Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 17+18 - Năm học 2015-2016 - Trường Trung học Cơ sở Trưng Vương

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 17+18 - Năm học 2015-2016 - Trường Trung học Cơ sở Trưng Vương

A.Mục tiêu :

1.Kiến thức:Thấy được:

- Phẩm chất vô cùng cao đẹp của thái y lệnh

- Đặc điểm nghệ thuật của tác phẩm truyện trung đại: gần với kí, ghi chép sự việc.

- Truyện nêu cao gương sáng của một bậc lương y chân chính

2.Kĩ năng:

*Kĩ năng bài học:Thành thạo:

- Đọc- hiểu văn bản truyện trung đại

- Phân tích các sự việc thể hiện y đức của vị Thái y lệnh trong truyện.

- Kể lại được câu chuyện.

*Kĩ năng sống:

-Tự nhận thức và xác định lối sống có trách nhiệm với ng khác trên cương vị cá nhân; suy nghĩ về cách ứng xử của ng thày thuốc trong câu chuyện

- Giao tiếp, phản hồi/ lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ,ý tưởng, cảm nhận của bản thân về những giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện.

3. Định hướng phát triển năng lực Học sinh:

- Năng lực tự học, Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,Năng lực thẩm mỹ, Năng lực giao tiếp, Năng lực hợp tác,Năng lực tư duy tổng hợp

- Năng lực hoạt động và tổ chức hoạt động,Năng lực tổ chức và quản lý cuộc sống gia đình, Năng lực tự nhận thức và tích cực hóa bản thân, Năng lực khám phá và sáng tạo

 4.Thái độ:

- Trân trọng tình cảm của Thái y lệnh

B.Chuẩn bị:

-Giáo viên: SGK,SGV;Tài liệu Chuẩn KTKN;Soạn bài theo yêu cầu Chuẩn KTKN.

-Học sinh:Soạn bài -trả lời các câu hỏi Đọc - hiểu văn bản và theo yêu cầu của GV

C.Phương pháp/Kĩ thuật dạy học:

-Phương pháp:Nêu và giải quyết vấn đề,dạy học theo nhóm, DH theo dự án.

-Kĩ thuật dạy học:Động não,thảo luận nhóm,viết tích cực,hỏi trả lời,tóm tắt tài liệu,giao nhiệm vụ.

 

