Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 52: Ôn tập truyện dân gian - Năm học 2019-2020
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Nắm được đặc điểm của thể loại truyện dân gian đã học: Cổ tích, truyền thuyết, ngụ ngôn, truyện cười.
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa và đặc sắc về nghệ thuật của các truyện dân gian đã học
2. Kỹ năng:
- Trình bày cảm nhận về truyện dân gian theo đặc trưng thể loại
- Rèn kĩ năng kể chuyện, đặc biệt là kể chuyện tưởng tượng.
3. Thái độ:
- Giáo dục tính thật thà, khiêm tốn, biết phê phán, thói
4. Định hướng năng lực cần đạt
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: SGK, SGV, tài liệu tham khảo, phiếu học tập.
2. Học sinh: SGK, tài liệu.
C. CÁC KĨ NĂNG SỐNG GIÁO DỤC TRONG BÀI
- Kĩ năng hợp tác, kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng suy nghĩ tích cực, kĩ năng làm việc theo nhóm.
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức : 6A . 6B .
2. Kiểm tra kiến thức cũ:
- Kể lại truyện Treo biển. Nêu ý nghĩa của truyện dân gian đó?
3. Bài mới
*Hoạt động khởi động: (thời gian 03 phút)
GV giới thiệu bài mới: Trong chương trình ngữ văn lớp 6 đã giới thiệu với các em một số thể loại tiêu biểu của truyện cổ dân gian Việt Nam và thế giới: truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn và truyện cười. Bài học này sẽ giúp các em tổng kết lại những kiến thức đã học để các em nắm chắc hơn từ định nghĩa đến những truyện kể cụ thể.
Ngày xây dựng kế hoạch: 05/11/2019 Ngày thực hiện: 6A:.... /11/2019; 6B:... /11/2019 Tiết 52. ÔN TẬP TRUYỆN DÂN GIAN A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Nắm được đặc điểm của thể loại truyện dân gian đã học: Cổ tích, truyền thuyết, ngụ ngôn, truyện cười. - Hiểu được nội dung, ý nghĩa và đặc sắc về nghệ thuật của các truyện dân gian đã học 2. Kỹ năng: - Trình bày cảm nhận về truyện dân gian theo đặc trưng thể loại - Rèn kĩ năng kể chuyện, đặc biệt là kể chuyện tưởng tượng. 3. Thái độ: - Giáo dục tính thật thà, khiêm tốn, biết phê phán, thói 4. Định hướng năng lực cần đạt - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ. B. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: SGK, SGV, tài liệu tham khảo, phiếu học tập... 2. Học sinh: SGK, tài liệu... C. CÁC KĨ NĂNG SỐNG GIÁO DỤC TRONG BÀI - Kĩ năng hợp tác, kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng suy nghĩ tích cực, kĩ năng làm việc theo nhóm. D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức : 6A . 6B .. 2. Kiểm tra kiến thức cũ: - Kể lại truyện Treo biển. Nêu ý nghĩa của truyện dân gian đó? 3. Bài mới *Hoạt động khởi động: (thời gian 03 phút) GV giới thiệu bài mới: Trong chương trình ngữ văn lớp 6 đã giới thiệu với các em một số thể loại tiêu biểu của truyện cổ dân gian Việt Nam và thế giới: truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn và truyện cười. Bài học này sẽ giúp các em tổng kết lại những kiến thức đã học để các em nắm chắc hơn từ định nghĩa đến những truyện kể cụ thể. Hoạt động 1: Khái niệm các thể loại truyện VHDG (10 phút) Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV chuyển giao nhiệm vụ - HS hoạt động cá nhân - Nhắc lại ĐN về các thể loại: truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười? GV hướng dẫn HS thống kê bằng sơ đồ cây hoặc tư duy I. Khái niệm các thể loại truyện VHDG: - Truyền thuyết: 1. Con Rồng cháu tiên 2. Bánh chưng bánh giầy 4. Sơn tinh - thuỷ tinh 5. Sự tích HG - Cổ tích 1. Sọ Dừa 2. Th. Sanh 3. Em bé thông minh 4. Cây bút thần. 5.Ông lão đánh cá và con cá vàng. - Ngụ ngôn 1. Ếch ngồi đáy giếng. 2. Thầy bói ... 3.Đeo nhạc ... 4. Chân, Tay, Tai, Mắt ... -Truyện cười 1. Treo biển. 2. Lợn cưới, áo mới Hoạt động 2: Đặc điểm tiêu biểu của các thể loại (15 phút) Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV hướng dẫn HS lập bảng, liệt kê đặc điểm tiêu biểu của từng thể loại: nhân vật, nội dung, ý nghĩa - GV chuyển giao nhiệm vụ - HS hoạt động cá nhân HS: Điền vào bảng thống kê các thể loại nhân truyện dân gian đã học Chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa các truyện dân gian II. Đặc điểm tiêu biểu của các thể loại: Truyền thuyết Cổ tích Ngụ ngôn Truyện cười - Là truyện kể về các nhân vật và sự kiện LS trong quá khứ. - Có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo. - Có cơ sở, cốt lõi sự thật lịch sử - Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể. - Là truyện kể về cuộc đời một số kiểu nhân vật quen thuộc. - Có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo. - Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của lẽ phải, của cái thiện. - Là truyện kể mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc con người để nói bóng gió chuyện con người. - Có ý nghĩa ẩn dụ, ngụ ý. - Nêu bài học để khuyên nhủ, răn dạy người ta trong cuộc sống. - Là truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống (hiện tượng có tính chất ngược đời, lố bịch, trái tự nhiên) - Có yếu tố gây cười. - Nhằm gây cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong XH từ đó hướng người ta tới cái tốt đẹp. Hoạt động 3: Luyện tập (10 p) Tổ chức HĐ cá nhân HS kể truyện Gọi 1HS kể lại một truyện truyền thuyết 1 HS kể một truyện cổ tích mà em yêu thích Nêu ý nghĩa của truyện HS khác nhận xét, bổ sung III. Luyện tập 1. Kể chuyện truyền thuyết 2. Kể chuyện cổ tích 4. Củng cố: GV khái quát bài ôn tập Nắm vững đặc điểm thể loại các truyện dân gian, hiểu được ý nghĩa của truyện truyền thuyết, cổ tích, thấy được đặc điểm nghệ thuật của mỗi truyện 5. Hướng dẫn học ở nhà - Học bài - Chuẩn bị: Ôn tập truyện dân gian (tiếp) E. RÚT KINH NGHIỆM - ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG Ngày .... ..tháng 11 năm 2019 Duyệt kế hoạch dạy học Trình Thị Hậu Hiệp
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_6_tiet_52_on_tap_truyen_dan_gian_nam_hoc.doc