Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 35-140 - Năm học 2019-2020 - Trịnh Thị Hà

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 35-140 - Năm học 2019-2020 - Trịnh Thị Hà

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức:

- Ôn tập một cách có hệ thống những kiến thức đã học trong phần tiếng việt lớp 6.

- Danh từ, động từ, tính từ;cụm danh từ, cụm tính từ, cụm động từ.

- Các thành phần chính của câu.

- Các kiểu câu.

- Các phép nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ.

- Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy.

2. Kỹ năng:

- Nhận ra các từ loại và phép tu từ.

- Chữa được các lỗi về câu và dấu câu.

3. Thái độ:

 - HS ý thức ôn tập tổng hợp kiến thức phần Tiếng Việt.

*) Kĩ năng sống:

- Tự nhận thức và xác định cách ứng xử, sống khiêm tốn, biết tôn trọng người khác qua cách sử dụng từ.

4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực hợp tác, tự giải quyết vấn đề, trình bày, tự học, xử lí thông tin, kĩ năng giao tiếp

B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS:

 1. Thầy: Giáo án.

2. Trò: Học bài, làm bài tập.

C. PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT DẠY HỌC:

1. Phương pháp:

- Vấn đáp.

- Giải quyết vấn đề.

- Dạy học theo nhóm.

2. Kĩ thuật:

- Chia nhóm.

- Trình bày một phút.

- Động não.

 

