Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 49: Văn bản "Treo biển" - Năm học 2020-2021

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 49: Văn bản "Treo biển" - Năm học 2020-2021

MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học, HS có khả năng:

1. Kiến thức

- Hiểu biết bước đầu về truyện cười: khái niệm, thể loại truyện cư¬ời; đặc điểm thể loại của truyện cười với nhân vật, sự kiện, cốt truyện.

- Hiểu và cảm nhận đư¬ợc nội dung ý nghĩa truyện “Treo biển”.

- Nắm được một số nét chính về nghệ thuật gây cười của truyện: cách kể hài hước về người hành động không suy xét, không có chủ kiến trước những ý kiến của người khác.

2. Kĩ năng

- Rèn kỹ năng đọc – hiểu văn bản truyện cười.

- Phân tích, hiểu ngụ ý của truyện. Nhận ra các chi tiết gây cười của truyện.

- Kể lại được truyện.

3. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.

- Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học.

4. Thái độ

- Nhận rõ và biết phê phán một số thói h¬ư tật xấu trong cuộc sống: sự ba phải, không có chính kiến của anh chủ nhà hàng.

- Biết cách ứng xử khiêm tốn, biết lắng nghe và học hỏi trong cuộc sống.Tiếp thu ý kiến của ng¬ười khác nh¬ưng phải biết chọn lọc, chứ không nên thụ động ba phải.

II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

- Phương pháp: thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống, sắm vai,.

III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Giáo viên: nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; bảng phụ, máy chiếu.

2. Học sinh: đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan; soạn bài; và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.

 

