó em và bố mẹ đang làm gì?
- Kể lại câu chuyện:
+ Thời gian, địa điểm diễn ra câu chuyện
+ Con người, sự vật xuất hiện trong chuyện
+ Diễn biến câu chuyện
+ Kết thúc câu chuyện
- Phản ứng của bố mẹ
+ Nếu là chuyện cười: bật cười sảng khoái, bất ngờ, ngạc nhiên
+ Nếu là chuyện cảm động: xúc động, thương xót, cảm thông- 
 3. Kết bài: Cảm nghĩ của em về câu chuyện
*Viết bài.
Vid dụ : Mẹ biết không, hằng ngày con được học nhiều tiết học hay và lý thú. Nhưng tiết học Sử của ngày hôm nay đã để lại cho con nhiều điều thích thú hơn cả.
Bài tập : Kể về kỉ niệm thời thơ ấu làm em nhớ mãi
1. Tìm hiểu đề , tìm ý
* Tìm hiểu đề 
- Kiểu bài: tự sự
- Nội dung : một kỉ niệm sâu sắc hồi thơ ấu
- Phương thức biểu đạt :Tự sự (chính) kết hợp với biểu cảm và miêu tả 
- Ngôi kể: ngôi 1
*Tìm ý
Kỉ niệm đó là gì? xảy ra bao giờ? Có liên quan đến ai? Ấn tượng khi nhớ về kỉ niệm ấy ?
Sự việc diễn ra như thế nào ? Kết thức sự việc ?
2.Lập dàn ý
1. Mở bài
-Dẫn dắt: Thơ văn, bài hát ( liên quan đến kỉ niệm sẽ kể)
- Giới thiệu về kỉ niệm: chuyện gì?xảy ra bao giờ? Có liên quan đến ai?
- Nêu cảm xúc chung khi nhớ về kỉ niệm
2. Thân bài
- Trình bày diễn biến câu chuyện
(Sự việc diễn ra như thế nào -> phát triển đến cao trào -> các giải pháp tháo gỡ, tác động đến mình như thế nào?)
- Thể hiện rõ ấn tượng sâu sắc qua KN đó
3. Kết bài
- Kết thúc câu chuyện.
- Cảm xúc suy nghĩ của bản thân (Bài học và ấn tượng?)
3. ViÕt bµi 
*Đoạn mở bài
Tham kh¶o
 Thời thơ ấu, mỗi khi nhắc đến ba từ ấy, trái tim em lại thổn thức. Bao nhiêu kỉ niệm tuôn trào nhưng chỉ có những cách diều là em nhớ mãi. Ôi! “những cánh diều” thuở nào.
*Đoạn kết bài
Tham kh¶o
 Bây giờ, cánh diều thuở nào đã bị xếp xó để nhường thời gian cho những cua kèm liên hồi. Tuy rằng, em không còn được chạy nhảy trên cánh đồng đầy rơm rạ nữa. Những cảm giác bay bổng cùng cánh diều sẽ không bao giờ phai nhạt trong kí ức của em mãi mãi 
4.Củng cố (3p)
- Ngôi kể là gì? Có mấy ngôi kể? Vai trò của từng ngôi kể?
5.Hướng dẫn học sinh tự học (3p)
-Học phần ghi nhớ, tài liệu (tr54)
- Tập nhập vai nhân vật kể lại câu chuyện theo nội dung TL/55
 - Dựa vào bảng đánh giá kết quả để nhận xét, đánh giá để tập kể theo các tiêu chí chấm điểm.
Đề 1. Kể về kỉ niệm thời thơ ấu làm em nhớ mãi
1. Tìm hiểu đề , tìm ý
* Tìm hiểu đề 
- Kiểu bài: tự sự
- Nội dung : một kỉ niệm sâu sắc hồi thơ ấu
- Phương thức biểu đạt :Tự sự (chính) kết hợp với biểu cảm và miêu tả 
- Ngôi kể: ngôi 1
*Tìm ý
Kỉ niệm đó là gì? xảy ra bao giờ? Có liên quan đến ai? Ấn tượng khi nhớ về kỉ niệm ấy ?
Sự việc diễn ra như thế nào ? Kết thức sự việc ?
2.Lập dàn ý
1. Mở bài
-Dẫn dắt: Thơ văn, bài hát ( liên quan đến kỉ niệm sẽ kể)
- Giới thiệu về kỉ niệm: chuyện gì?xảy ra bao giờ? Có liên quan đến ai?
