Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 93-96 - Năm học 2019-2020
I/ Mục tiêu cần đạt:
1. Về kiến thức:
- Giúp hs nắm được khái niệm ẩn dụ và các kiểu ẩn dụ
+ Hiểu và nhớ được các kiểu tác dụng của ẩn dụ.
2. Về kĩ năng:
+ Biết phân tích ý nghĩa cũng như tác dụng của ẩn dụ trong khi sử dụng.
+ Bước đầu có kĩ năng tự tạo ra một số ẩn dụ.
+ Kỹ năng giải quyết vấn đề.
3. Về thái độ: Cách nói ví von ,hàm ẩn trong giao tiếp
II/ Chuẩn bị:
- Chuẩn bị của Gv: Bài soạn, bảng phụ
- Chuẩn bị của Hs : Xem trước bài
*/ P2: Nêu vấn đề - GQVĐ.
III/ Tiến trình bài dạy:
1/ Ổn định lớp:
KTSS: 6/1V .
2/ KTBC: -Nhân hóa là gì? Có những kiểu nhân hóa nào? Ví dụ?
(Hs dựa vào ghi nhớ 1+2 sgk/ 57+58
VD: Chú gà trống nhà em rất đẹp .)
*. Giới thiệu bài: Một trong những phép tu từ khác cũng được sử dụng nhiều trong văn, thơ, trong giao tiếp đó là phép ẩn dụ .
Ngày soạn: 5/2/2019 Ngày dạy: ..../2/2019 Tuần: 25 - Tiết PPCT: 93 Văn bản: ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ ( Minh Huệ) I/ Mục tiêu cần đạt 1. Về kiến thức: + Giúp hs cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng Bác Hồ trong bài thơ với tấm lòng yêu thương mênh mông, sự chăm sóc ân cần đối với các chiến sĩ và đồng bào. + Thấy được tình cảm yêu quý, kính trọng của người chiến sĩ đối với Bác Hồ. + Nắm được những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: kết hợp miêu tả, kể chuyện với biểu hiện cảm xúc, tâm trạng; những chi tiết giản dị, tự nhiên mà giàu sức truyền cảm; thể thơ năm chữ thích hợp với bài thơ có yếu tố kể chuyện. 2. Về kĩ năng: + Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm, tìm hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ. + Kể tóm tắt diễn biến câu chuyện bằng một đoạn văn ngắn. + Bước đầu biết cách đọc thơ tự sự .thể hiện tâm trạng lo lắng không yên của Bác Hồ; tâm trạng ngạc nhiên, xúc động lo lắng của người chiến sĩ. + Tìm hiểu sự kết hợp giữa các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm trong bài thơ. + Trình bày được suy nghĩ sau khi học xong bài thơ. + Rèn kỹ năng tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề. 3. Về thái độ: Tình cảm kính trọng vị lãnh tụ, lòng biết ơn, sự hi sinh của Người II/ Chuẩn bị: - Chuẩn bị của Gv: Bài soạn, chân dung tác giả - Chuẩn bị của Hs: Soạn bài (đọc và trả lời câu hỏi SGK) */ PP/ KTDH: Đàm thoại - Gợi mở; Nêu vấn đề-GQVĐ. III/ Tiến trình bài dạy: 1/ Ổn định lớp: KTSS: 6/1V.............................................................................. 2/ KTBC: - Cho biết diễn biến tâm trạng của nhân vật Ph-răng trong Buổi học cuối cùng? *. Giới thiệu bài: " Bác ơi..................già" ( Tố Hữu). Trái tim Bác Hồ - trái tim không ngủ yên . Bởi vì đó là trái tim mênh mông ,ôm cả non sông, mọi kiếp người( Tố Hữu ). Cách đây hơn nửa thế kỉ, đã có một đêm mưa trong rừng khiến Bác Hồ không sao ngủ được và tấm lòng mênh mông đó được nhà thơ Minh Huệ thể hiện rõ qua bài: “ Đêm nay Bác không ngủ ”. Chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ để hiểu rõ hơn về tình cảm của Bác Hồ nhé! 3/ Dạy nội dung bài mới: Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò Nội dung ghi bảng Hđ1: Đọc, tìm hiểu chung - Nêu vài nét cơ bản về tác giả? - Cho biết hoàn cảnh sáng tác? Gv: năm 1951 Minh Huệ ở Nghệ An gặp một người chiến sĩ vừa ở Việt Bắc về. Người bạn ấy kể cho nhà thơ một kỉ niệm được gặp Bác trong một đêm trên đường đi chiến dịch Biên Giới. Bác đã không ngủ lo lắng, chăm sóc cho chiến sĩ -Gv: đọc: nhịp chậm, giọng thấp, đoạn giữa cao giọng hơn; đoạn cuối nhấn giọng. Gv nx- đọc Gv: Gọi Hs đọc chú thích HđI2: Tìm hiểu văn bản - Bài thơ kể lại câu chuyện gì? Thời gian nào? xảy ra ở đâu? Hoàn cảnh thế nào? - Chuyện kể về những nhân vật nào? - Trước khi phát hiện Bác không ngủ, anh đội viên đã ngủ chưa? - Trong đêm đó anh đội viên mấy lần thức giấc? - Lần đầu anh đội viên ngạc nhiên vì điều gì? - Gv cho hs hiểu nghĩa một số từ - Tác giả sử dụng bpnt nào để nói lên tình cảm của Bác? Gv: việc làm của Bác, tình cảm của Bác thật lớn lao, vĩ đại. Bác như người cha chăm sóc chu đáo, tận tình cho chiến sĩ. Tình cảm của Bác ấm áp hơn cả ngọn lửa hồng. -Vì sao anh đội viên mơ màng như nằm trong mơ? -Xúc động cao độ, anh đội viên có tâm trạng và hành động gì? -Đáp lại sự quan tâm đó, Bác đã động viên chiến sĩ điều gì? -Anh đội viên lo lắng điều gì ở Bác? Gv: Những lần tiếp theo thức dậy, anh bộ đội đã quan sát thầy gì? Thái độ của anh với Bác ra sao...ta tìm hiểu ở tiết sau. Hs: sgk/ 66 Hs: Trả lời - Hs: Đọc văn bản - Hs: Đọc Hs: kể về một đêm Bác không ngủ trên đường đi chiến dịch trong cuộc k/c chống Pháp 1950. + Trong một túp lều ở rừng Việt Bắc + Một đêm mưa, lạnh Hs: Anh đội viên và Bác Hồ Hs: Anh đội viên đã ngủ một giấc dài. Hs: 3 lần Hs: + Thấy trời khuya, mưa lâm thâm, lều tranh xơ xác, Bác không ngủ, vẫn ngồi, lặng im, trầm ngâm + Bác đốt lửa, dém chăn cho từng chiến sĩ một cách nhẹ nhàng =>Ẩn dụ, so sánh, việc làm của Bác, tình cảm của Bác thật lớn lao, vĩ đại. Bác như người cha chăm sóc chu đáo, tận tình cho chiến sĩ. -Trong đêm khuya, trời mưa lều tranh xơ xác, Bác không ngủ, vẫn ngồi, lặng im, trầm ngâm, Bác đốt lửa, dém chăn cho từng chiến sĩ một cách nhẹ nhàng Hs:Thổn thức, tâm trạng xao xuyến không kìm nén được, anh đã thốt lên câu hỏi đầy lo lắng : “Bác ơi! Bác chưa ngủ? Bác có lạnh lắm không?” Hs: Bác an ủi, động viên: Chú cứ việc ngủ ngon—Ngày mai đi đánh giặc” Hs: Sợ Bác ốm, chiến dịch còn dài, rừng lắm dốc, lắm ụ, lấy sức đâu mà đi I/ Đọc- Tìm hiểu chung: 1/ Tác giả: - Minh Huệ (1927-2003) - Quê tỉnh Nghệ An. - Làm thơ từ k/c chống Pháp. 2/ Tác phẩm: - Chiến dịch Biên Giới năm 1950, Bác Hồ trực tiếp chỉ huy. Trong đêm không ngủ, Bác đã lo lắng, chăm sóc cho chiến sĩ. 3/ Đọc văn bản 4/ Chú thích II/ Đọc -Tìm hiểu văn bản 1.Tấm lòng yêu thương của Bác dành cho bộ đội: “ Anh đội viên thức dậy ..................................... Ấm hơn ngọn lửa hồng”. => Bằng nt ẩn dụ, so sánh, kết hợp miêu tả, b/c-> việc làm của Bác, tình