doc 9 trang tuelam477 7910
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 49: Văn bản "Treo biển" - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13 – TIẾT 49
Ngày dạy:
6A: 01 / 12/2020
6C: 30/ 11/2020
TREO BIỂN
(Truyện cười)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức
- Hiểu biết bước đầu về truyện cười: khái niệm, thể loại truyện cư¬ời; đặc điểm thể loại của truyện cười với nhân vật, sự kiện, cốt truyện.
- Hiểu và cảm nhận đư¬ợc nội dung ý nghĩa truyện “Treo biển”.
- Nắm được một số nét chính về nghệ thuật gây cười của truyện: cách kể hài hước về người hành động không suy xét, không có chủ kiến trước những ý kiến của người khác.
2. Kĩ năng
- Rèn kỹ năng đọc – hiểu văn bản truyện cười.
- Phân tích, hiểu ngụ ý của truyện. Nhận ra các chi tiết gây cười của truyện.
- Kể lại được truyện.
3. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.
- Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học.
4. Thái độ
- Nhận rõ và biết phê phán một số thói h¬ư tật xấu trong cuộc sống: sự ba phải, không có chính kiến của anh chủ nhà hàng.
- Biết cách ứng xử khiêm tốn, biết lắng nghe và học hỏi trong cuộc sống.Tiếp thu ý kiến của ng¬ười khác nh¬ưng phải biết chọn lọc, chứ không nên thụ động ba phải.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp: thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống, sắm vai,...
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; bảng phụ, máy chiếu...
2. Học sinh: đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan; soạn bài; và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Gv nêu câu hỏi: Em hãy kể tên chương trình giải trí gây cười trên truyền hình và tên diễn viên hài mà em yêu thích nhất?
 - HS có thể kể tên một số chương trinh. GV bổ sung: Gặp nhau cuối tuần, Táo quân, Ơn giời, Cậu đây rồi, Thách thức danh hài, cười xuyên Việt, Nhanh như chớp, biệt tài tí hon.... Một số DV hài nổi tiếng cả nước như Xuân Hinh, Trấn Thành, Hoài Linh, Trường Giang 
 - GV dẫn dắt vào bài: Cuộc sống nhiều bận rộn, người ta thường giải trí, xả tress bằng cách xem các video hài hay xem cách buổi biểu diễn hài kịch. Cuộc sống hiện đại là vậy, còn với những người nông dân ngày xưa, quanh năm tay lấm chân bùn, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, liệu họ đã quên đi những đắng cay, gian truân của cuộc sống bằng cách nào đây? Bài học hôm nay sẽ giải đáp cho các em điều này. Chúng ta tìm hiểu tiết....bài "Treo biển".
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm của truyện cười
 Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát chú thích dấu sao SGK, hãy nêu đặc điểm của truyện cười?
- HS đọc và trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
- Là loại truyện kể về các hiện tượng đáng cười trong cuộc sống, trong hành vi của người đời nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán thói hư tật xấu trong xó hội .
- Truyện cười có 2 loại:
• Mua vui ( khôi hài)
• Phê phán (châm biếm đả kích thói hư tật xấu).
? Em hiểu hiện tượng đáng cười là những hiện tượng ntn? Cái cười là do yếu tố nào gây ra?
- HS đọc và trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức:
- Hiện tượng đáng cười là những h/t có tính chất lố bịch, trái tự nhiên, trái lẽ thường thể hiện ở hành vi, cử chỉ, lời nói của người đó.
- GV nhấn mạnh: Để có cái cười cần có điều kiện khách quan (có hiện tượng đáng cười) và đ/k chủ quan (người đọc, người nghe phải phát hiện ra hiện tượng cười ấy để cười).
- GV cho HS quan sát văn bản 1 số câu chuyện cười và đặt câu hỏi: Kết cấu của truyện cười có đặc điểm gì? (Dung lượng của truyện cười ntn?)
- Cái cười là do h/t đáng cười gây nên và do ta phát hiện ra hiện tượng ấy.
- Dung lượng: ngắn.