doc 34 trang tuelam477 4400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 17+18 - Năm học 2015-2016 - Trường Trung học Cơ sở Trưng Vương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: /12/2015
 Tuần 17 - Tiết 65
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA
TỔNG HỢP
A.Mục tiêu :
1.Kiến thức:
- Củng cố kiến thức về: tiếng Việt, văn bản, tập làm văn
2.Kĩ năng:
*Kĩ năng bài học:
- Biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn: chữa lỗi dùng từ, đặt câu. viết đoạn văn, tạo lập văn bản
*Kĩ năng sống:Tự nhận thức,giao tiếp,lắng nghe tích cực,hợp tác,tư duy sáng tạo,ra quyết định,giải quyết vấn đề.
3. Định hướng phát triển năng lực Học sinh: 
- Năng lực tự học, Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,Năng lực thẩm mỹ, Năng lực giao tiếp, Năng lực hợp tác,Năng lực tư duy tổng hợp
- Năng lực hoạt động và tổ chức hoạt động,Năng lực tổ chức và quản lý cuộc sống gia đình, Năng lực tự nhận thức và tích cực hóa bản thân, Năng lực khám phá và sáng tạo
4.Thái độ:
- Giáo dục ý thức học tập bộ môn.
B.Chuẩn bị:
-Giáo viên: SGK,SGV, Chuẩn KTKN;Soạn bài theo yêu cầu Chuẩn KTKN.
-Học sinh:Soạn bài-trả lời các câu hỏi trong SGK và yêu cầu của giáo viên.
C.Phương pháp/Kĩ thuật dạy học:
-Phương pháp:Nêu và giải quyết vấn đề,dạy học theo nhóm, DH theo dự án.
-Kĩ thuật dạy học:Động não,thảo luận nhóm,viết tích cực,hỏi trả lời,tóm tắt tài liệu,giao nhiệm vụ.
D.Tiến trình bài dạy:
1.ổn định lớp:
Ngày giảng
Lớp
Sĩ số
/12/2015
6A3
 /37
/12/2015
6A2
 /37 
2.Kiểm tra bài cũ:KT trong giờ học.
 3.Giảng bài mới:
Giờ hoc này chúng ta sẽ ôn lại tất cả những nội dung kiến thức về tiếng Việt, văn bản, tập làm văn đã học từ đầu năm đến nay, hướng dẫn các em cách làm bài kiểm tra tổng hợp 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Gv hướng dẫn hs ôn tập lí thuyết (10')
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
GV hướng dẫn học sinh điểm lại các kiến thức trọng tâm của học kì I trong các phân môn: Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn.
GV: trọng tâm chương trình Ngữ văn 6 là đọc – hiểu tác phẩm tự sự với các hình thức thể loại khác nhau, mà cụ thể ở kì I là truyện dân gian và truyện trung đại.
? Vậy chúng ta phải nắm được những kiến thức gì ở các thể loại truyện đã học?
- Đặc điểm của từng thể loại truyện: truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, truyện trung đại.
? Hãy nêu khái quát lại đặc điểm của các thể loại truyện đó?
- HS dựa vào các kiến thức đã học trả lời.
? Đối với mỗi một tác phẩm cụ thể trong các thể loại đó, ta phải lưu ý điều gì?
- Nội dung, hình thức mỗi truyện: nhân vật, cốt truyện, chi tiết tiêu biểu và ý nghĩa truyện.
- Nắm được sự biểu hiện cụ thể của đặc điểm thể loại ở mỗi truyện.
? Phần Tiếng Việt cần nắm được những kiến thức cơ bản nào?
- Cấu tạo từ
- Từ mượn
- Nghĩa của từ và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
- Các từ loại: danh từ, động từ, tính từ, số từ, lượng từ, chỉ từ.
- Các cụm từ: cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ.
GV: về phần Tiếng Việt, quan trọng nhất là sau khi nắm được lí thuyết cơ bản phải biết vận dụng những kiến thức đó để làm một bài tập cụ thể, vào phần đọc-hiểu văn bản và tạo lập các kiểu văn bản đã học ở phần Tập làm văn.
? Chúng ta đã tìm hiểu những nội dung nào ở phần Tập làm văn trong chương trình học kì I?
- Khái niệm, mục đích của tự sự.
- Dàn bài, ngôi kể, thứ tự kể trong văn tự sự.
- Cách làm một bài văn tự sự
+ Kể lại một câu chuyện dân gian đã học
+ Kể lại một chuyện trong đời sống hàng ngày.
GV: cấu trúc của một bài kiểm tra tổng hợp chương trình Ngữ văn 6 thường gồm :
- Các câu hỏi xoay quanh các nội dung đã học trong phần Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn đã học. 
- Bài tập Tiếng Việt: đòi hỏi HS phải biết vận dụng kiến thức phần Tiếng Việt đã học để làm một bài tập cụ thể.
- Phần Tập làm văn: viết một bài văn theo các dạng đề: kể một câu chuyện đã học, kể chuyện đời thường (kể người, kể việc)
Hoạt động 2: Gv hướng dẫn hs luyện tập(22')
GV yêu cầu HS tham khảo và làm đề kiểm tra (SGK/159)
1.? Đọc đoạn văn?
? Đoạn văn trên trích trong văn bản nào?
- Sơn Tinh, Thủy Tinh
? Đoạn văn trên viết theo PTBĐ nào?
- B. Tự sự
? Người kể đoạn văn trên ở ngôi thứ mấy?
- B. Ngôi thứ ba
? Đoạn văn trên nhằm mục đích gỡ?
- B. Kể người và việc