- Nêu cảm xúc chung khi nhớ về kỉ niệm
2. Thân bài
- Trình bày diễn biến câu chuyện
(Sự việc diễn ra như thế nào -> phát triển đến cao trào -> các giải pháp tháo gỡ, tác động đến mình như thế nào?)
- Thể hiện rõ ấn tượng sâu sắc qua KN đó
3. Kết bài
- Kết thúc câu chuyện.
- Cảm xúc suy nghĩ của bản thân (Bài học và ấn tượng?)
3. ViÕt bµi 
*Đoạn mở bài
Tham kh¶o
 Thời thơ ấu, mỗi khi nhắc đến ba từ ấy, trái tim em lại thổn thức. Bao nhiêu kỉ niệm tuôn trào nhưng chỉ có những cách diều là em nhớ mãi. Ôi! “những cánh diều” thuở nào.
*Đoạn thân bài 
Tham kh¶o
 Nhớ những buổi trưa hè, lũ trẻ trong làng tụ tập lại thả diều thi. Chúng chạy lấy trớn để những cơn gió nồm nâng cánh diều lên. Ôi! Hạnh phúc biết bao khi thấy con diều của mình từ bay lên, đùa giỡn với cơn gió. Em cùng mấy đứa bạn trong xóm cùng nhau hò hét tranh đua. Có đứa diều tốt, bay cao nhất, nó cứ nổ mãi. Rồi khi có một con diều nào đó vươn lên đứng nhất thì mặt nó tức lắm, có gắng đánh rớt con diều đáng ghét kia. Có anh không may sở hữu một chiếc diều dỏm. Vừa lên trời đã chống mũi xuống đất. Có chiếc chạy hụt hơi mà chỉ quay tròn. À, mà nói vậy chứ không phải thứ hạng cánh diều chỉ dựa vào diều tốt hay dỏm mà một phần còn nhờ tài nghệ của dân thả diều. Trong lúc thả với tay điêu nghệ, em đã được chúng chỉ cho vài chiêu nâng diều. Nào là khi diều rơi thì giựt giựt đôi tay, nào là khi thả diều thì phải cầm theo keo và một ít dây diều. Nếu thấy hôm ấy gió mạnh thì gắn thêm một đoạn dây vào dây diều, còn nếu gió nhẹ diều bay không nổi thì gở một ít dây ra cho nó nhẹ Nhờ những kinh nghiệm quý báu đó mà thi thoảng em cũng được biệt hiệu “vua thả diều”. À, mà hình như em chưa nói cái chuyện này thì phải, chả là khi cuối buổi thả, diều nào bay cao nhất thì người thả sẽ được cái biệt hiệu quý báu ấy.
*Đoạn kết bài
Tham kh¶o
 Bây giờ, cánh diều thuở nào đã bị xếp xó để nhường thời gian cho những cua kèm liên hồi. Tuy rằng, em không còn được chạy nhảy trên cánh đồng đầy rơm rạ nữa. Những cảm giác bay bổng cùng cánh diều sẽ không bao giờ phai nhạt trong kí ức của em mãi mãi 
Đề 1. Kể về một lần em mắc lỗi.
1. Tìm hiểu đề , tìm ý
* Tìm hiểu đề 
- Kiểu bài: tự sự
- Nội dung : một lần em mắc lỗi
- Phương thức biểu đạt :Tự sự (chính) kết hợp với biểu cảm và miêu tả 
- Ngôi kể: ngôi 1
*Tìm ý
Kỉ niệm đó là gì? xảy ra bao giờ? Có liên quan đến ai? Ấn tượng khi nhớ về kỉ niệm ấy ?
Sự việc diễn ra như thế nào ? 
+ Hoàn cảnh khiến em gây ra lỗi lầm.
+ Hành động của em gây ra hậu quả như thế nào?
+ Em có suy nghĩ gì về những hành động sai trái đó?
Kết thức sự việc ?
2.Lập dàn ý
1. Mở bài
-Dẫn dắt: Thơ văn, bài hát ( liên quan đến kỉ niệm sẽ kể)
- Giới thiệu về kỉ niệm: chuyện gì?xảy ra bao giờ? Có liên quan đến ai?
- Nêu cảm xúc chung khi nhớ về kỉ niệm
2. Thân bài
- Trình bày diễn biến câu chuyện
(Sự việc diễn ra như thế nào -> phát triển đến cao trào -> các giải pháp tháo gỡ, tác động đến mình như thế nào?)