- Bước 1: GV hướng dẫn HS đọc: Khi đọc truyện cười chúng ta cần đọc to, rất mạch lạc, nhấn mạnh những chi tiết hài hước gây cười.
- GV đọc mẫu 1 đoạn
- HS đọc tiếp đến hết, HS khác đọc lại truyện.
- GV: Nhận xét cách đọc của hs.
- Bước 2: Gv yêu cầu HS kể tóm tắt những sự việc chính của truyện?
- HS trả lời, HS khác bổ sung.
- Bước 3: GV đặt câu hỏi: Truyện có những sự việc chính nào? Dựa vào các sự việc ấy em hãy nêu bố cục của văn bản?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
- GV đặt tiếp câu hỏi: “Treo biển” có phải là một văn bản tự sự không? Vì sao?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức: Là văn bản tự sự vì trình bày một chuỗi các s/v dẫn đến một ý nghĩa. 
1. Đặc điểm truyện cười:
* Thể loại truyện cười (SGK/124)
- Nội dung: kể về các hiện tượng đáng cười trong cuộc sống, trong hành vi của người đời ...
- Mục đích: tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán thói hư tật xấu trong xã hội ...
- Truyện cười có 2 loại:
+ Mua vui (khôi hài)
+ Phê phán (châm biếm đả kích ...)
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản
? Phần mở đầu truyện giới thiệu với chúng ta điều gì? Việc treo biển của nhà hàng nhằm mục đích gì?
Nhà hàng treo biển: Ở đây có bán cá 
?Nội dung tấm biển có mấy yếu tố? Vai trò của từng yếu tố?
? Theo em có thể thêm, bớt thông tin nào ở trên tấm biển đó không ? Vì sao?
- Không nên. Vì tấm biển đó đảm bảo thông tin cần thiết cho người mua. (Tích hợp thực tế việc kinh doanh mua bán, và quảng cáo sản phẩm hiện nay).
? Nếu sự việc chỉ có vậy đó thành truyện cười chưa? Vì sao?
- Vì chưa xuất hiện yếu tố không bình thường để có thể gây cười)
- GV chuyển ý: Để tìm hiểu yếu tố không bình thường đó ta tìm hiểu tiếp diễn biến truyện.
?Trước tấm biển đề ở cửa hàng có mấy người góp ý?
? Họ góp ý về những khía cạnh nào của tấm biển?
? Em có nhận xét gì về thái độ, lý lẽ của những người góp ý?
+ Thái độ: tự tin, chất vấn, tỏ ra rất am hiểu.
+ Lý lẽ: Thoạt nghe có lý song không đúng vì mỗi ngư¬ời góp ý đều không nghĩ đến chức năng, nhiệm vô của từng yếu tố và mối quan hệ của nó với các yếu tố khác. Mỗi người đều lấy sự hiện diện của mình ở cửa hàng và cách cảm nhận trực tiếp mặt hàng thay cho việc thông báo gián tiếp vốn là chức năng của ngôn ngữ.
=> Bốn lời góp ý, tuy có khác nhau về nội dung nhưng đều giống nhau ở cách nhìn, chỉ quan tâm tới một số thành phần của tấm biển mà không chú ý đến các thành phần khác: các ý kiến phiến diện, chủ quan.
? Truyện cười kết thúc ntn?
?Nếu em là chủ cửa hàng em sẽ xử lý những tình huống góp ý của khách hàng ntn?
* GV tích hợp thực tế: Trong cuộc sống, đôi khi chúng ta nhận được nhiều lời góp ý. Tuy nhiên, cần lắng nghe tích cực, lựa chọn những điều có ích cho lựa chọn của bản thân và suy xét kĩ lưỡng.
1. Đọc, kể – Tìm hiểu chú thích
2. Bố cục: 3 phần
(1) Nhà hàng treo biển. (Mở truyện)
(2) Những góp ý về tấm biển .(Diễn biến truyện)
(3) Nhà hàng cất biển. ( Kết truyện)
3. Phân tích
3.1. Nhà hàng treo biển
- Mục đích: quảng cáo sản phẩm, để bán được nhiều.
- Nội dung tấm biển gồm 4 yếu tố:
+ Ở đây: thông báo địa điểm cửa hàng
+ Có bán: thông báo hoạt động của nhà hàng.
+ Cá: thông báo mặt hàng.
+ Tươi: thông báo chất lượng mặt hàng.
=> Đảm bảo nội dung thông báo.
3.2 Các ý kiến góp ý về cái biển
- Có 4 ý kiến:
• Thứ nhất: góp ý chữ “tươi”.
• Thứ hai: góp ý chữ “ở đây”.
• Thứ ba: góp ý chữ “có bán”.
• Thứ tư: góp ý chữ “cá”.
=> các ý kiến phiến diện, chủ quan.
3.3. Nhà hàng cất biển
- Chủ cửa hàng hạ tấm biển xuống
=> Kết thúc bất ngờ, gây cười
Hoạt động 3: Tổng kết
? Nêu ý nghĩa của truyện?
*) Ghi nhớ (sgk).
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- GV tổ chức cho Hs làm bài tập trắc nghiệm để củng cố kiến thức.
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Tìm tình huống tương tự “treo biển” và vận dụng kiến thức để có cách ứng xử phù hợp.