2.? Đoạn văn trên được kể theo thứ tự nào?
A. Theo thứ tự thời gian
3.? Trong câu: “Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi” có mấy cụm động từ?
C. 3 cụm
4.? Phân tích cấu tạo cụm ĐT em vừa xác định
? Trong câu: “Thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.” Có mấy cụm danh từ?
A. một
? Trong đoạn văn có bao nhiêu từ láy?
C. ba từ
? Trong các từ sau đây, từ nào là từ mượn?
B. Thủy Tinh
? Nghĩa của từ lềnh bềnh được giải thích theo cách nào?
A. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
5.? Nêu ý nghĩa của văn bản: Ếch ngồi đáy giếng"
- Truyện phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại hyênh hoang
- Khuyên chúng ta phải mở rộng tầm hiểu biết ko lên kiêu ngạo
 6.Truyện "Ếch ngồi đáy giếng"gợi ta nghĩ đến thành ngữ dân gian" Coi trời bằng vung". Thành ngữ này chỉ hạng người như thế nào trong xã hội? Nêu một số hiện tượng cuộc sống tương ứng với thành ngữ" Coi trời bằng vung"?
? Tìm hiểu yêu cầu của đề?
- Thể loại: kể chuyện tưởng tượng
- Nội dung: đóng vai bà đừ Trần kể lại truyện Con hổ có nghĩa.
? Với đề bài này em sẽ sử dụng ngôi kể nào? Thứ tự kể ra sao?
- Ngôi thứ nhất.
- Có thể kể xuôi hoặc kể ngược.
GV: Đây là truyện nếu kể theo ngôi thứ nhất sẽ gặp nhiều khó khăn, thực chất truyện gồm hai mẩu chuyện độc lập, bà đỡ Trần chỉ tham gia vào một mẩu chuyện, do đó cần chọn cách kể sao cho hợp lí, nhất là ở đoạn hai.
Thảo luận theo nhóm 
? Lập dàn ý ngắn gọn cho đề văn trên? 
HS lập dàn bài theo nhóm, cử dại diện trình bày, nhận xét , GV bổ sung
Hoạt động 3: Hướng dẫn cách làm bài kiểm tra tổng hợp(5').
Cấu trúc bài kiểm tra tổng hợp gồm: 
 +Kiểm tra các kiến thức về đọc-hiểu văn bản, tiếng Việt (gồm một số câu hỏi tự luận)
+Kiểm tra kiến thức và kĩ năng tập làm văn qua một bài( đoạn) văn ngắn.
A. Lý thuyết: những nội dung cơ bản cần chú ý
1. Về phần Văn
- Đặc điểm của các thể loại truyện: 
*Truyện dân gian:
+ Truyền thuyết
+ Cổ tích
+ Ngụ ngôn
+ Truyện cười
* Truyện trung đại
- Các tác phẩm cụ thể: nhân vật, cốt truyện, chi tiết tiêu biểu, ý nghĩa truyện.
2. Về phần Tiếng Việt
- Cấu tạo từ
- Từ mượn
- Nghĩa của từ và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
- Các từ loại: danh từ, động từ, tính từ, số từ, lượng từ, chỉ từ.
- Các cụm từ: cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ.
3. Về phần Tập làm văn
- Cách làm một bài văn tự sự
+ Kể lại một câu chuyện dân gian đó học
+ Kể lại một chuyện trong đời sống hàng ngày.
B. Luyện tập
HS tham khảo và làm đề kiểm tra (SGK/159)
Phần Tập làm văn
Đề: “Hãy đóng vai bà đỡ Trần trong truyện Con hổ có nghĩa để kể lại câu chuyện ấy.”
* Dàn ý
- Mở bài: 
+ Giới thiệu về bản thân (tên, nơi ở)
+ Giới thiệu về câu chuyện mình đã từng được chứng kiến, trải qua (chuyện bác tiều, chuyện của mình đỡ đẻ cho hổ)
- Thân bài:
+ Kể câu chuyện của người tiều phu ở Bắc Giang (đi đỡ đẻ ở Bắc Giang, được nghe câu chuyện về bác tiều của người dân nơi đây kể lại)
+ Kể câu chuyện của chính mình
- Kết bài: nêu ý nghĩa truyện
+ Hổ là loài thú dữ, chịu ơn biết trả ơn. Đã là con người thì không thể kém con vật
+ Ở đời phải biết trọng nghĩa, “Uống nước phải nhớ nguồn”
C. Hướng dẫn cách làm bài kiểm tra tổng hợp
- Cấu trúc bài kiểm tra tổng hợp :
Mới năm nay có hai phần :TN-TL
* Đề kiểm tra Ngữ văn kì I năm học 2012-2013
Đề bài
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 5:
 “Hùng Vương thư mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng”
(Trích Ngữ văn 6 – tập1 – NXBGD – trang 31)
Xác định tên truyện, thể loại truyện có chứa đoạn trích trên(0,5 điểm)
Nêu ý nghĩa văn bản có chứa đoạn trích? (1,0 điểm)
Tìm hai từ là số từ có trong đoạn trích và nêu rõ các từ đó biểu thị ý nghĩa gì? (1,0 điểm)
Tìm một cụm động từ có trong đoạn trích và điền vào mô hình sau: (1,0 điểm) 
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
Chép lại chủ đề của đoạn trích trên. (0,5 điểm)
Kể về một lần em măc lỗi. (6.0 điểm)
Đáp án, biểu điểm
C©u
Mét sè gîi ý chÝnh
BiÓu ®iÓm
1
- Văn bản: Sơn Tinh, Thủy Tinh
- Thể loại: Truyền thuyết
0,25
0,25
2
Ý nghĩa văn bản: 
- Giải thích hiện tượng mưa bão, lũ lụt xảy ra ở đồng bằng Bắc Bộ thuở các vua Hùng dựng nước
-Thể hiện sức mạnh, ước mơ chế ngự thiên tai, bảo vệ cuộc sống người Việt cổ.
0.5
0.5
3
- Tìm 02 số từ: thứ mười tám, một
- Thứ mười tám: biểu thị thứ tự
- Một: biểu thị số lượng
0,5
0,25
0,25
4
