Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 13 - Năm học 2020-2021 - Trương Văn Mỹ

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 13 - Năm học 2020-2021 - Trương Văn Mỹ

A. Mục tiêu cần đạt :

1. Kiến thức:

- Khái niệm phó từ :

+ Ý nghĩa khái quát của phó từ.

+ Đặc điểm ngữ pháp của phó từ (khả năng kết hợp của phó từ,chức vụ ngữ pháp của phó từ).

- Các loại phó từ.

2. Năng lực :

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực nhận thức, tư duy logic

- Năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng ngôn ngữ, sử dụng Tiếng Việt

 3. Phẩm chất: Chăm học, sáng tạo.

- Khái niệm phó từ :

+ Ý nghĩa khái quát của phó từ.

+ Đặc điểm ngữ pháp của phó từ (khả năng kết hợp của phó từ,chức vụ ngữ pháp của phó từ).

- Các loại phó từ.

2. Năng lực :

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực nhận thức, tư duy logic

- Năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng ngôn ngữ, sử dụng Tiếng Việt

 3. Phẩm chất: Chăm học, sáng tạo.

B. Chuẩn bị :

1. GV: - Bài giảng, sgk.

2. HS: - Đọc và nghiên cứu bài theo câu hỏi SGK.

 

doc 9 trang tuelam477 2830
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 13 - Năm học 2020-2021 - Trương Văn Mỹ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PPCT TIẾT 49: KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN
(Ngày thực hiện: 30/11, 01/12/2020)
Nội dung: Học sinh thực hiện trên giấy theo yêu cầu câu hỏi của giáo viên. 
Ngày soạn: 29/11/2020 - Ngày giảng:30/11 - 01/12/2020
PPCT TIẾT 53, 54 – BÀI: SỐ TỪ VÀ LƯỢNG TỪ
(thay thế cho bài Phó từ - PPCT tiết: 50 - CTHK II)
I. Mục tiêu : 
1. Kiến thức: 
- Khái niệm số và lượng từ.
- Nghĩa khái quát của số từ và lượng từ. 
- Đặc điểm ngữ pháp của số từ và lượng từ.
 + Khả năng kết hợp của số từ và lượng từ.
 + Chức vụ ngữ pháp của số từ và lượng từ.
2. Năng lực: 
- Nhận diện được số từ và lượng từ.
- Phân biệt số từ với danh từ chỉ đơn vị.
- Vận dụng số từ và lượng từ khi nói, viết.
3. Phẩm chất: 
- Yêu Tiếng Việt và có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. 
II. Chuẩn bị : 
1. GV: - Bài giảng, sgk.
2. HS: - Đọc và nghiên cứu bài theo câu hỏi SGK.
III. Tiến trình tổ chức dạy - học: 
1. Ổn định : 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Cho cụm danh từ và yêu cầu HS điền vào mô hình cụm DT.
3. Bàì mới :
Tiết 1: *Hoạt động khởi động
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung, yêu cầu cần đạt
GV: GV chép lên bảng câu: Những em học sinh chăm ngoan ấy. Cho HS ghi vào mô hình cấu tạo cụm danh từ
GV dẫn dắt tạo hứng thú cho HS 
*Hoạt động hình thành kiến thức: 
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung, yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu số từ
Treo bảng phụ ghi ví dụ .
Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho từ nào?
Từ được bổ sung ý nghĩa thuộc từ loại nào?
- HS: Thuộc từ loại danh từ
 Em nhận xét về vị trí của các từ in đậm so với danh từ
Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa gì cho danh từ
Em hiểu thế nào là số từ?
- GV: Lưu ý có trường hợp