5. HOẠT ĐỘNG LIÊN HỆ, MỞ RỘNG: Tìm thành ngữ tương tự nội dung truyện cười Treo biển?
TUẦN 13 – TIẾT 50
Ngày dạy:
6A: 02 / 12/2020
6C: 02/ 12/2020
LỢN CƯỚI, ÁO MỚI
(Truyện cười)
I. MỤC TIÊU: Sau khi học bài, HS đạt được:
1. Kiến thức: 
- HS củng cố kiến thức về thể loại truyện cười với nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm “Lợn cưới, áo mới”.
- Hiểu và cảm nhận được nội dung, ý nghĩa của truyện: Chế giễu, phê phán những người có tính hay khoe khoang, hợm hĩnh.
- Nắm được một số nét chính về nghệ thuật gây cười của truyện.
2. Kĩ năng:
- Rèn cho HS kĩ năng đọc hiểu văn bản thuộc thể loại truyện cười.
- Nhận ra ngụ ý của truyện và các chi tiết gây cười trong truyện.
- Kể lại được truyện.
3. Thái độ: Giáo dục HS cần nhận rõ và phê phán một số thói hư tật xấu trong cuộc sống như thói khoe của của hai anh chàng trong truyện.
4. Định hướng phẩm chất, năng lực: Giải quyết vấn đề và sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân; năng lực giao tiếp và thưởng thức văn học, cảm thụ thẩm mĩ.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo; chuẩn bị máy chiếu, phiếu học tập; lựa chọn nội dung khởi động và luyện tập, vận dụng cùng hình thức tổ chức giờ học phù hợp với đối tượng học sinh;
2. Học sinh: Học thuộc bài cũ phần văn bản Treo biển, đọc văn bản mới, soạn bài.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
- Giáo viên chiếu lên hình ảnh Phúc XO – người đeo nhiều vàng nhất Việt Nam.
- HS quan sát hình ảnh. GV nêu câu hỏi gợi dẫn:
? Em cảm nhận như thế nào về nhân vật trong ảnh với số trang sức khổng lồ đó?
- Cồng kềnh, vướng víu, kệch cỡm, phô trương.
- GV: Đây là Phúc XO, nhân vật từng rất nổi tiếng trên cộng đồng mạng với biệt danh “Người đeo nhiều vàng nhất Việt Nam” với lối phô trương thanh thế bằng cách đeo vàng đầy người, đeo dây chuyền hàng mấy kg, đội mũ vàng, đi xe dát vàng, Tuy nhiên, đến khi bị bắt thì Phúc XO khai toàn bộ số vàng anh đeo chỉ là vàng giả. 
	Trong cuộc sống, có không ít người có lối sống như nhân vật trên. Đó là lối sống đáng phê phán, đáng cười. Và cha ông ta từ xưa cũng đã gửi gắm tiếng cười hài hước và bài học quý giá cho người đời về những hiện tượng như trên thông qua truyện cười “Lợn cưới, áo mới” mà chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay sau đây. Mời các em 
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về văn bản
- GV hướng dẫn HS đọc to, rõ, phân biệt giọng dẫn truyện và thể hiện giọng điệu khoe khoang của nhân vật.
- GV yêu cầu HS kể tóm tắt:
- HS: Anh chàng hay khoe của vừa may được chiếc áo mới, đứng suốt từ sáng đến chiều chưa khoe được thì gặp một anh chàng khác cũng đang tìm cơ hội khoe con lợn cưới. Cuộc đối đáp giữa họ thật độc đáo:
- Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua không?
- Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!
? Em hiểu “tất tưởi” là gì?
? Em hiểu gì về “tính khoe của”?
- HS trả lời, gv chốt: Khoe của là thích tỏ ra, trưng ra cho người ta biết mình giàu. Tính xấu này thể hiện ở cách ăn mặc, xây cất, bài trí nhà cửa, nói năng, giao tiếp 
? Văn bản có thể chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần?
? Có mấy nhân vật trong truyện? 
? Truyện có những cảnh nào?
Từ đầu à tức lắm
Còn lại.
? Văn bản kể theo ngôi thứ mấy? Theo thứ tự kể nào?
- Ngôi thứ ba; theo trình tự thời gian.
1. Đọc, kể, tìm hiểu chú thích
2. Bố cục: 2 phần
- P1: Giới thiệu nhân vật có áo mới
- P2: Cuộc ganh đua khoe của của hai nhân vật.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chi tiết 
? Anh thứ nhất khoe gì? Anh thứ hai khoe cái gì?
Áo mới may và con lợn cưới.
? Em có nhận xét gì về những thứ đem ra để khoe?
- Là những thứ hết sức bình thường, quen thuộc, không đáng đem khoe.