- Tìm 01 cụm động từ: (HS tìm được một trong hai CDDT)
+ yêu thương nàng hết mực
+ Muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng
- HS có thể chọn môt trong hai cụm từ để diền vào mô hình:
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
yêu thương
Nàng hết mực
muốn 
Kén
Cho con một người chồng thật xứng đáng
0,5
0,5
5
- Câu chủ đề: Hùng Vương thư mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu
0,5
1. Yêu cầu về kĩ năng.
- Học sinh biết làm bài văn tự sự- kể chuyện đời thường. Chú ý ngôi kể thứ nhất( hoặc cũng có thể chọn ngôi kể thứ ba tùy theo nội dung câu chuyện và nhân vật đã xây dựng trong chuyện)
- Lời kể chuyện mạch lạc, chân thực, tự nhiên, hướng tới chủ đề. Giọng văn có tình cảm, cách kể có sức thuyết phục
- Kết cấu bài viết chặt chẽ, bố cục rõ ràng, đầy đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài, xây dựng đoạn văn.
- Biết dùng từ, đặt câu, chữ viết rõ ràng, không mắc các lỗi về đoạn văn, câu, từ, chính tả.
6
2. Yêu cầu về kiến thức.
Nội dung sự việc kể có thể chọn những sự việc sau để XD câu chuyện: bỏ học, nói dối, không làm bài, làm tổn thương đến người xung quanh...
2.1. Mở bài: giới thiệu nhân vật và sự việc sẽ kể
2.2. Thân bài: 
 - Phải chọn những sự việc hợp lí và sâu sắc, XD được tình huống chuyện bất ngờ, hấp dẫn. Biết kết hợp kể, tả, biểu cảm. Đảm bảo các ý cơ bản:
+ Kể lại câu chuyện theo thứ tự sự việc từ mở đầu đến diễn biến và kết thúc hợp lí
+ Người kể chuyện muốn nhắn nhủ với người đọc điều gì?
2.3 Kết bài: Sự việc kết thúc như thế nào?Suy nghĩ của bản thân em
* Lưu ý:
- Điểm trừ tối đa đối với các bài viết không đảm bảo kiểu bài và bố cục văn bản không biết tách đoạn văn là 2,0
- Điểm trừ tối đa đối với các bài viết không đúng về ý, có nhiều lỗi lập luận là 1.0 điểm
- Điểm trừ tối đa đối với các bài viết có nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu, chính tả là 1.0 điểm.
- Khuyến khích những bài có sáng tạo, có cách viết độc đáo, hợp lí.
0,5
4,0
1,0
0.5
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2014-2015
MÔN: NGỮ VĂN 6
Thời gian làm bài: 90 phút
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 3: 
 “Ngày xưa có ông vua nọ sai một viên quan đi dò la khắp nước tìm người 
tài giỏi. Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái 
oăm để hỏi mọi người. đã mất nhiều công tìm kiếm nhưng viên quan vẫn chưa 
thấy có người nào thật lỗi lạc.” 
(Trích Ngữ văn 6 - Tập I, NXBGD, trang 70)
1. Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Cho biết thể loại của văn bản ? (1,0 điểm)
2. Đoạn trích được kể theo ngôi kể thứ mấy? Tác dụng của ngôi kể đó ? (1,0 điểm)
3. Tìm một cụm động từ có trong đoạn trích trên và phân tích cấu tạo của cụm 
động từ em vừa xác định. (1,0 điểm)
4. Nêu ý nghĩa của văn bản “Ếch ngồi đáy giếng” (1,0 điểm)
5. Truyện “Ếch ngồi đáy giếng” gợi ta nghĩ tới thành ngữ dân gian “Coi trời bằng 
vung”. Thành ngữ này chỉ hạng người như thế nào trong xã hội? Nêu một hiện 
tượng trong cuộc sống ứng với thành ngữ “Coi trời bằng vung”? (1,0 điểm)
6. Kể một kỉ niệm sâu sắc làm em nhớ mãi. (5,0 điểm)
--------------- Hết---------------
PHÒNG GIÁO DỤC & ðÀO TẠO THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2014-2015
MÔN: NGỮ VĂN 6
Câu 
Một số gợi ý về nội dung 
điểm 
1(1đ)
 Văn bản: Em bé thông minh. 
0.5 
Thể loại: Truyện cổ tích. 
 - Ngôi kể: ngôi 3. 
0.5 
0.5 
2 (1đ)
- Tác dụng của ngôi kể: 
+ Người kể có thể linh hoạt kể những điều diễn ra với nhân vật. 
+ Làm câu chuyện trở nên chân thực, chính xác, khách quan. 
0.25 
0.25 
3 (1đ)
- HS tìm đúng một cụm động từ (VD: sai một viên quan đi dò la khắp nước tìm người tài giỏi/ sai một viên quan/ đidò la khắp nước/ 
tìm người tài giỏi/ ... đã đi nhiều nơi/ cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người / vẫn chưa thấy có người nào thật lỗi lạc...) 
0.5 
- HS có thể kẻ bảng hoặc không, nhưng phân tích đúng cấu tạo của 
cụm động từ (Phần trước – Phần trung tâm – Phần sau) 
0.5 
4 (1đ)
Ý nghĩa văn bản “Ếch ngồi đáy giếng”: 
- Truyện phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà huyênh hoang. 
 - Khuyên chúng ta phải mở rộng tầm hiểu biết, không được chủ 
quan, kiêu ngạo.
0.5 
0.5 
5 (1đ)
* Giáo viên linh hoạt khi cho điểm phần trả lời của học sinh.
- Thành ngữ “Coi trời bằng vung” chỉ hạng người huyênh hoang, 
kiêu ngạo, không coi ai ra gì (Hoặc: tự cao, tự đại, luôn cho mình là 