- Thể hiện rõ ấn tượng sâu sắc qua KN đó
3. Kết bài
- Kết thúc câu chuyện.
- Cảm xúc suy nghĩ của bản thân (Bài học và ấn tượng?)
3. ViÕt bµi 
*Đoạn mở bài:Dẫn dắt và giới thiệu kỉ niệm về một lần em mắc lỗi.
Tham kh¶o
 Nhịp thời gian trôi đi, mọi thứ dần trở thành những kỉ niệm, góp phần làm nên quá khứ của mỗi người, làm động lực thúc đẩy cho hiện tại và tương lai. Những sự việc qua đi, để lại trong ta nhiều ấn tượng khó phai, là những bài học quý giá trong hành trình sống. Trong đó, kỉ niệm về một lần mắc lỗi với mẹ - nói dối mẹ khiến em còn nhớ mãi.
*Đoạn thân bài 
Ý 1: Hoàn cảnh
Tham kh¶o
Ý 1: Hoàn cảnh
Tham kh¶o: Kì nghỉ hè bắt đầu, em cũng các bạn cùng trang lứa được nghỉ ở nhà để thư giãn và chuẩn bị cho một năm học mới. Nghe lời cô giáo, khi nghỉ ở nhà bên cạnh việc học thì em còn giúp bố mẹ làm công việc nhà đơn giản.
Ý 2: Diễn biến
Tham kh¶o
 Buổi sáng hôm ấy, trước khi đi làm mẹ dặn em dọn dẹp nhà cửa và em vui vẻ nhận lời. Em chăm chỉ lau chùi thật sạch sẽ từng ngóc ngách, sắp xếp lại các đồ vật trong nhà cho ngăn nắp. Bàn tay em bỗng dừng lại, ánh mắt sáng lên khi thấy một chiếc bình hoa rất đẹp. Chiếc bình không to lắm, trông có vẻ khá cũ nhưng được mẹ cất khá kĩ càng, chiếc bình sáng lên một màu lấp lánh với những hoa văn trạm trổ rất tinh tế. Em nghĩ đây là lọ hoa rất có ý nghĩa với mẹ, có lẽ mẹ coi đó như sự gắn bó của một kỉ niệm nào đó, lưu giữ lại trong tâm trí nên mẹ rất hiếm khi dùng đến lọ hoa này. Em cầm lên ngắm nghía say sưa, mường tựa ra những kỉ niệm đã gắn bó với mẹ. Đó có thể là quà mà bà ngoại tặng mẹ chăng hay là chiếc bình hoa thời con gái mẹ thích. 
Ý 3: Diễn biến sự việc phát triển
Tham kh¶o
 Đang miên man trong dòng suy tưởng thì bỗng nhiên một âm thanh lớn dội đến, em giật bắn mình và đánh rơi chiếc lọ hoa.Trước mặt em bây giờ là một đống thủy tinh vỡ vụn, em rất hoảng sợ và không biết phải làm sao. Bàn tay run lẩy bẩy nhưng vẫn cố lấy lại bĩnh tĩnh, hót đống đổ nát. Xong việc, em nghĩ cách che giấu tội lỗi, em quyết định sẽ nói dối mẹ. 
Ý 2: Diễn biến sự việc phát triển cao trào
Tham kh¶o
 Khi mẹ đi làm về, em tươi cười chạy ra, hỏi han, lấy nước cho mẹ uống. Những hành động nhiệt tình hơn cả mọi ngày. Với khuôn mặt ngây thơ và vô tội, em nói vố mẹ là con mèo chạy qua làm vỡ chiếc lọ hoa, như không có chuyện gì liên quan đến mình. Khuôn mặt mẹ biến sắc, từ sự sửng sốt, bất ngờ rồi đến buồn rầu. Mẹ không nói câu gì, lặng lẽ đi vào trong phòng.
Ý 4: Tháo gỡ sự việc 
Tham kh¶o: Em bỗng thấy ái ngại, băn khoăn, suy nghĩ và buồn về những hành động, những suy nghĩ đã làm mẹ phiền lòng. Sau cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt, em quyết định sẽ đi xin lỗi mẹ.
