Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 24 - Năm học 2020-2021 - Trương Văn Mỹ

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 24 - Năm học 2020-2021 - Trương Văn Mỹ

A. MỤC TIÊU:

- Nắm cách tả người, hình thức, bố cục của độan văn, một bài văn tả người.

- Kĩ năng quan sát, lựa chon, trình bày khi viết bài văn tả người.

B. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: + Soạn bài

+ Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.

- Học sinh: + Soạn bài

C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

1. Ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

3. Bài mới Bên cạnh các bài tả cảnh thiên nhiên, loài vật, chúng ta còn gặp trong sách báo, trong thực tế, không ít đoạn, bài văn tả người. nhưng làm thế nào để tả người cho đúng, cho hay? Cần luyện tập những kĩ năng gì?

 

doc 7 trang tuelam477 2420
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 24 - Năm học 2020-2021 - Trương Văn Mỹ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 03/03/2021 - Ngày giảng: 04/03/2021
PPCT TIẾT 93, 94 – BÀI: NHÂN HOÁ
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nắm được khái niệm nhân hoá, các kiểu nhân hoá.
- Nắm được tác dụng của nhân hoá.
2. Năng lực :
- Năng lực chung: Năng tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực nhận thức, tư duy logic.
- Năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng ngôn ngữ, sử dụng Tiếng Việt.
3. Phẩm chất: Biết vận dụng phép về nhân hóa vào việc đọc hiểu văn bản và viết bài văn miêu tả.
B. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên:
+ Soạn bài
+ Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.
+ Bảng phụ viết VD
- Học sinh:
+ Soạn bài
C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: TIẾT 1
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
1. Viết hai câu văn có sử dụng phép so sánh và cho biết thuộc kiểu so sánh nào?
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về nhân hoá
I. THẾ NÀO LÀ PHÉP NHÂN HOÁ:
* GV sử dụng bảng phụ dã viết VD
- Kể tên các sự vật được nói tới?
- Các hành động ấy được gán cho những hành động gì? Của ai?
- Cách gọi tên các sự vật có gì khác nhau?
* GV treo bảng phụ, gọi HS đọc
- Em hãy so sánh hai cách diễn đạt
* GV: Những sự vật, con vật... được gán cho những thuộc tính,hành động, cảm nghĩ...của con người để biểu thị những suy nghĩ, tình cảm, tâm rrạng của con người gọi là phép nhân hoá.
- Thế nào là nhân hoá? tác dụng của nhân hoá?
* Bài tập nhanh: xác định những sự vật nào được nhân hoá?
- Núi cao bởi có đất bồi
Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu
 (Ca dao)
- Đường nở ngực. những hàng dương liễu nhỏ
Đã lên xanh như tóc tuổi mười lăm.
 (Tố hữu)
1. Tìm hiểu VD: (SGK - tr 56-57)
- Các sự vật được nói đến trong khổ thơ: Trời, cây mía, kiến.
- Các sự vật ấy được gán cho hành động của con người: chuẩn bị chiến đấu: Mặc áo giáp, ra trận, múa gươm, hành quân.
- Cách gọi tên các sự vật khác nhau:
+ Gọi ông trời bằng ông. Dùng loại từ gọi người để gọi sự vật.
+ Cây mía, kiến: Gọi tên bình thường.
- So sánh hai cách diễn đạt: 
+ Cách diễn đạt ở mục I.2 chỉ có tính chất miêu tả, tường thuật.
+ Cách diễn đạt ở mục I.1 bày tỏ thái độ tình cảm của con người - người viết.
2. Ghi nhớ: (SGK - Tr57)
* Bài tập: Các sự vật đã được gán cho hành động của con người: núi chê, núi ngồi, đường nở ngực.
Hoạt động 2: 
II. CÁC KIỂU NHÂN HOÁ:
* GV treo bảng phụ đã viết VD
- Tìm các sự vật dã được nhân hoá trong các câu thơ, câu văn đã cho?
- Mỗi sự vật trên được nhân hoá bằng cách nào?
- Có mấy kiểu nhân hoá?
- Cho HS đọc ghi nhớ
1. Tìm hiểu VD: (SGK-tr57)
- Các sự vật được nhân hoá:
a. Miệng, tai, mắt ,chân, tay.
b. Tre,
 c. Trâu. 
- Mỗi sự vật trên được nhân hoá bằng cách:
a. dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi một số vật
b. Dùng từ ngữ vốn chỉ hành động, tính chất của người để chỉ hành động, tính chất của vật.
c. Trò chuyện, xưnghô với vật như với người.
2. Ghi nhớ: SGK- Tr58
* GV chốt: nhân hoá được thực hiện bằng nhiều cách. Mỗi cách được gọi là một kiểu nhân hoá. Có ba kiểu nhân hoá cơ bản
Hoạt động 3: TIẾT 2
III. LUYỆN TẬP:
* GV hướng dẫn HS làm bài tập
Các nhóm thảo luận và cử đại diện lên bảng trình bày
Bài 1: xác định và nêu tác dụng của phép nhân hoá trong đoạn văn gồm 4 câu của Phong Thu:
+ Bến cảng...đông vui
+ Tàu mẹ, tàu con
+ Xe anh, xe em
+ Tất cả đều bận rộn
Þ Gợi không khí LĐ khẩn chương phấn khởi của con người nơi bến cảng.
Bài 2: so sánh hai cách diễn đạt:
- Có dùng nhân hoá ở bài 1: cảm nghĩ tự hào, sung sướng của người trong cuộc.
- Không dùng nhân hoá ở bài 2: Quan sát, ghi chép, tường thuật khách quan của người ngoài cuộc.
Bài 3: So sánh hai cách viết
* Giống nhau: đều tả cái chổi rơm
* khác nhau:
- Cách 1: Có dùng nhân hoá bằng cách gọi chổi rơm là cô bé, cô. đây là văn bản biểu cảm.
- Cách 2: không dùng phép nhân hoá. đây là văn bản thuyết minh.
Bài 4: chỉ rõ cách nhân hoá và nêu tác dụng của nó:
a. Trò chuyện, xưng hô với núi như với ngưòi
tác dụng: giãi bày tâm trạng mong thấy người thương của người nói.
b. Dùng những từ ngữchỉ tính chất, hoạt động của người để chỉ tính chất, hoạt động của những con vật.
Tác dụng: Làm cho đoạn văn trở nên sinh động, hóm hỉnh.
c. Dùng những từ chỉ hoạt động, tính chất của con người để chỉ hoạt động, ti nhs chất của cây cối và sự vật.
- Tác dụng: Hình ảnh mới lạ, gợi suy nghĩ cho con người.
d. Tương tự như mục c
- Tác dụng: gợi sự cảm phục, lòng thương xót và căm thù nơi người đọc.
Hoạt động 4 
BÀI 5:
Viết đoạn có sử dụng phép nhân hoá
Bài tập bổ trợ:
Xác định và phân tích tác dụng của phép nhân hoá
a. Yêu biết mấy những con đường ca hát
Giữa đôi bờ dào dạt lúa ngô non,
b. xuân ơi xuân, vui tới mông mênh,
Biển vui dâng sóng trắng đầu ghềnh
 (a,b Tố Hữu)
4. Củng cố :
- Nhắc lại nội dung cơ bản
5. Củng cố:
Học bài, thuộc ghi nhớ.
Hoàn thiện bài tập.
Soạn bài: Phương pháp tả người
Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 07/03/2021 - Ngày giảng: 08/03/2021
PPCT TIẾT 95, 96 – BÀI: PHƯƠNG PHÁP TẢ NGƯỜI
A. MỤC TIÊU:
Nắm cách tả người, hình thức, bố cục của độan văn, một bài văn tả người.
Kĩ năng quan sát, lựa chon, trình bày khi viết bài văn tả người.
B. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên:
+ Soạn bài
+ Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.
- Học sinh:
+ Soạn bài
C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới
Bên cạnh các bài tả cảnh thiên nhiên, loài vật, chúng ta còn gặp trong sách báo, trong thực tế, không ít đoạn, bài văn tả người. nhưng làm thế nào để tả người cho đúng, cho hay? Cần luyện tập những kĩ năng gì?
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: 
I. PHƯƠNG PÁP VIẾT MỘT ĐOẠN VĂN, BÀI VĂN TẢ NGƯỜI:
 * GV: gọi HS đọc VD
- GV chia 3 nhóm trình bày sự chuẩn bị của các nhóm theo câu hỏi.
- Mỗi đoạn văn tả ai?