nhất ... hành động một cách thiếu suy xét, không cần biết đến hậu 
quả) trong xã hội. 
0.5 
- Nêu được một hiện tượng ứng với thành ngữ “Coi trời bằng vung”. 
(VD: Những kẻ trộm cướp, coi thường pháp luật.../ ....) 
0.5 
6(5đ)
6.1. Yêu cầu về kĩ năng : 
- Đúng thể loại văn tự sự: sử dụng các kĩ năng kể chuyện cơ bản, có 
thể kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm vào trong tự sự. 
- Kết cấu bài viết chặt chẽ, bố cục rõ ràng, đầy đủ ba phần : mở bài, 
thân bài, kết bài. 
- Biết xây dựng đoạn văn, dùng từ chính xác, câu văn mạch lạc, chữ 
viết rõ ràng; trình bày sạch, đẹp.
6.2. Yêu cầu về kiến thức: 
Mở bài: Giới thiệu kỉ niệm (Là việc gì, lí do làm mình nhớ mãi). 
0.5 
b, Thân bài: (4đ) 
- Kể diễn biến sự việc (kỉ niệm) theo dòng hồi tưởng: Sự việc mở 
đầu (nguyên nhân) - Sự việc tiếp theo, phát triển (diễn biến) – Sự việc kết thúc (kết quả) 
2.0 
- Sự việc cụ thể, rõ ràng, đảm bảo các yếu tố: thờigian, địa điểm, 
nhân vật, nguyên nhân, diễn biến, kết quả. Các sự việc được chọn 
lọc, sắp xếp theo một trình tự hợp lý làm nổi bật nhân vật và chủ đề. 
Nhân vật trong câu chuyện hiện lên cụ thể, có tên gọi, lai lịch, được 
thể hiện qua một vài khía cạnh: ngoại hình, hành động, lời nói....vv.
1.0 
- Câu văn đúng ngữ pháp, diễn đạt mạch lạc, lưu loát. Chi tiết, sự 
việc, chân thực, xúc động, thể hiện được tình cảm của người kể 
chuyện. Bài học rút ra từ câu chuyện có ý nghĩa giáo dục sâu sắc. 
1.0 
c, Kết bài : Cảm xúc suy nghĩ của mình sau khi sự việc đó diễn ra. 
(Có thể nâng lên thành bài học tư tưởng mang tính giáo dục với bản 
thân và mọi người.) 
0.5 
Cộng
10.0
4.Củng cố:
Gv hệ thống kiến thức : văn bản, tiếng Việt, tập làm văn bằng bản đồ tư duy
1. Văn học
2. Tiếng Việt.
3. Tập làm văn
5.Hướng dẫn về nhà:
*Hướng dẫn học ở nhà:
- Ôn lại toàn bộ kiến thức phần văn bản, tiếng Việt, tập làm văn.
*Chuẩn bị cho bài sau:
Soạn văn bản: "Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng"
E. Rút kinh nghiệm
1. Thời gian: 
2. Kiến thức:
3. Phương pháp: 
4. Chuẩn bị của GV và HS:
TIẾT 66-67 : KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI HỌC KÌ I
( Phòng giáo dục ra đề)
Ngày soạn: /12/2015
 Tuần 17- Tiết 68
Văn bản: THẦY THUỐC GIỎI CỐT NHẤT Ở TẤM LÒNG
(Truyện trung đại Việt Nam)
Hồ Nguyên Trừng
A.Mục tiêu :
1.Kiến thức:Thấy được:
- Phẩm chất vô cùng cao đẹp của thái y lệnh
- Đặc điểm nghệ thuật của tác phẩm truyện trung đại: gần với kí, ghi chép sự việc.
- Truyện nêu cao gương sáng của một bậc lương y chân chính
2.Kĩ năng:
*Kĩ năng bài học:Thành thạo:
- Đọc- hiểu văn bản truyện trung đại 
- Phân tích các sự việc thể hiện y đức của vị Thái y lệnh trong truyện.
- Kể lại được câu chuyện.
*Kĩ năng sống:
-Tự nhận thức và xác định lối sống có trách nhiệm với ng khác trên cương vị cá nhân; suy nghĩ về cách ứng xử của ng thày thuốc trong câu chuyện
- Giao tiếp, phản hồi/ lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ,ý tưởng, cảm nhận của bản thân về những giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện.
3. Định hướng phát triển năng lực Học sinh: 
- Năng lực tự học, Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,Năng lực thẩm mỹ, Năng lực giao tiếp, Năng lực hợp tác,Năng lực tư duy tổng hợp
- Năng lực hoạt động và tổ chức hoạt động,Năng lực tổ chức và quản lý cuộc sống gia đình, Năng lực tự nhận thức và tích cực hóa bản thân, Năng lực khám phá và sáng tạo
 4.Thái độ:
- Trân trọng tình cảm của Thái y lệnh 
B.Chuẩn bị:
-Giáo viên: SGK,SGV;Tài liệu Chuẩn KTKN;Soạn bài theo yêu cầu Chuẩn KTKN.
-Học sinh:Soạn bài -trả lời các câu hỏi Đọc - hiểu văn bản và theo yêu cầu của GV
C.Phương pháp/Kĩ thuật dạy học:
-Phương pháp:Nêu và giải quyết vấn đề,dạy học theo nhóm, DH theo dự án.
-Kĩ thuật dạy học:Động não,thảo luận nhóm,viết tích cực,hỏi trả lời,tóm tắt tài liệu,giao nhiệm vụ.
D.Tiến trình bài dạy:
1.ổn định lớp:
Ngày giảng
Lớp
Sĩ số
Vắng
 /12/2015
6A2
37
 /12/2015
6A3
37
2.Kiểm tra bài cũ:Năng lực tự học
Câu 1. ?Em có suy nghĩ gì về cách dạy con của bà mẹ Mạnh Tử trong truyện “Mẹ hiền dạy con”? 
*Yêu cầu:
Bà mẹ thầy Mạnh Tử là tấm gương sáng về lòng yêu thương chăm chút cho con và cả về cách dạy con: 
	+ Dạy con chọn cho con một môi trường sống tốt đẹp. 
	+ Dạy con vừa có đạo đức vừa có chí học hành. 
	+ Thương con nhưng không nuông chiều, ngược lại rất kiên quyết. 