docx 35 trang tuelam477 3690
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 35-140 - Năm học 2019-2020 - Trịnh Thị Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 35: NS: 1/5/
Tiết 133: TỔNG KẾT PHẦN TẬP LÀM VĂN
A. MỤC TIÊU CẦN DẠT.
1. Kiến thức: 
- Củng cố kiến thức về đặc đểm các phương thức biểu đạt đã học, bố cục bai văn.
- Ôn lại kiến thức về văn miêu tả, tự sự.
- Hệ thống kiến thức về các phương thức biểu đạt đã học.
- Đặc điểm và cách thức tạo lập các kiểu văn bản.
- Bố cục các loại văn bản đã học.
 2. Kỹ năng: 
- Nhận biết các phương thức biểu đạt đã học trong các văn bản cụ thể.
- Phân biệt được ba loại văn bản :tự sự, miêu tả, hành chính- công vụ (đơn từ)
- Phát hiện lỗi sai và sửa về đơn từ.
3. Thái độ:
 - HS ý thức được bài học về cách ứng xử, lối sống, đạo đức
*) Kĩ năng sống: 
 - Tự nhận thức và xác định cách ứng xử, sống khiêm tốn, biết tôn trọng người khác.
 - Giao tiếp, phản hồi, lắng nghe tích cực trình bày suy nghĩ ý tưởng cảm nhận của bản thân về những bài viết.
4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực hợp tác, tự giải quyết vấn đề, trình bày, tự học, xử lí thông tin, kĩ năng giao tiếp 
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS:
 1. Thầy: Giáo án.
2. Trò: Học bài, làm bài tập.
C. PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT DẠY HỌC:
1. Phương pháp: 
- Vấn đáp.
- Giải quyết vấn đề.
- Dạy học theo nhóm.
2. Kĩ thuật: 
- Chia nhóm.
- Trình bày một phút.
- Động não.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Khởi động (5 phút).
1. Ổn định: Nắm sỉ số HS.
2. Hoạt động tạo hứng thú cho HS:
 GV đặt vấn đề bằng cách cho hs xem tranh minh họa về các thể loại truyện đã học.
3. Giới thiệu bài mới: 
Hoạt động : Hình thành kiến thức (30 phút).
Phân biệt phương thức biểu đạt ở các văn bản.
HS phát biểu các văn bản theo từng phương thức.
Phương thức tự sự:
Phương thức miêu tả, biểu cảm, nghị luận, nhật dụng, hành chính công vụ.
(Có thể sử dụng bảng thống kê ở SGV trang 181 để hướng dẫn HS tìm hiểu).
Lưu ý HS:
Một số văn bản có thể xếp vào 2 loại văn bản khác nhau vì trong đó có sự đan xen giữa 2 loại phương thức biểu biểu đạt.
Xác định phương thức biểu đạt chính trong các văn bản.
HS nhìn vào bảng thống kê (SGV trang 121) hoặc sự phân chia như GV đã hướng dẫn để phát hiện ra các phương thức biểu đạt chính ở các văn bản.
Giới thiệu cho HS bảng ở Sgk trang 156 thực hiện các yêu cầu của Sgk đưa ra.
Hướng dẫn HS tìm đặc điểm và cách làm các văn bản thuộc các thể loại khác nhau.
1. Phương thức biểu đạt ở các văn bản.
* Phương thức tự sự:
Bao gồm các văn bản thuộc các thể loại: truyền thống, ngụ ngôn, ngụ ngôn, cổ tích, cười, ba truyện trung đại, Bài học đường đời đầu tiên, Bức tranh của em gái tôi, Buổi học cuối cùng, Lượm, Đêm nay Bác không ngủ.
* Phương thức miêu tả:
Sông nước Cà Mau, Vượt thác, Cô Tô, Cây tre, Lao xao, Cây tre VN, Động Phong Nha.
* Phương thức biểu cảm:
Lượm, Đêm nay Bác không ngủ, Cô Tô, Cây tre VN, Lao xao, Cầu Long Biên, 
* Nghị luận:
Lòng yêu nước, Bức thư của thủ lĩnh da đỏ.
* Nhật dụng (thuyết minh, giới thiệu): Cầu Long Biên, Bức thư của thủ lĩnh da đỏ, Động Phong Nha.
* Hành chính công vụ.
Đơn từ.
2. Phương thức biểu đạt chính ở một số văn bản.
- Thạch Sanh: tự sự.
- Lượm: tự sự, miêu tả, biểu cảm. Mưa: tả, biểu cảm.
- Dề Mèn phiêu lưu ký: tự sự + miêu tả.
- Cây tre VN: miêu tả + biểu cảm 
3. Đã thực hành luyện tập các phương thức văn bản đó.
4. Đặc điểm và cách làm
a. Đặc điểm.
Văn bản
Mục đích
Nội dung
Hình thức
Tự sự
Giải thích, thông báo sự việc, nhận thức.
Nhân vật, sự việc, thời gian, địa điểm, diễn biến, kết quả.
Văn xuôi, thơ.
Miêu tả
Cho hình dung, cảm nhận
Tính chất, thuộc tính, trạng thái sự vật, cảnh vật, con người
Văn xuôi, thơ
Đơn từ
Đề đạt yêu cầu
Lý do và yêu cầu
Theo mẫu
b. Cách làm:
Các phần
Tự sự
Miêu tả
Mở bài
Giới thiệu nhân vật, tình huống, sự việc.
Giới thiệu đối tượng miêu tả.
Thân bài
Diễn biến tình tiết theo trình tự nhất định.
Miêu tả đối tượng từ xa à gần, từ bao quát à cụ thể, từ trên à xuống dưới (theo trật tự quan sát)
Kết bài
Kết quả sự việc, suy nghĩ.
Cảm xúc, suy nghĩ, cảm tưởng.
HS trả lời các câu hỏi từ 3 à 7 ở Sgk (phần II: Đặc điểm và cách làm)
Lưu ý HS:
² Không có nhân vật, sự việc sẽ rời rạc, vụn nát, thiếu tập trung, không thành truyện; không có sự việc, nhân vật sẽ nhạt nhẽo, đơn điệu, vô vị, không tạo thành cốt truyện.