cảm của Bác thật lớn lao, vĩ đại. Bác như người cha chăm sóc chu đáo, tận tình cho chiến sĩ. 2/ Tình cảm của anh đội viên dành cho Bác. - Thổn thức.........không? -Thổn thức, tâm trạng xao xuyến không kìm nén được, anh đã thốt lên câu hỏi đầy lo lắng : “Bác ơi! Bác chưa ngủ? Bác có lạnh lắm không?” - Sợ Bác ốm, chiến dịch còn dài, rừng lắm dốc, lắm ụ, lấy sức đâu mà đi 4/ Củng cố Luyện tập: -Hs đọc lại bài thơ -Gv nhắc lại tình cảm Bác dành cho chiến sĩ và ngược lại tình cảm của người chiến sĩ dành cho Bác. -Gv thông tin thêm một số tư liệu về cuộc đời làm cách mạng của Bác -Gd hs học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh 5/ Dặn dò: -Học thuộc lòng bài -Tìm thêm những tư liệu về Bác -Tìm đọc một số bài thơ: Không ngủ được Cảnh khuya -Chuẩn bị: Tìm hiểu: lần thứ ba khi người chiến sĩ thức giấc 6/ Rút kinh nghiệm, bổ sung Ngày soạn: 20/2/2019 Ngày dạy: ./2/2019 Tuần: 25 - Tiết PPCT: 94 Văn bản: ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ (TT) (Minh Huệ) I/ Mục tiêu cần đạt II/ Chuẩn bị: { giống tiết 93} III/ Tiến trình bài dạy: 1/ Ổn định lớp: KTSS: 6/1V...................................................................... 2/ KTBC: - Lần đầu tiên thức giấc, anh đội viên thấy điều gì?Bác làm gì? Em có nhận xét gì về những việc làm ấy? */ Giới thiệu bài: Được Bác quan tâm ,chăm sóc chu đáo, người chiến sĩ tiếp tục ngủ ngon giấc, nhưng khi thức giấc thì vẫn thấy Bác chưa ngủ, Anh đội viên và Bác đã bộc lộ những tâm tình gì?....chúng ta tiếp tục tìm hiểu 3/ Dạy nội dung bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung ghi bảng Hđ2: Tìm hiểu mục II - GV cho Hs đọc lại bài thơ? TT tìm hiểu mục II - Lần thứ ba thức dậy, anh đội viên vẫn thấy Bác không ngủ, tâm trạng của anh thế nào? So sánh với lần 1? - Bác đã nói lí do không ngủ của Bác là gì? - Hiểu được điều đó, anh đội viên có tâm trạng gì? - Em hiểu gì về khổ thơ cuối? Vì sao Tác giả lại khẳng định điều đó? - Em đã đọc, học bài thơ nào cũng nói về Bác không ngủ? Gv: Kể cho hs nghe cuộc đời cách mạng của Bác Bác ơi, tim Bác mênh mông thế Ôm cả non sông mọi kiếp người Nâng niu tất cả chỉ quên mình ( Tố Hữu) Bác sống như......già. Hđ3: Tìm hiểu phần tổng kết . - Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Cho biết cách gieo vần của bài thơ? - Từ ngữ trong bài thơ được sử dụng thế nào? - Nội dung của bài thơ? - Vb để lại cho em ý nghĩa gì? Hs: Anh hốt hoảng , giật mình, Bác vẫn ngồi, lặng im, bất động. Anh đã vội vàng năn nỉ: mời Bác ngủ vì trời sắp sáng => Bằng một loạt từ láy, thể hiện sự lo lắng, tình cảm, sự quan tâm của chiến sĩ với Bác. Hs + Bác thương đòan dân công + Ngủ ngồi rừng + Rải là cây làm chiếu + Manh áo phủ làm chăn + Trời mưa Hs: lần1: Thì thầm hỏi Bác Lần 3: Hốt hoảng,vội vàng, năn nỉ, Lần 1: Bác không nói lí do . Hs: Vui mừng, sung sướng, thức luôn cùng Bác Hs: “Đêm nay” trong vô vàn những đêm Bác không ngủ. Đó là chuyện thường tình, bình thuờng, tự nhiên vì Bác là vị lãnh tụ, là người cha thân yêu, cuộc