- Người đó có đặc điểm gì nổi bật?
- Đặc điểm đó được thể hiện ở từ ngữ, hình ảnh nào? 
- HS trao đổi nhóm trong3 phút
-Trong các đoạn văn trên, đoạn nào tập trung khắc hoạ chân dung nhân vật, đoạn nào tả người gắn với công việc?
- Cách dùng từ ở mồi đoạn như thế nào?
- Em có nhận xét gì về bố cục của mỗi đoạn văn
- Đoạn thứ ba gần như một bài văn miêu tả hoàn chỉnh có 3 phần. Em hãy chỉ ra và nêu nội dung chính của mỗi phần?
- Nếu phải đặt tên cho bài văn thì em đặt tên gì?
- Quá trình tả người gồm có những bước nào?
* GV nhấn mạnh ghi nhớ
- HS rút ra kất luận
- HS đọc ghi nhớ
1. Tìm hiểu VD: (SGK-Tr59,60,61)
a. Tả Dượng Hương Thư - Người chèo thuyền, vượt thác.
b. Tả Cai Tứ - Người đàn ông gian hùng.
c. Tả hai đô vật tài, mạnh: Quắm đen và Ông Cản Ngũ trong keo vật ở Đền Đô.
* Những từ ngữ và hình ảnh thể hiện:
- Đoạn 1: Như một pho tượng đồng đúc, bắp thịt cuồn cuộn...
- Đoạn 2: Mặt vuông, má hóp, lông mày lổm nhổm, đôi mắt gian hùng, mồm toe toét, tối om, răng vàng hợm...
- Đoạn 3: Lăn xả, đánh ráo riết, thế đánh lắt léo, hóc hiểm, thoắt biến hoá khôn lường...dứng như cây trồng giữa xới, thò tay nhấc bổng như giơ con ếch có buộc sợi dây ngang bụng, thần lực ghê gớm...
* Trong các đoạn văn trên:
- Đoạn 2: Chỉ tả chân dung nhân vật Cai Tứ nên dùng ít động từ mà nhiều tính từ.
- Đoạn 1,3: Tập trung miêu tả chân dung nhân vật kết hợp với hành động nên dùng nhiều động từ, ít tính từ.
* Đoạn văn thứ 3 gần như một bài văn miêu tả hoàn chỉnh có ba phần:
- Mở đoạn: Cảnh keo vật chuẩn bị bắt đầu.
- Thân đoạn: Diễn biến của keo vật. Đoạn này có thể chia làm 3 đoạn nhỏ:
+ Những nhịp trống đầu tiên. Quắm Đen ráo riết tấn công. Ông Cản Ngũ lúng túng đón đỡ, bỗng bị mất đà do bước hụt.
+ Tiếng trống dồn lên, gấp rút giục giã. Quắm Đencố mãi cũng không bê nỗi cái chân của ông Cãn NGũ.
+ Quắm Đen thất bại nhục nhã.
- Kết doạn: Mọi người kinh sợ trước thần lực ghê gớm của ông Cãn Ngũ. Đặt nhan đề cho bài văn: 
- Keo vật thách đấu
- Quắm Đen thản hại
- Hội vật đền Đô năm ấy...
2. Ghi nhớ SGK- Tr 61
Hoạt động 2: TIẾT 2
II. LUYỆN TẬP:
- GV hướng dẫn HS làm bài tập
- HS chia 3 nhóm mỗi nhóm làm 1 câu
Bài 1: Tìm các chi tiết tiêu biểu mà em sẽ lựa chon khi miêu tả cá đối tượng:
a/ Một cụ già cao tuổi:
Da nhăn nheo nhưng đỏ hồng hào hoặc đồi mồi, vàng vàng, mắt vẫn tunh tường lay láy hoặc châm chạp, tóc bạc như mây trắng hay rụng lơ thơ...Tiếng nói trần vang hay thều thào yếu ớt.
b. Em bé: Mắt đen lóng lánh, môi đỏ chon chót, hay cười toe toét, mũi tẹt, thỉnh thoảng thò lò, sịt sịt, nói ngọng...
c. Cô giáo say mê giảng bài trên lớp: Tiếng nói trong trẻo, dịu dàng, say sưa như sống với nhân vật, đôi mắt lóng lánh niềm vui, bàn tay nhịp nhịp viên phấn, chân bước chậm rãi từ trên bậc xuống lối đi giữa lớp... cô như đang trò truỵen với nhà văn, với chúng em, với cả những người trong sách.
Bài 2: Lập dàn ý cho bài văn miêu tả 1 trong ba đối tượng trên
Bài 3: Những từ có thể thêm vào chỗ chấm...
- Đỏ như: Tôm luộc, mặt trời, người say rượu...
- Trong không khac gì: thiên tướng, võ tòng, con gấu lớn, hộ pháp trong chùa
-Đó là hình ảnh Ông cản Ngũ vào xới vật.
4. Củng cố :
Nhắc lại nội dung cơ bản
5. Dặn dò:
- Học bài, thuộc ghi nhớ.
- Hoàn thiện bài tập 2 cả3 dàn bài
 - Chuẩn bị bài: Đêm nay Bác không ngủ.
 Rút kinh nghiệm;
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_tuan_24_nam_hoc_2020_2021_truong_van_m.doc