+ Đi hàng ba ->số lượng đứng sau danh từ
+ Một mâm bánh -> Số lượng đứng trước danh từ
 Em hiểu từ đôi nghĩa là gì? So sánh một đôi với một trăm, một nghìn?
- HS: Từ đôi không phải là số từ.
- GV: Lưu ý HS phân biệt số từ với danh từ
 chỉ đơn vị gắn với ý nghĩa về số lượng( tá, cặp, chục...)
Danh từ chỉ đơn vị gắn với ý nghĩa số lượng?
GV chốt: số từ là những từ chỉ số lượng và số thứ tự.
Số từ chỉ số lượng đứng trước danh từ.
Số từ chỉ thứ tự đứng sau danh từ
Hoạt động 2: Tìm hiểu lượng từ
- HS đọc ví dụ
Các từ in đậm trong đoạn trích có gì giống và khác số từ về ý nghĩa và vị trí?
Thế nào là lượng từ?
Điền các từ trong cụm danh từ vàomô hình?
 Nghĩa của từ “cả” khác nghĩa của các từ ( các, những, mấy) như thế nào ?
 Tìm các từ chỉ ý nghĩa tổng lượng?
GV chốt: Lượng từ là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật . Có 2 loại: 
+ Lượng từ chỉ tổng lượng và toàn thể: Tất cả, toàn thể, tất thảy...
+ Lượng từ chỉ ý nghĩa và tập hợp hay phân phối: những, mọi, mỗi, từng, nơi, vài...
- HS đọc phần ghi nhớ ( SGK)
I. Số từ :
 1. Ví dụ :( sgk)
 2. Nhận xét
a: từ in đậm đứng trước danh từ
b: từ in đậm đứng sau danh từ
- Bổ sung ý nghĩa về mặt số lượng số thứ tự cho danh từ
- Là từ chỉ số lượng và số thứ tự
- Khi biểu thị số lượng của sự vật, số từ đứng trước danh từ.
Ví dụ: Hai chàng, một trăm ván cơm nếp, ba học sinh, năm cái bàn
- Khi biểu thị số thứ tự, số từ thường đứng sau danh từ.
Ví dụ: Bác Hai, Hùng Vương thứ sáu
* Lưu ý: cần phân biệt số từ với danh từ chỉ đơn vị
Ví dụ: các từ: đôi, tá, chục, cặp...là danh từ chỉ đơn vị
 * Ghi nhớ ( SGK)
II. Lượng từ :
 1. Ví dụ( SGK)
 2. Nhận xét
- Các từ in đậm:
+ Giống số từ có ý nghĩa về lượng, đứng trước danh từ.
+ Khác số từ: ý nghĩa số lượng không cụ thể chỉ là nhiều hoặc ít.
- Là từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật đứng trước danh từ.
Phụ trước
TT
Phụ sau
T2
T1
T1
T2
S1
S2
Cả
Các
Mấy vạn
Những
Kẻ
Hoàng tử
Tướng lĩnh
Thua đậm
- Cả - từ mang ý nghĩa tổng lượng. những, các , mấy... mang ý nghĩa tập hợp phân phối.
 * Ghi nhớ ( SGK)
Tiết 2: *Hoạt động luyện tập:
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung, yêu cầu cần đạt
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập
- HS: Đọc và nêu yêu cầu bài tập
- GV: Chép bài tập ra bảng phụ -> Yêu cầu HS học nhóm . Tổ 1: bài 1 ,Tổ 2 :bài 2,Tổ 3-4 ; bài 3
 Đại diện trả lời . Nhận xét .
.Gvđánh giá .
Tìm một số từ và xác định ý nghĩa.
 Từ in đậm : Trăm, ngàn, muôn dùng với ý nghĩa gì?
GV lưu ý HS: Trong văn cảnh này trăm, ngàn là lượng từ còn bình thường là số từ.
Phân biệt nghĩa của từ từng, mỗi
III. Luyện tập:
Bài 1
- Số từ : Một, hai, ba ( số lượng)
 bốn, năm ( số thứ tự)
 năm ( số lượng)
Bài 2
Trăm, ngàn, muôn trong bài này là những lượng từ chỉ số nhiều, rất nhiều không cụ thể.
Bài 3
- Từng: mang ý nghĩa trình tự hết cá thể này đến cá thể khác.
- Mỗi: mang ý nghĩa nhấn mạnh tách riêng không mang ý nghĩa lần lượt.
4. Củng cố :
	- Nhắc lại khái niệm số từ và lượng từ
	- Phân nhóm số từ và lượng từ
5. Dặn dò: 
	- Học thuộc ghi nhớ, nhớ các đơn vị kiến thức về số từ và lượng từ.