đời của Người dành trọn cho nhân dân, cho Tổ Quốc Hs: Không ngủ được ( Hồ Chí Minh) Cảnh khuya ( Hồ Chí Minh) Hs: + Thể thơ: 5 tiếng + Vần được gieo cuối dòng thơ thứ 2,3; cuối khổ thơ - đầu khổ sau. Hs: Dùng nhiều từ láy: trầm ngâm, xơ xác, nhẹ nhàng, mơ màng, lồng lộng, thổn thức, thầm thì, vội vàng, nằng nặc => làm tăng giá trị gợi hình ảnh và biểu cảm. Hs: Tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác với nhân dân và tình cảm của nhân dân đối với Bác. Hs đọc ghi nhớ Hs: Tự hào, hạnh phúc vì có Bác, Học tập và làm theo tấm gương của Bác. II/ Đọc – Tìm hiểu văn bản 2/ Tình cảm của anh bộ đội dành cho Bác Hồ + Lần thứ ba thức dậy " Lần thứ ba......phăng phắc" - Thấy Bác vẫn không ngủ, anh hốt hoảng, giật mình, vội vàng năn nỉ: mời Bác ngủ vì trời sắp sáng. => Bằng một loạt từ láy, thể hiện sự lo lắng, sự quan tâm của chiến sĩ với Bác. - Hiểu được lí do Bác không ngủ: + Bác thương đoàn dân công + Ngủ ngoài rừng + Rải là cây làm chiếu + Manh áo phủ làm chăn + Trời mưa => Anh Vui mừng, sung sướng, thức luôn cùng Bác 3. Bác không ngủ- đó là lẽ thường tình. " Đêm......HCM" - Bác không ngủ - lẽ thường tình: + Người là vị lãnh tụ + Người là cha + Người là anh III/ Tổng kết 1/ Nghệ thuật: - Thể thơ: 5 tiếng - Dùng nhiều từ láy - Dùng phép: So sánh, ẩn dụ 2/ Nội dung: - Thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác với nhân dân và tình cảm của nhân dân đối với Bác. 3/ Ý nghĩa: Tự hào, hạnh phúc vì có Bác, Học tập và làm theo tấm gương của Bác. * Ghi nhớ: sgk/ 67 4/ Củng cố - Luyện tập: - Đọc diễn cảm bài thơ - Đọc ghi nhớ - Liên hệ bản thân .học tập và làm theo tấm gương Bác - Gợi ý cho hs làm BT 2/ 68 5/ Dặn dò: - Học thuộc bài thơ - Làm bài luyện tập - Sưu tầm những tư liệu về Bác - Chuẩn bị: Ẩn dụ. 6/ Rút kinh nghiệm, bổ sung: Ngày soạn: 14/2/2019 Ngày dạy: .../2/2019 Tuần: 25 - Tiết PPCT: 95 Tiếng Việt:ẨN DỤ I/ Mục tiêu cần đạt: 1. Về kiến thức: - Giúp hs nắm được khái niệm ẩn dụ và các kiểu ẩn dụ + Hiểu và nhớ được các kiểu tác dụng của ẩn dụ. 2. Về kĩ năng: + Biết phân tích ý nghĩa cũng như tác dụng của ẩn dụ trong khi sử dụng. + Bước đầu có kĩ năng tự tạo ra một số ẩn dụ. + Kỹ năng giải quyết vấn đề. 3. Về thái độ: Cách nói ví von ,hàm ẩn trong giao tiếp II/ Chuẩn bị: - Chuẩn bị của Gv: Bài soạn, bảng phụ - Chuẩn bị của Hs : Xem trước bài */ P2: Nêu vấn đề - GQVĐ. III/ Tiến trình bài dạy: 1/ Ổn định lớp: KTSS: 6/1V . 2/ KTBC: -Nhân hóa là gì? Có những kiểu nhân hóa nào? Ví dụ? (Hs dựa vào ghi nhớ 1+2 sgk/ 57+58 VD: Chú gà trống nhà em rất đẹp .) *. Giới thiệu bài: Một trong những phép tu từ khác cũng được sử dụng nhiều trong văn, thơ, trong giao tiếp đó là phép ẩn dụ . 