² Chủ đề không được thể hiện qua nhân vật, sự việc, nhất định sẽ khô khan, không có tính thuyết phục.
GV nêu câu hỏi.
HS nhớ bài cũ, trả lời.
Hướng dẫn HS: 
Thứ tự thời gian làm cho câu chuyện mạch lạc, rõ ràng, dễ theo dõi.
Thứ tự không gian làm cho cảnh vật hiện lên có trật tự, có thứ tự dễ xem, dễ ngắm 
Tả theo mạch cảm xúc sẽ làm câu chuyện lắm sự bất ngờ, hấp dẫn.
Lấy ví dụ ở bài “Bài học đường đời đầu tiên”, “Mưa”
5. Mối quan hệ giữa nhân vật, sự việc, chủ đề trong tự sự.
* Sự việc phải do nhân vật làm ra.
* Nhân vật, sự việc phải cùng tập trung làm nổi bật chủ đề.
6. Nhân vật trong tự sự thường được kể và miêu tả qua hình dáng, ngôn ngữ, tài năng, lai lịch.
7. Thứ tự kể và ngôi kể có tác dụng làm câu chuyện thêm linh hoạt.
8. Miêu tả đòi hỏi phải quan sát sự vật, hiện tượng, con người để tả cho thật đúng, tránh được sự lung tung, hời hợt 
* Luyện tập: Câu 1, 2, 3/ 157.
Hoạt động 3: Luyện tập (7 phút).
 Viết đoạn văn khoảng 10 câu có sử dụng phối hợp phương thức kể chuyện và phương thức miêu tả về một đề tài tự chọn.
 Gợi ý: 
Một thắng cảnh, di tích ở quê em.
Ngày khai trường.
Một nhân vật em tưởng tượng ra.
Hoạt động 4: Vận dụng: (02 phút).
Vẽ bản đồ tư duy về nội dung ôn tập ở trên.
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng. (bài tập về nhà)
 Viết bài văn ngắn miêu tả về cảnh đẹp mà em yêu thích.
*) Hoạt động tiếp nối: (Hướng dẫn về nhà) (1 phút).
- Hoàn thành bài tập phần tìm tòi mở rộng.
- Chuẩn bị bài “ Tổng kết phần Tiếng Việt”.
E. RÚT KINH NGHIỆM:
NS: 15/4/
Tuần 35 :
Tiết 135: TỔNG KẾT PHẦN TIẾNG VIỆT
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức: 
- Ôn tập một cách có hệ thống những kiến thức đã học trong phần tiếng việt lớp 6.
- Danh từ, động từ, tính từ;cụm danh từ, cụm tính từ, cụm động từ.
- Các thành phần chính của câu.
- Các kiểu câu.
- Các phép nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ.
- Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy.
2. Kỹ năng: 
- Nhận ra các từ loại và phép tu từ.
- Chữa được các lỗi về câu và dấu câu.
3. Thái độ:
 - HS ý thức ôn tập tổng hợp kiến thức phần Tiếng Việt.
*) Kĩ năng sống: 
- Tự nhận thức và xác định cách ứng xử, sống khiêm tốn, biết tôn trọng người khác qua cách sử dụng từ.
4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực hợp tác, tự giải quyết vấn đề, trình bày, tự học, xử lí thông tin, kĩ năng giao tiếp 
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS:
 1. Thầy: Giáo án.
2. Trò: Học bài, làm bài tập.
C. PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT DẠY HỌC:
1. Phương pháp: 
- Vấn đáp.
- Giải quyết vấn đề.
- Dạy học theo nhóm.
2. Kĩ thuật: 
- Chia nhóm.
- Trình bày một phút.
- Động não.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Khởi động (5 phút).
1. Ổn định: Nắm sỉ số HS.
2. Hoạt động tạo hứng thú cho HS:
 GV đặt vấn đề bằng cách cho hs xem mô hình tổng hợp kiến thức bằng sơ đồ. 
3. Giới thiệu bài mới: 
Hoạt động : Hình thành kiến thức (30 phút).
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Khởi động.
HS ôn tập trước ở nhà, đến lớp trình bày những điều đã học bằng các sơ đồ đã có ở cuối Sgk/ 167, 168.
GV dành ½ thời gian cho việc luyện tập. Có thể in phôtô nội dung kiến thức ôn tập ở sách thiết kế bài giảng (từ trang 313 à 318). 
Thời lượng không nhiều, GV cần chọn giải các bài tập ôn tập.
Sau khi cho HS nhắc lại một số khái niệm về từ loại, về câu, GV cho HS thực hiện một số bài tập sau:
* Hoạt động 2: Luyện tập.
Bài tập 1: Cho các từ sau: đất đai, đất cát, đền đài, đền chùa, tim tím, đỏ đỏ, sáng sáng, tối tối, đêm đêm, người người, ruộng rẫy, ruộng nương, làm ăn, làm lụng, làm lẽ, làm lành.
? Xác định từ ghép, từ láy.
Bài tập 2: Phát hiện và sửa lỗi cho các câu sau:
a. Vì quang cảnh ngày khai trường thật nhộn nhịp, vui tươi.
à Quang cảnh ngày khai trường thật nhộn nhịp, vui tươi.
b. Trong một ngày thuộc được mười từ tiếng Anh.
à Trong một ngày Lan thuộc được mười 
c. Cuốn sách Bắc mới mua này.
à Cuốn sách này Bắc mới mua.
GV cho một câu, yêu cầu HS xác định: từ loại, kiểu câu, dấu câu, phép tu từ có trong câu.
* Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
- Xem lại bài.
- Giờ sau ôn tập tổng hợp.
I. Bài học:
Nhắc lại các khái niệm.
II. Luyện tập.
1. Xác định từ láy, từ ghép.
* Từ ghép: Đất cát, đền chùa, ruộng rẫy, ruộng nương, làm ăn, làm lẽ, làm lành.
* Từ láy: làm lụng, tim tím, đỏ đỏ 
2. Chữa lỗi câu:
* Câu (a). Thừa từ “vì” (câu sai về nghĩa).
