Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 7: Tìm hiểu chung về văn tự sự - Năm học 2019-2020

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 7: Tìm hiểu chung về văn tự sự - Năm học 2019-2020

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức. Giúp học sinh

- Mục đích giao tiếp của văn tự sự

- Có khái niệm sơ bộ về phương pháp tự sự .

- Nắm được đặc điểm của văn tự sự

- Bước đầu biết phân tích vai trò của các sự việc trong văn tự sự

2. Kĩ năng:

- Nhận biết được văn bản tự sự trong các văn bản đã học.

3. Thái độ:

- Có ý thức vận dụng văn tự sự trong cuộc sống.

4. Định hướng phát triển năng lực cho học sinh

- Năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề

B. CHUẨN BỊ

 GV: SGK,SGV,CKTKN, tài liệu tham khảo, bảng phụ.

HS: Đọc và trả lời câu hỏi trong SGK, vở, bài soạn.

C. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

- Rèn kĩ năng trao đổi, tự nhận thức, kĩ năng nêu và giải quyết vấn đề

D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp: 6A.6B.6C.

2. Kiểm tra bài cũ (5 phút):

 - Giao tiếp là gì? Văn bản là gì? Có mấy kiểu văn bản thường gặp?

 

doc 5 trang tuelam477 5090
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 7: Tìm hiểu chung về văn tự sự - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày xây dựng kế hoạch: 21/8/2019
Ngày thực hiện:
6A:..............
6B:...............
6C..............:
Tiết 7. Tập làm văn:
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN TỰ SỰ 
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
1. Kiến thức. Giúp học sinh
- Mục đích giao tiếp của văn tự sự
- Có khái niệm sơ bộ về phương pháp tự sự .
- Nắm được đặc điểm của văn tự sự
- Bước đầu biết phân tích vai trò của các sự việc trong văn tự sự
2. Kĩ năng:
- Nhận biết được văn bản tự sự trong các văn bản đã học. 
3. Thái độ:
- Có ý thức vận dụng văn tự sự trong cuộc sống. 
4. Định hướng phát triển năng lực cho học sinh
- Năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề
B. CHUẨN BỊ 
 	GV: SGK,SGV,CKTKN, tài liệu tham khảo, bảng phụ.
HS: Đọc và trả lời câu hỏi trong SGK, vở, bài soạn.
C. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Rèn kĩ năng trao đổi, tự nhận thức, kĩ năng nêu và giải quyết vấn đề
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: 6A..............................6B..........................6C..............................
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút): 
 	- Giao tiếp là gì? Văn bản là gì? Có mấy kiểu văn bản thường gặp?
3. Bài mới:
Hoạt động: Khởi động (1 phút)
Các em đã học các văn bản: Con Rồng cháu Tiên, bánh chưng, bánh giầy, Thánh Gióng. Trong các truyện đó có các nhân vật và sự kiện. Vậy Những truyện mà có nhân vật, sự kiện được sử dụng phương thức biểu đạt nào? Bài học ngày hôm nay cô trò chúng ta cùng tìm hiểu.
Hoạt động 1. Tìm hiểu ý nghĩa và đặc điểm chung của phương thức tự sự (20 phút)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
* Hoạt động thảo luận cặp đôi viết vào phiếu bài tập
GV giao nhiệm vụ (HS đọc bài tập 1/ SGK 27)
H: Gặp trường hợp như các tình huống đã nêu, theo em người nghe muốn biết điều gì và người kể muốn biết điều gì?
Tình huống
Người nghe
Người kể
Bà ơi bà kể chuyện cho cháu nghe đi
Muốn được nghe một câu chuyện ( cổ tích, đời thường )
Phải kể được trình tự diễn biến, kết quả của sự việc
Cậu kể cho mình nghe, Lan là người như thế nào.
Muốn biết Lan là người tốt hay xấu 
Phải kể được những nét chính về ngoại hình, tính tình, hành động, lời nói của bạn Lan trong từng sự việc cụ thể
Bạn An gặp chuyện gì mà lại thôi học nhỉ
Muốn biết lý do bạn An thôi học
Phải kể được những sự việc liên quan đến hoàn cảnh gia đình An, bản thân An
Thơm ơi, lại đây tớ kể cho nghe chuyện này hay lắm
Muốn bạn biết được nội dung câu chuyện mà mình yêu thích
Phải kể được diễn biến, kết quả của sự việc; sự việc hấp dẫn, lý thú của câu chuyện 
H: Muốn cho bạn biết Lan là một người bạn tốt, người được hỏi phải kể những sự việc như thế nào về Lan? Vì sao?
- Kể về thành tích học tập của Lan, những việc Lan đã làm để giúp đỡ bạn bè.
H: Nếu người trả lời kể chuyện về An mà không liên quan tới việc thôi học của An thì có thể coi là câu chuyện có ý nghĩa được không? Vì sao?
- Không, vì câu chuyện ấy không có ý nghĩa làm sáng tỏ lý do An thôi học.