3.Giảng bài mới:
Giới thiệu bài: Trong xã hội có nhiều nghề và làm nghề nào cũng cần có đạo đức. Tuy nhiên 2 nghề đòi hỏi đạo đức cao và cũng được tôn vinh nhất đó là nghề giáo và nghề y. Truyện “Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng” nói về một bậc lương y chân chính, giỏi nghề nghiệp, hơn cả là giàu lòng nhân đức.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu chung 
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
* Phương pháp.
- Nêu vấn đề, vấn đáp 
? Giới thiệu những nét chính về tác giả Hồ Nguyên Trừng? 
- Hs phát biểu theo chú thích sao/ SGK – 163
- GV bổ sung ...
? Tác phẩm “Thầy...” sáng tác trong hoàn cảnh nào? chủ đề của tác phẩm là gì? 
- HS trả lời theo SGK
Hoạt động 2: Gv hướng dẫn hs đọc-hiểu văn bản 
* Phương pháp.
- Đọc diễn cảm, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, vấn đáp kết hợp với giảng bình, 
? Nêu cách đọc? chậm rãi, thể hiện rõ thái độ của nhân vật: 
+ Phạm Bân: điềm tĩnh, cương quyết. 
+ Trung sứ: tức giận, lạnh lùng, đedoạ,
+ Vua: vui mừng
GV: đọc mẫu đoạn đầu. 
? 2 hs đọc tiếp đến hết
? Tóm tắt văn bản?
? Hiểu như thế nào về: Huý, Thái y lệnh, phụng sự, vương phủ, quí nhân, con đỏ?
HS trả lời theo SGK164
?Nêu phương thức biểu đạt của văn bản?
? Văn bản “Thầy...” chia làm mấy đoạn? nội dung từng đoạn? 
? Quan sát đoạn một cho biết lương y Phạm Bân được giới thiệu như thế nào về tung tích, chức vụ và công đức? 
- Tung tích: cháu ngoại của HồNguyên Trừng. 
- Giữ chức: Thái y lệnh (trong coi việc chữa bệnh trong cung vua). 
- Việc làm: đem của cải trong nhà mua thuốc tốt, tích trữ thóc gạo, cho kể tật bệnh cơ khổ ở nhà mình, cấp cơm cháo, chữa trị, không né tránh 
người bệnh, giường bệnh không lúc nào vắng .
- Năm đói kém, dựng thêm nhà cho kẻ khốn cùng đói khát và bệnh tật đến ở, cứu sống hơn ngàn
 người. 
? Trước việc làm đó của lương y Phạm Bân, thái độ của người đương thời ra sao? 
- Luôn trọng vọng Phạm Bân
? Giải thích từ “trọng vọng” là từ được giải thích nghĩa bằng cách nào? 
- HS trả lời như SGK/164. 
? Trong những việc làm thể hiện y đức của Phạm Bân, tác giả tập trung nói về một tình huống đặc biệt để qua đó y đức của lương y được thử thách và bộc lộ rõ nét nhất, cao đẹp nhất, đó là tình huống nào? 
- Phạm Bân lựa chọn cứu người đàn bà nguy kịch hay khám cho bậc quý nhân bị sốt. 
? Em có nhận xét gì về dung lượng mà tác giả dành cho việc kể tình huống trên? Từ đó cho thấy ý đồ của tác giả khi viết truyện? 
- Khối lượng văn chiếm nhiều nhất so với lời văn của các hành động khác. Tác giả đã dồn hết bút lực vào hành động trong tình huống có tính chất gay cấn này để làm rõ phong cách, đạo đức, bản lĩnh của vị Thái y lệnh hơn bât cứ t/h nào
? Trong tình huống này, thái độ tức giận của quan Trung sứ cùng với lời nói của ông ta "Phận làm tôi sao được như vậy? ông định cứu mạng người ta mà không cứu mạng mình chăng” đã đặt Thái y lệnh trước một sự khó khăn ntn? 
- Đặt trước sự lựa chọn khó khăn với những mâu thuẫn quyết liệt: đi chữa cho người đàn bà dân thường nguy kịch để đúng với y đức, với lương tâm nghề nghiệp nhưng bị trái lệnh vua. Hay đi khám cho bậc quýý nhân vị sốt trái với lương tâm nghề nghiệp mà làm tròn phận làm tôi. 
? Thái y lệnh đã đáp lại viên Trung sứ ntn? 
 “Tôi có mắc tội, cũng không biết làm thế nào.Nếu người kia không được cứu, sẽ chết trong khẳng khắc, chẳng biết trông vào đâu. Tính mệnh
của tiểu thần còn trông cậy vào chúa thượng, may ra thoát. Tội tôi xin chịu” 
? Qua lời đáp đó cho thấy Thái y lệnh Phạm Bân là người ntn? 
- Vượt qua thử thách nhẹ không, lựa chọn đi chữa ngay cho ngời dân thường bệnh nặng trước. 
- Từ đó cho thấy Phạm Bân là người có nhân cách, bản lĩnh. 
+ quyền y không thắng nổi y đức, quyền uy thua y đức. 
+ Tính mệnh của mình được đặt tới tính mệnh của người dân thường lâm bệnh nguy cấp. 
- Ngoài ra ở nhân vật Thái y lệnh còn thấy sức mạnh của trí tuệ trong ứng xử. Câu trả lời của Thái y lệnh vừa thể hiện y đức, bản lĩnh vừa thể hiện khả năng trí tuệ trong ứng xử? Bởi nói như thế, vẫn giữ được phận làm tôi mặc dù không theo đúng lệnh vua nhưng nếu vua là người có lương tâm và lương tri, chắc chắn không thể trị tội Thái y lệnh. 
GV: Cuối cùng vua xử Thái y lệnh ntn? chuyển đoạn 3
? Theo dõi đoạn 3 cho biết, thái độ của vua Trần Anh Vương diễn biến ra sao trước cách xử sự của Thái y lệnh? 