Sửa: bỏ từ “vì”, câu sẽ có trọn kết cấu chủ vị.
Câu b: thiếu chủ ngữ.
Sửa thêm chủ ngữ.
Câu c: Sắp xếp từ không theo trật tự
Sửa: Sắp xếp lại các từ.
3. Luyện tập tổng hợp.
Câu: Với một vẻ đẹp tổng hợp, độc đáo riêng, động Phong Nha được xem là “kỳ quan đệ nhất động”
a. Từ loại:
- Danh từ: vẻ đẹp, động, Phong Nha, kỳ quan, đệ nhất.
- Tính từ: đặc sắc, độc đáo, riêng.
- Động từ: được, xem.
- Số từ: một.
* Không có chỉ từ, phó từ, lượng từ.
b. Câu: là câu đơn không có hệ từ “là”.
- Trạng ngữ: Với một vẻ đẹp đặc sắc, độc đáo riêng.
- Chủ ngữ: Động Phong Nha.
- Vị ngữ: được xem là “kỳ quan đệ nhất động”
c. Dấu câu: Dùng dấu phẩy để ngăn các thành phần cùng chức vụ ngữ pháp.
d. Phép tu từ: Không thực hiện.
Hoạt động 3: Luyện tập (7 phút).
 Viết đoạn văn khoảng 10 câu có sử dụng biện pháp nghệ thuật tu từ nhân hóa và so sánh.
 Gợi ý: 
Một cảnh đẹp mà em thích.
Ngày khai trường vào lớp 6.
Giờ ra chơi.
Hoạt động 4: Vận dụng: (02 phút).
Vẽ bản đồ tư duy về nội dung ôn tập ở trên.
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng. (bài tập về nhà)
 Tìm những câu tục ngữ, ca dao, thơ có sử dụng các biện pháp nghệ thuật tu từ đã học.
*) Hoạt động tiếp nối: (Hướng dẫn về nhà) (1 phút).
- Hoàn thành bài tập phần tìm tòi mở rộng.
- Chuẩn bị bài “ Chương trình địa phương phần Văn: tìm hiểu sự tích thác Trị An”.
E. RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày soạn:16/4
Tuần 35 - Tiết 136:
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
(Phần Văn)
Văn bản: SỰ TÍCH THÁC TRỊ AN
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức: 
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện Sự tích Thác Trị An; vẻ đẹp của hai
nhân vật Sora Đina và Điểu Du. Kể lại được truyện này.
- Bước đầu nắm được một số đặc điểm truyện cổ tích thế sự.
2. Kỹ năng
- Biết cách đọc, tóm tắt được tác phẩm .
- Cảm nhận vẻ đẹp của nhân vật.
- Phát hiện một số biện pháp tu từ được sử dung trong văn bản.
3 .Thái độ: 
- Ý thức được tình yêu, đùm bọc thương yêu nhau trong gia đình. Tình yêu thương giữa con người với con người, yêu quê hương, đất nước.
4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực hợp tác, tự giải quyết vấn đề, trình bày, tự học, xử lí thông tin, kĩ năng giao tiếp 
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS:
 1. Thầy: Giáo án.
2. Trò: Học bài, tìm tài liệu.
C. PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT DẠY HỌC:
1. Phương pháp: 
- Vấn đáp.
- Giải quyết vấn đề.
- Dạy học theo nhóm.
2. Kĩ thuật: 
- Chia nhóm.
- Trình bày một phút.
- Động não.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Khởi động (5 phút).
1. Ổn định: Nắm sỉ số HS.
2. Hoạt động tạo hứng thú cho HS:
 GV đặt vấn đề bằng cách cho hs xem phim cảnh hồ Trị An và thác nước.
 3. Giới thiệu bài mới: GV giới thiệu một số danh lam thắng cảnh trên địa bản tỉnh Đồng Nai. Đồng Nai là vùng đất có lịch sử hình thành và phát triển hơn 300 năm. Trong quá trình “khai sơn phá thạch” trên vùng đất mới ở phía Nam, người Đồng Nai đã nhận ra có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, để lại dấu ấn với nhiều tên gọi quen thuộc như thác Trị An, Hang Bạch Hổ (Định Quán) Bằng trí tưởng tượng phong phú, để ca ngợi tình yêu, đấu tranh chống lại cái ác,cái xấu, truyện Sự tích thác Trị An ra đời không những nhằm giải thích một cái tên gọi của hiện tượng tự nhiên mà còn hướng con người thực hiện khát vọng sống cao đẹp.
Hoạt động : Hình thành kiến thức (30 phút).
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
*Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
Giáo viên giới thiệu: 
Một số đặc điểm của truyện cổ tích thế sự:
+ Nội dung: phản ánh những xung đột trong quan hệ gia đình và xã hội thời kỳ
xã hội có giai cấp.
+ Nhân vật: diễn biến số phận của nhân vật về cơ bản tương ứng với diễn biến
của cuộc sống hiện thực; kết thúc số phận của nhân vật bất hạnh trong truyện cổ tích
thế sự thường không đẹp đẽ, có hậu như trong truyện cổ tíchthần kỳ.
+ Yếu tố thần kỳ: truyện cổ tích thế sự có rất ít hoặc thường là không có yếu tố
thần kỳ; và yếu tố thần kỳ chỉ có tác dụng nhấn mạnh ý nghĩa của một sự kiện hiện
thực.
?Em nào biết Thác Trị An nằm ở vị trí nào trên vùng đất Đồng Nai.
Gv giới thiệu: Một số tư liệu cho biết Thác Trị An xưa ở đất Biên Hoà danh tiếng với cảnh thác hùng vĩ. Đây là thác cuối cùng trong dòng chảy của sông Đồng Nai trước khi chảy vào vùng bình nguyên miệt hạ. Thác Trị An vào những năm đầu thế kỷ XX cho thấy cảnh thác rộng, nước chảy cuồn cuộn.