H: Vậy, qua các tình huống trên, em hiểu thế nào là tự sự? 
- Tự sự là kể chuyện, kể một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
- HS đọc nội dung BT2/ 28
H: Truyện “ TG” kể về ai, ở thời nào, làm việc gì?
- Truyện kể về Gióng, ở thời Hùng Vương thứ sáu anh dũng đánh giặc cứu nước, thắng giặc bay về trời.
* Hoạt động thảo luận nhóm (3 phút)
H: Liệt kê các sự việc chính của truyện theo thứ tự trước sau?
+ Sự ra đời kì lạ của Gióng
+ Gióng biết nói và nhận trách nhiệm đánh giặc
+ Gióng vươn vai thành tráng sĩ, mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt đi đánh giặc
+ Gióng đánh tan giặc
+ Gióng lên núi, cởi bỏ áo giáp sắt bay về trời
+ Vua lập đền thờ, phong danh hiệu
+ Những dấu tích còn lại của Thánh Gióng
H: Nếu đảo vị trí của các sự việc trên có được không? Vì sao?
- Không. Vì các sự việc đã sắp xếp theo một trình tự hợp lý, sự việc trước dẫn đến sự việc sau, dẫn đến một kết quả và thể hiện một ý nghĩa.
H: Vậy ý nghĩa của truyện Thánh Gióng là gì?
- Ca ngợi người anh hùng cứu nước chống giặc ngoại xâm.
H: Vì sao có thể nói truyện Thánh Gióng là truyện ca ngợi công đức của vị anh hùng làng Gióng?
- Vì truyện kể lại quá trình ra đời, trưởng thành, lập chiến công, thành thánh của vị anh hùng giữ nước đầu tiên của dân tộc ta. Thể hiện ước mơ của nhân dân ta về người anh hùng cứu nước, chống giặc ngoại xâm.
GV: Như vậy truyện Thánh Góng trình bày một chuỗi các sự việc nối tiếp nhau nhằm thể hiện một chủ đề: chủ đề đánh giặc cứu nước. Đó chính là mục đích , ý nghĩa của phương thức tự sự. 
H: Vậy em hiểu thế nào về mục đích, ý nghĩa của phương thức tự sự?
- Tự sự giúp ta giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ.
- Cho HS đọc ghi nhớ 1/ SGK 28.
I. Ý nghĩa và đặc điểm chung của phương thức tự sự:
1. Bài tập
* Bài tập 1: SGK/27
- Tự sự là kể một câu chuyện có ý nghĩa.
* Bài tập 2/28
- Ý nghĩa của tự sự: giúp ta giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ.
2. Ghi nhớ: SGK/ 28.
Hoạt động 2. Luyện tập (15 phút)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GV chuyển giao nhiệm vụ - HS hoạt động cá nhân 
- HS đọc truyện “Ông già và thần chết”
H: Truyện kể về ai? Về việc gì? 
- Kể về diễn biến tư tưởng của ông già đốn củi
H: Em hãy trình bày diễn biến, kết quả của sự việc?
+ Diễn biến của sự việc: Ông già đẵn xong củi và mang về. Phải đi xa ông mệt và than thở muốn thần chết mang ông đi. Thần chết đến , ông sợ hãi và nói ông muốn thần chết nhấc hộ bó củi lên lưng.
H: Ý nghĩa của câu chuyện này là gì?
- Con người rất quý trọng sự sống của mình. Dù kiệt sức thì sống cũng hơn chết.
- HS đọc bài thơ.
H: Bài thơ có phải được viết theo phương thức tự sự không? Vì sao?
H: Em hãy kể lại câu chuyện bằng lời của mình?
* Yêu cầu: Lời kể rành mạch, đảm bảo các sự việc chính của chuyện:
+ Sự việc mở đầu: Bé Mây rủ mèo con đánh bẫy chuột
+ Sự việc phát triển: Bé Mây nướng cá thơm ngon và treo vào trong cạm. Bé Mây nói với mèo con rằng lũ chuột tham lam ngốc nghếch sẽ chẳng nhịn thèm được, sẽ bị sa bẫy. Nghe bé Mây nói mèo con gật gù rung râu tán thành. Đêm ấy bé Mây nằm ngủ. Bé mơ thấy lũ chuột sa bẫy đầy cả lồng. bé Mây cùng mèo con đem lũ chuột ấy đi xử, chúng khóc thảm thiết xin tha mạng.
+ Sự việc kết thúc: Buổi sáng thức dậy, bé Mây vội vàng chạy xuống bếp xem bẫy có bắt được con chuột nào không. Nhưng thật bất ngờ trong cạm bẫy không có chuột, cùng chẳng còn cá, chỉ có chú mèo con đang nằm ngủ say.
II. Luyện tập
 Bài tập /28
- Phương thức sự việc trong truyện:
+ Kể về hai nhân vật: Ông già và thần chết. Trong đó ông già đốn củi là nhân vật chính.
+Sự việc được kể: Diễn biến tư tưởng của ông già đốn củi
+Ý nghĩa của câu chuyện: Thể hiện tư tưởng yêu cuộc sống.
 Bài tập 2/29 
- Bài thơ kể chuyện bé Mây và mèo rủ nhau bẫy chuột nhưng mèo tham ăn đã chui vào bẫy ăn tranh phần chuột và ngủ trong bẫy.=> bài thơ được viết theo phương thức tự sự.
4. Củng cố
- Hiểu được ý nghĩa và đặc điểm chung của phương thức tự sự.
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Học bài, làm các bài tập còn lại
- Soạn bài: Sơn Tinh, Thủy Tinh
E. RÚT KINH NGHIỆM - ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG
Ngày .... tháng 8 năm 2019
Duyệt kế hoạch dạy học 
Tổ trưởng
Trình Thị Hậu Hiệp

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_7_tim_hieu_chung_ve_van_tu_su_nam.doc