	- Ôn tập truyện dân gian
 - Chuẩn bị bài mới: Luyện tập xây dựng bài tự sự - Kể chuyện đời thường.
 - Rút kinh nghiệm:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................
PPCT TIẾT 50 – BÀI: PHÓ TỪ
A. Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức: 
- Khái niệm phó từ :
+ Ý nghĩa khái quát của phó từ.
+ Đặc điểm ngữ pháp của phó từ (khả năng kết hợp của phó từ,chức vụ ngữ pháp của phó từ).
- Các loại phó từ.
2. Năng lực :
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực nhận thức, tư duy logic
- Năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng ngôn ngữ, sử dụng Tiếng Việt
 3. Phẩm chất: Chăm học, sáng tạo.
- Khái niệm phó từ :
+ Ý nghĩa khái quát của phó từ.
+ Đặc điểm ngữ pháp của phó từ (khả năng kết hợp của phó từ,chức vụ ngữ pháp của phó từ).
- Các loại phó từ.
2. Năng lực :
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực nhận thức, tư duy logic
- Năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng ngôn ngữ, sử dụng Tiếng Việt
 3. Phẩm chất: Chăm học, sáng tạo.
B. Chuẩn bị :
1. GV: - Bài giảng, sgk.
2. HS: - Đọc và nghiên cứu bài theo câu hỏi SGK.
C. Tiến trình tổ chức dạy - học:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Các hoạt động dạy - học:
*Hoạt động khởi động 
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung, yêu cầu cần đạt
GV: - Học kì I chúng ta đã học những từ loại nào ?
( Danh từ , động từ , tính từ , chỉ từ , lượng từ , số từ )
GV dẫn dắt tạo hứng thú cho HS 
*Hoạt động hình thành kiến thức: 
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung, yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1:Hình thành khái niệm phó từ 
GV treo bảng phụ có ghi VD Sgk
 HS đọc VD và trả lời câu hỏi
 Các từ : đã, cũng, vẫn, chưa, thật, được, rất , ra bổ sung ý nghĩa cho những từ nào?
 HS: Trả lời
 Những từ được bổ xung ý nghĩa thuộc từ loại nào?
HS: Trả lời
Từ sự phân tích ví dụ trên em hãy cho biết phó từ là gì ?
HS đọc ghi nhớ 1 sgk.
HS làm bài tập nhanh : tìm phó từ 
a, Ai ơi chua ngọt đã từng 
Non xanh nước bạc xin đừng quên nhau
b, Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình. Giá như tôi
 không trêu chị Cốc thì Choắt đâu tội gì
Hoạt động 2: Phân loại phó từ.
GV treo bảng phụ có ghi VD mục II,
-HS đọc và trả lời câu hỏi
Những phó từ nào đi kèm với các từ : Chóng ,trêu,, trông thấy, loay hoay? 
GV : Lưu ý: trong Tiếng Việt, 1 từ có thể được 1 hoặc nhiều từ khác bổ nghĩa cho nó.
Ví dụ : Đừng quên nhau = đừng quên + quên nhau, 
Lớn nhanh = Lớn nhanh + lớn quá
HS thống kê các phó từ tìm được ở mục I, II 
GV treo bảng: các loại phó từ
 Nhìn vào bảng phân loại, hãy cho biết phó từ gồm mấy loại 
Ý nghĩa các loại phó từ ?
 Kể thêm phó từ mà em biết?
 HS: Đọc ghi nhớ: SGK
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập
HS: Đọc và nêu yêu cầu bài tập.
GV cho HS làm theo nhóm với trò chơi tiếp sức : Thi tìm hiểu ý nghĩa của các phó từ trong 5 phút ,đội nào xong trước đội ấy thắng 
 Sau đó lớp nhận xét, GV bổ xung và kết luận
I.Tìm hiểu chung :
1. Phó từ là gì ?
2. Ví dụ : SGK
3. Nhận xét:
a. đã > đi, cũng > ra, vẫn chưa > thấy, thật > lỗi lạc.
b. soi gương ưa nhìn, 
 to bướng
- Động từ : Đi, ra, thấy, soi 
 - Tính từ : Lỗi lạc, ưa, to, bướng 
 * Ghi nhớ: SGK
II. Phân loại phó từ.
1. Ví dụ : SGK
2. Nhận xét:
* Các phó từ: lắm, đừng, không, đã,đang.
* Bảng phân loại phó từ
 Ý nghĩa 
 PT đứng 
trước ĐT,TT
PT đứng sau ĐT,TT
-Chỉ quan hệ thời gian
-Chỉ mức độ
-Chỉ sự tiếp diễn 
-Chỉ sự phủ định
-Chỉ sự cầu khiến
-Chỉ kết quả và hướng
-Chỉ khả năng 
đã, đang 
Cũng, vẫn
Cũng ,vẫn
Không 
đừng,chớ..
Lắm,quá
Vào , ra 
được
* Ghi nhớ : SGK 
*Hoạt động luyện tập: 
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung, yêu cầu cần đạt
HS: Đọc và nêu yêu cầu bài tập
GV hướng dẫn HS viết đoạn văn : 
+ Nội dung : Thuật lại việc Mèn trêu chị Cốc dẫn đến cái chết bi thảm của Dế Choắt.
+ Độ dài : Từ 3 – 5 câu 
+ Kĩ năng : Có dùng một phó từ, giải thích lý do dùng phó từ ấy
III. Luyện tập
Bài 1 :
a, Phó từ :
- Đã : chỉ quan hệ thời gian
- Không : Chỉ sự phủ định
- Còn : Chỉ sự tiếp diễn tương tự
- Đã : phó từ chỉ thời gian
- Đều : Chỉ sự tiếp diễn
- Đương, sắp : Chỉ thời gian
- Lại : Phó từ chỉ sự tiếp diễn 
- Ra : Chỉ kết quả, hướng.
- Cũng, Sắp : Chỉ sự tiếp diễn, thời gian
- Đã : chỉ thời gian
- Cũng : Tiếp diễn
- Sắp : Thời gian
b, Trong câu có phó từ : Đã chỉ thời gian.
Được : Chỉ kết quả
Bài tập 2 :
4. Củng cố : 
 - Viết đoạn văn tả cảnh mùa xuân trong đó có sử dụng phó từ. Nói rõ tác dụng ? 
5. Dặn dò: 
- Học thuộc phần ghi nhớ, nắm được khái niệm phó từ, các loại phó từ.
- Nhận diện được phó từ trong các câu văn cụ thể.
- Làm các bài tập còn lại và bài tập trong sách bài tập
- Đọc và nghiên cứu bài: “Luyện tập xây dựng bài tự sự - Kể chuyện đời thường”. 
Rút kinh nghiệm: .
Ngày soạn: 02/12/2020 - Ngày giảng:03/12/2020
PPCT TIẾT 51, 52 – BÀI: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG BÀI TỰ SỰ
- KỂ CHUYỆN ĐỜI THƯỜNG
A. Mục tiêu:	
 1. Kiến thức: 
- Nhân vật và sự việc được kể trong chuyện đời thường.
- Chủ đề, dàn bài , ngôi kể, lời kể trong kể chuyện đời thường
2. Năng lực :
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực nhận thức, tư duy logic
- Năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt.
Phẩm chất :
- Biết xây dựng dàn bài kể chuyện.
B. Chuẩn bị:
1. GV: - Bảng phụ,sưu tầm bài tập.
2.HS: - Đọc và làm bài phần luyện tập sgk Tr 99.
C. Tiến trình tổ chức dạy - học.
1. Ổn định : 
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
3. Bài mới :
TIẾT 1: *Hoạt động khởi động 
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung, yêu cầu cần đạt
GV:
GV dẫn dắt tạo hứng thú cho HS 
*Hoạt động hình thành kiến thức: 
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung, yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm kể chuyện đời thường
Dẫn dắt HS hiểu về kể chuyện đời thường.
+ Là những câu chuyện hằng ngày từng trải qua, từng gặp với những người quen hay lạ nhưng để lại những cảm xúc , ấn tượng nào đó.
 Nêu yêu cầu của kể chuyện đời thường
Hoạt động 2: Tìm hiểu đề bài tự sự
- HS đọc các đề bài
 Theo em thấy các đề bài có yêu cầu gì?
 Phạm vi đề yêu cầu kể như thế nào?
