Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 69: Chương trình ngữ văn địa phương "Vài nét về văn học Thái Nguyên" - Năm học 2019-2020

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 69: Chương trình ngữ văn địa phương "Vài nét về văn học Thái Nguyên" - Năm học 2019-2020

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức: giúp HS nhận biết được

Giúp HS hiểu được khái quát sự phát triển, tồn tại của văn học tỉnh Thái Nguyên trong sự phát triển chung của văn học nước nhà.

2. Kĩ năng:

Rèn kĩ năng đọc - hiểu, tự nghiên cứu

3. Thái độ:

Yêu thích văn học địa phương và sưu tầm những tư liệu về văn học Thái Nguyên.

4. Định hướng phát triển năng lực cho HS:

- Năng lực giải quyết vấn đề: Tổng hợp vấn đề

- Năng lực hợp tác: Biết chia sẻ, phối hợp hành động

B. CHUẨN BỊ

1. GV: Tài liệu văn học tỉnh Thái Nguyên.

2. HS: Đọc kĩ văn bản và chuẩn bị bài ở nhà.

C. CÁC KĨ NĂNG SỐNG GIÁO DỤC TRONG BÀI

 - Kĩ năng nhận thức, kĩ năng nhận định, nêu và giải quyết vấn đề: Nhận thức được tầm quan trọng của việc giữ gìn, phát triển văn học địa phương

D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức : 6A . 6B .

2. Kiểm tra kiến thức cũ: (không)

3. Bài mới

*Hoạt động khởi động:

 - Nêu hiểu biết về quê hương Thái Nguyên? GV trình bày – GV giới thiệu để vào bài mới.

 