Có người từng ví von hình ảnh sống động của dòng sông Đồng Nai phía trên thác Trị An như một sơn nữ hồn nhiên, tràn đây sức sống Đến thác Trị An như một dấu ấn mà dòng sông bỗng hoá thân làm người phụ nữ hiền hoà, êm dịu đổ vào vùng bình nguyên với dòng nước bao dung ôm lấy những cù lao, êm xuôi đổ về biển.
 Thác Trị An gắn liền nhiều chuyện tích dân gian thật thú vị, huyền hoặc. Ở đó, có chàng dũng sĩ diệt thú dữ cứu dân làng, gắn với một người mở đất vùng lam sơn chướng khí, chuyện tình của đôi trai gái khác sắc tộc yêu nhau.
? Cách vào truyện Sự tích Thác Trị An có giống với các chuyện cổ dân gian khác không?
 -Truyện Sự tích Thác Trị An có cách vào chuyện giống với các chuyện cổ dân gian khác, bắt đầu bằng một ý niệm mang tính phiếm chỉ về thời gian “Ngày xửa, ngày xưa ” Đó cũng là mô -típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt Nam và truyện cổ các dân tộc vùng Đông Nam Á.
? Trong cách giải thích sự hình thành Thác Trị An có gì đáng chú ý nào.
-Trong cách giải thích sự hình thành Thác Trị An, yếu tố thần kì ít xuất hiện trong câu chuyện; kết thúc truyện không có hậu, thậm chí là bi kịch. Điều này phù hợp với đặc trưng thể loại truyện cổ tích thế sự. Có thể nói, đằng sau cách hình dung đó ẩn chứa khát vọng đ ẹp đẽ của nhân dân ta muốn được khám phá các hiện tượng tự nhiên và đời sống. Đồng thời còn thể hiện khát vọng về tình yêu, lòng nhân ái của con người.
Gv: Phát xuất của tên gọi Trị An do nói trại từ chữ Tri Ân để hiểu và cảm nhận
được trí tưởng tượng phon g phú của người bình dân Đồng Nai.
*Hoạt động 2: Đọc và tóm tắt truyện
Gv Hướng dẫn học sinh đọc văn bản, có thể đọc phân vai. Các em chú ý trong lúc đọc thể hiện tính cách nhân vật qua lời nói, hành động.
Học sinh đọc, HS khác nghe theo dõi và đọc tiếp.
Gv nhận xét cách đọc của HS.
?Em nào có thể tóm tắt được cốt truyện?
-> Tóm tắt cốt truyện:
- Xưa ở vùng Đồng Nai có một bộ tộc du mục Châu Mạ sống bằng nghề săn bắt. Sora Đina là con trai tù trưởng Sodin là một tay thiện xạ.
- Thượng nguồn Đồng Nai có nàng Điểu Du, con gái tù trưởng Điểu Lôi. Điểu Lôi là người Châu Ro, nổi tiếng về tài phóng lao.
- Đôi trai tài gái sắc Sora Đina và Đi ểu Du gặp nhau sau một lần diệt cá sấu và đem lòng yêu nhau. H ọ tiến tới hôn nhân khi được hai bên gia tộc chấp nhận.
- Vì không được Điểu Du chấp thuận, thầy mo Sang Mô ra sức phá hoại cuộc hôn nhân của hai người. Hắn đội lốt hổ quyết chiến với Sora Đina, thách đấu với chàng rồi thua cuộc, vu oan Điểu Du sinh ra ma quỷ, giết chết Điểu Lôi bằng cách đánh lén, giết hại vợ chồng Sora Đina và Điểu Du, tiêu diệt con trai của họ.
- Sora Đina ứng cứu con nhưng không kịp, chỉ cứu được cháu nội từ tay Sang My em gái Sang Mô. Sora Đina thổi tù và, dân làng đến cứu, bắt được Sang Mô. Vì tri ân Sang My và không muốn để lại oán thù, Sori Đina tha chết cho Sang Mô. Dòng thác nơi xảy ra sự kiện này có tên là Tri Ân, đọc trại thành Trị An ngày nay.
?Truyện được chia làm mấy phần?
- 3 phần.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung, hình thức của truyện.
*Về hai nhân vật Sora Đina và Điểu Du: 
? Những chi tiết nào thể hiện tài năng của Sora Đina và Điểu Du?
- Những chi tiết thể hiện tài năng của Sora Đina và Điểu Du:
Sora Đina: Dễ dàng hạ hai con hổ; hạ được cá sấu hung dữ; đánh ngã “thần hổ ”
Sang Mô đội lốt; bắn tên xuyên qua chiếc lá từ tay Sang Mô qua lời thách đố của hắn...
Điểu Du: Nuôi chí nối nghiệp cha; trừ được voi dữ ở vùng Đạt Bo; diệt được cá sấu 
Giáo viên hướng dẫn học sinh bám sát văn bản để tìm chi tiết nghệ thuật hay, từ đó rút ra ý nghĩa ca ngợi tài năng của hai nhân vật.
? Vì sao Sora Đina và Điểu Du là hai gia tộc khác nhau mà họ thông cảm và yêu nhau ?
 Sora Đina và Điểu Du yêu nhau vì :
-Họ cảm mến tài năng của nhau :“Tài thiện xạ của Sora Đina gây được sự cảm
mến trong lòng Điểu Du. Và Sora Đina cũng muốn được gặp mặt người con gái nổi tiếng về tài phóng lao ở miền thượng lưu con sông. ”
-Họ cùng nhau vượt qua nguy hiểm, hiểu nhau, thông cảm và yêu nhau : “hai
mũi lao từ tay Điểu Du phóng nhanh về phía con cá sấu Trong cơn nguy hiểm, may sao thuyền của Sora Đina vừa kịp xuất hiện. Nhanh như chớp, chàng bắn liền hai phát tên. Cá sấu trúng tên chạy được một đoạn thì chìm nghỉm. ”
Từ đó, giáo viên hướng học sinh rút ra nhận xét về tình yêu giữa Sora Đina và
