Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 94: Văn bản "Đêm nay Bác không ngủ"

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 94: Văn bản "Đêm nay Bác không ngủ"

A.Mục tiêu cần đạt:

1.Về kiến thức:

 - Hình ảnh của Bác Hồ trong cảm nhận của người chiến sĩ.

 - Sự kết hợp giữa yếu tố tự sự, miêu tả với yếu tố biểu cảm và các nghệ thuật khác được sử dụng trong bài thơ.

2.Kĩ năng:

 - Kể tóm tắt diễn biễn câu chuyện bằng một đoạn văn ngắn

 - Bước đầu biết cách đọc thơ tự sự được viết theo thể thơ năm chữ có kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm thể hiện được tâm trạng lo lắng không yên của bác hồ, tâm trạng ngạc nhiên, xúc động, lo lắn và niềm vui sướng, hạnh phúc của người chiến sĩ.

 - Tìm hiểu sự kết hợp giữa các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm trong bài thơ.

 - Trình bày được suy nghĩ của bản thân sau khi đọc bài thơ.

3. Thái độ:

 - Càng thêm kính yêu và cảm phục trước những tình cảm cao đẹp, lòng yêu thương bộđội của Bác.

B.Chuẩn bị:

1.Giáo viên:

 - Soạn giảng

 -Bảng phụ

 - Tranh minh họa.

2.Học sinh:

- Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên

C.Kiểm tra bài cũ:

 - Phrăng ham chơi như thế nao? Sau khi biết đây là buổi hoc cuối cùng phrăng có nhưng thay đổi gì?

 - Những nghệ thuật nào được sử dụng trong tác phẩm buổi học cuối cùng?câu chuyện có ý nghĩa gì?

 - Kiểm tra vở soạn của học sinh.

 