*Đoạn kết bài
Tham kh¶o 1:
 Bây giờ, cánh diều thuở nào đã bị xếp xó để nhường thời gian cho những cua kèm liên hồi. Tuy rằng, em không còn được chạy nhảy trên cánh đồng đầy rơm rạ nữa. Những cảm giác bay bổng cùng cánh diều sẽ không bao giờ phai nhạt trong kí ức của em mãi mãi 
Tham kh¶o2:
Đến bây giờ đã ba năm trôi qua, mảnh giấy đó vẫn nằm yên trong tủ đồ của mẹ. Tôi yêu mẹ vô cùng, và tự nhủ sẽ không bao giờ để mẹ buồn nữa. Tôi cũng rút ra được bài học quý báu: Khi bạn biết xin lỗi bố mẹ, bạn sẽ có nhiều hơn một thứ bạn vẫn đang có, đó là tình thương.
"Từ thuở sinh ra tình mẫu tử
Trao con ấm áp tựa nắng chiều".
Đọc sách, tôi rất thích một câu nói của nhà văn người Úc: "Không có gì là hoàn hảo, có chăng chỉ là sự đề cao mà thôi". Đúng, thử hỏi trong chúng ta có ai dám tự nói mình chưa mắc lỗi dù chỉ một lần không? Tôi cũng vậy, có lẽ tôi không thể quên lỗi lầm mình gây ra hôm đó, khiến người tôi yêu quý nhất – mẹ tôi, buồn lòng.
Hôm ấy, đất dát vàng ánh nắng, trời mát dịu, gió khẽ hôn lên má những người đi đường. Nhưng nó sẽ là ngày tuyệt đẹp, nếu tôi không có bài kiểm tra khoa học tệ hại đến như vậy, hậu quả của việc không chịu ôn bài. Về nhà, tôi bước nhẹ lên cầu thang mà chân nặng trĩu lại. Tôi buồn và lo vô cùng, nhất là khi gặp mẹ, người tôi nói rất chắc chắn vào tối qua: "Con học bài kỹ lắm rồi". Mẹ đâu biết khi mẹ lên nhà ông bà, ba đi công tác, tôi chỉ ngồi vào bàn máy tính chứ nào có ngồi vào bàn học, bởi tôi đinh ninh rằng cô sẽ không kiểm tra, vì tôi được mười điểm bài trước, nào ngờ cô cho làm bài kiểm tra mười lăm phút. Chả lẽ bây giờ lại nói với mẹ: "Con chưa học bài hôm qua" sao? Không, nhất định không. Đứng trước cửa, tôi bỗng nảy ra một ý "Mình thử nói dối mẹ xem sao". Nghĩ như vậy, tôi mở cửa bước vào nhà. Mẹ tôi từ trong bếp chạy ra. Nhìn mẹ, tôi chào lí nhí "Con chào mẹ". Như đoán biết được phần nào, mẹ tôi hỏi: "Có việc gì thế con"? Tôi đưa mẹ bài kiểm tra, nói ra vẻ ấm ức: Con bị đau tay, không tập trung làm bài được nên viết không kịp"... Mẹ tôi nhìn, tôi cố tránh hướng khác. Bỗng mẹ thở dài! "Con thay quần áo rồi tắm rửa đi!". Tôi "dạ" khẽ rồi đi nhanh vào phòng tắm và nghĩ thầm: "Ổn rồi, mọi việc thế là xong". Tôi tưởng chuyện như thế là kết thúc, nhưng tôi đã lầm. Sau ngày hôm đó, mẹ tôi cứ như người mất hồn, có lúc mẹ rửa bát chưa sạch, lại còn quên cắm nồi cơm điện. Thậm chí mẹ còn quên tắt đèn điện, điều mà lúc nào mẹ cũng nhắc tôi. Mẹ tôi ít cười và nói chuyện hơn. Đêm đêm, mẹ cứ trở mình không ngủ được. Bỗng dưng, tôi cảm thấy như mẹ đã biết tôi nói dối. Tôi hối hận khi nói dối mẹ. Nhưng tôi vẫn chưa đủ can đảm để xin lỗi mẹ. Hay nói cách khác, tôi vẫn chưa thừa nhận lỗi lầm của mình. Sáng một hôm, tôi dậy rất sớm, sớm đến nỗi ở ngoài cửa sổ sương đêm vẫn đang chảy "róc rách" trên kẽ lá.