I. Khái niệm kể chuyện đời thường 
- Là những câu chuyện kể về sự việc xảy ra hằng ngày trong đời sống.
Yêu cầu:
Nhân vật sự việc cần phải chân thực, không bịa đặt, thêm thắt tuỳ tiện. Tuy nhiên cũng cho phép tưởng tượng hư cấu. Song không làm thay đổi chất liệu và diện mạo đời thường để biến thành truyện thần kì.
2. Tìm hiểu đề bài tự sự
- Đề bài yêu cầu kể chuyện đời thường
- Kể những chuyện xảy ra trong đời sống hằng ngày
3.Theo dõi quá trình thực hiện một đề tự sự 
* Kể chuyện về người thân của em (ông, bà)
a. Tìm hiểu đề:
- Kể chuyện đời thường người thật, việc thật, kể về hình dáng, tính nết, phẩm chất, biểu lộ tình cảm yêu mến, kính trọng với người thân.
b. Phương hướng làm bài
TIẾT 2: *Hoạt động luyện tập: 
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung, yêu cầu cần đạt
Hoạt động 3: Thực hiện một đề tự sự
- HS đọc đề bài thứ 7 trong SGK
 Yêu cầu làm việc gì?
- GV giảng: Kể chuyện người thật, việc thật là nói về chất liệu làm văn không hẳn viết tên thực địa chỉ thực.
- GV Lưu ý HS không tuỳ tiện nhớ gì kể đó. Không nhất thiết phải có tình huống li kì.
+ Cốt yếu các sự việc, chi tiết phải được lựa chọn để thể hiện tập trung một chủ đề nào đó gây ấn tượng.
- HS đọc đoạn văn đầu.
- HS: Nhắc lại nhiệm vụ của các phần mở bài . thân bài , kết bài.
- HS đọc dàn bài SGK
 Phần thân bài trong dàn bài này có mấy ý so với bài tham khảo đã đủ ý chưa?
 Ý thích của mỗi người có giúp ta phân biệt người đó với người khác không?
- HS đọc bài văn tham khảo.
 Bài làm có sát với thực tế không?
 Bài làm nêu được chi tiết gì đáng chú ý về ông?
 Vì sao em nhận ra ông là người già?
 Cách thương cháu của ông có gì đáng chú ý, đó là hành động gì?
Các sự việc trên có xoay quanh chủ đề người ông yêu hoa, yêu cháu không.
Hoạt động 4:Làm dàn bài sơ lược cho một đề văn tự sự trong số các đề bài nêu trên.
- HS tự làm.
- Gọi 2-3 em đọc .
- Nhận xét.
- Gv bổ sung
c. Dàn bài
Mở bài . 
Giới thiệu nhân vật sự việc
Thân bài : 
Diễn biến sự việc
Kết bài: 
Ý nghĩa tình cảm
- Phần thân bài gồm 2 ý :
+ ý thích của ông
+ ông yêu các cháu
- ý thích của mỗi người là cơ sở để phân biệt người này với người khác.
d. Bài tham khảo
- Bài viết sát đề - các ý trong dàn bài đều được phát triển thành đoạn văn.
- Ông hiểu từ yêu hoa, yêu cháu
- Chi tiết: + ông ngủ ít
 + người ta nói người già thường như vậy
- Chăm sóc góc học tập
- Cười hiền từ bảo
- Kể cho cháu nghe
- Các sự việc trên đều xoay quanh chủ đề người ông yêu hoa, yêu cháu.
*Hoạt động vận dụng 
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung, yêu cầu cần đạt
Lập dàn bài cho đề văn tự sự
*Hoạt động tìm tòi mở rộng
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung, yêu cầu cần đạt
Đọc các bài văn tự sự
4. Củng cố: Giáo viên cho học sinh nhắc lại ghi nhớ.
- Em hiểu như thế nào là kể chuyện đời thường
- Trình bày phương hướng làm bài văn tự sự
5. Dặn dò:
- Viết thành bài văn hoàn chỉnh theo dàn bài đã lập trên lớp.
- Chuẩn bị mới: Số từ và lượng từ.
Rút kinh nghiệm: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_tuan_13_nam_hoc_2020_2021_truong_van_m.doc