3/ Dạy nội dung bài mới: Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm ẩn dụ. - GV choHs đọc khổ thơ ? -Cụm từ “Người cha” chỉ ai? -Vì sao có thể nói như vậy? -Cách nói này có gì giống và khác với phép so sánh? Gv: Trong trường hợp trên: Có vế dùng để so sánh ( vế B) mà tìm (vế A) sự vật, sự việc được so sánh (Vế A ẩn đi.) -Như vậy ẩn dụ là gì? Tác dụng của ẩn dụ? BT: Tìm phép ẩn dụ trong các câu thơ sau: +Ngày ngày Mặt Trời đi qua ... Thấy một Mặt Trời trong .... ( Viếng lăng Bác) + Thuyền về có nhớ bến chăng Bến thì một dạ khăng khăng .... ( Ca dao) Hoạt động 2 : Tìm hiểu mục II. - Gv cho Hs đọc câu thơ ? -Các từ in đậm dùng để chỉ những hiện tượng hoặc sự vật nào? Vì sao có thể ví như vậy? -Cách dùng từ trong cụ từ in đậm có gì đặc biệt so với cách nói thông thường? -Gv cho hs tìm hiểu ví dụ phần I (Người cha và Bác: Tương đồng về phẩm chất) -Như vậy có những kiểu ẩn dụ nào? Hoạt động 3 : H/d hs luyện tập -Hs đọc bt ? - So sánh đặc điểm và tác dụng của 3 cách diễn đạt? - Tìm các ẩn dụ? Nêu lên những nét tương đồng? - Tìm những ẩn dụ chuyển đổi cảm giác?Nêu tác dụng? -Hs đọc khổ thơ Hs: Người cha=> chỉ Bác Hồ Hs: Người cha và Bác Hồ có những phẩm chất giống nhau ( tuổi, tình yêu thương, sự chăm sóc chu đáo ) Hs: + Giống: Người cha và Bác Hồ đều có những nét tương đồng + Khác: So sánh đối chiếu sự vật này với sự vật khác, có từ ngữ so sánh, phương diện so sánh Hs: làm cho câu văn ,câu thơ hàm súc, gợi hình, gợi cảm. Hs: Mặt Trời : Là Bác=> Bác đem đến nguồn sáng, nguồn sống, soi đường chỉ lối như mặt trời của tự nhiên. +Thuyền : chỉ người đi xa Bến: chỉ người ở lại Hs đọc câu thơ +Về thăm nhà Bác làng Sen Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng. ( Nguyễn Đức mậu) Hs: lửa hồng=> chỉ màu đỏ của hoa( dựa vào hiện tượng về hình thức) Thắp=> nở hoa (dựa vào hiện tượng về cách thức) Hs: “ nắng giòn tan” + “ giòn tan”: nêu đặc điểm của cái bánh, sự cảm nhận của vị giác. -> nắng to, rực rỡ (cảm nhận bằng cảm giác) Hs: Ghi nhớ/ 69 Hs: 1. Diễn đạt bình thường 2. Diễn đạt có sử dụng phép so sánh 3. Diễn đạt có sử dụng phép ẩn dụ => So sánh và ẩn dụ: Tạo tính hình tượng, biểu cảm, hàm súc. a. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. - Ăn quả: Chỉ người hưởng thụ - kẻ trồng cây: Chỉ người gây, tạo dựng b. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. => Có nét tương đồng về phẩm chất a. mùi hồi chín chảy qua mặt => ngửi thấy mùi thơm sực nức b. Ánh nắng chảy đầy vai => Ánh nắng rực rỡ chiếu vào người c. tiếng rơi rất mỏng => chỉ sự nhẹ nhàng của chiếc lá rơi d. Ướt tiếng cười của bố => Niềm vui trong lao động. I/ Ân dụ là gì? 1/ Xét ví dụ: - Người cha=> chỉ Bác Hồ( giống nhau: tuổi, tình yêu thương, sự chăm sóc chu đáo ) -Có vế B, vế A ẩn đi=> làm cho câu văn ,câu thơ hàm súc, gợi hình, gợi cảm.) 2/ Ghi nhớ: Sgk/ 68 II/ Các kiểu ẩn dụ 1/ Xét các ví dụ: -Lửa hồng=> chỉ màu đỏ của hoa +Thắp=> nở hoa -> Dựa vào hiện tượng về hình thức , cách thức - “ nắng giòn tan”- nắng to, rực rỡ -> Cảm nhận bằng cảm giác 2/ KL: sgk/ 69 III/ Luyện tập 1/ So sánh đặc điểm và tác dụng của 3 cách diễn đạt? - Cách 1. Diễn đạt bình thường - Cách 2. Diễn đạt có sử dụng phép so sánh - Cách 3. Diễn đạt có sử dụng phép ẩn dụ => So sánh và ẩn dụ: Tạo tính hình tượng, biểu cảm, hàm súc .2/ Tìm các ẩn dụ? Nêu lên những nét tương đồng a. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. - Ăn quả: Chỉ người hưởng thụ - kẻ trồng cây: Chỉ người gây, tạo dựng b. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. => Có nét tương đồng về phẩm chất 3/ Tìm những ẩn dụ chuyển đổi cảm giác? Nêu tác dụng? a. mùi hồi chín chảy qua mặt=> ngửi thấy mùi thơm sực nức b. Ánh nắng chảy đầy vai => Ánh nắng rực rỡ chiếu vào người . c. tiếng rơi rất mỏng => chỉ sự nhẹ nhàng của chiếc lá rơi d. Ướt tiếng cười của bố=> Niềm vui trong lao động. 4/ Củng cố - Luyện tập: -Nhắc lại nội dung bài học -Hs đọc ghi nhớ -Gv lưu ý hs khi sử dụng ẩn dụ khi giao tiếp, so sánh với ẩn dụ, nhân hố 5/ Dặn dò: -Học bài -Hòan chỉnh các bài tập vào vở -Chuẩn bị: Luyện nói về văn miêu tả + Xem trước bài + Đọc kĩ Vb: Buổi học cuối cùng. + Chuẩn bị trả lời các câu hỏi 6/ Bổ sung, rút kinh nghiệm: Ngày soạn: 20/2/2019 Ngày dạy: ../2/2019 Tuần: 25 - Tiết PPCT: 96 Tập làm văn LUYỆN NÓI VỀ VĂN MIÊU TẢ I/ Mục tiêu cần đạt 1. Về kiến thức: + Giúp hs nắm được cách trình bày miệng một đoạn, một bài văn miêu tả. + Nhận ra yêu cầu cơ bản của tiết luyện nói; đối tượng, quan sát trình bày đối tượng theo trình tự hợp lý. 2. Về kĩ năng: + Luyện tập trình bày miệng những điều đã quan sát và lựa chọn theo một trình tự hợp lí. + Kỹ năng giải quyết vấn đề. 3. Về thái độ: + Ý thức tự giác, tích cực luyện tập, tính tự tin, lưu loát trong giao tiếp. +Thái độ nhiêm túc trong việc chuẩn bị bài. II/ Chuẩn bị: - Chuẩn bị của Gv: Bài soạn, SGK, - Chuẩn bị của Hs : Xem trước bài, chuẩn bị các yêu cầu trong sgk III/ Tiến trình bài dạy: 1/ Ổn định lớp: KTSS: 6/1V 2/ KTBC: - Cho biết phương pháp tả người? - Bố cục bài văn miêu tả? (Hs dựa vào phần ghi nhớ sgk/ 61 ) */ Giới thiệu bài: Để củng cố những kiến thức đã học về văn miêu tả và để rèn luyện sự tự tin, nói năng lưu loát trước tập thể hôm nay chúng ta cùng nhau luyện nói 3/ Dạy nội dung bài mới: Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò Nội dung ghi bảng Hđ 1: H/d hs làm bài tập - Hãy tả lại bằng miệng quang cảnh lớp học trong Buổi học cuối cùng? - Gv cho hs thảo luận khoảng 5-7 phút. Sau đó gọi hs trình bày. GV cho Hs nhận xét- GV sửa chữa. Hđ2: Tìm hiểu bt2 - Gv chia nhóm cho hs , mỗi nhóm làm một phần - Cử đại diện lên trình bày - Gv lưu ý gọi những hs còn yếu, kém để rèn cho các em. - khuyến khích điểm cho các em. Tổ 1 (nhóm ) Tổ 2 (nhóm ) Tổ 3 ( nhóm) Tổ 4 ( nhóm ) - Hãy lập dàn ý cho đề văn? - GV nhận xét. - Hs đọc đoạn văn. Hs: Phần viết tập của lớp học + Thầy đã chuẩn bị những tờ mẫu viết chữ rông thật đẹp “ Pháp-An –dát” + Những tờ mẫu được treo trước bàn học như những lá cờ bay phấp phới. + Cả lớp im phăng phắc, ai cũng hết sức chú ý, nắn nót viết từng chữ + Cả lớp không ai chú ý đến mọi vật xung quanh. a. Thầy Ha-men trong Buổi học cuối cùng là một người thầy thương yêu, hết lòng vì học trò, là người tận tâm, tận lực, có tinh thần trách nhiệm, là người yêu nước, yêu tiếng nói dân tộc. b. Buổi học hôm đó thầy ăn mặc thật đẹp, thật trang trọng khác mọị hôm. Thầy mặc lễ phục một chiếc áo rơ-đanh –gốt màu xanh lục, diềm lá sen, gấp nếp mịn, cái mũ bằng len thêu. Trang phục này chỉ được thầy mặc vào những ngày có thanh tra hoặc phát phần thưởng mà thôi. c. Khi thấy Ph-răng đến lớp muộn thầy không quở mắng giận dữ như mọi khi mà thầy nói rất dịu dàng “ Ph-răng vào chỗ nhanh lên con, lớp học sắp bắt đầu mà vắng mặt con.”