- Lúc đầu có tức giận, khi nghe Thái y lệnh tường trình, hết tức giận và còn ca ngợi Thái y lệnh. 
? Từ đó cho thấy vua Trần Anh Vương là người ntn? 
- Là ông vua có lòng nhân đức. ở thời đại nhà Trần, nước ta đã sản sinh ra những con người cao đẹp như thế. ? Tìm những câu ca dao.. nói về chủ đề trên
"ăn mày cũng đứa trời sinh
Bệnh còn cứu đặng thuốc đành cho không"
( Nguyễn Đình Chiểu)
? Thái y lệnh xử sự như thế nào? Kết quả ra sao? 
- Lấy tấm lòng chân thành để giải trình điều lẽ thiệt hơn từ đó đã thuyết phục được nhà vua. Thắng lợi của y đức, bản lĩnh trong đó có lòng nhân ái và trí tuệ. 
? Lời văn kết thúc truyện nói về điều gì? 
- Sự khen ngợi của người đời đối với gia đình ông dựa theo thuyết nhân quả và quan niệm truyền thống “ở hiền gặp lành” 
? Em có nhận xét gì về kết thúc của truyện?
- Kết thúc có hậu-> Khẳng định y đức của thái y họ Phạm là mãi muôn đời.
? Kể chuyện theo nội dung tranh minh họa (SGK/163)
Năng lực khám phá và sáng tạo
? Cách kể chuyện của tác giả có gì độc đáo?
- Ba đoạn kể liên quan chặt chẽ, mỗi đoạn có vị trí nhất định trong việc bộc lộ chủ đề tác phẩm.
? Nhận xét gì về cách kể chuyện?
- Đoạn đầu ngắn làm nền
- Đoạn giữa dài kể tỉ mỉ một tình huống làm nổi bật chủ đề.
- Đoạn cuối nhấn mạnh khắc sâu.
?. Nêu nội dung nổi bật của truyện?.
- Ca ngợi phẩm chất cao quý của vị Thái y họ Phạm: Không chỉ có tài chữa bệnh mà quan trọng hơn là có tấm lòng thương yêu và quyết tâm cứu sống người bệnh tới mức không màng tới nguy hiểm.
? Ý nghĩa của truyện “Thầy...” là gì? 
- Ca ngợi y đức cao đẹp của Thái y lệnh Phạm Bân: hết lòng vì người bệnh, lương y như từ mẫu, y đức không khuất phục quyền uy. 
- Câu chuyện là bài học y đức cho những người làm nghề ý hôm nay và mai sau
? Nghệ thuật của truyện “Thầy...” có gì giống và khác so với truyện “Con hổ...”? (tính chất giáo huấn? về nghệ thuật viết truyện? 
-Năng lực giải quyết vấn đề - trải nghiệm sáng tạo
- Giống về tính chất giáo huấn: đề ra những bài học về đạo làm người, đạo làm nghề.
- Khác: “Con hổ có nghĩa” viết theo phương thức hư cấu (tưởng tượng), có cách viết gần với kí (ghi chép sự việc), với cách viết sử (ghi chép sự thật lịch sử); xoáy vào một tình huống gây cấn để nhân vật bộc lộ rõ nét phong cách, tính cách.
? Qua câu chuyện “Thầy...” có thể rút ra cho những người làm nghề y hôm nay và mai sau bài học gì? 
Trải nghiệm sáng tạo
- Y đức không khuất phục quyền uy, lương y như từ mẫu. 
? HS đọc ghi nhớ SGK/165?
? Hãy so sánh nội dung y đức thể hiện trong văn bản “Thầy...” với văn bản kể về Tuệ Tĩnh (44)? 
Năng lực hợp tác,Năng lực tư duy tổng hợp
HĐN( 2 em cùng bàn)
- Giống: cũng thể hiện tấm lòng y đức: hết lòng thương yêu người bệnh. 
- Khác: Thái y lệnh được bộc lộ phong cách bản lĩnh nghề nghiệp trong một tình huống gây cấn, khó khăn hơn so với Tuệ Tĩnh. 
Gv gọi hs đọc ghi nhớ (SGK)
Hoạt động 3: GV hướng dẫn hs luyện tập 
Nhan đề văn bản này nguyên văn chữ Hán là Y thiện dụng tâm. Có sách dịch là Thầy thuốc giỏi ở tấm lòng, ở đây dịch: Thầy thốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng . Vậy có gì khác nhau?. Em tán thành cách nào?. Lí do?
Gợi ý trả lời:
- Nếu dịch là thầy thuốc giỏi ở tấm lòng thì dường như nói có tấm lòng là đủ. Trong khi đó vừa phải có tấm lòng nhưng còn phải có tài năng nghề nghiệp mới là người thầy thuốc giỏi. Trong thực tế có những người có tấm lòng nhưng tay nghề kém. Ngược lại có những người tay nghề giỏi mà tấm lòng lại nghèo . cả hai trường hợp đó chưa đạt yêu cầu lí tưởng. Phải có cả hai phẩm chất nhưng trong đó phải lấy tấm lòng làm gốc rễ. Như Nguyễn Đình Chiểu có viết 
" Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài".
- Bản dịch SGK sát hơn
A.Giới thiệu chung:
1. Tác giả
- Hồ Nguyên Trừng (1374-1446)
2. Tác phẩm: 
- Truyện trích trong “Nam Ông mộng lục” viết ở Trung Quốc. 
- Chủ đề: Nêu cao gương sáng 
của một bậc lương y chân chính.
B. Đọc- hiểu văn bản 
1. Đọc- tìm hiểu chú thích
2. Kết cấu,bố cục :
* Phương thức biểu đạt: tự sự
*Bố cục:3 đoạn:
-P1: Từ đầu đến “đương thời trọng vọng”:
-> Giới thiệu lương y Phạm Bân. 
-P2:Tiếp đến “xứng đáng với lòng ta mong mỏi”
->Tình huống gây cấn mà qua đó y đức của bậc lương y được thử thách và bộc lộ rõ nét, cao đẹp. 
-P3:Còn lại:
-> Hạnh phúc của bậc lương y theo quy luật nhân quả “ở hiền gặp lành”. 
3. Phân tích:
a. Giới thiệu lương y Phạm Bân
- Cháu ngoại Hồ Nguyên Trừng. 