Thảo luận nhóm bàn: Tại sao hai nhân vật lại đem những thứ kia ra khoe?
- Vì bản tính hay khoe khoang.
- Ngày xưa, đời sống khó khăn, phải nhà giàu mới có lợn thịt để ăn, cả năm mới có được tấm áo mới nên có lợn để làm đám cưới, có áo mới cũng phải khoe ngay để thiên hạ được biết mình giàu.
1. Những của được khoe
- Chiếc áo mới may
- Con lợn để làm đám cưới
à Khoe những thứ không đáng khoe.
=> Đáng cười.
- GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm bàn. Hoàn thành phiếu học tập.
- GV trình chiếu phiếu học tập lên bảng.
Anh có áo mới
Anh có lợn cưới
- Hoàn cảnh khoe:
- Cách khoe: 
- Hoàn cảnh khoe:
- Cách khoe:
- Yêu cầu HS đứng tại chỗ trình bày.
- HS khác nhận xét, gv hiệu chỉnh và trình chiếu kết quả.
?Hai nhân vật trong truyện khoe của trong hoàn cảnh nào?
- Tìm lợn để làm đám cưới bị sổng à Bận rộn.
- Đứng chờ cả ngày chưa được khoe; Tranh thủ khoe khi trả lời người tìm lợn.
? Hoàn cảnh đó có phải lúc để khoe của không?
? Vậy em có nhận xét gì về hoàn cảnh đó? (trong lúc đó lại cố gắng để khoe được của)?
? Hai nhân vật khoe của bằng cách nào?
Hỏi to; Giơ vạt áo, Cố ý nói thừa thông tin để khoe của.
? Nếu em là người hỏi và là người trả lời trong hoàn cảnh này, em sẽ nói như thế nào là đủ?
 - GV tổ chức cho 2 HS hỏi – đáp:
+ Bác có thấy con lợn nào chạy qua đây không?
+ Tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả.
? Theo em, trong hai nhân vật khoe của, cách khoe nào lố bịch hơn?
- Cách khoe của anh có áo mới lố bịch hơn hẳn. Vì dồn công sức cả ngày chỉ để khoe áo mới, và không chỉ khoe bằng lời nói mà còn bằng cả hành động, cử chỉ và thái độ.
? Từ việc tìm hiểu văn bản, em nhận thấy tác giả dân gian sáng tạo ra câu chuyện cười này nhằm mục đích gì?
? Để thể hiện nội dung ý nghĩa đó, tác giả dân gian đã sử dụng nghệ thuật độc đáo nào trong văn bản?
? Vậy tình huống gây cười ở đây là gì? Đây là cuộc “chạm trán” giữa hai người như thế nào?
- Tình huống gây cười là cuộc chạm trán giữa hai người hay khoe, đều thích khoe của.
- GV: TG dân gian đã rất cao tay khi tạo ra tình huống không để hai nhân vật thích khoe của “chạm trán” nhau ngay, mà để cho “anh áo mới” phải đứng chờ khoe áo từ sáng đến chiều thì “anh lợn cưới” mới xuất hiện, đó là cơ hội để anh áo mới bộc lộ hết tính khoe của đầy lố bịch của mình.
? TGDG đã tạo ra tiếng cười như thế nào? 
2. Cách khoe của
*Anh tìm lợn:
- Hoàn cảnh: Đang rất bận rộn, gấp rút.
- Cách khoe: Hỏi to, cố tình nói thừa thông tin để khoe giàu.
*Anh có áo mới:
- Hoàn cảnh: Kiên nhẫn đứng cả ngày để được khoe; đang hậm hực; tranh thủ khoe khi trả lời người khác.
- Cách khoe: Giơ vạt áo ra, cố ý nói thừa thông tin để khoe sang.
=> Không phải lúc khoe của ó Hài hước, lố bịch.
*) Ý nghĩa của truyện:
- Chế giễu loại người có tính hay khoe của à tính xấu.
*) Nghệ thuật:
- Xây dựng tình huống truyện độc đáo: Cuộc “chạm trán” giữa hai kẻ đều thích khoe của.
- Mượn tiếng cười để phê phán nhẹ nhàng tật xấu khoe của trong đời sống xã hội để con người ta hoàn thiện mình hơn.
Hoạt động 3: Tổng kết 
- GV chốt kiến thức. HD HS đọc ghi nhớ ở SGK.
- GV trình chiếu:
- Với một dung lượng rất ngắn gọn, tác giả dân gian đã xây dựng một tình huống khôi hài, độc đáo tạo nên tiếng cười sâu sắc chế giễu, phê phán những người có tính hay khoe của.
*) Ghi nhớ (sgk/ Tr128).
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG
- GV tổ chức cho HS chơi trò Hái táo – trả lời – nhận thưởng.
4. HOẠT ĐỘNG TÌM TỎI, MỞ RỘNG
- GV yêu cầu HS về nhà tập kịch theo nhóm 3 bạn: Người dẫn truyện, người vào vai khoe áo, người vào vai khoe lợn. 
- Tìm hiểu các tình huống, câu chuyện khoe của tương tự truyện đã học.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_49_van_ban_treo_bien_nam_hoc_2020.doc