.Thầy bước lên bục vẫn với giọng dịu dàng thầy nói với cả lớp “ các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dạy các con Hôm nay là bài học tiếng Pháp cuối cùng của các con. Thầy mong các con hết sức chú ý.”. Thầy gọi Ha-men trả bài không được, thầy không mắng, không trừng phạt mà thẳng thắn nói ra những thiếu sót, hạn chế, trách nhiệm của mọi người với dân tộc Thầy kiên nhẫn giảng giải cho tất cả nghe ý nghĩa, tầm quan trọng của tiếng nói dân tộc : “là thứ tiếng hay nhất trong sáng nhất, vững vàng nhất .phải giữ lấy nó và đừng bao giờ lãng quên nó .chừng nào giữ vững tiếng nói của mình chẳng khác nào nắm được chìa khố chốn lao tù”. d. Buổi học kết thúc thầy thầy đứng trên bục, người tái nhợt nghẹn ngào, xúc động không nói lên lời . Thầy quay về phía bảng, cầm một hòn phấn, dằn mạnh hết sức, cố viết thật to “ Nước Pháp muôn năm!”. Thầy đứng đó, tựa đầu vào tường, chẳng nói và giơ tay ra hiệu cho cả lớp ra về. - Hs đọc đề văn + MB: Giới thiệu thời gian, hoàn cảnh gặp gỡ. + TB: Miêu tả thầy giáo với những đặc điểm sau: - Khuôn mặt - Da, nếp nhăn - Râu, tóc - Thân hình - Lời nói - Thái độ, cảm xúc khi gặp trò cũ + KB: Suy nghĩ của em về người thầy của mẹ. 1. BT 1: Hãy tả lại bằng miệng quang cảnh lớp học trong Buổi học cuối cùng. 2. BT 2: Từ truyện Buổi học cuối cùng, em hãy tả lại bằng miệng hình ảnh thầy giáo Ha-men ở những nội dung sau: a.Thầy Ha-men trong Buổi học cuối cùng là một người thầy như thế nào? b. ôm đó thầy mặc có gì khác so với ngày lên lớp bình thường? c. Giọng nói của thầy ra sao? Thái độ và cử chỉ của thầy thế nào khi Ph-răng đến muộn và không học bài? d. Nét mặt, lời nói, hành động của thầy vào cuối buổi học như thế nào? 3. BT 3: Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, em theo mẹ đến chúc mừng thầy giáo cũ của mẹ nay đã nghỉ hưu. Em hãy tả lại hình ảnh thầy giáo trong phút giây xúc động gặp lại người học trò cũ của mình sau nhiều năm xa cách * Dàn ý: + MB: Giới thiệu thời gian, hoàn cảnh gặp gỡ. + TB: Miêu tả thầy giáo với những đặc điểm sau: - Khuôn mặt - Da, nếp nhăn - Râu, tóc - Thân hình - Lời nói - Thái độ, cảm xúc khi gặp trò cũ + KB: Suy nghĩ của em về ngời thầy của mẹ. 4/ Củng cố - Luyện tập - Gv cho hs nhận xét, đánh giá về bài nói - Gv nhận xét việc chuẩn bị và tinh thần luyện tập của các em - Lưu ý các em khi làm bài văn miêu tả, tránh rơi vào bài văn tự sự mà các em đã học. 5/ Dặn dò: - Về nhà ôn lại bài - Hoàn chỉnh các bài tập - Chuẩn bị: Lượm 6/ Rút kinh nghiệm, bổ sung
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_6_tiet_93_96_nam_hoc_2019_2020.doc