Điểu Du: đó là tình yêu đẹp, lí tưởng, hoàn toàn tự do, tự nguyện, rất đáng khâm phục và trân trọng.
*Về nhân vật thầy mo Sang Mô :
- Hắn nhẫn tâm phá hoại mối tình đẹp giữa Sora Đina và Điểu Du : đội lốt thần hổ cản trở đôi lứa gặp nhau; cố tình thách đấu với Sora Đina hòng bắt chàng phải từ bỏ Điểu Du..
-Hắn là kẻ nham hiểm, thù độc : Giết cha Điểu Du bằng một mũi tên bắn lén; đặt
điều tung tin : “Điểu Du sinh ra ma quỷ rồi sẽ có nạn mất mùa đói kém”; kích động phản loạn: “cùng mười tên phản loạn đốt nhà Điểu Du” ; gây ra cái chết thương tâm cho vợ chồng Sora Đina và Điểu Du; đồng thời tìm giết con trai của họ.
-Hắn coi rẻ tình thân qua hành động đốt cháy rừng hòng ngăn cản em gái mình là
Sang My cứu con trai của Sora Đina và Điểu Du.
Từ những chi tiết trên, giáo viên hướng dẫn học sinh rút ra kết luận về nhân vật
thầy mo Sang Mô : Hắn đại diện cho cái ác, cái xấu, đáng bị nhân dân trừng phạt, tiêu diệt. Thế nhưng câu chuyện lại chuyển sang một hướng giải quyết mới, bất ngờ, nhân văn cao cả. Đó là hành động tốt đẹp và cái chết của Sang My cũng như việc tha thứ Sang Mô của Sora Đina.
* Về phần kết thúc câu chuyện :
? Suy nghĩ về hành động Sang My cứu con của Sora Đina - Điểu Du và cái chết của nàng?
-Suy nghĩ về hành động Sang My cứu con của Sora Đina - Điểu Du và cái chết của nàng : đó là hành động xuất phát từ tấm lòng nhân hậu của người con gái, thể hiện sự phản kháng mạnh mẽ, quyết liệt, đấu tranh không khoan nhượng trước cái ác, cái xấu dù người đó là anh ruột của nàng. Cái chết của nàng là sự hy sinh cao cả, làm xúc động lòng người.
? Em nhận xét gì về hành động Sora Đina tha chết cho kẻ giết con mình?
-Sora Đina tha chết cho kẻ giết con mình chứng tỏ ông là người hiểu biết, trọng nhân nghĩa với Sang My; không muốn thù oán chồng chất. Đó là nghĩa cử cao đẹp, khiến cho kẻ thù phải khâm phục, tạ lỗi : “Sang Mô dập đầu lạy tạ Sora Đina rồi ôm xác Sang My bước xuống xuồng, nước mắt rơi lã chã.”
Giáo viên hướng dẫn học sinh rút ra ý nghĩa của truyện về nội dung và nghệ
thuật kể chuyện.
*Hoạt động 4: Tổng kết
?Em nhận xét các tình tiết trong truyện?
?Kết thúc truyện như thế nào?
?Tình yêu của Sora Đina và Điểu Du , hành động đấu tranh chống cái ác của nàng Sang My và hành động Sora Đina tha chết cho Sang Mô đã thể hiện điều gì của nhân xưa và nay?
Giới thiệu chung:
 Đặc điểm của truyện cổ tích thế sự: phản ánh những xung đột trong quan hệ gia đình và xã hội thời kỳ xã hội có giai cấp.
II/Đọc – Hiểu văn bản:
1.Đọc:
2.Tóm tắt.
3.Tìm hiểu văn bản:
a/Tài năng của Sora Đina và Điểu Du:
-Sora Đina: Dễ dàng hạ hai con hổ; hạ được cá sấu hung dữ; đánh ngã “thần hổ ” ,là người hiểu biết, trọng nhân nghĩa .
- Điểu Du: Nuôi chí nối nghiệp cha; trừ được voi dữ ở vùng Đạt Bo; diệt được cá sấu 
b/Tình yêu của Sora Đina và Điểu Du:
-Họ cảm mến tài năng của nhau.
-Họ cùng nhau vượt qua nguy hiểm, hiểu nhau, thông cảm và yêu nhau.
Đó là tình yêu đẹp, lí tưởng, hoàn toàn tự do, tự nguyện, rất đáng khâm phục và trân trọng.
c/Nhân vật thầy mo Sang Mô:
- Sang Mô đội lốt thần hổ, nhẫn tâm phá hoại mối tình đẹp giữa Sora Đina và Điểu Du.
-Là kẻ nham hiểm, thù độc : Giết cha Điểu Du bằng một mũi tên bắn lén; đặt
điều tung tin; gây ra cái chết thương tâm cho vợ chồng Sora Đina và Điểu Du; đồng thời tìm giết con trai của họ.
-Hắn coi rẻ tình thân (qua hành động đốt cháy rừng hòng ngăn cản em gái mình là Sang My cứu con trai của Sora Đina và Điểu Du.)
à Sora Đina tha chết khiến cho Sang Mô phải khâm phục, tạ lỗi .
d/ Nhân vật Sang My: 
- Tấm lòng nhân hậu của người con gái.
- Đấu tranh không khoan nhượng trước cái ác, cái xấu. 
à Cái chết của nàng là sự hy sinh cao cả, làm xúc động lòng người.
III/Tổng kết:
1/Nghệ thuật: 
-Sắp xếp các tình tiết tự nhiên, khéo léo.
-Kết thúc có hậu: thể hiện ước mơ, niêm tin vào đạo đứ, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo.
2/Nội dung: 
Tình yêu, lí tưởng đẹp. Đấu tranh trước cái ác,cái xấu. Đó là ước mơ, niềm tin và khát vọng của nhân dân về tình yêu, lí tưởng cao đẹp và sự chiến thắng của những con người chính nghĩa.
Hoạt động 3: Luyện tập (7 phút).
- Cho học sinh kể tóm tắt lại cốt truyện.
- Hướng dẫn học sinh về nhà sưu tầm thêm một số truyện cổ tích về thác Trị An.
? Em hiểu được những gì trong tiết học hôm nay?
- Về danh lam thắng cảnh ở địa phương – Khu du lịch Bửu Long.
- Về di tích lịch sử chiến khu Đ ở địa phương em, về vấn đề bảo vệ, giữ gìn môi trường sống xung quanh chúng ta.