- Giữ chức: Thái y lệnh 
- Việc làm: nhân nghĩa, luôn sẵn sàng cứu giúp người bệnh. 
- Người đời trọng vọng
b. Y đức của Phạm Bân được thử thách
- Tình huống gay cấn, lựa chọn khó khăn: 
+ Cứu người bệnh nặng, dân thường
 –> trái phận làm tôi. 
+ Khám cho bậc quý nhân, bệnh nhẹ 
–> trái với y đức
- Chọn đi cứu người dân thường bệnh nặng trước. 
=> là người có nhân cách, bản lĩnh: 
+ quyền y không thắng nổi y đức, quyền uy thua y đức. 
+ Tính mệnh của mình được đặt với tính mệnh của người dân thường lâm bệnh nguy cấp. 
=>Phẩm chất vô cùng cao đẹp:chẳng những giỏi về chuyên môn mà quan trọng hơn có tấm lòng nhân đức,thương xót người bệnh ốm đau,không phân biệt sang,hèn.
c. Hạnh phúc của bậc lương y
- Thuyết phục được nhà vua, được nhà vua khen ngợi. 
- Người đời khen ngợi, dòng tộc vinh hiển, thành đạt. 
4.Tổng kết
a.Nội dung- ý nghĩa văn bản:
- Ca ngợi vị Thái y lệnh không những giỏi về chuyên môn mà còn có tấm lòng nhân đức,thương xót người bệnh.
- Câu chuyện là bài học về y đức cho những người làm nghề y hôm nay và mai sau
b. Nghệ thuật
- Tạo nên tình huống truyện gay cấn.
- Sáng tạo nên các sự kiện có ý nghĩa so sánh, đối chiếu,.
- Xây dựng đối thoại sắc sảo có tác dụng làm sáng lên chủ đề của truyện
c. Ghi nhớ: SGK/165
C. Luyện tập
1.BT 1(165)
 Một lương y chân chính phải
+ Giỏi về nghề nghiệp
+ Có tấm lòng nhân đức
- Giống lời thề của Hipôcơrat: tấm lòng người thầy thuốc 
đặc biệt với người nghèo
2. BT 2(165)
- Cách dịch (a): Thầy thuốc giỏi ở tấm lòng -> đúng nhưng chưa đủ, dễ gây hiểu lầm
- Cách dịch (b): Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng -> chính xác đầy đủ hơn: vừa thẳm sâu y tài vừa dồi dào y đức
4.Củng cố: Năng lực tư duy tổng hợp - Trải nghiệm sáng tạo
- Kể lại truyện. Truyện nhằm ca ngợi điều gì về nghề thầy thuốc?.
- Tìm hiểu, trả lời câu hỏi 4 và làm bài tập 1 (Sgk).
5.Hướng dẫn về nhà:
*Hướng dẫn học ở nhà:
- Bài tập số 2. Đọc thêm Sgk.
- Nhớ những nét chính về nội dung và nghệ thuật của bài.
-Tập kể lại truyện
- Đọc và tìm hiểu thêm về y đức.
*Chuẩn bị bài mới:
 - Chuẩn bị : Chương trình Ngữ văn địa phương
 Đọc và trả lời câu hỏi văn bản: Sự tích Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long
E.Rút kinh nghiệm:
1. Thời gian: 
2. Kiến thức:
3. Phương pháp: 
4. Chuẩn bị của GV và HS:
Ngày soạn: /12/2015 Tuần 18 - tiết 69
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
( Phần văn bản)
Văn bản: 
SỰ TÍCH VỊNH HẠ LONG, BÁI TỬ LONG
A. Mục tiêu 
1. Kiến thức:
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa và những chi tiết tưởng tượng, kì ảo của sự tích Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long
2. Kĩ năng:
 Kĩ năng bài dạy.
- Biết kể lại được truyện.
Kĩ năng sống.
- Nhận thức, lắng nghe, hợp tác, giao tiếp.
3. Định hướng phát triển năng lực Học sinh: 
- Năng lực tự học, Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,Năng lực thẩm mỹ, Năng lực giao tiếp, Năng lực hợp tác,Năng lực tư duy tổng hợp.
- Năng lực hoạt động và tổ chức hoạt động,Năng lực tổ chức và quản lý cuộc sống gia đình, Năng lực tự nhận thức và tích cực hóa bản thân, Năng lực khám phá và sáng tạo
4.Thái độ:
- Giáo dục tình yêu quê hương đất nước qua những danh lam thắng cảnh của quê hương.
B.Chuẩn bị.
Giáo viên:
- Giáo án, SGK, chuẩn kiến thức kĩ năng ngữ văn.
- Bảng phụ, phiếu học tập
Học sinh :
- Sách giáo khoa ngữ văn địa phương.
- Vở ghi chép.
C. Phương pháp.
Phương pháp.
- Nêu vấn đề, thảo luận nhóm, thuyết trình, vấn đáp .
 Kĩ thuật dạy học.
- Kĩ thuật động não: suy nghĩ một số chi tiết, ý nghĩa của truyện
- Kĩ thuật trình bày 1 phút nội dung, nghệ thuật của truyện
D. Tiến trình bài dạy.
1. Ổn định tổ chức.
Ngày giảng
Lớp
Sĩ số
Vắng
 /12/2015
6A2
37
 /12/2015
6A3
37
2. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của hs
3. Bài mới.
 Giới thiệu bài.
Trong lịch sử hình thành và phát triển của vùng Đông Bắc Tổ quốc thật sự tồn tại một vùng mang tiếng nói nghệ thuật đặc trưng: Văn học Quảng Ninh. Nền văn học này đang từng bước vươn lên chiếm lĩnh giá trị nghệ thuật chân chính, tô đậm bản sắc, phấn đấu ngang tầm vóc truyền thống lịch sử, văn học của địa phương.
Hoạt động của gv và học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu chung văn bản "Sự tích Vịnh

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_tuan_1718_nam_hoc_2015_2016_truong_tru.doc