Nhìn mẹ, mẹ vẫn đang ngủ say. Nhưng tôi đoán là mẹ mới chỉ ngủ được mà thôi. Tôi nghĩ: quyển "Truyện về con người" chưa đọc, mình đọc thử xem". Nghĩ vậy, tôi lấy cuốn sách đó và giở trang đầu ra đọc. Phải chăng ông trời đã giúp tôi lấy cuốn sách đó để đọc câu chuyện "lỗi lầm" chăng ! "...Khi Thượng đế tạo ra con người, Ngài đã gắn cho họ hai cái túi vô hình, một túi chứa lỗi lầm của mọi người đeo trước ngực, còn cái túi kia đeo ở sau lưng chứa lỗi lầm của mình, nên con người thường không nhìn thấy lỗi của mình". Tôi suy ngẫm: "Mình không thấy lỗi lầm của mình sao?". Tôi nghĩ rất lâu, bất chợt mẹ tôi mở mắt, đi xuống giường. Nhìn mẹ, tự nhiên tôi đi đến một quyết định: Đợi mẹ vào phòng tắm, rồi lấy một mảnh giấy nắn nót đề vài chữ. Mẹ tôi bước ra, tôi để mảnh giấy trên bàn rồi chạy ù vào phòng tắm. Tôi đánh răng rửa mặt xong, đi ra và chuẩn bị ăn bữa sáng ngon lành do mẹ làm. Và thật lạ, mảnh giấy ghi chữ: "Con xin lỗi mẹ" đã biến đâu mất, thay vào đó là một chiếc khăn thơm tình mẹ và cốc nước cam. Tôi cười, nụ cười mãn nguyện vì mẹ đã chấp nhận lời xin lỗi của tôi.
Đến bây giờ đã ba năm trôi qua, mảnh giấy đó vẫn nằm yên trong tủ đồ của mẹ. Tôi yêu mẹ vô cùng, và tự nhủ sẽ không bao giờ để mẹ buồn nữa. Tôi cũng rút ra được bài học quý báu: Khi bạn biết xin lỗi bố mẹ, bạn sẽ có nhiều hơn một thứ bạn vẫn đang có, đó là tình thương.
"Từ thuở sinh ra tình mẫu tử
Trao con ấm áp tựa nắng chiều".
Kể về một kỉ niệm hồi thơ ấu làm em nhớ mãi - Mẫu 1
“Thời thơ ấu”, mỗi khi nhắc đến ba từ ấy, trái tim em lại thổn thức. Bao nhiêu kỉ niệm tuôn trào nhưng chỉ có những cách diều là em nhớ mãi. Ôi! “Những cánh diều” thuở nào.
Nhớ những buổi trưa hè, lũ trẻ trong làng tụ tập lại thả diều thi. Chúng chạy lấy trớn để những cơn gió nồm nâng cánh diều lên. Ôi! Hạnh phúc biết bao khi thấy con diều của mình từ bay lên, đùa giỡn với cơn gió. Em cùng mấy đứa bạn trong xóm cùng nhau hò hét tranh đua. Có đứa diều tốt, bay cao nhất, nó cứ nổ mãi. Rồi khi có một con diều nào đó vươn lên đứng nhất thì mặt nó tức lắm, cố gắng đánh rớt con diều đáng ghét kia. Có anh không may sở hữu một chiếc diều dỏm. Vừa lên trời đã chống mũi xuống đất. Có chiếc chạy hụt hơi mà chỉ quay tròn. À, mà nói vậy chứ không phải thứ hạng cánh diều chỉ dựa vào diều tốt hay dỏm mà một phần còn nhờ tài nghệ của dân thả diều. Trong lúc thả với tay điêu nghệ, em đã được chúng chỉ cho vài chiêu nâng diều. Nào là khi diều rơi thì giật giật đôi tay, nào là khi thả diều thì phải cầm theo keo và một ít dây diều. Nếu thấy hôm ấy gió mạnh thì gắn thêm một đoạn dây vào dây diều, còn nếu gió nhẹ diều bay không nổi thì gỡ một ít dây ra cho nó nhẹ. Nhờ những kinh nghiệm quý báu đó mà thi thoảng em cũng được biệt hiệu “vua thả diều”. À, mà hình như em chưa nói cái chuyện này thì phải, chả là khi cuối buổi thả, diều nào bay cao nhất thì người thả sẽ được cái biệt hiệu quý báu ấy.