Hoạt động 4: Vận dụng: (02 phút).
? Em cần phải có hành động cụ thể nào để bảo vệ và giữ gìn những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh ở địa phương mình.
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng. (bài tập về nhà)
 * Hướng dẫn học sinh về nhà sưu tầm thêm một số truyện cổ tích về thác Trị An.
Gợi ý :
Thác Trị An gắn liền nhiều chuyện tích dân gian thật thú vị. Ở đó, có chàng
dũng sĩ diệt thú dữ cứu dân làng, gắn với một người mở đất vùng lam sơn chướng khí, chuyện tình của đôi trai gái khác sắc tộc yêu nhau... Có lẽ, cảm động nhất là chuyện về tình yêu giữa cô gái ở thượng nguồn với chàng trai miệt hạ nguồn đầy thi vị sau những trắc trở của những luật tục ràng buộc. Chuyện kể: "... Ngược dòng Đồng Nai, chàng trai miệt hạ đã lạc vào lãnh thổ của người sơn cước thượng nguồn. Chàng trai bị bắt nhưng nhờ dũng cảm và tài năng của mình đã được dân làng cho sinh sống, trú ngụ. Tại đây, tình cảm của chàng trai và con gái của vị già làng nẩy nở. Nhớ quê, chàng tìm cách đi về khi băng qua cây cầu độc đạo và đã phải ngã xuống bởi những loạt cung tên định mệnh của xứ sở người yêu. Trước tình cảnh đó, cô gái của dân làng sơn cước đãtrầm mình dưới dòng nước dữ, hóa thân thành tượng đá ngày đêm khóc cho tình yêu mãnh liệt...". Nước mắt của sơn nữ như con nước ngày đêm réo r ắt giữa đại ngàn. Chàng trai và cô gái đã chết nhưng tình yêu của họ bất tử. Đây là một trong những chuyện tích mang mô típ huyền thoại đẹp đẽ của tình yêu. Và ở đây cũng mang dấu ấn cho chuyện của một thời mở cõi với những cộng đồng tộc người khai khẩn vùng đất này.
- Tìm, ghi nhận thêm các di tích, các danh lam thắng cảnh khác trên quê hương ta.
 - Yêu cầu HS xem lại toàn bộ kiến thức của bộ môn Ngữ văn lớp 6.
 - Tìm hiểu tiếp về di tích lịch sử ở Đồng Nai.
*) Hoạt động tiếp nối: (Hướng dẫn về nhà) (1 phút).
- Hoàn thành bài tập phần tìm tòi mở rộng.
- Chuẩn bị bài “ Chương trình địa phương phần Văn: tìm hiểu sự tích thác Trị An”.
E. RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày soạn : 25/4.
TUẦN 35 - TIẾT 136
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
PHẦN TIẾNG VIỆT
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Mức độ cần đạt: Giúp học sinh :
Ôn tập một cách có hệ thống những kiến thức đã học trong phần Tiếng Việt.
2. Kiến thức:
- Danh từ, động từ, tính từ, cụm động từ.
- Các thành phần chính của câu.
- Các kiểu câu.
- Các phép nhân hóa, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ.
- Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy.
3. Kĩ năng, năng lực :
- Nhận ra các từ loại và phép tu từ.
- Chữa được các lỗi về câu và dấu câu.
- Rèn năng lực vận dụng,...
* Tích hợp kĩ năng sống :
- Kĩ năng lắng nghe tích cực : tập trung chú ý và lắng nghe ý kiến, phần trình bày của người khác.
- Kĩ năng giao tiếp: biết trao đổi, trình bày ý kiến của mình về một vấn đề trong bài.
- Kĩ năng phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức.
4. Thái độ: 
Chăm chỉ, tích cực ôn tập.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
- Giáo viên : Soạn bài – Sách giáo khoa – Sách tham khảo - Sách hướng dẫn thực hiện CKTKN. 
- Học sinh : Soạn bài ở nhà, sgk. 
C. PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT DẠY HỌC:
1. Phương pháp: 
- Vấn đáp.
- Giải quyết vấn đề.
- Dạy học theo nhóm.
2. Kĩ thuật: 
- Chia nhóm.
- Trình bày một phút.
- Động não.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Khởi động (5 phút).
1. Ổn định: Nắm sỉ số HS.
2. Hoạt động tạo hứng thú cho HS:
GV cho hs tự giới thiệu về bản thân bằng những từ ngữ địa phương nơi em ở.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức: 30 phút
Hoạt động của giáo viên – học sinh:
Nội dung cần đạt:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn Hệ thống hóa kiến thức
* Kĩ thuật mảnh ghép: Gv giao nhiệm vụ cho từng nhóm chuẩn bị ở nhà. Trong thời gian 7 phút thảo luận thống nhất lại kết quả và cử đại diện lên trình bày trước lớp. Các nhóm khác lắng nghe, bổ sung , nhận xét, đánh giá.
HS lần lượt trình bày các ND đã chuẩn bị trước ở nhà.
- Y/c HS vẽ sơ đồ các từ loại và cụm từ đã học vào vở.
? Nêu KN về mỗi từ loại và cụm từ trên, lấy vd minh họa?
? Danh từ là gì, lấy vd?
? Động từ là gì, lấy ví dụ?
? Tính từ là gì, lấy vd ?
? Thế nào là cụm danh từ, lấy vd ?
? Thế nào là cụm động từ, lấy vd ?
? Thế nào là cụm tính từ, lấy vd ?