doc 4 trang Hà Thu 30/05/2022 2400
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 94: Văn bản "Đêm nay Bác không ngủ"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 94
 ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ
 (MINH HUỆ)
A.Mục tiêu cần đạt:
1.Về kiến thức:
 - Hình ảnh của Bác Hồ trong cảm nhận của người chiến sĩ.
 - Sự kết hợp giữa yếu tố tự sự, miêu tả với yếu tố biểu cảm và các nghệ thuật khác được sử dụng trong bài thơ.
2.Kĩ năng:
 - Kể tóm tắt diễn biễn câu chuyện bằng một đoạn văn ngắn
 - Bước đầu biết cách đọc thơ tự sự được viết theo thể thơ năm chữ có kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm thể hiện được tâm trạng lo lắng không yên của bác hồ, tâm trạng ngạc nhiên, xúc động, lo lắn và niềm vui sướng, hạnh phúc của người chiến sĩ.
 - Tìm hiểu sự kết hợp giữa các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm trong bài thơ.
 - Trình bày được suy nghĩ của bản thân sau khi đọc bài thơ.
3. Thái độ:
 - Càng thêm kính yêu và cảm phục trước những tình cảm cao đẹp, lòng yêu thương bộđội của Bác.
B.Chuẩn bị:
1.Giáo viên:
 - Soạn giảng
 -Bảng phụ
 - Tranh minh họa.
2.Học sinh: 
- Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên
C.Kiểm tra bài cũ:
 - Phrăng ham chơi như thế nao? Sau khi biết đây là buổi hoc cuối cùng phrăng có nhưng thay đổi gì?
 - Những nghệ thuật nào được sử dụng trong tác phẩm buổi học cuối cùng?câu chuyện có ý nghĩa gì?
 - Kiểm tra vở soạn của học sinh.
D.Tiến trình dạy học: 
Nội dung ghi bảng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I.Tìm hiểu chung:
1.Tác giải:
- Minh Huệ tên khai sinh là Nguyễn Thái, sinh năm 1927, quê ở Nghệ An.
 - Làm thơ từ thời kháng chiến chống Pháp.
2. Tác phẩm:
 - Đây là bài thơ nổi tiếng nhất của ông được viết đầu năm 1951.
 - Dựa trên một sự kiện có thực.
II. Đọc- hiểu văn bản:
1.Phân tích cái nhìn và tâm trạng của anh đội viên đối với Bác:
- Anh đội viên thức dậy lần thứ nhất:
+ Anh ngạc nhiên vì trời đã khuya mà Bác chưa ngủ.
+ Xúc động khi thấy Bác đốt lửa dém chăn cho các chiến sĩ. 
+ Mơ màng: Cảm nhận được sự lớn lao của Bác.
+ Anh thổn thức lo cho sức khỏe của Bác.
→ Sử dụng nghệ thuật so sánh: Gợi tả hình ảnh lớn lao của Bác, và thể hiện tình cảm thân thiết ngưỡng mộ của anh đối với Bác.
- Anh đội thức dậy lần thứ ba:
+ Anh hoảng hốt khi thấy Bác ngồi đinh ninh.
+Anh mời Bác đi ngủ
+ Anh thức luôn cùng Bác.
→ Qua diễn biến tâm trạng của người chến sĩ, bài thơ thể hiện cụ thể chân thật tình cảm của anh đối với Bác. Đó chính là lòng kính yêu vừa thiêng liêng vừa gần gũi, Là lòng biết ơn và niềm hạnh phúc được nhận tình yêu thương và chăm sóc của Bác, là niềm tự hào về vị lãnh tụ vĩ đại.
Giới thiệu: Trước khi tìm hiểu tác phẩm “ Đêm nay Bác không ngủ” chúg ta sẽ tìm hiểu về tác giả Minh Huệ.
HĐ1:
GV:Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích về tác giả, tác phẩm.
GV: Hướng dẫn đọc bài thơ
GV: Nhận xét.
GV:Bài thơ kể lại câu chuyện gì? Em hãy kể tóm tắt diễn biến câu chuyện đó?
 GV:Em hãy cho biết hoàn cảnh, thời gian địa điểm diễn ra câu chuyện đó ?
Chuyển ý: Chúng ta đã tìm hiểu về tác giả tác phẩm và để tìm hiêu về nhân vật Bác Hồ, anh Bộ Đội ta sẽ tìm hiểu phần II.
HĐ2:
GV:Bài thơ được viết theo thể thơ gì? 
→ Thể thơ 5 chữ bắt nguồn từ thơ ca dân gian, thể thơ này thích hợp với những bài thơ có yếu tố tự sự.
 GV: Theo em bài thơ này có mấy nhân vật?
GV: Trong bài thơ em thấy anh đội viên đã thức dậy mấy lần trong đêm ?
GV:Trong lần đầu thức giấc, tâm trạng anh như thê nào khi chứng kiến những hành động gì của Bác ?
GV: Nhận xét.
+ Anh ngạc nhiên vì trời đã khuya mà Bác chưa ngủ.
+ Xúc động khi thấy Bác đốt lửa dém chăn cho các chiến sĩ. 
+ Mơ màng: Cảm nhận được sự lớn lao của Bác.
+ Anh thổn thức lo cho sức khỏe của Bác.
GV: Em hãy cho biết tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào ? Việc sử dụng phép tu từ đó có tác dụng gì?
GV: - Em hãy phân tích tâm trạng của anh đội viên khi thức dậy lần thứ ba?
GV: Nhận xét 
Anh thấy hoảng hốt khi thấy Bác ngồi đinh ninh, anh vội mời Bác đi ngủ.
GV: Em có nhận xét gì về từ ngữ được sử dụng trong đoạn thơ ?
GV:Nhận xét.
Sử dụng nhiều từ láy mang tính gợi hình, gợi cảm rất cao (đinh ninh, phăng phắc, lồng lộng, hốt hoảng)
GV: Qua tâm trạng của anh đội viên ta có thể thấy tình cảm của anh đối với Bác như thế nào?
GV: Nhận xét.
+ Qua diễn biến tâm trạng của người chến sĩ, bài thơ thể hiện cụ thể chân thật tình cảm của anh đối với Bác. Đó chính là lòng kính yêu vừa thiêng liêng vừa gần gũi, Là lòng biết ơn và niềm hạnh phúc được nhận tình yêu thương và chăm sóc của Bác, là niềm tự hào về vị lãnh tụ vĩ đại. 
HĐ1:
HS:Đọc chú thích sách giáo khoa trang 66.
HS:Học sinh đọc theo hướng dẫn của giáo viên.
HS: Kể lại một đêm không ngủ của Bác trên đường đi chiến dịch thời kháng chiến chống Pháp.
HS: Hoàn cảnh là trên đường đi chiến dịch mưa lâm thâm và lạnh; Thời gian: Một đêm khuya; Địa điểm : Trong một mái lều tranh xơ xác.
HĐ2:
HS:Viết theo thể ngũ ngôn, nguồn gốc từ hát dặm Nghệ Tĩnh. Mỗi khổ có 4 dòng. 
HS: 
Bài thơ có hai nhân vật : Anh đội viên và Bác
HS: Thức dậy ba lần
 Lần thứ nhất :”Từ đầu Lấy sức đâu mà đi”
à Học sinh phát biểu ý kiến.
HS: Sử dụng phép so sánh không ngang bằngà Thể hiện sự lớn lao vĩ đại của Bác đồng thời cũng rất gần gũi – tình thương của Bác còn ấm hơn ngọn lửa.
HS:Học sinh đọc lại đoạn thơ 
“Lần thứ ba thức dậy
Bác ơi ! mời Bác ngủ”
Học sinh thảo luận theo bàn.
+ Hốt hoảng khi thấy Bác vẫn chưa ngủ.
 + Nằng nặc mời Bác đi nghỉ
 + lớp nhận xét
HS: Trả lời
HS: Trả lời, lớp nhận xét.
E.Hướng dẫn tự học:
1. Bài vừa học:
 - Em biết gì về tác giả Minh Huệ
 - Phân tích tâm trạng và cái nhìn của anh đội viên đối với Bác.
 - Hình ảnh của Bác Hồ được thể hiện như thế nào qua bài thơ.
2. Bài sắp học:
 - “ Lượm”
 - Em biết gì về Tố Hữu?
 - Bài thơ kể và tả về Lượm qua những sự việc nào, bằng lời của ai? Dựa theo trình tự lời kể ấy, em hãy tìm bố cục của bài thơ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_94_van_ban_dem_nay_bac_khong_ngu.doc