Bây giờ, cánh diều thuở nào đã bị xếp xó để nhường thời gian cho những cua kèm liên hồi. Tuy rằng, em không còn được chạy nhảy trên cánh đồng đầy rơm rạ nữa. Những cảm giác bay bổng cùng cánh diều sẽ không bao giờ phai nhạt trong ký ức của em mãi mãi.
Kể về một kỉ niệm hồi thơ ấu làm em nhớ mãi - Mẫu 2
Năm nay, em đã là học sinh lớp 6 nhưng những kỉ niệm hồi còn thơ ấu em không bao giờ quên. Trong những kỉ niệm ấy có chuyện rèn luyện chữ viết hồi em học lớp 3. Em trở thành học sinh giỏi Văn cũng là nhờ một phần vào những ngày rèn luyện gian khổ ấy.
Trong các môn học, em sợ nhất môn Chính tả vì chữ em rất xấu. Mỗi khi đến giờ chép Chính tả theo lời cô đọc, em thấy khổ sở vô cùng. Chưa bao giờ em đạt điểm cao môn này. Nhiều buổi tối, em giở tập, lặng nhìn những điểm kém và lời phê nghiêm khắc của cô giáo rồi buồn và khóc. Mẹ thường xuyên theo dõi việc học tập của em. Biết chuyện, mẹ không rày la trách mắng mà ân cần khuyên nhủ:
Con lớn rồi, phải cố tập viết sao cho đẹp. Ông bà mình bảo nét chữ là nết người đấy con ạ !
Em ngẫm nghĩ và thấy lời khuyên của mẹ rất đúng. Vì thế em quyết tâm tập viết hằng ngày, đến bao giờ chữ em trở nên sạch đẹp mới thôi.
Em tự đề ra cho mình kế hoạch mỗi ngày dành ra một tiếng đồng hồ tập chép. Trước hết, em chép lại những bài tập đọc trong sách giáo khoa. Sau đó, tập chép những bài thơ ngắn. Mẹ dạy em cách cầm bút sao cho thoải mái để viết lâu không bị mỏi tay. Em học theo và đã quen dần với cách cầm bút ấy. Mỗi bài, em viết nhiều lần ra giấy nháp, khi nào tự thấy đã tương đối sạch đẹp thì mới chép vào vở. Xong xuôi em nhờ mẹ chấm điểm. Những bài đầu, mẹ chi cho điểm 5, điểm 6 vì em viết còn sai chính tả và nét chữ chưa đều. Em không nản chí, càng cố gắng hơn.
Đến bài thứ chín, thứ mười, em đã có nhiều tiến bộ. Những dòng chữ đều đặn, ngay hàng thẳng lối hiện dần ra dưới ngòi bút của em. Mẹ không ngừng động viên làm cho em tăng thêm quyết tâm phấn đấu.
Lần đầu tiên được cô giáo cho điểm mười “Chính tả”, em vô cùng sung sướng. Cô giáo khen em trước lớp và khuyên các bạn hãy coi em là gương tốt để học tập.
Em luôn nhớ lời mẹ và thầm cảm ơn mẹ. Em cầm quyển vở có điểm 10 đỏ tươi về khoe với mẹ. Mẹ xoa đầu em nói:
- Thế là con đã chiến thắng được bản thân. Con đã trở thành người học sinh có ý chí và nghị lực trong học tập. Mẹ tự hào vệ con. Ba con biết tin này chắc là vui lắm!
Từ đó, cái biệt danh Tuấn gà bới mà các bạn tinh nghịch trong lớp đặt cho em không còn nữa. Tuy vậy, em vẫn kiên trì tập viết để nét chữ ngày một đẹp hơn. Sau Tết, em sẽ tham gia hội thi “Vở sạch chữ đẹp” do trường tổ chức.
Đúng là “Có chí thì nên”, “Có công mài sắt có ngày nên kim”, phải không các bạn?
Kể về một kỉ niệm hồi thơ ấu làm em nhớ mãi - Mẫu 3
Trong mỗi cuộc đời, có biết bao kỉ niệm đẹp về tình cảm gia đình và tình bạn, những kỷ niệm ấy thật thiêng liêng cao đẹp biết bao. Nhưng ấn tượng sâu nặng nhất đối với tôi là những kỷ niệm hồi học ở trường tiểu học.
Ngôi trường của tôi ở nông thôn nên không có nét đẹp gì đặc biệt. Nhưng nó đã 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_29_32_nam_hoc_2020_2021.doc