? Thế nào là số từ, lấy vd ?
? Thế nào là lượng từ, lấy vd ?
? Thế nào là chỉ từ, lấy vd ?
? Thế nào là phó từ, lấy vd ?
- HS vẽ sơ đồ các kiểu câu vào vở.
- HS vẽ sơ đồ các kiểu câu vào vở.
? Thế nào là câu đơn, lấy vd?
? Thế nào là câu ghép, lấy vd?
? Thế nào là câu trần thuật đơn, lấy vd?
? Thế nào là câu trần thuật đơn có từ là, lấy vd?
? Thế nào là câu trần thuật đơn không có từ là, lấy vd?
- Y/c HS vẽ sơ đồ các phép tu từ đã học vào vở.
? Thế nào là so sánh?
? Thế nào là nhân hóa?
? Thế nào là ẩn dụ?
? Thế nào là hoán dụ?
- Y/c HS vẽ sơ đồ các kiểu cấu tạo câu đã học vào vở.
- Gv đóng vai trò cố vấn và chốt đáp án đúng cho HS, nhận xét sự chuẩn bị và hoạt động của từng nhóm. 
I.Hệ thống hóa kiến thức
1. Các từ loại đã học :
- Danh từ, động từ, tính từ, số từ, lượng từ, chỉ từ, phó từ.
a. Vẽ sơ đồ:
b. Nêu khái niệm:
a) DT: là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm 
+ VD: học sinh, trường, mưa, truyền thuyết 
b) ĐT: là những từ chỉ hành động, trạng thái của
sự vật.
+ VD: học, bơi, nổi 
c) TT: là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái.
+ VD: chăm chỉ, khỏe mạnh, vui vẻ 
d) Cụm DT: là loại tổ hợp từ do DT với 1 số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
+ VD: Những bạn học sinh lớp 6 ấy.
 đ) Cụm ĐT: là loại tổ hợp từ do ĐT với 1 số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
 + VD: Em vừa nhìn thấy đã giật cả mình. 
e) Cụm TT: là loại tổ hợp từ do TT với 1 số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
+ VD: Bạn ấy đang vui lắm.
g) Số từ: là từ đứng trước hoặc sau DT để bổ sung ý nghĩa về số lượng hoặc thứ tự cho DT.
+ Một bạn học sinh lớp 6 đã đoạt giải nhất.
h) Lượng từ: là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật.
+ VD: Tất cả học sinh khối 6.	
i) Chỉ từ: là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật.
+ VD: Đó là những bạn học sinh lớp 6A.
k) Phó từ: là những từ chuyên đi kèm ĐT, TT để bổ sung ý nghĩa cho ĐT, TT.
+ VD: Bạn ấy cũng học rất giỏi.
2. Các kiểu cấu tạo câu đã học
* Vẽ sơ đồ:
* Nêu khái niệm:
a) Câu đơn: là câu chỉ có một cụm C-V.
+ VD: Em đang học bài.
b) Câu ghép: là câu do 2 hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành, mỗi cụm C-V được gọi là 1 vế câu.
+ VD: Có những bạn HS đang đá cầu; những bạn khác nhảy dây; một số bạn thì trò chuyện vui vẻ.
c) Câu trần thuật đơn: là câu do một cụm C-V tạo thành dùng để giới thiệu, tả, kể về 1 sự vật, sự việc hoặc để nêu 1 ý kiến.
+ VD: Bạn ấy rất chăm chỉ học bài.
d) Câu trần thuật đơn có từ là: là câu có một cụm C-V trong đó VN thường do từ là kết hợp DT(CDT) tạo thành. Ngoài ra, tổ hợp từ giữa từ là với ĐT(CĐT) hoặc TT(CTT), cũng có thể làm VN.
đ) Câu trần thuật đơn không có từ là: là câu có một cụm C-V trong đó VN thường do ĐT, TT hoặc CTT tạo thành.
+ VD: Chúng em nhảy cao ở góc sân.
3. Các phép tu từ đã học
 So sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ.
a. Vẽ sơ đồ:
CÁC PHÉP TU TỪ VỀ TỪ
Phép ẩn 
dụ
Phép
nhân hóa
Phép
hoán
dụ
Phép
so
sánh
b. Nêu khái niệm :
a) So sánh: là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác nét tương đồng với nó.
+ VD: Bạn ấy học khá hơn em.
b) Nhân hóa: là biến những sự vật không phải là người nhưng có những hành động, tính cách như con người.
+ VD:Những bông hoa đang tranh nhau khoe sắc.
c) Ẩn dụ: là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó.
+ VD: Người là Cha, là Bác, là Anh.
 Qủa tim lớn lọc trăm dòng máu đỏ.
d) Hoán dụ: là gọi tên sự vật, hiện tượng khái niệm bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó.
+ VD: Lớp 6A có một chân sút rất giỏi.
4. Các dấu câu đã học
- Dấu kết thúc câu: Dấu chấm, dấu hỏi, chấm than.
- Dấu phân cách các bộ phận câu: dấu phẩy.
Vẽ sơ đồ:
5. Tìm các từ ngữ địa phương mà em biết.
* Hoạt động 3: Luyện tập 5 phút
Bài 1:GV hướng dẫn HS làm bài tập, Hs làm theo hướng dẫn
Bài 2: Hs luyện tập viết đoạn văn, đọc cho lớp nghe, sử lỗi.
II. Luyện tập
Làm bài tập ở sách bài tập Ngữ văn 6 - Trang 33.
Xác định các từ loại, các phép tu từ, các kiểu câu trong đoạn văn cụ thể.
Đoạn văn
Hoạt động 4: Vận dụng: 3 phút
 Viết đoạn văn ngắn, chủ đề tự chọn có sử dụng các từ ngữ địa phương nơi em ở.
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng: 4 phút
- Tóm tắt các kiến thức đã học về Tiếng Việt. 
- Nắm phần kiến thức đã học. C

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_35_140_nam_hoc_2019_2020_trinh_th.docx