doc 3 trang tuelam477 5330
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 69: Chương trình ngữ văn địa phương "Vài nét về văn học Thái Nguyên" - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày XD kế hoạch: 4/12/2019
Ngày thực hiện: 6A: /12/2019; 6B: /12/2019
Tiết 69. Chương trình ngữ văn địa phương
Bài 1. VÀI NÉT VỀ VĂN HỌC THÁI NGUYÊN
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: giúp HS nhận biết được
Giúp HS hiểu được khái quát sự phát triển, tồn tại của văn học tỉnh Thái Nguyên trong sự phát triển chung của văn học nước nhà.
2. Kĩ năng:
Rèn kĩ năng đọc - hiểu, tự nghiên cứu
3. Thái độ:
Yêu thích văn học địa phương và sưu tầm những tư liệu về văn học Thái Nguyên.
4. Định hướng phát triển năng lực cho HS:
- Năng lực giải quyết vấn đề: Tổng hợp vấn đề 
- Năng lực hợp tác: Biết chia sẻ, phối hợp hành động
B. CHUẨN BỊ
1. GV: Tài liệu văn học tỉnh Thái Nguyên.
2. HS: Đọc kĩ văn bản và chuẩn bị bài ở nhà.
C. CÁC KĨ NĂNG SỐNG GIÁO DỤC TRONG BÀI
 - Kĩ năng nhận thức, kĩ năng nhận định, nêu và giải quyết vấn đề: Nhận thức được tầm quan trọng của việc giữ gìn, phát triển văn học địa phương
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức : 6A . 6B ..
2. Kiểm tra kiến thức cũ: (không)
3. Bài mới
*Hoạt động khởi động: 
	- Nêu hiểu biết về quê hương Thái Nguyên? GV trình bày – GV giới thiệu để vào bài mới.
Hoạt động 1: Khái quát văn học dân gian TN (18 phút) 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GV giao nhiệm vụ - HSHĐ cá nhân 
- Em hiểu thế nào là văn học dân gian TN?
HS trình bày – n/x
GVKL
GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện hoạt động ghép đôi (6p)
Nhiệm vụ: Kể tên một số thể loại, đặc điểm của các thể loại, tác giả và tác phẩm tiêu biểu của VHDGTN?
HS thảo luận, ghi kq ra phiếu học tập
GV quan sát, hỗ trợ học sinh học tập
Đại diện nhóm trình bày kết quả- nhận xét 
GV đánh giá kết quả của HS 
A. Khái quát văn học dân gian TN
I. Khái niệm VHDGTN
- VHDGTN là tổng thể giá trị VHDG của các thành phần dân tộc anh em đã từng cộng cư và quần tụ từ trước cả khi TN có địa danh hành chính là bộ Vũ Định thời Hùng Vương.
II. Tiến trình thể loại và những đặc điểm:
1. Loại hình tự sự dân gian
a. Thần thoại TN: khá phong phú và đa dạng
- Đa số là các thần thoại nguồn về gốc tộc người, tộc danh và địa danh.
- TP: Người khổng lồ Tài Ngào, Sán Dìu, Trại Đất...
b. Truyền thuyết 
- Các truyền thuyết lịch sử về Dương Tự Minh, Lưu Nhân Chú, Hoàng Hoa Thám, Trịnh Văn Cấn 
c. Cổ tích Thái Nguyên 
Sự tích Thôm Toòng (Ao Đồng) ở Phú Bình, Sự tích Ruộng Thác Đao (Dải lụa đào) ở Đại Từ. Tua Tềnh và Tua Nhì (kiểu Tấm Cám) ở Định Hóa.
d. Truyện ngụ ngôn và truyện cười 
Còn rất ít 
e. Truyện thơ 
Nội dung chủ đạo là bi kịch tình yêu và khát vọng anh hùng chống ngoại xâm. 
2. Loại hình trữ tình dân gian
- Ca dao: 
gầu plênh (hát giao duyên), gầu xống (hát cưới xin), gầu tú dua (hát mồ côi), gầu tuờ (hát cúng ma) 
3. Loại hình trung gian
- Tục ngữ Tày - Nùng, tục ngữ H'mông - Dao, tục ngữ Sán Dìu, tục ngữ Cao Lan, Sán Chí 
- Các loại hát mo hát pụt, loàn, mại xe, phuối rọi, ngũ luận ngôn, tông nặc 
Hoạt động 2: VHTN từ cách mạng tháng 8 đến nay (17 phút)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GV giao nhiệm vụ - HSHĐ cá nhân 
- Trình bày tiến trình phát triển văn học Thái Nguyên từ cách mạng tháng 8 đến nay?
HS trả lời – n/x - GVKL
GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện hoạt động nhóm. (4p)
Nhiệm vụ: Nêu đặc điêm của VHTN từ sau cách mạng tháng Tám đến nay?
HS nhận và thực hiện nhiệm vụ 
GV quan sát, hỗ trợ học sinh học tập
Đại diện các nhóm trình bày kết quả
Các nhóm khác nhận xét 
GV đánh giá, KL
B. VHTN từ cách mạng tháng 8 đến nay
I. Tiến trình phát triển
1. Trong kháng chiến chống Pháp
 Nhiều tác phẩm viết về cách mạng tháng Tám và cuộc kháng chiến chông Pháp
2. Cuộc kháng chiến chống Mỹ :
Chủ đề "tất cả cho tiền tuyến đánh thắng giặc Mỹ xâm lược" 
- TP: Trận địa giữa ruộng bậc thang (Nông Minh Châu); Suối gang, Lên cao (Xuân Cang); Người chia ánh sáng (Vi Hồng); Suối Lê Nin (Trần Văn Loa); Gái Quan Lang (Lê Thoa) 
3. Bước sang thời kỳ thống nhất đất nước (1975)
Nhiều nhà văn đã hướng ngòi bút vào hiện thực mới của xã hội. Những chủ đề về cuộc sống hòa bình, thống nhất, tình cảm Bắc Nam cùng những biến cố của thời cuộc đã dần dần đi vào văn học.
- Tiêu biểu nhất là hai tiểu thuyết Đất bằng và Vãi Đàng của nhà văn Vi Hồng, 
4. Thế kỉ XXI, cùng sự chuyển mình của đất nước, văn học Thái Nguyên đã có những bước tiến mới.
II. Những đặc điểm cơ bản
1. Văn xuôi
2. Thơ
4. Củng cố :
- Đặc trưng của văn học dân gian Thái Nguyên, sự phát triển và các thành tựu. Đặc điểm của một số thể loại tiêu biểu?
 - Sự phát triển của văn học viết Thái Nguyên qua các giai đoạn cụ thể. Kể tên một số thể loại, tác giả và tác phẩm tiêu biểu?
5. Hướng dẫn học ở nhà :
- Học bài, sưu tầm và đọc các TPVH Thái Nguyên.
- Chuẩn bị CTĐP, Bài 3: Sự tích Sông Công Núi Cốc.
E. RÚT KINH NGHIỆM - ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_69_chuong_trinh_ngu_van_dia_phuon.doc